Quy trình mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Quy trình mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 23 Nghị định 171/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về quy trình thực hiện việc mua tàu biển như sau:
Quy trình thực hiện việc mua tàu biển
1. Việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
a) Phê duyệt chủ trương mua tàu biển;
b) Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
c) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu, dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;.
d) Quyết định mua tàu biển;
đ) Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.
....
Như vậy, việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Phê duyệt chủ trương mua tàu biển;
Bước 2: Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
Bước 3: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển.
Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu, dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;.
Bước 4: Ra quyết định mua tàu biển;
Bước 5: Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.
Quy trình mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quyết định mua tàu biển gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển như sau:
Hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
b) Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
e) Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
....
Như vậy, hồ sơ quyết định mua tàu biển gồm có:
- Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
- Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
- Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
- Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
- Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
Người mua tàu biển phải chịu trách nhiệm về những vấn đề gì?
Căn cứ quy định Điều 28 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển chịu trách nhiệm về:
a) Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển;
b) Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển; giá mua, bán, đóng mới tàu biển và Điều kiện tài chính của dự án mua, bán, đóng mới tàu biển;
c) Nội dung các Điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
d) Tính hiệu quả đầu tư của dự án; tính hợp lý của phương thức mua, đóng mới, phương thức huy động vốn đã lựa chọn trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.
....
Theo đó người mua tàu biển phải chịu trách nhiệm về những vấn đề sau đây:
- Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển;
- Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển; giá mua, bán, đóng mới tàu biển và Điều kiện tài chính của dự án mua, bán, đóng mới tàu biển;
- Nội dung các Điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
- Tính hiệu quả đầu tư của dự án; tính hợp lý của phương thức mua, đóng mới, phương thức huy động vốn đã lựa chọn trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?