Dấu hiệu cơ bản của người bị hại trong tội đe dọa giết người

Dấu hiệu cơ bản của người bị hại trong tội đe dọa giết người?

 Người bị hại phải thực sự lo lắng và tin rằng hành vi đe dọa của người phạm tội sẽ được thực hiện. Thật khó có thể hình dung được một hành vi không bao giờ được thực hiện lại làm cho người khác tin rằng nó sẽ xảy ra. Rõ ràng phải có sự lầm tưởng của người bị hại và những người khác về sự thật của hành vi. Điều này phụ thuộc vào hoạt động tư duy của mỗi người. Chính thái độ tâm lý của người bị đe dọa là dấu hiệu buộc tội bị cáo. Việc xác định sự sợ hãi của người bị đe dọa phải căn cứ thái độ, các hoạt động của họ sau khi nhận được sự đe dọa, thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, mối quan hệ giữa bị cáo và người bị hại. Nếu người trong hoàn cảnh đó, nhiều người cho rằng sự đe dọa đó sẽ được thực hiện thì lo sợ của người bị hại là có căn cứ.
 
Nếu người bị đe dọa không lo sợ bị giết mà lại lo sợ về những hậu quả khác do bị cáo có thể gây nên cho mình, thì dù bị cáo có hành vi đe dọa giết người cũng không phạm tội này. Ví dụ: B nợ tiền của C, hết hạn B chưa trả được. C đe dọa: "Nếu một tuần nữa không trả tao giết mày!". B biết C không dám giết mình, nhưng lại sợ C đến bắt nợ hoặc đón đường đánh mình.
 
Người bị hại có thể sợ người có hành vi đe dọa giết, nhưng cũng có trường hợp không sợ bị cáo giết mà lại sợ người khác giết mình, thì người có hành vi đe dọa vẫn phạm tội này. Ví dụ: M và H cùng yêu anh T. M đe dọa H: "Nếu mày không buông anh T ra, tao sẽ cho mày chết!". H biết M có quan hệ với bọn lưu manh, sợ thuê bọn đó giết mình nên phải trốn khỏi địa phương không dám về nhà nữa.
 
Người bị đe dọa có thể sợ mình bị giết và cũng có thể sợ người thân của mình bị giết miễn là họ tin rằng hành vi đe dọa của bị cáo sẽ được thực hiện. Ví dụ: V cho L mượn 2 lượng vàng để làm vốn đi buôn, nhưng vì thua lỗ nên L không trả nợ cho V như đã hứa. V đe dọa: "Nếu không trả V sẽ bắt đứa con 3 tuổi của L nhốt một chỗ cho chết đói". L lo sợ phải đưa con đi trốn. 
 

Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Cố ý lây truyền HIV cho người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông hàng loạt truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con giết mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tử hình? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp con giết mẹ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc tới nhà người khác đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mức án cao nhất đối với người 16 tuổi tham gia đánh nhau gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Đánh chết người trộm chó có bị ở tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Thư Viện Pháp Luật
219 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào