Đóng BHXH trong trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
Trường hợp người lao động xin nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Thời gian này không tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian tính đóng BHXH, BHYT, BHTN tính đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Nhưng nếu người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công trong tháng ngừng việc, nghỉ việc mà đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.
Người lao động nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN như: nghỉ ốm dài hạn, nghỉ thai sản, … thì đơn vị phải thực hiện thủ tục báo giảm BHXH, BHYT đối với lao động này.
Thủ tục báo giảm gồm: Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 của BHXH Việt Nam).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tin mới nhất về tăng lương hưu 2025?
- Lễ Tạ Ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ Ơn 2024 có những hoạt động gì?
- Từ 09/01/2025, mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu?
- Tăng cường lãnh đạo để thống nhất nhận thức của cán bộ đảng viên công chức viên chức và của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản... trích dẫn trên được nêu trong văn bản nào của Đảng?