Các dấu hiệu cơ bản của tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện
Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện có các dấu hiệu cơ bản sau đây:
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này cũng không là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự là có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của tội phạm này.
Nếu người có hành vì vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì phải là nguời đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về an toàn vận hành công trình điện.
Đối tượng tác động của tội phạm này là hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện.
Hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện là dải đất hoặc khoảng không gian được quy định bắt buộc xung quanh công trình điện nhằm bảo đảm an toàn vận hành cho công trình điện như: hành lang bảo vệ an toàn đường dây tải điện 500 kilovon Bắc – Nam; hành lang bảo vệ trạm biến áp; hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện dưới lòng đất, dưới biển, dưới song, ngòi, kênh, rạch,..
Khi xác định hành vi phạm tội cần chú ý:
Công trình điện là các công trình sản xuất ra nguồn điện bao gồm: nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện, các máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, sức gió…và các hệ thống tải điện như: đường dây tải điện, các cột đỡ dây điện và các thiết bị phục vụ cho việc tải điện,…
Đối với các công trình điện đã hư hỏng không còn được sử dụng để vận hành điện thì không thuộc đối tượng tác động của tội phạm này.
3. Các dấu hiệu thuộc về khách hành của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm này được liệt kê cụ thể tại khoản 1 của điều luật, đó là:
- Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện.
- Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện.
- Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
- Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng song, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
Các hành vi trên có thể là hành vi khách quan của một số tội khác. Nếu hành vi trên vừa cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện, vừa cấu thành tội khác thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội hoặc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội.
Về nguyên tắc, nếu hành vi cấu thành nhiều tội khác nhau thì người phạm tội truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội nặng nhất, nhưng cũng có thể người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội mà họ đã thực hiện. Ví dụ: A tàng trữ trái phép chất nổ và do hành vi tàng trữ trái phép này dẫn đến gây nổ và do hành vi tàng trữ trái phép này dẫn đến gây nổ làm hư hại toàn bộ trạm biến áp thiệt hại hơn 750 triệu đồng thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội, đó là tội tàng trữ trái phép chất nở và tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện. Tuy nhiên, nếu hành vi tàng trữ một lượng chất nổ chưa tới mức truy cứu trách nhiệm nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện.
b) Hậu quả
Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Dấu hiệu này cũng tương tự như đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Để xác định hành vi có vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện hay không nhất thiết phải căn cứ vào các văn bản do Nhà nước quy định về an toàn vận hành công trình điện.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?