Tăng nặng trách nhiệm hình sự trong trường hợp tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội

Pháp luật quy định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong trường hợp tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội như thế nào?

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ
 
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tội phạm xảy ra do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ; nếu không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện phạm tội; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng này.
 
Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định tình tiết này là tình tiết tăng nặng, đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa IX có quy định tình tiết “ lợi dụng chức vụ cao để phạm tội”, nhưng sau khi quy định tình tiết này, việc giải thích thế nào là “chức vụ cao” còn nhiều ý kiến khác nhau và thực tiễn xét xử đã không thể áp dụng tình tiết này trong các vụ án cụ thể. Mặt khác, do cơ cấu của Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều thay đổi so vớiBộ luật hình sự năm 1985, nên nhà làm luật quy định tình tiết “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” thay cho tình tiết “ lợi dụng chức vụ cao để phạm tội” là hoàn toàn phù hợp, có cơ sở khoa học để giải thích và hướng dẫn áp dụng.
 
Tình tiết “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi nó không phải là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt đã được quy định trong cấu thành cụ thẻ. Ví dụ Điều 281 Bộ luật hình sự quy định “tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ” hoặc điểm b khoản 2 Điều 155 “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm”. Tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt thì khi quyết định hình phạt không được coi tình tiết lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội nữa.
 

Tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không​? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh chết thì phải giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được phép vay vốn tối đa bao nhiêu để đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đi tù có được làm căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên làm gì khi gặp kẻ tình nghi bị truy nã? Bắt người bị truy nã có phải là biện pháp ngăn chặn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tội phạm có tổ chức và phạm tội có tổ chức?
Hỏi đáp pháp luật
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy nã tội phạm là gì? Ai có thẩm quyền truy nã tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội có thể được khoan hồng trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
286 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào