Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng hiện nay? Tổ chức đảng không sinh hoạt đảng có bị xử lý kỷ luật giải tán không?
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng hiện nay?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Điều 10. Hình thức kỷ luật của Đảng
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Theo đó, hiện nay có 03 hình thức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng gồm:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giải tán.
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật Đảng đối với tổ chức đảng hiện nay? Tổ chức đảng không sinh hoạt đảng có bị xử lý kỷ luật giải tán không? (Hình từ Internet)
Tổ chức đảng không sinh hoạt đảng có bị xử lý kỷ luật giải tán không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 18 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Điều 18. Về kỷ luật giải tán tổ chức đảng
1. Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đảng đó có hành động chống đối quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước.
2. Những tổ chức đảng vi phạm một trong các nội dung sau đây thì giải tán
a) Có hành động chống đối quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng với các hành vi cụ thể như: Tổ chức, kích động, xúi giục, cưỡng bức quần chúng mít tinh, biểu tình trái với quy định của pháp luật; xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng; có hành động cụ thể chống Đảng.
b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật Nhà nước với các hành vi như: Bỏ ba kỳ liên tiếp không sinh hoạt; cố ý không chấp hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách, các nguyên tắc, quy chế, quy định, quyết định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nghiêm trọng, không còn vai trò và tác dụng lãnh đạo đối với địa phương, đơn vị.
3. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp ủy cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại.
4. Đối với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy bị kỷ luật giải tán, cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét xử lý kỷ luật những thành viên của tổ chức đảng đó và chỉ định cấp ủy, cấp ủy bầu ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
Như vậy, trường hợp tổ chức đảng không sinh hoạt đảng trong ba kỳ liên tiếp, vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật Nhà nước thì sẽ bị xử lý kỷ luật giải tán.
Chưa tốt nghiệp cấp 2 có được xét kết nạp vào Đảng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 hướng dẫn như sau:
Điều 1.
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Căn cứ theo Mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 hướng dẫn như sau:
1. Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
1.1. Về tuổi đời.
1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2. Về trình độ học vấn.
1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
Theo các căn cứ trên, một trong những điều kiện để được xét kết nạp vào Đảng đó là công dân Việt Nam phải có bằng tốt nghiệp cấp 2 trở lên. Tuy nhiên đối với người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong trường hợp quy gom như thế nào?
- Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên nhân dẫn đến bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
- Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đầy đủ, chi tiết nhất?
- Mẫu Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của giáo viên mới nhất năm 2024?
- Lời dẫn văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ngắn gọn, hay nhất?