Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng được quy định như thế nào?

Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thiên Nga. Tôi rất quan tâm tới các quy định về thực hiện thủ tục biên phòng cảng biển. Tôi được biết hiện đã có văn bản mới hướng dẫn cụ thể nhưng không rõ lắm nên tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (swan2***@gmail.com)  

Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng được quy định tại Điều 31 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng (có hiệu lực từ ngày 20/08/2017) như sau:

1. Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng

a) Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa phải làm thủ tục đến, rời cảng theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng;

b) Phương tiện thủy nội địa phải đăng ký đến, đi và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng.

2. Trong quá trình đi, đến, hoạt động tại cửa khẩu cảng, thuyền trưởng tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa phải cung cấp cho Biên phòng cửa khẩu cảng thông tin về phương tiện, hàng hóa, các thông tin khác có liên quan đến an ninh, trật tự khi có yêu cầu.

3. Địa điểm làm thủ tục, đăng ký đến, đi

Tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa.

4. Thời hạn làm thủ tục, đăng ký đến, đi

a) Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;

b) Đối với phương tiện thủy nội địa:

Chậm nhất 02 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại cầu cảng; chậm nhất 04 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người được ủy quyền (sau đây viết chung là người đăng ký) phải đăng ký đến cho phương tiện thủy nội địa đến cảng.

Chậm nhất 01 giờ, trước khi phương tiện thủy nội địa dự kiến rời cửa khẩu cảng, người đăng ký phải đăng ký đi cho phương tiện thủy nội địa rời cảng.

Chậm nhất 30 phút, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ mà người đăng ký nộp và xuất trình theo quy định tại khoản 5 Điều này, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành đăng ký đến, đi cho phương tiện thủy nội địa và trả lại 01 bản khai các loại giấy tờ có đóng dấu kiểm soát đến, đi mà người đăng ký đã nộp theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

5. Các loại giấy tờ người làm thủ tục, người đăng ký phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng khi làm thủ tục, đăng ký đến, đi cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa

a) Giấy tờ phải nộp:

Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.

Đối với phương tiện thủy nội địa: 02 bản chính Danh sách thuyền viên, 02 bản chính Danh sách hành khách (nếu có);

b) Giấy tờ phải xuất trình:

Đối với thuyền viên: Sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên.

Đối với hành khách (nếu có): Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

6. Khi thực hiện thủ tục, đăng ký, kiểm tra, giám sát đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa, Biên phòng cửa khẩu cảng được kiểm tra:

a) Sổ nhật ký hành trình;

b) Giấy tờ liên quan đến hàng hóa nếu có hàng hóa trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa, bao gồm: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa; hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn giá trị gia tăng hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đối với các loại hàng hóa vận chuyển có điều kiện;

c) Người làm thủ tục, người đăng ký có trách nhiệm xuất trình các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b khoản này khi Biên phòng cửa khẩu cảng yêu cầu.

7. Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa làm thủ tục, đăng ký đến, đi bằng cách thức điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định của Cơ chế một cửa quốc gia hoặc Cổng thông tin thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, người đăng ký không phải nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, chỉ xuất trình các loại giấy tờ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

8. Trong quá trình đăng ký, kiểm soát, kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định thông tin khai báo về phương tiện, thuyền viên, hành khách, hàng hóa không đầy đủ, không chính xác, Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng ra quyết định kiểm tra trực tiếp tại phương tiện và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn về tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 77/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Tàu biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tàu biển
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân khi hoạt động thì có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/5/2025, không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển cần có tối thiểu bao nhiêu tàu lai dắt?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên có gì thay đổi từ ngày 01/9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên từ ngày 01/9/2023 quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký được tiến hành ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tàu biển
Thư Viện Pháp Luật
381 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào