Phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh?
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm 4 phương thức: thương lượng, hòa giải, Trọng tài, Tòa án.
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh
- Đối với tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
+ Tòa án Việt Nam;
+ Trọng tài Việt Nam;
+ Trọng tài nước ngoài;
+ Trọng tài quốc tế;
+ Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp
Thương lượng:
- Ưu điểm: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản các bên có thể tự gặp nhau để thỏa thuận, không chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc, quy định của pháp luật, chi phí để giải quyết tranh chấp thấp.
- Nhược điểm: Kết quả thương lượng không có tính cưỡng chế thi hành
Hòa giải:
- Ưu điểm: Việc sử dụng phương thức hòa giải sẽ tạo điều kiện cho các bên giải quyết tranh chấp một cách đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém và nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu khi có bên thứ 3 tham dự.
- Nhược điểm: Kết quả hòa giải phụ thuộc vào ý chí của các bên khi thi hành, bí mật thông tin khó được đảm bảo vì có sự tham gia của bên thứ ba.
Trọng tài:
- Ưu điểm: giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, tính chung thẩm của phán quyết trọng tài được thể hiện khi các bên đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài, vụ việc đó xẽ được xét xử ở một cấp duy nhất, phán quyết của trọng tài đư ra có hiệu lực như bản bản án của tòa án và có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp. khi bphans quyết đưa ra các bên không thể chống án hay kháng án.
- Nhược điểm: chi phí cho việc giải quyết tranh chấp rất lớn, bí mật thông tin của các bên không được đảm bảo.
Tòa án:
- Ưu điểm: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có tính cưỡng chế cao nhất, chi phí giải quyết thấp, phán quyết của tòa có tính cưỡng chế đối với các bên.
- Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết lâu. Ở tòa án việc giải quyết tranh chấp sẽ được xét xử công khai khiến cho bí mật của các bên không được đảm bảo.
Căn cứ pháp lý: Điều 14 Luật đầu tư 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?