Có được ủy quyền đăng ký kết hôn không?
Quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 (Điều 39). Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Để xác định pháp luật có quy định khác về trường hợp này hay không thì cần căn cứ vào quy định của Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cụ thể như sau:
Trước hết, khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch”. Mặt khác, theo Điều 10 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP thì: người có yêu cầu đăng ký hộ tịch (trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, đăng ký việc nhận cha, mẹ, con) hoặc yêu cầu cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay.
Căn cứ quy định trên thì đăng ký kết hôn là một trong các trường hợp không được thực hiện ủy quyền.Như vậy, cha mẹ bạn không thể đăng ký kết hôn thay cho bạn được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?