-
Các tội phạm
-
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
-
Tội hiếp dâm
-
Tội giết người
-
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
-
Tội làm nhục người khác
-
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
-
Tội hiếp dâm trẻ em
-
Tội vô ý gây thương tích
-
Tội bức tử
-
Tội cưỡng dâm
-
Tội đe dọa giết người
-
Tội cướp biển
-
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
-
Tội phạm về ma túy
-
Tội xâm phạm an ninh quốc gia
-
Tội xâm phạm sở hữu
-
Tội phá hoại hòa bình
-
Tội xâm phạm quyền tự do
-
Tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
-
Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
-
Tội xâm phạm về môi trường
-
Tội xâm phạm an toàn công cộng
-
Tội phạm về chức vụ
-
Tội xâm phạm hoạt động tư pháp
-
Tội xâm phạm về nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân
-
Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính

Quy định về tội mua bán người như thế nào?
Tại Điều 119 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về tội mua bán người như sau:
Điều 119. Tội mua bán người
1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Để đưa ra nước ngoài;
e) Đối với nhiều người;
g) Phạm tội nhiều lần;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
Tại Khoản 3 Điều 6 Luật phòng, chống mua bán người 2011 có quy định như sau:
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân
3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 có quy định như sau:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Theo thông tin bạn trình bày ở địa phương bạn có hai người con gái đã bị bán sang Trung Quốc; tiếp theo các đối tượng này tiếp tục lừa ba người nữa để bán sang Trung Quốc, khi đi đến bến xe Lào Cai thì các đối tượng đã bị bắt. Căn cứ theo các quy định trên thì không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại giữa người phạm tội và gia đình người bị hại, vấn đề bồi thường chỉ được đặt ra giữa người phạm tội và người bị hại và theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật phòng chống buôn bán người 2011 thì đây là một quyền cơ bản của nạn nhân. Tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người phạm tội có thể bồi thường cho gia đình người bị hại, việc bồi thường cho gia đình có thể được Tòa án xem xét khi quyết định hình phạt.
Trên đây là tư vấn về tội mua bán người. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Tăng phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ 01/08/2023?
- Chế độ bầu cử cán bộ cấp xã từ ngày 01/8/2023 như thế nào?
- Văn bản hợp nhất Luật Đầu tư mới nhất năm 2023?
- Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã từ ngày 01/8/2023 như thế nào?
- Những chức danh Cán bộ cấp xã mới nhất năm 2023?