Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội là gì?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người được giáo dục; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình tham gia giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
2. Tiếp nhận hồ sơ và chỉ đạo về tổ chức giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
3. Chỉ định cá nhân có điều kiện, khả năng quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường, cá nhân và gia đình trong giám sát, giáo dục người được giáo dục.
5. Yêu cầu người được giáo dục thực hiện đầy đủ các cam kết, nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, phòng ngừa và ngăn chặn khi người được giáo dục có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
6. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho Trưởng Công an cấp xã thực hiện các quy định về việc người được giáo dục vắng mặt tại nơi cư trú, chuyển nơi cư trú theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Nghị định này và pháp luật về cư trú.
7. Biểu dương hoặc lập hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng đối với người được giáo dục có nhiều tiến bộ hoặc lập công. Đề nghị chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
8. Nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành của người được giáo dục khi người đó chuyển đi nơi khác.
9. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với người được giáo dục hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
11. Định kỳ hoặc khi có yêu cầu thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về tình hình, kết quả công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.
12. Quản lý, sử dụng, thu thập tài liệu, bổ sung hồ sơ thi hành và theo dõi sự tiến bộ của người được giáo dục theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
13. Bố trí ngân sách cấp xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện công tác thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2012/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?