Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện, được tổ chức tại 3 khu vực (Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh), bằng hình thức phiếu kín.
a) Thành phần Hội nghị:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, Bí thư Đảng ủy, Trưởng các đoàn thể của Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thẩm phán cao cấp tại Tòa án quân sự trung ương.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán cao cấp;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu.
b) Trình tự tiến hành Hội nghị:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao quán triệt Mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, Điều kiện, số lượng và cơ cấu nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thông báo danh sách nhân sự do tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết Điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng người trong danh sách.
- Tổ bỏ phiếu phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn ghi phiếu.
- Ghi phiếu lấy ý kiến (phiếu không phải ký tên).
- Kiểm tra tổng số phiếu phát ra, thu vào và tiến hành niêm phong phiếu tại cuộc họp theo quy định.
c) Kiểm phiếu và tổng hợp kết quả:
- Kiểm phiếu: Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp các phiếu (đã được niêm phong) thu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tòa án nhân dân, báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến và quyết định thành lập Tổ kiểm phiếu (gồm: Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ là Tổ trưởng; đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Tòa án nhân dân tối cao; một số cán bộ thuộc Vụ Tổ chức - Cán bộ). Tổ kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu dưới sự chủ trì, giám sát của đại diện Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và đại diện: Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Nội chính Trung ương.
- Tổng hợp kết quả: Tổ kiểm phiếu tổng hợp kết quả kiểm phiếu (kèm theo Biên bản kiểm phiếu), báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, thống nhất danh sách nhân sự để thực hiện quy trình tiếp theo.
Trên đây là nội dung tư vấn về hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?