Giành quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn
Thứ nhất, quyền nuôi con
Như đã nói, hai bạn tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn nên giữa hai bạn không phát sinh quyền quan hệ vợ chồng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì : “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Như vậy, theo quy định trên thì giữa hai bạn mặc dù không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa và và chồng nhưng về quyền và nghĩa vụ giữa hai bạn đối với con cái vẫn được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Hiện tại con trai bạn được 22 tháng tuổi thì theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bạn sẽ có toàn quyền nuôi con ( trừ trường hợp hai bạn thỏa thuận khác). Đối với con từ 36 tháng tuổi trở lên mà có tranh chấp về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giao con cho bố hoặc mẹ nuôi dưỡng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con: phát triển tốt về thể chất, tinh thần và điều kiện học tập…
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Làm thế nào để có toàn quyền nuôi con?
Bạn có thể toàn quyền nuôi con nếu chứng minh được những vấn đề sau:
Thứ nhất, điều kiện về vật chất của bạn: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập của con…;
Thứ hai, điều kiện về tinh thần của con : thời gian bạn dành cho con, tình cảm bạn dành cho từ trước đến nay…;
Thứ ba, nguyện vọng của con( khi đủ 07 tuổi trở lên).
Thứ 2, việc đem con đi nước ngoài
Về việc bạn kết hôn và mang con đi nước ngoài là hoàn toàn có thể khi bạn giành được quyền nuôi con. Tuy nhiên thì bạn cũng lưu ý là không được ngăn cản việc cha của con trai bạn thăm nom con trai bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về các vấn đề sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giành quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?