Chế độ giám sát, giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội bị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là người được giáo dục) chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức. Chế độ giám sát, giáo dục theo biện pháp tư pháp được Chính phủ quy định tại Nghị định số 10/2012/NĐ-CP có các nội dung như sau:
1. Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được giao giám sát, giáo dục quyết định phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục. Người trực tiếp giám sát, giáo dục giúp đỡ người được giáo dục phải là người có tư cách đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, sư phạm hoặc kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của người chưa thành niên. Trong cùng một lúc, một người có thể được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, giúp đỡ nhiều người được giáo dục nhưng phải bảo đảm mỗi người được giáo dục phải có một người trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ. Trường hợp người được phân công giám sát, giáo dục không còn khả năng, điều kiện giúp đỡ nữa, thì UBND cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục phải kịp thời phân công người khác thay thế.
Người có uy tín trong cộng đồng dân cư, có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội, vi phạm pháp luật, có quyền đăng ký, đề nghị với Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường để xem xét, quyết định giao cho nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
2. Căn cứ vào thời hạn áp dụng, tính chất, mức độ phạm tội, nhân thân, sức khỏe, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của người được giáo dục, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc người đứng đầu tổ chức xã hội hoặc Hiệu trưởng nhà trường và người được giao giám sát, giáo dục lập kế hoạch, đề ra các biện pháp giám sát, giáo dục, giúp đỡ cho phù hợp.
3. UBND cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và cá nhân được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm phối hợp với đơn vị dân cư cơ sở và gia đình, thường xuyên gặp gỡ, giáo dục, động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của người được giáo dục để tìm biện pháp giúp đỡ; đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạo điều kiện cho người được giáo dục học tập, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống; hướng dẫn, giúp đỡ thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng, cấp mới, cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng minh nhân dân, cấp phiếu lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý; hướng dẫn chấp hành pháp luật, quy định của địa phương và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người được giáo dục; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời khi người được giáo dục tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật.
4. Mỗi tháng một lần, cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường và người được giao giám sát, giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã về kết quả giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
5. Ba tháng một lần, Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu tổ chức xã hội, Hiệu trưởng nhà trường được chỉ định giám sát, giáo dục người được giáo dục báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện về tình hình, kết quả thi hành và việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?