Chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn trong công tác phòng thủ dân sự được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 117/2008/NĐ-CP thì chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn trong công tác phòng thủ dân sự được quy định như sau:
a) Bị ốm đau: người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau trong khi huấn luyện, làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia đóng bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám chữa bệnh; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội;
b) Bị tai nạn:
- Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện;
- Sau khi điều trị được cơ quan chức năng giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp người chưa chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì hướng dẫn. Trường hợp người có tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người bị tai nạn bị mất một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật;
c) Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì người trực tiếp mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu. Nếu người bị chết có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Chế độ, chính sách đối với người bị ốm đau, tai nạn trong công tác phòng thủ dân sự được quy định tại Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?