Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tạm giữ, tịch thu do vi phạm hành chính thì sẽ được tổ chức xử lý thế nào?

Hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tạm giữ, tịch thu do vi phạm hành chính thì sẽ được tổ chức xử lý thế nào? Xin chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên hệ tại chức, khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, sắp tới tôi có làm một đề tài tiểu luận liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là việc xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu do vi phạm hành chính. Chính vì thế, tôi có thắc mắc này mong nhận được sự tư vấn từ các anh/chị trong Ban biên tập. Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định chi tiết nội dung này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chân thành cảm ơn anh/chị rất nhiều. Quốc Thái (thai***@gmail.com)

Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính được quy định tại Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

1. Đối với hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng xử lý theo hình thức bán trực tiếp:

a) Người ra quyết định tạm giữ tang vật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là người ra quyết định tạm giữ) quyết định và tổ chức bán ngay hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

b) Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm tổ chức đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm bán ra; trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ mời cơ quan chuyên môn để phối hợp đánh giá chất lượng hàng hoá, vật phẩm;

c) Giá bán hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng do người ra quyết định tạm giữ tang vật xác định căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính và chất lượng của hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng; trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người ra quyết định tạm giữ phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) để xác định giá bán của hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng;

d) Việc bán hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ thực hiện bán; thời gian, địa điểm bán; người bán; tên, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm bán; đơn giá bán, giá trị thanh toán; người mua và các nội dung khác có liên quan;

đ) Đối với hàng hóa thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như hàng hóa dễ cháy, nổ, các loại thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:

a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;

b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:

- Sử dụng hóa chất;

- Sử dụng biện pháp cơ học;

- Hủy đốt;

- Hủy chôn;

- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.

3. Đối với tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng đã có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước thì người ra quyết định tịch thu thực hiện các nhiệm vụ như của người ra quyết định tạm giữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 173/2013/TT-BTC.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh bài vui vào dịp Tết có bị đi tù không? Đánh bài không ăn tiền có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai buộc phải hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ gia đình vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Thả đèn trời dịp Tết Nguyên đán 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chở chó trên xe máy 2025? Chở chó trên xe máy có bị phạt không 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
06 hành vi vi phạm về tài chính về đất đai khi thi hành công vụ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tiền khi có tình tiết tăng nặng trong vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi đi bộ sang đường không đúng nơi quy định bị xử phạt bao nhiêu năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn từ 1/1/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
554 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào