Bảo hộ quyền tác giả suốt đời

Cha tôi là nhạc sĩ, sáng tác nhiều ca khúc được phổ biến rộng rãi nhưng ông không làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Nay muốn khởi kiện người vi phạm quyền tác giả thì tòa án có giải quyết không? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 3/4/2008 của TAND Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại TAND thì tác giả có quyền nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định tại Điều 49 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, đây không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Khi có tranh chấp về quyền tác giả mà đương sự khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, thì tòa án phải xem xét mà không phân biệt việc họ đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hay chưa, họ đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả hay chưa?

Cũng theo Thông tư này khi hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả (trừ các quyền nhân thân theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) thì Nhà nước và pháp luật không bảo hộ các quyền của tác giả nữa. Do đó, nếu các quyền đó vẫn còn trong thời hạn bảo hộ thì tòa án mới thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

- Tác phẩm không thuộc loại hình nói trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc (tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn) là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

Quyền tác giả
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy bài viết của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép, không dẫn nguồn bị xử phạt hết bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất năm 2023? Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính bao gồm giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
Thư Viện Pháp Luật
331 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền tác giả
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào