Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVI, Mục B Chương XXI, các điều 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145 Chương XIV (trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 251 Bộ luật hình sự năm 1999 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong các chuyên án của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh chuyển lên do gặp khó khăn trong việc phá án.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) xin ý kiến.
Ngày 24/04/2015 Bộ Công an công bố quyết định thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng trên cơ sở hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng. Như vậy hiện nay, nước ta chỉ có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng trực tiếp thực hiện chức năng điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và điều tra tội phạm tham nhũng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ được chuyển giao cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng trong cả nước tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm về kinh tế và tham nhũng; trực tiếp điều tra các vụ án về kinh tế và tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của của Bộ trưởng Bộ Công an.
Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm báo nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện.
Khi có tin tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự thì phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết và thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường trong trường hợp cấp bách.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về chức vụ; tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước; tội phạm hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?