Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay được quy định thế nào?
Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại Điều 54 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, hướng dẫn bởi Mục 3 Thông tư 53/2012/TT-BGTVT. Theo đó:
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
2. Việc khai thác tàu bay, cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay và các trang bị, thiết bị kỹ thuật mặt đất khác, việc cung ứng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn, khí thải và các tiêu chuẩn khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
Bên cạnh các tiêu chuẩn về trang thiết bị kỹ thuật, cung ứng dịch vụ tại các cảng hàng không sân bay nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình khai thác tàu bay của các hãng hàng không, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của hành khách trong nước và quốc tế, thì các tiêu chuẩn về tiếng ồn, khí thải trong môi trường cảng hàng không, sân bay còn nhằm đảm bảo vấn đề trật tự của các khu dân cư gần kề, lân cận sân bay.
Ở một số quốc gia trên thế giới, việc thiết kế, xây dựng cảng hàng không, sân bay được quy hoạch một khu vực hạn chế người dân xây dựng nhà ở nhằm giảm thiểu khả năng ô nhiễm tiếng ồn do việc cất/hạ cánh và hoạt động của sân bay gây ra. Còn ở nước ta, trong quy hoạch tại các sân bay, cơ quan quản lý chỉ mới xây dựng tiêu chuẩn tĩnh không bên ngoài hàng rào sân bay để đảm bảo an toàn cho hoạt động bay theo kiểu dân ở trong khu vực này chỉ được xây nhà với chiều cao tối đa là bao nhiêu, chứ chưa đề cập và đặt ra việc xây dựng tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn để hạn chế tiếng ồn cho khu dân cư. Dự kiến, trong tương lai vấn đề này sẽ được khắc phục.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định, tiêu chuẩn trên đây có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Trong đó hình thức xử phạt chính là phạt tiền căn cứ vào dầu hiệu, mức độ của từng hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung theo hình thức tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển, quản lý chất thải nguy hại từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tùy thuộc vào mỗi hành vi khác nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?