Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt
Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt được hướng dẫn tại Điều 16 Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 48/2017/TT-BQP (Có hiệu lực từ 20/04/2017), theo đó:
Điều 16. Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt
1. Trách nhiệm của Cục Tài chính
a) Khi doanh nghiệp có một trong các dấu hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Quy chế này, Cục Tài chính xem xét, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đưa doanh nghiệp vào diện giám sát tài chính đặc biệt;
b) Tiến hành phân tích, đánh giá các nguyên nhân dẫn tới khả năng mất an toàn tài chính của doanh nghiệp;
c) Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng phương án khắc phục khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp phải cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh, tài chính, Cục Tài chính phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận phương án của doanh nghiệp;
d) Thường xuyên phối hợp với cơ quan tài chính phân tích, đánh giá kết quả hoạt động, kinh doanh, công tác quản lý tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các ý kiến chỉ đạo đối với doanh nghiệp;
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án được phê duyệt Định kỳ hàng quý, tiến hành kiểm tra (gián tiếp qua báo cáo của doanh nghiệp hoặc tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) Báo cáo của doanh nghiệp về các chỉ tiêu giám sát được phê duyệt trong Phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp;
e) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện của doanh nghiệp để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định:
- Đưa doanh nghiệp ra khỏi danh sách giám sát tài chính đặc biệt khi doanh nghiệp đã phục hồi, không còn các dấu hiệu mất an toàn tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Điều này.
- Chuyển đổi sở hữu hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục mà doanh nghiệp không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính theo phương án đã được phê duyệt.
2. Trách nhiệm của cơ quan tài chính.
a) Báo cáo Cục Tài chính và Thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng khi phát hiện doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý có một trong các dấu hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Quy chế này;
b) Phối hợp với Cục Tài chính trong quá trình thẩm định phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp; giám sát doanh nghiệp thực hiện phương án đã được phê duyệt.
3. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp.
a) Lập phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để báo cáo Cục Tài chính trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giám sát tài chính đặc biệt;
b) Định kỳ hàng quý, báo cáo Cục Tài chính và cơ quan tài chính (theo phân cấp quản lý) về các chỉ tiêu giám sát được phê duyệt trong Phương án khắc phục, cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
4. Trường hợp công ty con, công ty liên kết có dấu hiệu mất an toàn tài chính, Công ty mẹ phân tích, đánh giá và quyết định việc thực hiện giám sát tài chính đặc biệt đối với công ty con, công ty liên kết theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Quy chế này.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quy trình xử lý đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt, được quy định tại Thông tư 48/2017/TT-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?