Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
- Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
- Đối tượng nào hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thưởng định kỳ hằng năm?
- Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng là gì?
Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Bộ Quốc phòng -Tổng Tư lệnh đổi tên thành Bộ Quốc phòng và giữ tên đó cho đến ngày nay. Ngày 5 tháng 4 năm 1976, thành lập Tổng cục Xây dựng Kinh tế. Đến ngày 7 tháng 11 năm 1985 chuyển thành Tổng cục Kinh tế (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng).
Trên đây là thông tin Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thưởng định kỳ hằng năm?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 95/2024/TT-BQP quy định chế độ tiền thưởng định kỳ hằng năm:
Điều 3. Chế độ tiền thưởng định kỳ hằng năm
1. Tiêu chí thưởng
Các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư này được hưởng chế độ tiền thưởng định kỳ hằng năm khi được cấp có thẩm quyền đánh giá kết quả, xếp loại từ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Việc đánh giá kết quả, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
2. Mức tiền thưởng
a) Đối với các đối tượng được đánh giá, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Năm 2024, mức thưởng bằng 04 lần mức lương cơ sở; từ năm 2025 trở đi, mức thưởng bằng 08 lần mức lương cơ sở.
b) Đối với các đối tượng được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ: Năm 2024, mức thưởng bằng 3,5 lần mức lương cơ sở; từ năm 2025 trở đi, mức thưởng bằng 07 lần mức lương cơ sở.
[...]
Như vậy, đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thưởng định kỳ hằng năm bao gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và công chức làm việc trong Quân đội (công chức quốc phòng).
- Người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu tại Ban Cơ yếu chính phủ.
Các đối tượng trên được thưởng định kỳ hằng năm khi được cấp có thẩm quyền đánh giá kết quả, xếp loại từ mức độ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quân đội nhân dân như sau:
Điều 25. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
[...]
Như vậy, Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện những nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngoài ra, Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 39/2017/TT-BQP quy định các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng đó là:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Lưu ý: Thông tư 95/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 25/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung gì? Doanh nghiệp có được thực hiện huy động vốn khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng có các quyền và nghĩa vụ nào?
- Thẩm quyền và tổ chức thực hiện đối với vốn đầu tư công đối với Tổng cục Hải quan được thực hiện như thế nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động .......... và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?