Giao dịch thương mại quốc tế

Ban tư vấn vui long giúp Công ty VN trường hợp sau Ban tư vấn nhé: Hợp đồng 2 bên: Người mua: Công ty VN – Viet Nam Người bán: Công ty A – Trung Quốc . Nội dung: - Công ty VN mua nguyên liệu từ Công ty B – Malaysia - Công ty VN thanh toán cho công ty B - Công ty B chuyển hàng cho Công ty VN. Thông tin thêm: - Công ty A là người môi giới và giới thiệu cho Công ty VN, nhưng không có hợp đồng môi giới và cũng không thanh toán gì cả (trên chứng từ thì A là người không liên quan đến tiền và hàng nhưng thông tin nôi bộ thì họ là đại lý của B, họ có thể bảo hành tốt và nếu có bất cứ thương lượng nào thì họ dễ dàng thương lượng với A để bảo vệ quyền lợi cho người mua và trên chứng từ không thể hiện bất cứ khoản thanh toán nào cho B về sự bảo vệ này). - Hợp đồng trên được thanh toán bằng thư tín dụng, Công ty VN mở thư tín dụng cho Công ty B, và ngân hàng thanh toán bình thường. - Công ty A đã áp dụng trường hợp trên với hàng trăm hợp đồng có giá trị cả vài triệu USD trong nhiều năm nay mà chưa bị sao cả? Theo tôi: Rủi ro là nếu B đứng tên với ý nghĩa bảo vệ quyền lợi cho người mua nghĩa là phải liên quan đến thuế nhà thầu. Nếu B không liên quan gì cả thì để B đứng trên hợp đồng làm gì cho rắc rối, Câu hỏi: Do Tôi đã được học qua khóa học “phòng tránh những rủi ro từ việc áp dụng luật chuyên ngành” nên khi gặp trường hợp này tôi thấy không yên tâm nên phân tích rủi ro và tôi nhờ Ban tư vấn hỗ trợ thêm qua 2 câu hỏi như sau: - Nếu cứ duy trì trường hợp trên có gặp rủi ro khi thanh tra không? Và rủi ro đó là gì? - Khi thanh toán qua LC thì ngân hàng chỉ biết căn cứ vào LC, họ cũng đồng thời có hợp đồng , sao họ không đặt câu hỏi với trường hợp trên? Trân trọng cảm ơn Ban tư vấn.

1/ Về việc ký HĐ ngoại có 3 bên như bên bạn cũng không thấy xuất hiện nhiều và việc ký HĐ như thế này cũng chưa thấy vi phạm các qui định về giao hàng, thanh toán quốc tế.

2/ Điều mà các Đoàn thanh tra hay lưu ý là sao người bán (cty TQ) bán hàng mà không giao hàng và không thấy thu tiền gì cả?! (nghe rất lạ) nên họ sẽ phải nghiên cứu giao dịch lạ này và đối chiếu với các qui định của pháp luật trong nước và quốc tế xem có vi phạm gì không. Về phía cty bạn khi giải trình cần lưu ý về pháp luật TM quốc tế, PL thanh toán quốc tế và trong nước đã đúng chưa. Nếu đúng rồi thì OK và ngược lại nhé.

Vì không rõ nội dung trong HĐ ngoại qui định như thế nào nên cũng khó trao đổi với bạn được. Tuy nhiên, nếu trong HĐ ngoại qui định là bên bán (cty TQ) lại ủy quyền cho cty B (Malaysia) giao hàng và thu tiền thì các thủ tục giao nhận, thanh toán quốc tế vẫn đúng pháp luật TM quốc tế nên NH của bên bạn vẫn chấp nhận thanh toán và họ cũng không sợ bị rủi ro trong thanh toán vì họ đã có sự đồng ý của bên bạn rồi. Mặt khác bên bạn cũng không lo vì họ đã giao hàng rồi thì bên bạn mới mở L/C để thanh toán nếu có vấn đề gì xảy ra thì bên bán (cty TQ) và bên bạn (cty VN) xử lý theo thông lệ quốc tế về vấn đề giao hàng và thanh toán thôi.

 

Việc cty TQ là người bán nhưng họ không phải là người giao hàng và cũng không phải là người nhận tiền nên không phát sinh được thuế nhà thầu nếu họ có qui định rõ việc giao hàng và thanh toán trong HĐ ngoại có 3 bên tham gia (không tính Ngân hàng).

Cty bán (cty TQ) không giao hàng trực tiếp cho cty bạn cũng không phạm luật bởi vì cty đó mua của cty Malaysia rồi giao thẳng từ cty bán cho họ (cty Malaysia) cho cty Việt Nam luôn (gọi là bán hàng giao tay ba quốc tế).

Cty bán (TQ) cũng không phạm luật về thanh toán quốc tế nếu họ ủy quyền cho cty bạn thanh toán luôn cho người bán hàng cho họ (cty Malaysia) và cty bạn cũng không phạm luật khi không thanh toán trực tiếp cho người bán hàng cho mình mà thanh toán qua cty thứ 3 (được NH chấp nhận) thông qua việc phát hành L/C.

Nếu giả sử các giao dịch bán hàng tay ba quốc tế của họ (cty TQ) thường xuyên như vậy thì có 1 điều lạ là: "sao họ lại bán bằng giá mà không có lãi cho cty TQ) và có thể cty TQ sẽ nhận được tiền hoa hồng do cty Malaysia thanh toán và khi đó sẽ phát sinh thuế nhà thầu cho chính phủ Malaysia chứ không liên quan gì đến CP Việt Nam.

Hoặc cty TQ chuyển toàn bộ phần lãi của mình để ở Malaysia nhằm tránh việc phải nộp thuế cao ở TQ (thuế TQ cao hơn Malaysia) thì đó là việc "xử lý" của họ không liên quan đến mình nếu họ sai thì họ chịu trách nhiệm trước PL của TQ và PL Malaysia. Trong các giao dịch thương mại quốc tế thì các Tập đoàn, cty thường lách luật rất khéo thông qua việc hiểu rất kỹ hệ thống pháp luật của các nước đặc biệt là hệ thống PL thuế.

Giao dịch thương mại quốc tế
Hỏi đáp mới nhất về Giao dịch thương mại quốc tế
Hỏi đáp pháp luật
Giao dịch thương mại quốc tế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao dịch thương mại quốc tế
Thư Viện Pháp Luật
293 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao dịch thương mại quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào