Đốt pháo có thể bị xử lý hình sự
Kể từ ngày 1/1/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa). Nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo, các loại thuốc pháo và nguyên liệu làm pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo nước ngoài đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu và tiêu hủy và thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chỉ thị này cũng nghiêm cấm đốt pháo trong trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang; cấm đốt pháo gây nguy hiểm cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, trật tự chung...
Người đốt các loại pháo trái pháp luật có thể bị xử lý hành chính: phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng; người sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo, thuốc pháo có thể bị phạt 2.000.000-5.000.000 đồng, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Trong trường hợp hành vi có tính chất nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; tội cố ý gây thương tích hoặc vô ý làm chết người...).
Hiện nay, chưa có văn bản nào bãi bỏ hoặc thay thế chỉ thị 406/CT-TTg. Việc vi phạm các quy định vừa viện dẫn vẫn sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?