Việc xử lý đảng viên vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật đảng được pháp luật quy định như thế nào?

Việc xử lý đảng viên vi phạm pháp luật vi phạm kỷ luật đảng được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là giáo viên đã về hưu, gần đây tôi thấy các đảng viên vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật đảng rất nhiều. Vậy anh/ chị cho tôi hỏi. Việc xử lý đảng viên vi phạm pháp luật vi phạm kỷ luật đảng được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn! Nguyễn Lan (0978******)

Kỷ luật Đảng là những quy định bắt buộc mọi đảng viên và tổ chức đảng phải nghiêm chỉnh chấp hành. Những quy định đó là Cương lĩnh chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng và kỷ luật của các đoàn thể quần chúng mà đảng viên tham gia hoạt động.

Việc xử lý đảng viên vi phạm pháp luật vi phạm kỷ luật đảng được pháp luật quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 35 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, như sau:

1.1- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh.

- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn.

- Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng sang tổ chức đảng mới, nếu phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây mà chưa được xem xét, xử lý thì do tổ chức đảng cấp trên của các đảng bộ nơi quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý. Việc kiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm được tiến hành ở các tổ chức đảng hiện đang quản lý đảng viên đó.

- Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

1.2- Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, quyết định cho phù hợp và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

- Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh để bảo đảm kết luận khách quan, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm do trình độ, năng lực; động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã qua giáo dục, ngăn chặn vẫn làm trái; không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn hoặc có hành vi đối phó; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị lôi kéo, đồng tình làm sai.

- Đảng viên là người dân tộc thiểu số công tác, sinh hoạt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Nhà nước), đảng viên theo tôn giáo vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì căn cứ tình hình thực tế vận dụng xử lý cho phù hợp.

1.3- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Tổ chức đảng sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng, phải chỉ đạo hoặc đề nghị ngay với các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể hoặc xử lý hình sự cho đồng bộ, kịp thời.

Khi các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội đình chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên, phải chủ động thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó để xem xét, xử lý kỷ luật đảng. Sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng, nếu có thay đổi hình thức kỷ luật, tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ đạo việc xem xét lại hình thức kỷ luật về hành chính, về đoàn thể.

- Đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu phát hiện có vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền thi hành kỷ luật của các tổ chức đảng được thực hiện như đang đương chức; nếu có vi phạm khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.

- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Trường hợp đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.

1.4- Tổ chức đảng quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.

Đảng viên bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợi. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về việc xử lý đảng viên vi phạm pháp luật vi phạm kỷ luật đảng được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 30-QĐ/TW năm 2016.

Trân trọng!

Kỷ luật Đảng
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật Đảng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 3 phiếu biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo Hướng dẫn 05?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 1 phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đối với đảng viên theo Hướng dẫn 05?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng hiện nay? Tổ chức đảng không sinh hoạt đảng có bị xử lý kỷ luật giải tán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với đảng viên chính thức hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 165-QĐ/TW năm 2024 về quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị kỷ luật Đảng bằng hình thức khiển trách có bị kỷ luật hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức là đảng viên vi phạm bị khai trừ khỏi đảng có được tiếp tục công tác không?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị kỷ luật đảng nếu ép con ly hôn hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Có bị kỷ luật về Đảng do mang thai con thứ ba do ngoài ý muốn không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật Đảng
Thư Viện Pháp Luật
323 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kỷ luật Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỷ luật Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào