Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 66/TCDS-KHTC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Người ký: Nguyễn Doãn Tú
Ngày ban hành: 23/02/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
TỔNG CỤC DÂN SỐ-
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/TCDS-KHTC
V/v định hướng công tác dân số giai đoạn 2021-2025 và một số nội dung trọng tâm năm 2021.

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2021

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để triển khai đồng bộ, hiệu quả các Chương trình, đề án, kế hoạch về công tác dân số đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); Nghị quyết số 137/NQ-CP của Chính phủ và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế định hướng công tác dân số giai đoạn 2021-2025 và một số nội dung trọng tâm năm 2021 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Chủ động duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tận dụng tối đa thời kỳ dân số vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời thích ứng được với xu hướng già hóa dân số trong những năm tiếp theo.

2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2021

a) Chỉ tiêu cơ bản

- Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh: 73,8 tuổi;

- Tỷ số giới tính khi sinh: 111,4 số bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

- Tổng tỷ suất sinh: 2,1 con/phụ nữ.

b) Chỉ tiêu chuyên môn

- Giảm tỷ số giới tính khi sinh (-SRB): -0,1 điểm phần trăm so với năm 2020;

- Điều chỉnh mức sinh (+/-CBR): +0,1 %0 so với năm 2020;

- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm 5.605.000 người;

- Giảm số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15% so năm 2020;

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh): 50%;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh): 60% ;

- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: 10 % so với năm 2020;

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 10% so với năm 2020.

3. Chỉ tiêu kế hoạch tại địa phương

Để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và các Chương trình, đề án, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế định hướng các chỉ tiêu công tác dân số trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 của các tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là tỉnh) và kế hoạch năm 2021 (chỉ tiêu năm 2021 tại phụ lục kèm theo).

Đề nghị Sở Y tế chỉ đạo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm như sau:

(1) Chỉ tiêu Giảm tỷ số giới tính khi sinh

- Đối với 25 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh rất cao (từ 112 bé trai/100 bé gái sinh ra sống trở lên, theo số liệu Tổng điều tra dân số 2019): giao giảm 0,2 điểm phần trăm tỷ số giới tính khi sinh (SRB) so với hiện tại (năm 2020);

- Đối với 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao (từ 109 đến 112): giao giảm 0,1 điểm phần trăm (SRB) so với hiện tại (năm 2020);

- Đối với 28 tỉnh còn lại (dưới 109): căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu giảm ít nhất 0,0 điểm phần trăm (SRB) so với hiện tại (năm 2020) nhằm đạt mục tiêu tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.

Đề nghị giao bằng chỉ tiêu theo hướng dẫn hoặc cao hơn đối với tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao (từ 109 trở lên); không giao chỉ tiêu này cho cấp huyện.

(2) Chỉ tiêu Điều chỉnh mức sinh (+/- CBR)

- Đối với 33 tỉnh thuộc vùng mức sinh cao (theo Quyết định số 588/QĐ- TTg ngày 28/4/2020): đề nghị giao giảm sinh (-CBR) trong khoảng từ 0,1- 0,4‰ tỷ suất sinh thô (CBR) so với hiện tại (năm 2020);

- Đối với 21 tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp: đề nghị giao tăng sinh (+CBR) ít nhất 0,2%o tỷ suất sinh thô (CBR) so với hiện tại (năm 2020);

- Đối với 9 tỉnh thuộc vùng mức sinh thay thế: căn cứ tình hình thực tế, các tỉnh xác định chỉ tiêu tăng hoặc giảm mức sinh (CBR) so với hiện tại (năm 2020) nhằm đạt mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

(3) Chỉ tiêu Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại trong năm

Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại bao gồm tất cả các hình thức miễn phí, tiếp thị xã hội, xã hội hóa hoặc tự chi trả.

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tổng số người (phụ nữ từ 15-49 tuổi) mới sử dụng BPTT hiện đại trong năm, trong đó giao chi tiết số đối tượng miễn phí theo từng BPTT, như sau:

- Đối với 33 tỉnh thuộc vùng mức sinh cao: bảo đảm miễn phí BPTT cho mọi đối tượng có nhu cầu;

- Đối với 30 tỉnh còn lại: bảo đảm miễn phí BPTT cho các đối tượng ưu tiên được cấp miễn phí theo quy định.

(4) Chỉ tiêu Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh)

Tổng số ca sàng lọc trước sinh bao gồm tất cả các hình thức miễn phí, tự chi trả hoặc nguồn huy động hợp pháp khác.

Năm 2021, sàng lọc trước sinh tiếp tục sàng lọc 03 bệnh (Down, Edwards, Patau) và mở rộng sàng lọc 01 bệnh (tan máu bẩm sinh Thalassemia)

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc trước sinh, trong đó giao chi tiết số ca miễn phí, như sau:

+ Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2020 dưới 30%, đề nghị giao tăng ít nhất 20% số ca sàng lọc trước sinh so với năm 2020.

+ Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2020 từ 30% đến dưới 50%, đề nghị giao tăng ít nhất 5% số ca sàng lọc trước sinh so với năm 2020.

+ Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2020 từ 50% trở lên, đề nghị giao ít nhất bằng số ca sàng lọc trước sinh đã thực hiện năm 2020.

(5) Chỉ tiêu Tỷ lệ trẻ em mới sinh được tầm soát (sàng lọc sơ sinh)

Tổng số ca sàng lọc sơ sinh bao gồm tất cả các hình thức miễn phí, tự chi trả hoặc nguồn huy động hợp pháp khác.

Năm 2021, sàng lọc sơ sinh tiếp tục triển khai sàng lọc 02 bệnh (suy giáp trạng bẩm sinh, thiếu men G6PD) và mở rộng sàng lọc 03 bệnh (tăng sản thượng thận bẩm sinh, tim bẩm sinh và khiếm thính bẩm sinh).

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh, trong đó giao chi tiết số ca miễn phí, như sau:

- Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2020 dưới 20%, đề nghị giao tăng ít nhất 25% số ca sàng lọc sơ sinh so với năm 2020;

- Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2020 từ 20% đến dưới 50%, đề nghị giao tăng ít nhất 15% số ca sàng lọc sơ sinh so với năm 2020;

- Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2020 từ 50% đến dưới 80%, đề nghị giao tăng ít nhất 5% số ca sàng lọc sơ sinh so với năm 2020;

- Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2020 từ 80% trở lên, đề nghị giao ít nhất bằng số ca sàng lọc sơ sinh đã thực hiện năm 2020.

(6) Chỉ tiêu Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, như sau:

+ Đối với 5 thành phố trực thuộc trung ương: đề nghị giao tăng thêm ít nhất 15% tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với hiện tại (năm 2020);

+ Đối với 19 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm (hoặc đô thị; khu vực nông thôn phát triển, đặc biệt là khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất): đề nghị giao tăng thêm ít nhất 10% tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với hiện tại (năm 2020);

+ Đối với 39 tỉnh (khu vực) còn lại: đề nghị giao tăng thêm ít nhất 5% tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với hiện tại (năm 2020).

(7) Chỉ tiêu Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm

Trên cơ sở xác định nhu cầu thực tế và kết quả đạt được, các tỉnh xây dựng chỉ tiêu tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, như sau:

- Đối với tỉnh có tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm dưới 50%: đề nghị giao tăng thêm ít nhất 15% tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm so với hiện đại (năm 2020).

- Đối với tỉnh có tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm từ 50% đến dưới 70%: đề nghị giao tăng thêm ít nhất 10% tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm so với hiện tại (năm 2020);

- Đối với tỉnh có tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm từ 70% trở lên: đề nghị giao tăng thêm 5% tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm so với hiện tại (năm 2020);

II. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ sơ dự án Luật Dân số (dự kiến trình Quốc hội vào năm 2022) theo hướng điều chỉnh toàn diện, đồng bộ các nội dung về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Pháp điển hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân số.

1.2. Phối hợp với cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành 05/15 đề án, nhiệm còn lại của Bộ Y tế đã được phân công tại Nghị quyết số 137/NQ-CP. Đôn đốc các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành 13/24 đề án, nhiệm vụ còn lại đã được phân công tại Nghị quyết số 137/NQ-CP .

1.3. Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo, điều hành để tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt bảo đảm thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

Trình ban hành thông tư quy định chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành dân số.

1.4. Trên cơ sở Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Tỉnh/ Thành ủy, Sở Y tế tham mưu Ủy ban Nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh:

Ban hành Nghị quyết, Kế hoạch, Văn bản chỉ đạo thực hiện trên địa bàn các Chương trình, đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Triển khai Thông tư số 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế Hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số và Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ y tế Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số.

2. Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

2.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Tập trung nỗ lực, tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao để đến năm 2025: Giảm số tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh rất cao (trên 112) từ 25 tỉnh xuống 16 tỉnh; tăng số tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao (từ 109-112) từ 10 tỉnh lên 19 tỉnh và duy trì 28 tỉnh có tỉ số giới tính khi sinh dưới 109.

Triển khai các hoạt động giai đoạn 2021-2025 của Đề án 468 Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 (Quyết định số 468/QĐ- TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 của Bộ Y tế) và các Đề án, Kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

2.2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

a) Trên phạm vi toàn quốc

- Phê duyệt Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 thực hiện Đề án 468.

- Thường xuyên, liên tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tạo dư luận xã hội hưởng ứng công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

- Giáo dục nội dung, quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, nâng cao y đức của đội ngũ cán bộ ngành y tế để không lạm dụng khoa học - công nghệ thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

- Vận động các hộ gia đình, cặp vợ chồng thông qua cộng tác viên dân số (CTV); lồng ghép nội dung Đề án 468 trong hoạt động của các ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan.

- Đưa nội dung Đề án 468 vào Chương trình giáo dục cho học sinh các trường phổ thông (THCS, THPT); Chương trình đào tạo, hoạt động định hướng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường Y (đại học, cao đẳng); Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong trường chính trị, hành chính.

- Đưa nội dung Đề án 468 vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố để hình thành các chuẩn mực, giá trị xã hội mới phù hợp loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của hiện tượng lựa chọn giới tính thai nhi.

- Triển khai các mô hình hỗ trợ, can thiệp nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi. Tổ chức ký cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi với các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan.

b) Đối với các tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao (từ 109 trở lên):

- Năm 2021, rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo Thông tư số 01/2021/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Triển khai chiến dịch, hoạt động vận động tại cộng đồng tại địa bàn trọng điểm, số lượng đơn vị hành chính cấp xã triển khai do địa phương lựa chọn trong phạm vi dự toán được ngân sách địa phương giao.

3. Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng

3.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng để đến năm 2025: Tăng số tỉnh đạt mức thay thế từ 9 tỉnh lên 21 tỉnh; giảm số tỉnh mức sinh cao từ 33 tỉnh xuống còn 25 tỉnh; giảm số tỉnh mức sinh thấp từ 21 tỉnh xuống còn 17 tỉnh.

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 588 Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 (Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2324/QĐ-BYT ngày 05/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

3.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

a) Trên phạm vi toàn quốc

- Đối với tỉnh chưa ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình 588 của địa phương, trong năm 2021 đề nghị Sở y tế tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch theo hướng dẫn tại công văn số 3369/BYT-TCDS ngày 19/6/2020 của Bộ Y tế.

- Vận động mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở nơi có mức sinh còn cao, sinh đủ hai con ở nơi có mức sinh thấp và duy trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo các quy định hiện hành.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định không còn phù hợp với mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đặc biệt là các quy định xử lý vi phạm chính sách dân số hiện hành. Bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ theo Thông tư số 01/2021/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Tổ chức chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại các xã thuộc địa bàn mức sinh cao, địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã triển khai do địa phương lựa chọn trong phạm vi dự toán được ngân sách địa phương chi giao. Chiến dịch cung cấp 04 gói dịch vụ cơ bản gồm gói dịch vụ KHHGĐ; gói khám phụ khoa; gói khám và phát hiện khiếm khuyết thai nhi và gói tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số, CTV, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ. Lồng ghép vào chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trong trường chính trị, hành chính.

b) Với 33 tỉnh thuộc vùng mức sinh cao

- Tuyên truyền về lợi ích của việc sinh ít con hơn. Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con. Đối tượng chủ yếu: các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con. Khẩu hiệu: “Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.

- Bảo đảm miễn phí BPTT hiện đại cho tất cả người dân có nhu cầu (gồm cả vị thành niên, thanh niên) thông qua gói dịch vụ.

- Tổ chức ít nhất 02 đợt Chiến dịch trong năm, tập trung cung cấp gói dịch vụ KHHGĐ, vận động cặp vợ chồng đã có 02 con thực hiện các BPTT dài hạn.

- Lựa chọn triển khai một số mô hình phù hợp can thiệp để không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con.

c) Với 21 tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp và 9 tỉnh vùng mức sinh thay thế

- Tuyên truyền về lợi ích của việc sinh đủ hai con. Vận động không kết hôn muộn, không sinh con muộn và sinh đủ hai con. Đối tượng chủ yếu: nam, nữ thanh niên chưa kết hôn; cặp vợ chồng chưa sinh đủ hai con. Khẩu hiệu “Mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con”.

- Rà soát, bãi bỏ các quy định của địa phương liên quan đến mục tiêu giảm sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên.

- Bảo đảm miễn phí BPTT hiện đại cho đối tượng ưu tiên theo quy định (gồm cả vị thành niên, thanh niên) thông qua gói dịch vụ.

- Lựa chọn triển khai mô hình hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con:

+ Can thiệp giảm tình trạng kết hôn muộn: Tạo môi trường thuận lợi để nam, nữ thanh niên giao lưu, kết bạn, tìm hiểu, hẹn hò và tiến tới hôn nhân; nâng cao hiểu biết về tránh thai, tình dục an toàn, kỹ năng sống.

+ Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, sinh con, nhất là người lao động tại khu công nghiệp, khu kinh tế: Hỗ trợ khám thai, quản lý và theo dõi thai sản, gói dịch vụ sinh đẻ, gói dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

+ Hỗ trợ, khuyến khích các dịch vụ thân thiện với người lao động có con nhỏ tại khu công nghiệp, khu kinh tế: Hỗ trợ đón trẻ, trông trẻ; ngân hàng sữa mẹ; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau sinh; mua nhà ở xã hội, ưu tiên vào các trường công lập; hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em...

4. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

4.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) có chất lượng, gồm cả hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh. Nâng cao năng lực, đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng tuyến huyện cung cấp tất cả các dịch vụ KHHGĐ, tuyến xã cung cấp các BPTT theo quy định, CTV cung ứng BPTT phi lâm sàng.

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 1848 Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ đến năm 2030 (Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch của Bộ Y tế) và Chương trình, Kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

4.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình 1848 của địa phương theo hướng dẫn tại công văn số 7257/BYT-TCDS ngày 25/12/2020 của Bộ Y tế.

- Rà soát, đề xuất xây dựng các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn về PTTT, dịch vụ KHHGĐ; bổ sung chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân khi tham gia cung ứng dịch vụ KHHGĐ. Đánh giá, điều chỉnh các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ thân thiện cho vị thành niên, thanh niên phù hợp trong tình hình mới.

- Bổ sung trang thiết bị, dụng cụ y tế và nâng cấp cơ sở vật chất kho bảo quản PTTT, mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ (tỉnh, huyện, xã), ưu tiên địa bàn khó khăn, vùng mức sinh cao, vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Mở rộng hệ thông tin quản lý hậu cần PTTT và cung cấp dịch vụ KHHGĐ (LMIS). Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý hậu cần, theo dõi quản lý đối tượng.

- Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ thường xuyên; chiến dịch và khám lưu động tại cộng đồng, chú trọng gói khám phụ khoa, dự phòng vô sinh; đối tượng khó tiếp cận; địa bàn trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ: hỗ trợ sinh sản; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng; dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp giảm phá thai ở vị thành niên, thanh niên..

- Triển khai tiếp thị xã hội các PTTT và các hoạt động của Đề án 818 Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030 trong tình hình mới (Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ.

5. Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh

5.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 1999 Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 (Quyết định số 1999/QĐ-TTg ngày 7/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Y tế) và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

5.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

a) Trên phạm vi toàn quốc

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình 1999 của địa phương.

- Vận động thanh niên thực hiện tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết; phụ nữ mang thai thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh.

- Rà soát, đề xuất xây dựng các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn về dịch vụ; bổ sung chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân khi tham gia cung ứng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở y tế công lập để cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Giám sát chất lượng của các cơ sở cung cấp dịch vụ.

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới, thử nghiệm, mở rộng mặt bệnh, tật được đưa vào Chương trình 1999.

- Triển khai một số can thiệp, mô hình cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở cung cấp dịch vụ, cơ sở dữ liệu về các đối tượng.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản, người cung cấp dịch vụ.

b) Dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

(1) Trên phạm vi toàn quốc

- Vận động thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn thông qua hình thức tư vấn cộng đồng của cộng tác viên dân số.

- Đưa các nội dung tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn vào trong hoạt động của câu lạc bộ tiền hôn nhân tại cộng đồng; trong buổi sinh hoạt ngoại khóa tại các trường phổ thông (THCS, THPT).

- Triển khai mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại khu công nghiệp, khu kinh tế và địa bàn khó tiếp cận.

(2) Đối với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm:

- Tuyên truyền về lợi ích của tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và nền tảng kỹ thuật số.

- Triển khai mô hình kết nối cơ sở y tế của khu công nghiệp, khu kinh tế với cơ sở khám chữa bệnh triển địa bàn trong cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn.

c) Dịch vụ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh

(1) Tại các Trung tâm sàng lọc khu vực, Bệnh viện Nhi Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội

- Tiếp tục phụ trách và chỉ đạo kỹ thuật, tiếp nhận, xử lý các trường hợp do tuyến dưới chuyển đến.

- Bảo đảm dụng cụ, hóa chất vật tư thiết yếu, phương tiện, quản lý đối tượng và chi phí kỹ thuật dịch vụ của các Trung tâm khu vực.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ tuyến dưới để triển khai kỹ thuật.

Sàng lọc trước sinh: Đào tạo, tập huấn kỹ thuật siêu âm, sàng lọc, chẩn đoán cho bác sỹ triển khai sàng lọc dị tật bẩm sinh; Đào tạo, tập huấn mở rộng chuyển giao kỹ thuật sàng lọc trước sinh bằng kỹ thuật xét nghiệm máu mẹ.

Sàng lọc sơ sinh: Đào tạo, tập huấn cho kỹ thuật viên lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh. Tập huấn kỹ năng tư vấn sàng lọc sơ sinh; đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sàng lọc sơ sinh các bệnh mở rộng từ năm 2021.

(2) Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc trước sinh thấp (dưới 50%)

+ Vận động, tư vấn các đối tượng tham gia sàng lọc trước sinh bằng kỹ thuật máu mẹ; tổ chức đăng ký sàng lọc. CTV thống kê đầy đủ đối tượng đã thực hiện sàng lọc trước sinh.

+ Rà soát thống kê các cán bộ đã được đào tạo kỹ thuật; phối hợp với Trung tâm sàng lọc khu vực tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật để tăng nhanh số lượng cán bộ đã được đào tạo.

+ Duy trì triển khai dịch vụ sàng lọc trước sinh bằng siêu âm hiện có. Rà soát, bổ sung các cơ sở đủ điều kiện để tăng điểm cung cấp dịch vụ.

+ Hàng tháng/quý tổ chức ít nhất 01 đợt khám sàng lọc bằng kỹ thuật siêu âm đến tuyến huyện, xã.

(3) Đối với tỉnh có tỷ lệ sàng lọc sơ sinh thấp (dưới 50%)

- Vận động các đối tượng tham gia sàng lọc, tuyên truyền tư vấn sàng lọc sơ sinh bệnh khiếm thính bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh. Tổ chức đăng ký sàng lọc. CTV thống kê đầy đủ đối tượng đã tham gia sàng lọc sơ sinh.

- Rà soát cán bộ đã được đào tạo kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân, bố trí giao nhiệm vụ. Phối hợp với Trung tâm sàng lọc khu vực tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ mới sinh để tăng số cán bộ thực hiện kỹ thuật.

- Tổ chức đa dạng các hình thức lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh nhằm tạo thuận lợi để người dân tiếp cận dịch vụ.

d) Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết; nâng cao chất lượng dân số dân tộc ít người

Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết: Phổ biến giáo dục pháp luật, vận động người dân và cộng đồng thực hiện nghiêm các quy định về cấm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; thanh niên không tảo hôn, không kết hôn cận huyết.

Tiếp tục triển khai mô hình nâng cao chất lượng dân số dân tộc ít người; mô hình can thiệp giảm tỷ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh tại cộng đồng và các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số đã triển khai có hiệu quả tại địa phương.

6. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

6.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chú trọng tổ chức các loại hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng để tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, được khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung. Tập trung tại các tỉnh có đông người cao tuổi (có tỷ lệ người cao tuổi trong dân số từ 14% hoặc số người trên 60 tuổi từ 250 nghìn trở lên), vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 1579 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 (Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 403/QĐ-BYT ngày 20/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

6.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

a) Trên phạm vi toàn quốc

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình 1579 của địa phương theo công văn hướng dẫn số 6689/BYT-TCDS ngày 02/12/2020.

Đối với những địa phương đang triển khai Đề án/kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 (theo Quyết định 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện, đề nghị tiếp tục triển khai Đề án/kế hoạch này đến khi Chương trình/kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 của địa phương được phê duyệt.

- Vận động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tạo môi trường xã hội ủng hộ và tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thực hiện chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh không lây nhiễm, khám chữa bệnh cho người cao tuổi; từng bước xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

b) Đối với những tỉnh có đông người cao tuổi

- Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

- Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực để Trạm Y tế xã thực hiện khám chữa bệnh cho người cao tuổi; khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe; cán bộ dân số, công tác viên dân số và tình nguyện viên ở cơ sở.

- Thành lập phòng khám lão khoa, khoa lão, khu giường điều trị người bệnh là người cao tuổi thuộc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi). Tổ chức tập huấn đào tạo; bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho các đơn vị này.

- Lựa chọn triển khai một số mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày; xã, phường, thị trấn thân thiện với người cao tuổi; trung tâm dưỡng lão theo hình thức phù hợp; ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (mạng xã hội, internet,...).

7. Truyền thông dân số

7.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển. Nội dung, phương thức truyền thông, vận động phải được xây dựng phù hợp với tình hình dân số, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc trưng văn hóa của từng vùng, đối tượng.

Triển khai đầy đủ, toàn diện các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW và các Nghị quyết 137/NQ-CP , các Chương trình, Kế hoạch và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông; truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số, phát thanh, truyền hình, internet. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông.

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 537 Truyền thông Dân số đến năm 2030 (Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2235/QĐ-BYT ngày 29/5/2020 của Bộ Y tế) và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

7.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

(1) Ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình 537

- Đối với bộ ngành chưa ban hành chương trình, kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình 537 của bộ ngành, trong năm 2021 đề nghị tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch theo hướng dẫn tại công văn số 2960/BYT-TCDS ngày 29/5/2020 của Bộ Y tế.

- Đối với tỉnh chưa ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Chương trình 537 của địa phương, trong năm 2021 đề nghị Sở Y tế tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch theo hướng dẫn tại công văn số 2959/BYT-TCDS ngày 29/5/2020 của Bộ Y tế.

(2) Cung cấp thông tin về dân số và phát triển đến cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp

- Định kỳ cung cấp thông tin cho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật và chiến lược, chương trình, kế hoạch. Nội dung tập trung vào các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.

- Sản xuất và cung cấp các bản tin, tài liệu vận động về dân số và phát triển cho các cấp lãnh đạo (bản tin, sách mỏng, các báo cáo tổng hợp...).

- Định kỳ hàng quý/tháng tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận, sinh hoạt chuyên đề, thi tìm hiểu, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí cho các thành viên, hội viên và nhân dân cư trú trên địa bàn...

- Huy động các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, người nổi tiếng tích cực ủng hộ các hành vi có lợi về dân số và phát triển; lồng ghép vào sinh hoạt của cộng đồng, sinh hoạt văn hóa dân gian, phiên chợ; đưa các tiêu chí về dân số và phát triển vào hương ước, quy ước của cộng đồng, vào tiêu chuẩn làng, ấp văn hóa, gia đình văn hóa.

- Nhân bản các tài liệu, sản phẩm truyền thông do Trung ương sản xuất mẫu.

(2) Sự kiện và Chiến dịch truyền thông

- Tổ chức các cuộc mít tinh, cổ động, diễu hành, nói chuyện chuyên đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các ngày kỷ niệm của ngành dân số tại các cấp.

- Tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ.

(3) Truyền thông đại chúng và trên internet, mạng xã hội

- Mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại: cung cấp thông tin, tư vấn qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác; truyền thông trên các trang tin có nhiều người truy cập, các trang tin mà vị thành niên/thanh niên, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi ưa thích và quan tâm.

- Chuyển tải các nội dung, tài liệu truyền thông về dân số và phát triển từ bản in sang bản điện tử đưa lên trang web của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ.

- Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trên truyền hình, đài phát thanh cấp tỉnh với sự tham gia của các nhà quản lý và các chuyên gia. Thường xuyên cập nhật và đưa tin các thông tin về dân số và phát triển trên đài phát thanh của quận/huyện, đài truyền thanh hiện có của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn.

- Lồng ghép nội dung dân số và phát triển vào các cuộc họp, sinh hoạt văn nghệ, thể thao, giải trí của nhân dân tại khu dân cư, điểm dân cư; đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của cộng đồng, tiêu chuẩn thôn bản/tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa.

- Thường xuyên tuyên truyền trên các loại hình truyền thông về lợi ích của việc đầu tư cho công tác dân số để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và định hướng dư luận địa phương.

(4) Truyền thông trực tiếp

- Tuyên truyền tạo phong trào cho mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao quần chúng, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp cán bộ, nhân dân ở mọi lứa tuổi tham gia. Chú trọng nêu gương những đơn vị, cá nhân, gia đình điển hình.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp của đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản khi đến thăm hộ gia đình.

- Tạo điều kiện thuận lợi để cho các tập thể, cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động truyền thông dân số trên cơ sở công - tư đều bình đẳng và có lợi.

- Rà soát, củng cố mạng lưới cán bộ phụ trách truyền thông dân số đến cấp huyện, cấp xã; có chính sách ưu đãi đối với các cán bộ làm công tác này.

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền thông. Cập nhật thông tin cho những người làm công tác truyền thông dân số, đặc biệt là đội ngũ CTV trong các cuộc họp giao ban hàng tháng. Đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ truyền thông cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và ban, ngành, đoàn thể địa phương.

- Tổ chức các chuyến đi giám sát định kỳ, đột xuất tại các địa bàn.

(5) Chuỗi hoạt động Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dân số Việt Nam (Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5463/BYT-TCDS ngày 09/10/2020 của Bộ Y tế). Một số nội dung chính như sau:

- Tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dân số Việt Nam ở cấp huyện, tỉnh lồng ghép với Hội nghị biểu dương cán bộ dân số xã và cộng tác viên dân số cơ sở tiêu biểu. Triển khai hoạt động thi đua, khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu; tổng kết, đánh giá kết quả của công tác dân số và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

- Tổ chức liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở cấp tỉnh, huyện dưới hình thức sân khấu hóa: tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới

- Hoạt động Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dân số Việt Nam;

+ Truyền thông vận động, cung cấp thông tin đến cấp ủy, chính quyền các cấp về các chủ trương, chính sách về công tác dân số trong tình hình mới.

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, sinh hoạt khoa học với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, các nhà khoa học, nhà quản lý và những người có uy tín trong cộng đồng.

+ Tổ chức hoạt động truyền thông chuyên đề tại các địa bàn trọng điểm vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; truyền thông đến đối tượng khó tiếp cận...

8. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số

8.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách ở các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số.

Triển khai các hoạt động theo Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số đến năm 2030.

8.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án của địa phương.

- Triển khai các chương trình đào tạo chuyên môn, gồm: Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số; Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh dân số viên hạng IV, III, II cho viên chức dân số tuyến huyện và xã.

- Tập huấn kiến thức, kỹ năng về dân số và phát triển cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở để có đủ năng lực đề xuất chính sách, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác dân số.

- Cập nhập kiến thức mới, tập huấn lại cho đội ngũ CTV để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sinh đủ 2 con, không lựa chọn giới tính thai nhi, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi, nâng cao chất lượng dân số; thu thập thông tin và tham gia cung cấp một số dịch vụ dân số tới tận hộ gia đình.

- Lồng ghép dân số và phát triển vào nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cán bộ các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội dung này vào hoạt động của ngành, đơn vị.

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực dân số thông qua hệ thống đào tạo trong và ngoài nước.

9. Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số

9.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số theo hướng hiện đại và đồng bộ. Hình thành hệ thống lưu trữ, kết nối thông tin số liệu dân số. Cung cấp đầy đủ tình hình, dự báo dân số tin cậy phục vụ quản lý nhà nước về dân số góp phần xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của mọi cơ quan, tổ chức.

Triển khai các hoạt động theo Chương trình 2259 Củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030 (Quyết định số 2259/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Bộ Y tế) và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

9.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình 2259 của địa phương.

- Ban hành thông tư quy định chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành dân số. Rà soát, đề xuất xây dựng các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan; bổ sung chính sách chế độ liên quan.

- Tiếp tục duy trì việc thu thập, cập nhật thông tin vào sổ A0, từ phiếu thu tin vào kho dữ liệu điện tử các cấp; chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo Quyết định 18/QĐ-TCDS ngày 17/3/2016 và hướng dẫn số 96/TCDS-KHTC ngày 18/3/2016 đến khi có hướng dẫn mới.

- Hoàn thành khóa sổ A0 năm 2020 và Đổi số hộ gia đình năm 2021 theo hướng dẫn của Tổng cục. Chuẩn bị dữ liệu về người dân phục vụ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp khi được cấp có thẩm quyền phân công.

- Hiện đại hóa hệ thống thông tin thống kê chuyên ngành theo hướng số hóa thông tin tại tuyến xã và lưu trữ, quản lý tập trung tại trung ương, tỉnh, vùng; chia sẻ và kết nối với các cơ sở dữ liệu khác.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin gồm Trung tâm tích hợp dữ liệu và kho dữ liệu các cấp (tỉnh, huyện, xã) bảo đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu. Phát triển, ứng dụng phục vụ quản lý điều hành.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn, kỹ thuật về khai thác và xử lý dữ liệu dân số; phân tích và dự báo dân số, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật.

- Xây dựng báo cáo tổng quan; phân tích, khai thác số liệu từ Kho dữ liệu điện tử các cấp để cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin phục vụ yêu cầu quản lý điều hành về dân số và trao đổi, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu khác.

10. Nâng cao năng lực nghiên cứu về dân số và phát triển

10.1. Định hướng giai đoạn 2021-2025

Nâng cao năng lực của đội ngũ nghiên cứu về dân số và phát triển. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về dân số và phát triển để đến năm 2025 hoàn thành ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia, 05 nhiệm vụ khoa học cấp Bộ và 20 nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở và có thêm ít nhất 03 tổ chức đủ năng lực nghiên cứu chuyên sâu về dân số và phát triển

Triển khai các hoạt động theo Kế hoạch 314 Nâng cao năng lực nghiên cứu về dân số và phát triển đến năm 2030 (Quyết định số 314/QĐ-TTg ngày 28/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Y tế) và Chương trình, kế hoạch của địa phương đã được phê duyệt.

10.2. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch 314 của địa phương.

- Rà soát, đề xuất xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ cán bộ công bố kết quả nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển trên các tạp chí uy tín hàng đầu Việt Nam, khu vực và thế giới.

- Hình thành mạng lưới nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển giữa các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học tại Việt Nam.

- Triển khai dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ về dân số và phát triển. Phát triển thư viện điện tử; trang thông tin về khoa học và công nghệ; các tài liệu chuyên môn: Tạp chí Dân số và Phát triển, bản tin tiếng anh Viet Nam Population News, các bản tóm lược, chuyên đề, số liệu. Cập nhật tin tức, thông tin khoa học trên Website của Tổng cục, Chi cục DS-KHHGĐ.

- Tổ chức các nghiên cứu, điều tra, khảo sát để làm rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa động thái dân số (sự thay đổi về quy mô, cơ cấu, phân bố dân số) với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh; cung cấp bằng chứng phục vụ hoạch định chính sách, biện pháp thực hiện các mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, thích ứng với già hóa dân số và đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số.

- Ứng dụng thành tựu khoa học, chuyển giao công nghệ y - sinh học tiên tiến về hỗ trợ sinh sản, tránh thai; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh; dự phòng, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Tập huấn kiến thức, kỹ năng về nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học về dân số và phát triển từ trung ương đến cơ sở.

11. Hợp tác quốc tế

Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế đã ký kết với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác.

Tham gia các chương trình nghị sự, các hội nghị quốc tế về dân số và phát triển, duy trì vị thế và tiếng nói quốc gia trong các tổ chức này. Chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề ưu tiên

Vận động các nhà tài trợ quốc tế ưu tiên hỗ trợ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi, tài trợ nước ngoài để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược và mục tiêu dân số của SDGs 2030; đầu tư sản xuất phương tiện, trang thiết bị và cơ sở cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số.

Thực hiện hợp tác chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo và hợp tác trao đổi chuyên gia, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài trong phát triển cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung, các cơ sở ứng dụng kỹ thuật cao về hỗ trợ sinh sản, cơ sở xét nghiệm, phát hiện các bệnh di truyền, chuyển hóa liên quan phù hợp với những nội dung ưu tiên và pháp luật Việt Nam.

12. Thực hiện chính sách khuyến khích - thi đua khen thưởng

- Triển khai Thông tư số 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ Y tế

- Khuyến khích tập thể có thành tích xuất sắc; đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của cấp thôn và tổ chức thực hiện. Khuyến khích cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số.

- Phát động phong trào thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời đối với các địa phương, đơn vị và cá nhân đạt kết quả công tác tốt. Lượng hóa việc đánh giá thi đua đối với các đơn vị, cá nhân đảm bảo đánh giá khách quan, công bằng.

13. Kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành

- Triển khai kế hoạch 5745 kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành dân số.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các vi phạm pháp luật về dân số; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan.

- Kiểm tra, giám sát theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ hiện công tác dân số .

III. KINH PHÍ

1. Ngân sách trung ương phân bổ cho Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) để thực hiện các chương trình, kế hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt tại Trung ương.

2. Nguồn ngân sách địa phương

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 6857/BTC-HCSN ngày 8/6/2020 về việc kinh phí mua một số thuốc, văc xin sau năm 2020, số 13902/BTC-HCSN ngày 12/11/2020 về nội dung và mức chi của các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số cho giai đoạn tới; Bộ Y tế tại công văn số 3033/BYT-KHTC ngày 03/6/2020 về xây dựng kế hoạch và bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi đã được bố trí từ ngân sách Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số cho giai đoạn 2021-2025 và số 7272/BYT-KHTC ngày 27/12/2020 về triển khai các giải pháp để duy trì và nâng cao các kết quả của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số trong giai đoạn tới;

Căn cứ khoản b, mục 2, điều 3, Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021: Ngân sách địa phương bảo đảm các nội dung chi thực hiện công tác dân số theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) Về công tác dân số trong tình hình mới.

Cụ thể các nội dung sau:

1. Chi thực hiện các hoạt động chuyên môn chuyển tiếp từ Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020

2. Chi đảm bảo hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của Chi cục DS-KHHGĐ và cơ quan dân số cấp huyện, xã.

3. Chi thực hiện chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, Thông tư liên tịch số 07/TTLT-BYT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/4/2016 và Thông tư số 45/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế.

4. Chi thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ tại địa phương

- Các kế hoạch thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

- Các Chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW.

- Đề án 468 Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016- 2025 theo Quyết định số 468/QĐ-TTg , 23/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ

- Đề án 818 Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đến năm 2030 theo Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Kế hoạch 5745 kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành dân số theo Quyết định số 5745/QĐ-BYT ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Thông tư số 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số;

- Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số .

- Triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ khác do địa phương quyết định.

3. Nguồn vốn ODA, viện trợ, nguồn vốn hợp pháp khác: Chương trình, dự án sẽ có kế hoạch phân bổ, hướng dẫn thực hiện cụ thể sau khi phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn này, đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh giao Chi cục DS-KHHGĐ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

Trên đây là định hướng công tác dân số giai đoạn 2021-2025 và một số nội dung trọng tâm năm 2021, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị địa phương có văn bản gửi về Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Vụ Kế hoạch- Tài chính) để hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để báo cáo);
- Các cơ quan Trung ương liên quan (để phối hợp);
- Các Vụ, Cục: KHTC, SKBMTE, TTTĐKT, CNTT, K2ĐT;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục;
- Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, TP;
- Lưu: VT, KHTC (10).

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Doãn Tú

CHỈ TIÊU

CHUYÊN MÔN CÔNG TÁC DÂN SỐ NĂM 2021
(Kèm theo công văn số 66/TCDS-KHTC ngày 23 tháng 02 năm 2021)

Đơn vị

Mức giảm tỷ số giới tính khi sinh (điểm %)

Chỉ tiêu điều chỉnh mức sinh (điểm ‰)

Số người mới thực hiện BPTT hiện đại trong năm (người)

Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (%)

Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (%)

Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn (%)

Tăng thêm tỷ lệ NCT được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm (%)

TOÀN QUỐC

0,1

0,1

5.605.000

50

60

10

10

I

Miền núi phía Bắc

1

Hà Giang

0,0

-0,2

44.793

43,0

25,0

5

8

2

Tuyên Quang

0,2

-0,4

46.641

35,0

40,0

5

8

3

Cao Bằng

0,2

-0,2

28.487

32,0

75,0

5

15

4

Lạng Sơn

0,2

-0,1

53.319

60,0

55,0

5

10

5

Lào Cai

1,0

-0,2

46.284

28,0

52,0

5

5

6

Yên Bái

0,0

-0,4

60.974

40,0

60,0

5

5

7

Thái Nguyên

0,2

-0,1

81.491

75,0

40,0

5

15

8

Bắc Kạn

0,0

-0,1

18.375

30,0

40,0

5

15

9

Phú Thọ

0,2

-0,4

100.401

65,0

66,0

5

5

10

Bắc Giang

0,2

-0,2

99.750

30,0

25,0

5

15

11

Hòa Bình

0,4

-0,2

61.562

27,0

80,0

5

10

12

Sơn La

0,5

-0,2

59.644

19,0

20,0

5

10

13

Lai Châu

0,0

-0,4

25.641

18,0

34,1

5

5

14

Điện Biên

0,0

-0,4

26.933

36,0

46,0

5

5

II

Đồng bằng S.Hồng

15

Hà Nội

0,2

-0,05

391.643

85,0

85,0

15

5

16

Hải Phòng

0,5

-0,05

94.395

65,0

58,0

15

15

17

Quảng Ninh

0,0

-0,05

93.660

85,0

69,0

10

5

18

Hải Dương

0,2

-0,2

86.100

35,0

50,0

10

10

19

Hưng Yên

0,2

-0,2

49.571

55,0

50,0

10

15

20

Vĩnh Phúc

0,2

-0,2

71.117

30,0

40,0

10

5

21

Bắc Ninh

0,1

-0,4

56.081

52,0

74,0

10

10

22

Hà Nam

0,4

-0,2

45.969

30,0

40,0

5

10

23

Nam Định

0,2

-0,4

59.147

35,0

40,0

5

15

24

Ninh Bình

1,58

-0,2

44.258

75,0

70,0

5

10

25

Thái Bình

0,1

-0,2

99.026

93,0

95,0

5

0

III

Miền Trung

26

Thanh Hóa

0,5

-0,4

119.616

30,0

45,0

5

15

27

Nghệ An

0,1

-0,4

154.770

28,0

36,0

5

5

28

Hà Tĩnh

0,2

-0,4

47.891

41,2

34,0

5

10

29

Quảng Bình

0,0

-0,2

45.161

31,0

35,0

5

15

30

Quảng Trị

0,0

-0,2

37.884

37,0

35,0

5

10

31

Thừa Thiên Huế

0,5

-0,2

69.143

65,0

80,0

10

5

32

Đà Nẵng

0,0

0,2

44.331

68,0

85,0

15

10

33

Quảng Nam

0,0

-0,1

74.550

50,0

66,0

10

10

34

Quảng Ngãi

0,0

0,2

62.244

35,0

50,0

10

5

35

Bình Định

0,0

-0,05

77.963

36,0

30,0

10

10

36

Phú Yên

0,3

0,05

57.477

30,0

15,0

5

15

37

Khánh Hòa

0,2

0,2

102.428

60,0

40,0

5

10

38

Ninh Thuận

0,0

0,05

39.858

34,0

54,0

5

10

39

Bình Thuận

0,5

0,2

74.235

30,0

30,0

5

15

IV

Tây Nguyên

40

Đắk Lắk

0,4

-0,2

116.078

35,0

40,0

5

15

41

Đắk Nông

0,0

-0,4

42.977

40,0

50,0

5

5

42

Gia Lai

0,2

-0,2

112.959

20,0

25,0

5

10

43

Kon Tum

0,0

-0,4

43.292

20,0

30,0

5

5

44

Lâm Đồng

0,2

-0,05

97.335

40,0

50,0

5

15

V

Đông Nam bộ

45

TP. Hồ Chí Minh

0,0

0,2

458.672

80

80

15

15

46

Đồng Nai

0,0

0,2

238.844

61,0

84,0

10

15

47

Bình Dương

0,0

0,2

183.551

79,0

82,0

10

2

48

Bình Phước

0,7

-0,05

74.666

51,0

55,0

10

5

49

Tây Ninh

0,0

0,2

54.264

35,0

50,0

10

15

50

Bà Rịa- Vũng Tàu

0,6

0,2

56.616

70,0

80,0

10

10

VI

Đ.B.S. Cửu Long

51

Long An

0,0

0,2

111.353

90,0

95,0

10

15

52

Tiền Giang

0,0

0,2

143.430

62,0

88,0

10

0

53

Bến Tre

0,4

0,2

81.470

45,0

84,0

5

15

54

Trà Vinh

0,0

0,05

67.200

50,0

75,0

5

15

55

Vĩnh Long

0,0

0,2

63.641

75,0

75,0

5

15

56

Cần Thơ

0,0

0,2

87.686

42,0

81,0

15

5

57

Hậu Giang

0,0

0,2

61.604

50,0

72,0

5

0

58

Sóc Trăng

0,3

0,2

68.985

30,0

50,0

5

15

59

An Giang

0,2

0,2

187.110

35,0

70,0

10

15

60

Đồng Tháp

0,1

0,2

127.239

59,0

35,0

5

15

61

Kiên Giang

0,0

0,2

112.644

50,0

50,0

10

15

62

Bạc Liêu

0,0

0,2

73.941

35,0

55,0

5

15

63

Cà Mau

0,0

0,2

86.646

60,0

42,0

10

5

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 66/TCDS-KHTC định hướng công tác dân số giai đoạn 2021-2025 và một số nội dung trọng tâm ngày 23/02/2021 do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


541

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.172.21
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!