Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2588/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Thọ
Ngày ban hành: 29/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2588/TCHQ-GSQL
V/v góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2023

Kính gửi:

- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Vụ Pháp chế;
- Vụ Thanh tra - Kiểm tra;
- Cục Thuế xuất nhập khẩu;
- Cục Kiểm tra sau thông quan;
- Cục Điều tra chống buôn lậu;
- Cục Quản lý rủi ro.

Thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Thông báo số 39/TB-VPCP ngày 20/02/2023 của Văn phòng Chính phủ liên quan đến xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định, đồng thời đánh giá, tổng kết việc thực hiện quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, trong đó cần nêu rõ căn cứ pháp lý, kết quả thực hiện, mặt được, mặt chưa được, tác động ảnh hưởng và đề xuất rõ biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng xử lý đối với quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP”, Tổng cục Hải quan đã thực hiện báo cáo đánh giá, tổng kết việc thực hiện quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Tại báo cáo, đánh giá này, Tổng cục Hải quan đã khái quát cụ thể cơ sở pháp lý qua từng thời kỳ, đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn về thủ tục hải quan, chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ; đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP theo hướng:

1. Bãi bỏ toàn bộ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

2. Các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP sẽ chuyển hoá vào các điều tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) liên quan đến hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài (để phù hợp với hệ thống pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương) và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nội địa (để phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CPkhoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

Tuy nhiên, để đồng bộ hệ thống pháp luật liên quan, không phân biệt đối xử về chính sách đối với các giao dịch hàng hóa có cùng bản chất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài quy định tại Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương và các Nghị định hướng dẫn thi hành vì bản chất hàng hóa gia công thuộc sở hữu của bên đặt gia công (bên nước ngoài), khi bán, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì thực hiện theo hợp đồng mua bán thương mại và hoạt động này không khác với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Do vậy, việc bãi bỏ quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đồng nghĩa với việc phải rà soát, bãi bỏ đồng bộ các quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đang được quy định tại các pháp luật khác liên quan như: Rà soát kiến nghị sửa đổi Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương để bỏ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; rà soát sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT liên quan đến quy định về đối tượng chịu thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, thuế nhà thầu, thuế thu nhập doanh nghiệp...

3. Đề xuất chính sách thay thế việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ:

Do bản chất đây là hoạt động mua bán trong nội địa, kiến nghị giao cơ quan thuế nội địa chịu trách nhiệm quản lý và thu thuế thông qua hoạt động này, cụ thể:

(1) Trường hợp hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì bên nhận gia công hoặc thương nhân Việt Nam khác mua sản phẩm gia công của thương nhân nước ngoài và bán hàng hóa cho thương nhân khác tại Việt Nam thì thực hiện theo giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp trong nội địa; bên nhận gia công phải chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa gia công, nộp thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

(2) Trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu phát sinh giao dịch với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhưng được chỉ định giao hàng tại Việt Nam thì hoạt động giao dịch này thực hiện như hai doanh nghiệp trong nội địa; doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được miễn thuế, nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.

Trường hợp (1), (2) dẫn trên để thu được thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch mua bán phát sinh doanh thu tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải ký hợp đồng với đại lý tại Việt Nam để thực hiện việc thu thuế liên quan.

(3) Trường hợp kinh doanh thương mại thuần tuý: thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam ký hợp đồng đại lý hoặc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, trên hóa đơn GTGT ghi rõ mã số thuế/tên thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và mã số thuế/tên doanh nghiệp Việt Nam được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam.

(*) Ưu điểm

- Đảm bảo quản lý đúng bản chất, giao dịch hàng hóa được mua bán tại Việt Nam;

- Thực hiện thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu khi chuyển mục đích sử dụng.

(*) Nhược điểm

- Cần thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, cơ quan ngân hàng trong thanh toán quốc tế.

- Doanh nghiệp gia công, SXXK phải thực hiện nộp thuế, thanh toán trước khi thực hiện giao hàng hóa cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

- Vấn đề hoàn thuế được xử lý như thế nào nếu nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực hiện mua bán nội địa nhưng sau đó đưa vào sản xuất và thực xuất khẩu sản phẩm.

Tổng cục Hải quan gửi kèm theo đây các tài liệu:

(i) Báo cáo đánh giá, tổng kết việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và đề xuất sửa đổi, bổ sung;

(ii) Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Đề nghị các đơn vị có ý kiến tham gia cụ thể vào từng nội dung, đề xuất phương án xử lý (nếu có) và gửi ý kiến tham gia về Tổng cục Hải quan trước ngày 13/6/2023 để tổng hợp, trình Bộ, báo cáo Chính phủ đúng thời hạn. Bản mềm ý kiến tham gia gửi vào địa chỉ email: anhptp@custom.gov.vn. Đầu mối liên hệ Phạm thị Phương Anh, điện thoại 0917793233./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,GSQL (02b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thọ

TÀI LIỆU

Về việc sửa đổi, bổ sung quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ

Thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Thông báo số 39/TB-VPCP ngày 20/02/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan về hoạt động xuất nhập khẩu tại, Tổng cục Hải quan đánh giá, tổng kết việc thực hiện quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và dự kiến sửa đổi, bổ sung như sau:

I. Cơ sở pháp lý

1. Quy định về XNK tại chỗ từ năm 1998 đến nay

a) Năm 1998

Tại điểm 7 mục “Những quy định cụ thể” Thông tư liên tịch số 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ ngày 31/12/1998 giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là doanh nghiệp FDI) quy định:

“7. Về việc xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài nhưng hàng không xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, doanh nghiệp được giao trực tiếp cho cơ sở khác trong nước theo chỉ định của người mua nước ngoài:

a. Hàng xuất khẩu:

Hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu cho Công ty nước ngoài phải là sản phẩm được quy định trong GPĐT do chính doanh nghiệp sản xuất ra thuộc kế hoạch xuất khẩu đã duyệt hàng năm (theo Quyết định 0321/1998/QĐ-BTM ngày 14/3/1998 và quyết định số 0625/1998/QĐ-BTM ngày 01/6/1998 của Bộ Thương mại).

b. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng cho mục đích sản xuất, kinh doanh:

i. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Sản phẩm này phải là nguyên liệu cho tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp và thuộc kế hoạch nhập khẩu hàng năm đã được duyệt.

ii. Doanh nghiệp trong nước nhận hàng là doanh nghiệp Việt Nam:

Sản phẩm này có thể là nguyên liệu sản xuất hoặc là hàng hóa phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với phạm vi kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phù hợp với chính sách quản lý xuất nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu. ”

Như vậy, Thông tư trên không quy định khái niệm về XNK tại chỗ nhưng cho phép doanh nghiệp nước ngoài chỉ định doanh nghiệp FDI giao hàng cho doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI).

b) Năm 2000

Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 22/2000/TT-BTM ngày 15/12/2000 (thay thế Thông tư số 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ), trong đó quy định XNK tại chỗ gồm 02 trường hợp:

(1) Doanh nghiệp nước ngoài chỉ định doanh nghiệp FDI giao hàng cho doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam).

(2) Nhà thầu chính nước ngoài chỉ định doanh nghiệp FDI (là nhà thầu phụ) mua bán sản phẩm trong nước để thực hiện công trình xây dựng, lắp đặt tại Việt Nam.

Như vậy, so với trước đây, Thông tư số 22/2000/TT-BTM mở rộng thêm trường hợp (2).

c) Năm 2003

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 660/CP-KTTH ngày 14/6/2002 về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ, ngày 17/12/2002, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 153/2002/QĐ-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và mẫu tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ, trong đó tại khoản 1 mục I quy định:

“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: Là hàng hóa do các doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp FDI) sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài”.

Ngoài ra, tại Quyết định cũng quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

d) Năm 2005

- Theo quy định tại Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì:

+ Điều 181 quy định bên đặt gia công được “Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.”

+ Điều 182 quy định bên nhận gia công được “xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công.”

- Tại Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định: “Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hóa nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

Tại Nghị định cũng có quy định về căn cứ để xác định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

đ) Từ năm 2015 đến nay

đ.1) Pháp luật hải quan:

Kế thừa và thay thế các quy định về XNK tại chỗ tại Nghị định số 154/2005/NĐ-CP , tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã quy định cụ thể về các trường hợp được xem là XNK tại chỗ; trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã quy định cụ thể về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

đ.2) Pháp luật về thuế

- Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết quy định này.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021), trong đó khoản 3 Điều 2 đã quy định cụ thể việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

- Đối với các Nghị định hướng dẫn biểu thuế FTAs:

+ Đối với các Hiệp định thương mại tự do song phương thì hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong đó có điều kiện hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu vào Việt Nam.

+ Đối với các Hiệp định thương mại hàng hóa đa phương thì hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong đó có điều kiện hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam nhưng chỉ áp dụng đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 31/2013/QH13) không quy định thuế suất đối với hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%.

đ.3) Pháp luật về quản lý ngoại thương

- Năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Quản lý ngoại thương nhưng cũng không có quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Tuy nhiên, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương lại có quy định hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, cụ thể:

+ Điểm e khoản 1 Điều 42 quy định: Bên đặt gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm theo văn bản thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.

- Điểm e khoản 2 Điều 42 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công: “Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công”.

* Nhận xét, đánh giá: Như vậy, chỉ có Luật Thương mại năm 2005 có cho phép các doanh nghiệp trong nước gia công được thực hiện một số hoạt động XNK tại chỗ (như: bán, tiêu hủy, tặng biếu, xuất khẩu); Luật Hải quan năm 2001 và các văn bản Luật khác đều không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ; tuy nhiên, dựa trên các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) nêu trên thì hoạt động XNK tại chỗ đã được quy định thực hiện từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa và kể từ năm 2015, các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể hơn tại các Nghị định của Chính phủ (như: Nghị định số 08/2015/NĐ-CP , Nghị định số 134/2016/NĐ-CP , Nghị định số 209/2013/NĐ-CP , Nghị định số 69/2018/NĐ-CP); trong khi đó pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Kinh nghiệm quốc tế về XNK tại chỗ

Cơ quan hải quan các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc không quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Công ước Kyoto, Istabul không có điều khoản quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

Qua trao đổi tại phiên họp về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại ASEAN lần thứ 24 thì các nước thành viên ASEAN đều có ý kiến cho rằng bản chất đây không được gọi là hoạt động xuất nhập khẩu do không có sự di chuyển hàng hóa qua biên giới, lãnh thổ hải quan mà chỉ thuần túy là giao dịch nội địa với sự tham gia của thương nhân nước ngoài làm trung gian (thực hiện hoạt động phân phối, mua bán hàng hóa trong nội địa). Do vậy, giao dịch này thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế nội địa nên không phải làm thủ tục hải quan.

Như vậy, trên thế giới chỉ tồn tại hình thức xuất khẩu, nhập khẩu thông thường (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được vận chuyển qua cửa khẩu biên giới, lãnh thổ hải quan), không tồn tại hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ như Việt Nam.

3. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

a) Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thì:

“1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

b) Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì: “Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. ”

c) Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan năm 2014 thì: “Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.

d) Theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thì: “Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan”.

Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được quy định cụ thể tại Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được đưa ra/ đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa ra/ đưa vào khu vực hải quan riêng (khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu phi thuế quan, kho ngoại quan) hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan (theo quy định tại Nghị định số 01/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP trong đó gồm khu kinh tế cửa khẩu có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu sự giám sát, kiểm soát hải quan - như hàng hóa gia công, hàng sản xuất xuất khẩu). Theo đó, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK trong các trường hợp nêu trên, bao gồm hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan (quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP). Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) sẽ không thuộc đối tượng hàng hóa XNK chịu sự quản lý của cơ quan hải quan.

4. Ý kiến về chính sách thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ:

4.1. Trước thời điểm Nghị định 08/2015/NĐ-CP có hiệu lực:

Giai đoạn này, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/20210 của Chính phủ không có quy định riêng về chính sách thuế đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ coi như hàng xuất khẩu; hàng hóa nhập khẩu tại chỗ coi như hàng nhập khẩu, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Các trường hợp có phát sinh hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện kê khai nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

4.2. Sau thời điểm Nghị định 08/2015/NĐ-CP có hiệu lực:

a. Quy định tại pháp luật về thuế XK, thuế NK:

Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật thuế XK thuế NK số 107/2016/QH13:

“Điều 2. Đối tượng chịu thuế

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016:

“Điều 2. Đối tượng chịu thuế

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.”

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ thì:

“3. Áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ

a) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

b) Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan quy định tại điểm c khoản này) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP. Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Căn cứ quy định tại điểm g khoản 1, điểm đ, điểm g, điểm h khoản 2, khoản 5 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ:

“Điều 10. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu

1. Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm:

g) Sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công.

Sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo quy định tại điểm này nêu sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải nộp thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư.

2. Cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế:

đ) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân trong nội địa (không nằm trong khu phi thuế quan), sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại điểm g, h khoản này.

g) Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là hàng hóa thực tế được sử dụng để gia công sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ nếu người xuất khẩu tại chỗ thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Quá thời hạn nêu trên, nếu người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để gia công sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Sau khi nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa.

h) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ.

Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

5. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.”

Căn cứ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2, khoản 3 điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ:

“Điều 12. Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu

2. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:

d) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan được miễn thuế là lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân trong nội địa (không nằm trong khu phi thuế quan) và sản phẩm xuất khẩu tại chỗ, sản phẩm nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại điểm e, g, h khoản này.

e) Lượng hàng hóa nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ được miễn thuế nhập khẩu là lượng hàng hóa thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu tại chỗ, nếu người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo Mẫu số 22 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Quá thời hạn nêu trên, người xuất khẩu tại chỗ không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu, người xuất khẩu tại chỗ phải đăng ký tờ khai hải quan mới và kê khai, nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Sau khi nộp thuế, người xuất khẩu tại chỗ thực hiện thông báo cho cơ quan hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì được xử lý số tiền thuế đã nộp theo quy định của pháp luật quản lý thuế về xử lý tiền thuế nộp thừa.

g) Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ.

h) Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.

Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

3. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.

Khi làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với hàng hóa quy định tại Điều này, ngoài hồ sơ miễn thuế theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, người xuất khẩu tại chỗ phải nộp thêm văn bản chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: 01 bản chụp.

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ:

“Điều 2. Tổ chức thực hiện

4. Quy định chuyển, tiếp đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ:

Việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực thi hành.”

b. Quy định tại pháp luật về thuế GTGT:

Căn cứ Điều 9, Điều 17 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định cụ thể như sau:

“Điều 9. Thuế suất 0%

- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:

+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.

+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hóa được coi như xuất khẩu

2. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật:

a) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;

b) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;

c) Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;

d) Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối;

đ) Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.

Riêng đối với trường hợp hàng hóa gia công chuyển tiếp và hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa.”

c. Về chính sách thuế nhà thầu:

Tại Khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư số 60/2012/TT-BTCkhoản 1, 2 Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng Thông tư trong đó, tại khoản 2 quy định như sau: “2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức XNK tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài và các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng ĐP, DAT, DAP (các điều khoản thương mại quốc tế). Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa theo hình thức XNK tại chỗ (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa) thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu.

* Căn cứ các quy định về chính sách thuế nêu trên, rà soát các trường hợp liên quan đến việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ cho thấy: đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để gia công được phép xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của bên đặt gia công và không bị giới hạn bởi việc có hay không có đại diện thường trú tại Việt Nam. Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ được thực hiện theo loại hình tờ khai tương ứng.

II. Thực trạng hoạt động XNK tại chỗ hiện nay

1. Số liệu XNK tại chỗ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Biểu 1: Số liệu kim ngạch và số thu thuế XNK theo các năm

Năm

Tổng KNXK (tr USD)

Tổng KNNK (tr USD)

Tổng số thuế XK

(tỷ VNĐ)

Tổng số thuế NK

(tỷ VNĐ)

2018

243.480

236.690

8.577,8

54.759,05

2019

264.190

253.070

8.554,6

54.045,95

2020

282.660

262.700

7.395,0

43.955,00

2021

336.310

332.230

8.379,7

51.121,34

2022

371.330

358.900

10.425,1

64.601,00

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Biểu 3: Bảng thống kê hoạt động xuất khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK

(tờ)

Kim ngạch XKTC

(tr USD)

Tỷ lệ % /KNXK

Số thuế XK phải thu

(tỷ VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế XK

2018

1.152.589

37.232,01

15,29

44,8

0,52

2019

1.305.790

43.092,01

16,31

50,8

0,59

2020

1.406.831

45.440,39

16,08

69,1

0,93

2021

1.450.695

37.847,44

11,25

103,4

1,23

2022

1.670.023

65.257,17

17,58

127,15

1,22

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Biểu 4: Bảng thống kê hoạt động nhập khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch NKTC (tr USD)

Tỷ lệ % /KNXK

Số thuế NK phải thu (tỷ VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế NK

2018

1.218.211

29.911,7

12,64

659

10,12

2019

1.379.274

46.027,6

18,19

1.526

8,67

2020

1.514.737

49.719,3

18,93

1.565

3,56

2021

1.569.520

40.008,2

12,04

4.433

2,82

2022

1.775.652

72.205,4

20,12

6.537

1,2

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Qua bảng số liệu cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu tại chỗ trung bình trong 05 năm đạt khoảng 15,84% so với tổng kim ngạch chung của các loại hình xuất nhập khẩu; trong đó:

- Năm 2018: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 67,14 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 480,17 tỷ USD, đạt tỷ lệ 13,98%; Tổng số thu thuế XNKTC là 703,61 tỷ VNĐ, chiếm 1,11% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2019: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 89,12 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 517,26 tỷ USD, đạt tỷ lệ 17,23%; Tổng số thu thuế XNKTC là 1.576,4 tỷ VNĐ, chiếm 2,52% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2020: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 95,16 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 545,36 tỷ USD, đạt tỷ lộ 17,45%; Tổng số thu thuế XNKTC là 1.634 tỷ VNĐ, chiếm 3,18% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2021: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 77,861 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 668,54 USD, đạt tỷ lệ 11,65% (do giai đoạn này dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu tại chỗ nên có sự suy giảm so với năm 2020). Tổng số thu thuế XNKTC là 4.536,1 tỷ VNĐ, chiếm 7,62% tổng số thu thuế XNK.

- Năm 2022: Kim ngạch XNK tại chỗ đạt khoảng 137,46 tỷ USD/tổng kim ngạch chung là 730,2 tỷ USD, đạt tỷ lệ 18,83%; Tổng số thu thuế XNKTC là 6.663,65 tỷ VNĐ, chiếm 8,88% tổng số thu thuế XNK.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu tại chỗ không được tính vào kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng năm.

2. Thủ tục hải quan và số liệu từng trường hợp cụ thể:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ hiện nay thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 38/2015/NĐ-CPĐiều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018), gồm 3 trường hợp:

Trường hợp 1: Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Theo đó, trong hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, sản phẩm thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công ở nước ngoài, khi doanh nghiệp trong nước có nhu cầu mua sản phẩm, bên đặt gia công chỉ định bên nhận gia công giao hàng tại Việt Nam sau khi kết thúc hợp đồng; doanh nghiệp trong nước sẽ phải thanh toán tiền hàng cho bên đặt gia công tại nước ngoài hoặc thanh toán thông qua bên nhận gia công; hàng hóa không dịch chuyển qua lãnh thổ Việt Nam. Đây là hoạt động thương mại thuần túy và phù hợp với Điều 181, Điều 182 Luật Thương mạiĐiều 42 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ %/KNXK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ %/Thuế XK

2018

213.249

7.747,96

3,18

284.112.268,4

0,003

2019

249.120

8.028,6

3,04

492.050.341,6

0,01

2020

260.114

8.184,8

2,9

37.319.756,5

0,001

2021

136.990

4.585,8

1,36

6.778.292,7

0,0001

2022

27.698

5.965,7

1,61

-

-

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /KNNK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ %

2018

205.004

5.512,40

2,33

48.159.198.325,4

0,09

2019

243.288

7.622,11

3,01

313.254.957.002,2

0,58

2020

256.988

7.852,85

2,99

151.954.964.179,3

0,35

2021

130.578

4.311,77

1,3

333.155.012.472,5

0,65

2022

22.951

4.075,67

1,14

1.613.421.762,4

0.003

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Trường hợp 2: Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

Đây là xuất khẩu, nhập khẩu thông thường, hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP. Mặt khác, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định về xuất xứ hàng hóa cũng cho phép cấp C/O đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trong trường hợp này.

Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /KNXK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế XK

2018

286.827

10.896,2

4,48

33.304.559.509,04

0,39

2019

334.191

14.794,1

5,6

37.536.945.378,02

0,44

2020

396.593

16.061,5

5,68

51.381.013.093,42

0,69

2021

564.052

15.511,1

4,61

89.596.399.767,01

1,07

2022

764.857

27.882,4

7,51

116.767.666.781,91

1,12

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (triệu USD)

Tỷ lệ % /KNNK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ %

2018

146.334

6.601,19

0,24

131.419.662.390,179

2,79

2019

170.503

10.976,37

0,36

192.660.310.933,383

4,34

2020

193.091

11.625,44

0,82

362.322.540.070,393

4,43

2021

202.905

9.382,66

2,21

1.127.961.427.283,98

2,82

2022

231.494

15.182,92

1,23

794.319.906.974,312

4,23

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Trường hợp 3: Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Đây là hoạt động kinh doanh thương mại thuần túy trên cơ sở hai hợp đồng mua, bán riêng biệt, doanh nghiệp Việt Nam A ký hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp nước ngoài, không có hiện diện tại Việt Nam; doanh nghiệp nước ngoài mua hàng của một doanh nghiệp Việt Nam B và chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam A; hàng hóa có thể là nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc là sản phẩm, hàng hóa khác để kinh doanh tiêu dùng hoặc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, thi công công trình. Doanh nghiệp Việt Nam B sẽ nhận được tiền mua hàng từ doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam A sẽ phải thanh toán cho doanh nghiệp nước ngoài; hàng hóa không dịch chuyển qua lãnh thổ Việt Nam. Quy định này chưa phù hợp với pháp luật thương mại, pháp luật quản lý ngoại thương.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 về đối tượng chịu thuế thì: “Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.”. Do vậy, trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nếu có các hoạt động cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa,... thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu.

Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (trUSD)

Tỷ lệ % /KNXK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ % /Thuế XK

2018

652.513

18.587,94

7,63

11.170.465.234,85

0,13

2019

722.479

20.269,36

7,67

12.810.332.313,33

0,15

2020

750.124

21.194,08

7,5

17.679.418.499,42

0,24

2021

749.653

17.750,91

5,28

13.769.238.027,15

0,16

2022

877.468

31.409,02

8,46

10.377.930.131,16

0,1

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Số liệu tờ khai và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Năm

Số lượng TK (tờ)

Kim ngạch (tr USD)

Tỷ lệ % /KNNK

Số thuế phải thu (VNĐ)

Tỷ lệ %

2018

866.874

17.798,08

7,52

479.277.434.216,46

0,88

2019

965.483

27.429,13

10,84

1.019.680.355.790,45

1,89

2020

1.064.658

30.240,98

11,51

1.050.633.291.597,99

2,39

2021

1.236.038

26.313,73

7,92

2.971.609.495.509,31

5,81

2022

1.521.207

52.946,78

14,75

5.740.568.653.234,62

8,89

(Nguồn: Cục CNTT và Thống kê Hải quan)

Căn cứ số liệu trên cho thấy số thu thuế xuất nhập khẩu của trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thuế XNK tại chỗ.

3. Đánh giá thực trạng quy định về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ

a) Về thủ tục hải quan

a.1) Thuận lợi:

- Quy định này không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam mà còn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thay vì hàng hóa phải xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc xuất khẩu vào kho ngoại quan và nhập khẩu trở lại sẽ phát sinh chi phí vận chuyển, để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, pháp luật Việt Nam đã quy định một chế định đặc biệt, theo đó, hàng hóa theo hợp đồng mua bán thương mại nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam, thủ tục thực hiện trong nội địa và phải áp dụng chính sách thuế theo quy định.

- Việc hàng hóa được áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đã tạo thành chuỗi cung ứng hàng hóa liên hoàn tại Việt Nam; doanh nghiệp tận dụng được nguồn nguyên vật liệu sẵn có, rút ngắn thời gian đưa hàng hóa vào sản xuất, tiết kiệm tối đa các khoản phí, thời gian vận chuyển hàng hóa, chất lượng hàng trong quá trình vận chuyển do quãng đường vận chuyển ngắn...

- Việc thực hiện thủ tục hải quan XNK tại chỗ giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động thanh toán quốc tế do có tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan (trừ trường hợp việc thanh toán được thực hiện trước khi giao hàng).

a.2) Khó khăn:

- Không phản ánh đúng bản chất của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương là hàng hóa phải được đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam; mặt khác, phản ánh kim ngạch xuất nhập khẩu không chính xác vì thực tế hàng hóa thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với XNK tại chỗ tại khâu xuất khẩu, nhập khẩu vẫn áp dụng chính sách quản lý như đối với hàng hóa XNK thông thường (chính sách mặt hàng, kiểm tra chuyên ngành) mặc dù bản chất là hàng hóa dịch chuyển trong nội địa.

- Doanh nghiệp có thể lợi dụng chính sách để gian lận thương mại, vì theo quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP quy định về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau:

“1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

2. Khi thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi hàng hóa được phép thông quan; chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Bản chất của quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được thực hiện thủ tục XNK tại chỗ tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP chính là cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện quyền phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 90/2007/NĐ-CP dẫn trên thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải được cấp quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối; trong khi tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì không phải thực hiện thủ tục cấp phép, dẫn đến việc không thu được thuế thu nhập doanh nghiệp đối với giao dịch phát sinh doanh thu tại Việt Nam.

- Gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong công tác quản lý, theo dõi vì tờ khai xuất khẩu tại chỗ tách rời tờ khai nhập khẩu tại chỗ; địa điểm làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ và nhập khẩu tại chỗ có thể là 02 Chi cục Hải quan khác nhau, rất khó khăn trong công tác phối hợp, theo dõi trong khi thuế chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu tại chỗ.

- Gây tồn đọng số lượng tờ khai XNK tại chỗ còn treo trên hệ thống do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do doanh nghiệp khai sai các chỉ tiêu thông tin đã được hướng dẫn trên hệ thống hoặc người nhập khẩu tại chỗ không mở tờ khai nhập khẩu.

b) Về chính sách thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

b.1) Thuận lợi:

- Do hàng hóa không có sự dịch chuyển qua biên giới nhưng nếu thực hiện thủ tục XNK tại chỗ thì phải áp dụng chính sách thuế như đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thông thường; theo đó, hàng hóa gia công khi thực hiện thủ tục XNK tại chỗ thì được miễn thuế, hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu thì được hoàn thuế nếu sản phẩm nhập khẩu tại chỗ được tiếp tục sử dụng sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, việc áp dụng thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề về thuế, tận dụng được ưu đãi về thuế XNK, thuế GTGT.

- Việc tính thuế đối với tờ khai nhập khẩu tại chỗ phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu cho ngân sách nhà nước như đối với hàng hóa xuất khẩu qua biên giới, nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế;

- Về thuế GTGT: Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa được áp dụng thuế suất 0% và được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào (nếu có).

b.2) Khó khăn:

- Có thể sẽ không thu được thuế nhập khẩu trong trường hợp doanh nghiệp không làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ.

- Rủi ro trong việc chuyển giá: không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tận dụng triệt để chính sách ưu đãi của Việt Nam để khai tăng trị giá, số thuế phải nộp của hàng hóa khi áp dụng thủ tục nhập khẩu tại chỗ, đồng thời giảm số thuế phải nộp ở nước ngoài, mục tiêu nhằm tối đa hoá lợi nhuận của cả một tập đoàn, công ty đa quốc gia hay nhóm công ty có mối quan hệ liên kết trên cơ sở giảm thiểu nghĩa vụ về thuế.

- Về thuế GTGT: Theo quy định hiện hành thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ áp dụng mức thuế 0%, tuy nhiên có sự bất hợp lý là trường hợp này có giao dịch ngoại thương nhưng thực tế hàng hóa không xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Về thuế thu nhập DN: không thu được thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam do pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp chưa điều chỉnh đối tượng này.

III. Đề xuất

Căn cứ các phân tích dẫn trên, Tổng cục Hải quan nhận thấy:

Căn cứ quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì trường hợp quy định tại điểm a, b đã được quy định rõ tại văn bản Luật; riêng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định này thì chưa được quy định tại Luật mà chỉ được kế thừa từ các văn bản pháp luật trước đây dưới hình thức Nghị định của Chính phủ.

Để công tác quản lý nhà nước về hải quan được thống nhất, căn cứ trên bản chất giao dịch của hàng hóa, Tổng cục Hải quan đề xuất sửa đổi Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP như sau:

1. Bãi bỏ toàn bộ Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Bản chất là bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 35 là do:Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã được quy định tại các Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương nên thủ tục hải quan đối với 02 trường hợp này quy định cụ thể tại các điều tương ứng tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) liên quan đến hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài (để phù hợp với hệ thống pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương) và hoạt động XK, NK hàng hóa của DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nội địa (để phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CPkhoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

- Để đồng bộ hệ thống pháp luật liên quan, không phân biệt đối xử về chính sách đối với các giao dịch hàng hóa có cùng bản chất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài quy định tại Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương và các Nghị định hướng dẫn thi hành vì bản chất hàng hóa gia công thuộc sở hữu của bên đặt gia công (bên nước ngoài), khi bán, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì thực hiện theo hợp đồng mua bán thương mại và hoạt động này không khác với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Việc bỏ quy định này đồng nghĩa với việc phải rà soát, bãi bỏ đồng bộ các quy định liên quan đến XNK tại chỗ đang được quy định tại các pháp luật khác liên quan như: Rà soát kiến nghị sửa đổi Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương để bỏ hoạt động XNK tại chỗ đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài; rà soát sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT liên quan đến quy định về đối tượng chịu thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ.

2. Đề xuất chính sách thay thế việc làm thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ:

2.1. Khi chưa sửa Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương

Bản chất đây là hoạt động mua bán trong nội địa, cơ quan thuế nội địa chịu trách nhiệm quản lý và thu thuế thông qua hoạt động này, cụ thể:

(1) Trường hợp hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì bên nhận gia công hoặc thương nhân Việt Nam khác mua sản phẩm gia công của thương nhân nước ngoài và bán hàng hóa cho thương nhân khác tại Việt Nam thì thực hiện theo giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp trong nội địa; bên nhận gia công phải chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa gia công, nộp thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

(2) Trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu phát sinh giao dịch với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhưng được chỉ định giao hàng tại Việt Nam thì hoạt động giao dịch này thực hiện như hai doanh nghiệp trong nội địa; doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được miễn thuế, nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.

Trường hợp (1), (2) dẫn trên để thu được thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch mua bán phát sinh doanh thu tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải ký hợp đồng với đại lý tại Việt Nam để thực hiện việc thu thuế liên quan.

(3) Trường hợp kinh doanh thương mại thuần tuý: thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam ký hợp đồng đại lý hoặc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, trên hóa đơn GTGT ghi rõ mã số thuế/tên thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và mã số thuế/tên doanh nghiệp Việt Nam được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam.

(*) Ưu điểm

- Đảm bảo quản lý đúng bản chất, giao dịch hàng hóa được mua bán tại Việt Nam;

- Thực hiện thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu khi chuyển mục đích sử dụng.

(*) Nhược điểm

- Cần thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, cơ quan ngân hàng trong thanh toán quốc tế.

- Doanh nghiệp gia công, SXXK phải thực hiện nộp thuế, thanh toán trước khi thực hiện giao hàng hóa cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

- Vấn đề hoàn thuế được xử lý như thế nào nếu nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu nhưng không tiêu dùng trong nước mà đã thực xuất khẩu.

3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật liên quan:

Việc bãi bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đồng nghĩa với việc phải rà soát, bãi bỏ đồng bộ các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu tại chỗ đang được quy định tại các pháp luật khác liên quan như:

(1) Kiến nghị sửa đổi Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương để bỏ quy định hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài để đồng bộ về mặt pháp luật, tránh việc phân biệt đối xử về chính sách đối với hàng hóa có chung bản chất giao dịch giống nhau;

Kiến nghị sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để bỏ quy định đối tượng chịu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ do tại khoản 3 Điều 2 Luật này quy định hàng xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

(2) Kiến nghị sửa đổi pháp luật về thuế:

+ Đối với thuế GTGT đề nghị bỏ quy định về mức thuế suất thuế GTGT hoặc khấu trừ, hoàn thuế GTGT áp dụng đối với hàng xuất khẩu tại chỗ do tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%, khấu trừ, hoàn thuế.

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: bổ sung quy định trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng không thực hiện thủ tục hải quan thì việc thu thuế nhà thầu, thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện thông qua đại lý tại Việt Nam.

+ Đối với thuế thu nhập cá nhân: đề nghị bổ sung quy định trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phát sinh doanh thu tại Việt Nam thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

(3) Về thanh toán qua ngân hàng: Trường hợp việc thanh toán qua ngân hàng nếu phải dùng tờ khai hải quan để thanh toán thì đề xuất thay thế phương thức thanh toán bằng hợp đồng thương mại hoặc hóa đơn mua bán hàng hóa.

Đề nghị các đơn vị tham gia cho ý kiến cụ thể vào các vấn đề nêu trên./.


DỰ THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG ĐIỀU 35 NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2015/NĐ-CP VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHỖ

Quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Đề xuất sửa đổi, bổ sung

Lý do sửa đổi, bổ sung

Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;

b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Bãi bỏ toàn bộ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Theo đó, cơ quan hải quan không làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua, bán giữa 02 thương nhân Việt Nam được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa trong nội địa.

Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;

b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.

2. Trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP sẽ chuyển hoá vào các điều tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) liên quan đến hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài (để phù hợp với hệ thống pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương) và hoạt động XK, NK hàng hóa của DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nội địa (để phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật Thương mại, khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương, khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CPkhoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

3. Đề xuất chính sách thay thế việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ:

Do bản chất đây là hoạt động mua bán trong nội địa, cơ quan thuế nội địa chịu trách nhiệm quản lý và thu thuế thông qua hoạt động này, cụ thể:

(1) Trường hợp hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì bên nhận gia công hoặc thương nhân Việt Nam khác mua sản phẩm gia công của thương nhân nước ngoài và bán hàng hóa cho thương nhân khác tại Việt Nam thì thực hiện theo giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp trong nội địa; bên nhận gia công phải chuyển đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa gia công, nộp thuế nhập khẩu và các khoản thuế khác như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

(2) Trường hợp hàng hóa được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu đã được miễn thuế nhập khẩu phát sinh giao dịch với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhưng được chỉ định giao hàng tại Việt Nam thì hoạt động giao dịch này thực hiện như hai doanh nghiệp trong nội địa; doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được miễn thuế, nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định.

Trường hợp (1), (2) dẫn trên để thu được thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch mua bán phát sinh doanh thu tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải ký hợp đồng với đại lý tại Việt Nam để thực hiện việc thu thuế liên quan.

(3) Trường hợp kinh doanh thương mại thuần tuý: thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam ký hợp đồng đại lý hoặc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, trên hoá đơn GTGT ghi rõ mã số thuế/tên thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và mã số thuế/tên doanh nghiệp Việt Nam được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam.

(*) Ưu điểm

- Đảm bảo quản lý đúng bản chất, giao dịch hàng hóa được mua bán tại Việt Nam;

- Thực hiện thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu khi chuyển mục đích sử dụng.

(*) Nhược điểm

- Cần thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, cơ quan ngân hàng trong thanh toán quốc tế.

- Doanh nghiệp gia công, SXXK phải thực hiện nộp thuế, thanh toán trước khi thực hiện giao hàng hóa cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

- Vấn đề hoàn thuế được xử lý như thế nào nếu nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu nhưng không tiêu dùng trong nước mà đã thực xuất khẩu.

- Luật Thương mại năm 2005 chỉ quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài:

+ Điều 181 Luật Thương mại 2005 quy định bên đặt gia công được “Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.”

+ Điều 182 Luật Thương mại 2005 quy định bên nhận gia công được “xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công.”

- Luật Quản lý ngoại thương năm 2018 không quy định về hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ. Tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương quy định hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ áp dụng đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, cụ thể:

+ Điểm e khoản 1 Điều 42 quy định: Bên đặt gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm theo văn bản thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật ”.

+ Điểm e khoản 2 Điều 42 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công: “Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công ”.

Như vậy, chỉ có Luật Thương mại năm 2005, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý ngoại thương quy định doanh nghiệp trong nước nhận gia công cho thương nhân nước ngoài được thực hiện một số hoạt động XNK tại chỗ (như: bán, tiêu hủy, tặng biếu, xuất khẩu); Luật Hải quan năm 2001 và các văn bản Luật khác đều không quy định về hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.

Tuy nhiên, căn cứ hệ thống các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) thì hoạt động XNK tại chỗ đã được quy định thực hiện từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hóa và kể từ năm 2015, các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể tại Nghị định của Chính phủ (như: Nghị định số 08/2015/NĐ-CP , Nghị định số 134/2016/NĐ-CP , Nghị định số 209/2013/NĐ-CP , Nghị định số 69/2018/NĐ-CP); trong khi đó pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Như vậy, về bản chất việc mua bán giữa hai thương nhân Việt Nam được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tại Việt Nam là hoạt động mua bán nội địa, hàng hóa không có sự dịch chuyển qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường mà chỉ dịch chuyển trong nội địa. Việc làm thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa này là không phù hợp do không có Luật nào quy định, việc làm thủ tục hải quan là tạo thuận lợi cho loại hàng hóa này được giao dịch trong nội địa, thu được một số loại thuế (nếu có) như thuế NK, thuế nhà thầu nhưng không phản ánh đúng bản chất của giao dịch này.

Do vậy, kiến nghị bãi bỏ toàn bộ quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, việc bãi bỏ quy định về xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đồng nghĩa với việc phải rà soát, bãi bỏ đồng bộ các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu tại chỗ đang được quy định tại các pháp luật khác liên quan như:

(1) Kiến nghị sửa đổi Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương để bỏ quy định hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài để đồng bộ về mặt pháp luật, tránh việc phân biệt đối xử về chính sách đối với hàng hóa có chung bản chất giao dịch giống nhau;

Kiến nghị sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để bỏ quy định đối tượng chịu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ do tại khoản 3 Điều 2 Luật này quy định hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

(2) Kiến nghị sửa đổi pháp luật về thuế:

+ Đối với thuế GTGT đề nghị bỏ quy định về mức thuế suất thuế GTGT hoặc khấu trừ, hoàn thuế GTGT áp dụng đối với hàng xuất khẩu tại chỗ do tại Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%, khấu trừ, hoàn thuế.

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: bổ sung quy định trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng không thực hiện thủ tục hải quan thì việc thu thuế nhà thầu, thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện thông qua đại lý tại Việt Nam.

+ Đối với thuế thu nhập cá nhân: đề nghị bổ sung quy định trường hợp thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phát sinh doanh thu tại Việt Nam thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

(3) Về thanh toán qua ngân hàng: Trường hợp việc thanh toán qua ngân hàng nếu phải dùng tờ khai hải quan để thanh toán thì đề xuất thay thế phương thức thanh toán bằng hợp đồng thương mại hoặc hóa đơn mua bán hàng hóa.

Các nội dung cần lấy ý kiến:

- Các quy định liên quan cần sửa đổi (các đơn vị liên quan);

- Chính sách thuế sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi cách thức quản lý hàng hóa XNK TC tại nội dung nêu trên; (cơ quan lấy ý kiến Tổng cục Thuế, Vụ Chính sách Thuế, Cục Thuế XNK);

- Các nội dung về thuế cần quy định trong trường hợp này.

MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM
GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No: 2588/TCHQ-GSQL
Re: opinions contributed to draft amendment to Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP 

Hanoi, May 29, 2023

 

To:

- Tax Departments of provinces and central-affiliated cities.
- Legal Department;
- Inspectorate Department;
- Import - Export Duty Department;
- Post Clearance Audit Department;
- Anti-smuggling and Investigation Department;
- Risk Management Department.

Implementing the conclusion of Deputy Prime Minister Le Minh Khai in Notice No. 39/TB-VPCP dated February 20, 2023 of the Government Office on in-country import and export as prescribed in Article 35 of Decree No. 08 /2015/ND-CP: “The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with relevant agencies in reviewing and completing the draft Decree and at the same time evaluating and summarizing the implementation of regulations on in-country exports and imports specified in Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP. To be specific: it is necessary to clearly state the legal basis, implementation results, strengths and weaknesses, impacts and remedial measures. On that basis, it is required to report to the Government Standing Committee for consideration and provision of opinions on the promulgation of the Decree on amendments to some Articles of Decree No. 08/2015/ND-CP and treatment directions for regulations of in Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP", the General Department of Vietnam Customs has made a report on assessment and summary of the implementation of regulations on customs procedures for in-country exports and imports specified in Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP. In this assessment report, the General Department of Vietnam Customs has provided details about the legal basis over each period and assessed the current situation, strengths and weaknesses of customs procedures and tax policies applicable to in-country exports and imports; at the same time, recommended amendments to Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP. To be specific:

1. All regulations on in-country export and import specified in Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP shall be annulled.

2. Cases specified in Points a and b, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP will be elaborated by corresponding Articles specified in Circular No. 38/2015/TT-BTC (amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC) related to processing of goods in Vietnam under contracts with foreign traders (to be conformable with the legal system on trade and foreign trade management) and export and import of goods of export processing enterprises and enterprises in free trade zones and the inland area (to be conformable with regulations of Article 28 of the Commercial Law, Clause 4, Article 3 of the Law on Foreign Trade Management, Clause 6, Article 4 of the Law on Customs, Clause 4, Article 26 of Decree No. 35/2022/ND-CP and Clause 1, Article 4 of the Law on Import and Export Duties).

However, with a view to ensuring consistency with the relevant legal system without discriminatory policies on goods transactions that have the same nature, it is recommended that the competent authority should consider annulling regulations on in-country import and export of goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders specified in the Commercial Law, the Law on Foreign Trade Management and Decrees on provision of guidance on the implementation since these processed goods are owned by foreign traders. Hence, when such goods are sold in the Vietnam market, it is required to comply with commercial sale contracts and regulations of Point c, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP.

Therefore, the annulment of regulations in Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP means that it is necessary to also review and annul regulations related to in-country import and export specified in other relevant laws. To be specific: it is required to review and propose amendments to the Commercial Law and the Law on Foreign Trade Management to annul regulations on in-country export and import of goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders; review and amend the Law on Import and Export Duties and VAT related to regulations on taxed goods, tax refund for in-country imports and exports, foreign contractor withholding tax, corporate income tax...

3. It is required to propose policies to replace customs procedures for in-country imports and exports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(1) If goods are processed in Vietnam under contracts with foreign traders but are sold by foreign traders to organizations or individuals in Vietnam, the act of purchasing processed products from foreign traders and then selling them another trader in Vietnam performed by the processor or another Vietnamese trader shall be considered as purchase and sale between two domestic enterprises. In this case, the processor shall repurpose the processed goods and pay import duty and other taxes as if the goods were imported from abroad.

(2) If there are transactions of goods produced from raw materials imported for production of exports that are exempt from import duties with foreign organizations or individuals but such goods are delivered in Vietnam as designated, these transactions shall be considered as transactions between two domestic enterprises. In this case, enterprises importing raw materials for production of exports shall repurpose raw materials that are imported and exempt from duties and pay other taxes according to regulations.

In two aforesaid cases, in order to collect corporate income tax on revenues generated in Vietnam, foreign traders without presence in Vietnam shall sign contracts with agents in Vietnam to collect related taxes.

(3) Regarding normal trade: A foreign trader without presence in Vietnam shall sign an agency contract or use a VAT invoice. The VAT invoice shall bear the taxpayer identification number (TIN)/name of the foreign trader and TIN/name of the Vietnamese enterprise designated to receive goods in Vietnam.

(*) Strengths

-  Goods purchased and sold in Vietnam are managed properly;

- Collecting import duties on goods processed and produced for export upon repurposing.

(*) Weaknesses

- It is required to change management methods of tax authorities and banking agencies for international payments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- It is difficult to handle tax refund in case imported raw materials, supplies and components are purchased and sold domestically but then used for manufacture of products that are exported in reality.

The General Department of Vietnam Customs encloses the following documents:

(i) Report on assessment and summarization of the implementation of customs procedures for in-country exports and imports specified in Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP and proposal for amendments;

(ii) Draft amendments to Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP.

Units are required to give their specific opinions about each content, propose handling plans (if any) and send their opinions to the General Department of Vietnam Customs before June 13, 2023 for consolidation and submission to the Ministry of Finance and report to the Government in a prompt manner. A soft copy of opinions shall be sent to email: anhptp@custom.gov.vn. Contact point: Pham Thi Phuong Anh, phone number: 0917793233./.

 

 

PP. DIRECTOR GENERAL
DEPUTY DIRECTOR GENERAL




Nguyen Van Tho

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amendments to regulations on in-country export and import specified in Article 35 of Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January, 21 2015

Implementing the conclusion of Deputy Prime Minister Le Minh Khai in Notice No. 39/TB-VPCP dated February 20, 2023 of the Government Office on collection of and explanation about opinions of Government members on the draft Decree on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 on specific provisions and guidance on enforcement of the Customs Law on customs procedures, examination, supervision and control procedures for in-country import and export, the General Department of Vietnam Customs assesses and summarizes the implementation of regulations on in-country imports and exports specified in Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP and proposes amendments. To be specific:

I. Legal basis

1. Regulations on in-country import and export from 1998 to present

a) In 1998

Pursuant to point 7, section "Specific provisions" of Joint Circular No. 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ dated December 31, 1998 between the Ministry of Trade and the General Department of Customs on export and import procedures of foreign direct investment enterprises (FDI enterprises):

“7. Regarding the export to foreign customers of goods which are, however, not exported out of Vietnam, the exporting enterprise is entitled to deliver such goods directly to another domestic establishment as nominated by the foreign purchaser:

a. Exports:

Goods exported by a FDI enterprise to a foreign company shall be products specified in the enterprise’s investment license, produced by that enterprise and included in the approved annual export plan (according to Decision No. 321/1998/QD-BTM dated March 14, 1998 and Decision No. 625/1995/QD-BTM dated June 1st, 1998 of the Ministry of Trade).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i. If the goods-receiving domestic enterprise is a FDI enterprise:

The goods shall be raw materials used for the enterprise’s production and be included in the approved annual import plan.

ii. If the domestic goods-receiving enterprise is a Vietnamese enterprise:

The goods may be production raw materials or goods in service of the enterprise’s trade, which must conform with the business lines stated in its business registration certificate, the import-export management policy and the tax policy applicable to imports.

Thus, the above-mentioned Circular does not contain definitions of in-country import and export, but foreign enterprises are entitled to designate FDI enterprises to deliver goods to domestic enterprises (including Vietnamese enterprises and FDI enterprises).

b) In 2000

The Ministry of Trade issued Circular No. 22/2000/TT-BTM dated December 15, 2000 (replacing Circular No. 23/1998/TTLT-BTM-TCHQ). In this Circular, there are 02 cases of in-country import and export:

(1) Foreign enterprises appoint FDI enterprises to deliver goods to domestic enterprises (including Vietnamese enterprises and FDI enterprises).

(2) Foreign contractors appoint FDI enterprises (as subcontractors) to purchase and sell domestic products to perform construction and installation works in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) In 2003

Following the direction from the Prime Minister in Official Dispatch No. 660/CP-KTTH dated June 14, 2002 on taxes on in-country imports and exports, on December 17, 2002, the Ministry of Finance issued Decision No. 153/2002/QD-BTC on customs procedures for in-country exports and imports and in-country export and import declarations. In this Decision, Clause 1 of Section I stipulates:

“In-country exports and imports mean goods produced in Vietnam by enterprises (including FDI enterprises) and sold to foreign traders but delivered to other enterprises in Vietnam under the designation by such foreign traders.

In addition, the Decision provides for conditions, dossiers and customs procedures for in-country imports and exports;

d) In 2005

- Pursuant to the Commercial Law No. 36/2005/QH11:

+ Hiring parties are entitled to sell, destroy, donate or give as gifts on the spot processed products, leased or lent machinery and equipment, raw materials, auxiliary materials, redundant supplies, faulty products and discarded materials according to agreements and regulations of law (specified in Article 181).

+ Processors are entitled to export on spot processed products; leased or borrowed machinery and equipment, raw materials, materials, redundant supplies, faulty products and discarded materials under the authorization of hiring parties (specified in Article 182).

- Pursuant to Article 15 of Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP dated December 15, 2005 on elaboration of the implementation of some Articles of the Customs Law on customs procedures, inspection and supervision: “Goods exported on the spot which are considered as exports and goods imported on the spot which are considered as imports shall comply with legal regulations on imports and exports management and tax policies for imports and exports.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) From 2015 to present

dd.1) Customs law

With some regulations on in-country import and export of Decree No. 154/2005/ND-CP retained while others replaced, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP provides for cases considered as in-country import and export. On that basis, the Minister of Finance has elaborated customs procedures for in-country imports and exports in accordance with Article 86 of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018.

dd.2) Tax law

- Pursuant to Article 2 of the 2016 Law on export and import duties: In-country imports and exports are taxed goods and the Government has the responsibility to regulate this Article.

On that basis, the Government issued Decree No. 134/2016/ND-CP dated September, 01 2016 (amended by Decree No. 18/2021/ND-CP dated March 11, 2021). In this Decree, Clause 3 Article 2 provides for application of duty rates on in-country exports and imports

- Regarding Decrees on application of FTA tariff schedules:

+ Regarding bilateral free trade agreements, imports shall be eligible for the special preferential import tariff rates if they fully meet conditions, including the condition that they are consigned directly from the exporting country to Vietnam.

+ Regarding multilateral trade agreements, imports shall be eligible for the special preferential import tariff rates if they fully meet conditions, including the condition that they are consigned directly from the exporting country to Vietnam or they are imported from a free trade zone of Vietnam to domestic market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd.3) Law on foreign trade management

- In 2017, the National Assembly ratified the Law on Foreign Trade Management, which does not contain regulations on in-country export and import. However, Decree No. 69/2018/ND-CP on elaboration of some Articles of the Law on Foreign Trade Management contains regulations on in-country export and import applicable to goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders. To be specific:

+ Pursuant to Point e, Clause 1 Article 42: “The hiring party is entitled to carry out in-country export of processed products; leased or borrowed machinery and equipment; oversupplied materials; and scrap and waste according to agreements between involved parties, in accordance with applicable regulations of law on management of export and import of goods, and shall fulfill tax liabilities and other financial obligations as per the law.

- + Pursuant to Point e, Clause 2 Article 42 on rights and obligations of the processor: “The processor shall carry out procedures for in-country export of processed products, leased or borrowed machinery and equipment, oversupplied materials, waste and scrap as authorized by the hiring party”.

* Comments and remarks: Thus, the 2005 Commercial Law allows processing enterprises in Vietnam to carry out some in-country import-export activities (including sale, destruction, gift giving and export); The 2001 Customs Law and other Laws do not contain regulations on in-country import and export; However, according to the documents under the Law (aforesaid Decrees and Circulars), in-country import and export activities have been regulated since 1998 and subsequent documents have been amended in order to ensure compliance with commercial practice and facilitate trade in goods. Since 2015, in-country export and import have been regulated by several Government's Decrees (including Decree No. 08/2015/ND-CP, Decree No. 134/2016/ND-CP, Decree No. 209/2013/ND-CP and Decree No. 69/2018/ND-CP); while the Law on Export and Import Duties stipulates that in-country import and export are dutiable. Therefore, with regard to exports and imports, there are discrepancies between the laws on trade and foreign trade and the laws on export and import duties.

2. International experience in in-country import and export

Customs authorities of countries including Japan and Korea do not provide for in-country export and import. The Kyoto and Istanbul Conventions do not have regulations on in-country export and import.

Via discussions at the 24th meeting of ASEAN on customs procedures and trade facilitation, ASEAN member countries had the opinion that according to the nature, in-country import and export shall not considered as normal import and export since goods are not transported across borders or customs territories. In-country import and export are domestic transactions with the participation of foreign traders as intermediaries (performing domestic distribution and trade). Therefore, domestic tax authorities shall be responsible for management of these transactions and they are not required to follow customs procedures.

Thus, in the world, goods are only imported and exported in the form of normal export and import (imports and exports must be transported through border checkpoints or customs territories). The in-country import and export only exist in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Pursuant to Article 28 of the Commercial Law No. 36/2005/QH11:

“1. Export of goods means the bringing of goods out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or into special zones in the Vietnamese territory, which are regarded as customs-controlled areas according to regulations of law.

2. Import of goods means the bringing of goods into the territory of the Socialist Republic of Vietnam from foreign countries or special zones in the Vietnamese territory, which are regarded as customs-controlled areas according to regulations of law.

b) Pursuant to Clause 4, Article 3 of the 2017 Law on Foreign Trade Management: “Customs-controlled area” means a geological area in the territory of Vietnam that is established in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory and the exchange of products between this area and the remaining territory of Vietnam or foreign countries are considered as import and export activities.”

c) Pursuant to Clause 6, Article 4 of the 2014 Law on Customs: "Goods include movable assets with headings and subheadings according to the Vietnamese list of imports and exports which may be imported, exported, transited or retained in customs areas.

d) Pursuant to Clause 4, Article 26 of Government’s Decree No. 35/2022/ND-CP dated May 28, 2022 on management of industrial parks and export processing zones in Vietnam: “Any trade in goods between export processing enterprises and other areas within the territory of Vietnam, except free trade zones, shall be defined as an export and import relation, unless otherwise stipulated in point c of this Clause, and except in the cases where completion of customs procedures prescribed in law on customs is not required”.

The customs area scope is specified in Decree No. 01/2015/ND-CP dated January 02, 2015 amended by Government's Decree No. 12/2018/ND-CP dated January 23 2018.

Thus, according to the above-mentioned regulations, imports and exports shall be brought to/out of the territory of Vietnam or brought to/out of customs-controlled areas (export processing zones, export processing enterprises, free trade zones and bonded warehouses) or stored in customs areas (according to regulations of Decree No. 01/2015/ND-CP amended by Decree No. 12/2018/ND –CP, including border checkpoint economic zones with enterprises producing and trading goods (processed goods and goods produced for export) subject to customs supervision and control). Accordingly, customs authorities shall only carry out customs procedures for imports and exports in the aforesaid cases, including goods processed in Vietnam under processing contracts and sold to Vietnamese organizations or individuals by the foreign hirers; and goods traded under the sale and purchase contract between domestic enterprises and export processing enterprises or enterprises located in free trade zones; (specified in Points a and b, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ ND-CP).  In-country exports and imports traded between Vietnamese enterprises and overseas organizations or individuals without presence in Vietnam, and delivered under the designation arrangement between foreign traders and other enterprises in Vietnam (specified in Point c Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ ND-CP) shall not be subject to management by customs authorities.

4. Opinions on tax policies applicable to in-country import and export:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Before this date, the Law on Import and Export Duties No. 45/2005/QH11 and Government's Decree No. 87/2010/ND-CP dated 13/8/20210 do not have separate regulations on tax policies applicable to in-country export and import. Article 15 of Government’s Decree No. 154/2005/ND-CP dated December 15, 2005 stipulates that in-country goods which are considered as exports and in-country goods which are considered as imports, thus have to comply with regulations on management of imports and exports and tax policies applicable to imports and exports. Thus, tax policies applicable to in-country exports and imports are the same as those applicable to imports and exports. In case of in-country export and import, it is required to declare and pay import and export duties in accordance with the law on import and export duties.

4.2. After the effective date of Decree No. 08/2015/ND-CP

a. Regulations in the law on import and export duties:

Pursuant to Clauses 2 and 3 Article 2 of Law No. 107/2016/QH13 on Import and Export Duties:

“Article 2. Taxed goods

2. Goods exported from the domestic market into free trade zones; goods imported from free trade zones into the domestic market.

3. Goods in-country exported-imported; goods exported and imported by enterprises exercising their right to export, import, or distribute.

Pursuant to Clauses 2 and 3 Article 2 of Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 01, 2016:

“Article 2. Taxed goods

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Provisions of the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 shall apply to the exports delivered to domestic processors specified in Clause 3 Article 2 of the Law on Export and Import Duties.

Pursuant to Clause 3 Article 3 of Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 01, 2016 amended by Clause 1 Article 1 of Government’s Decree No. 18/2021/ND-CP dated March 11, 2021:

“3. Application of duty rates on in-country exports and imports

a) In-country exports shall apply the export duty rates specified in the Government’s Decree No. 122/2016/ND-CP dated September 01, 2016 on schedules of import tariffs and preferential import tariffs, list of goods and its flat tax, compound tariff, and out- of - quota import tariff, Government’s Decree No. 57/2020/ND-CP dated May 25, 2020 on amendments to some Articles of Decree No. 122/2016/ND-CP , and Government’s Decree No. 125/2017/ND-CP dated November 16, 2017 on amendments to some Articles of Decree No. 122/2016/ND-CP , their amendments and replacements (if any).

b) In-country imports (except goods imported from free trade zones prescribed in Point c of this Clause) shall apply the preferential import tariff rates specified in Decree No. 125/2017/ND-CP, Decree No. 57/2020/ND-CP, their amendments and replacements (if any).

Pursuant to Point g, Clause 1, Point dd, Point g, Point h, Clause 2, Clause 5, Article 10 of Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 01, 2016 amended by Clause 4, Article 1 of Government's Decree No. 18/2021/ND-CP dated March 11, 2021:

“Article 10. Exemption of duties on goods imported for further processing and processed exports

1. Goods imported for further processing and processed exports under processing contracts that are exempt from export and import duties specified in Clause 6 Article 16 of the Law on Export and import duties include:

a) Processed products that are exported to a foreign country, a free trade zone or an organization or individual in Vietnam as requested by the hirer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Basis for determination of eligibility for duty exemption:

dd) The quantity of imports used for processing the products that have been exported to a foreign country or a free trade zone that is exempt from import duties is the quantity of goods imported in for processing the exported products in reality.

Regulations of Point g and Point h of this Clause shall apply to goods imported for processing products that are exported to another domestically located organization or individual (outside of free trade zones), and in-country processed imports.

g) The quantity of imported goods that are used for processing in-country exports in reality will be exempt from import duties if the in-country exporter has sent the customs authority a notification (Form No. 22 in Appendix VII hereof) of the customs declaration of the in-country imports within 15 days from the day on which customs clearance is granted to the in-country exports.

If the in-country exporter fails to submit the notification to the customs authority by the deadline, the in-country exporter shall register a new customs declaration, declare and pay duties on the imports used for processing the in-country exports at the rates and dutiable values of the imports that are applicable when the new customs declaration is registered.

If the in-country exporter submits a notification of the customs declaration of the in-country imports to the customs authority after duties are paid, the paid duties shall be settled in accordance with regulations of law on settlement of overpaid tax.

h) Goods that are imported on the spot for processing according to the customs declaration shall be exempt from import duties if the importer satisfies the requirements specified in Point a and Point b of this Clause. If goods that are imported on the spot for other purposes, the in-country importer shall declare and pay duties at the rates and dutiable values of the in-country imports that are applicable when the declaration is registered.

In case the in-country importer has paid import duties, used the in-country imports for production of goods for export and exported the goods to a foreign country or a free trade zone in reality, paid import duties will be refunded in accordance with Article 36 of this Decree.

5. Procedures for granting duty exemption are specified in Article 31 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Points dd, e, g and h Clauses 2 and 3 Article 12 of Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 01, 2016 amended by Clause 6, Article 1 of Government's Decree No. 18/2021/ND-CP dated March 11, 2021:

“Article 12. Exemption of duties on goods imported for production of domestic exports

2. Basis for determination of eligibility for duty exemption:

d)  The quantity of imports used for processing the products that have been exported to a foreign country or a free trade zone that is exempt from import duties is the quantity of goods imported in for processing the exported products in reality.

Regulations of Points e, g and h of this Clause shall apply to the imports used for production of products that are exported to another domestically located organization and individual (outside of free trade zones), in-country exports and imports.

e) The quantity of imported goods that are used for producing in-country exports in reality will be exempt from import duties if the in-country exporter has sent the customs authority a notification (Form No. 22 in Appendix VII hereof) of the customs declaration of the in-country imports within 15 days from the day on which customs clearance is granted to the in-country exports.

If the in-country exporter fails to submit the notification to the customs authority by the deadline, the in-country exporter shall register a new customs declaration, declare and pay duties on the imports used for producing the in-country exports at the rates and dutiable values of the imports that are applicable when the new customs declaration is registered.

If the in-country exporter submits a notification of the customs declaration of the in-country imports to the customs authority after duties are paid, the paid duties shall be settled in accordance with regulations of law on settlement of overpaid tax.

g) In-country exports are not exempt from export duties.  The in-country exporter shall register the in-country export declaration, declare and pay export duties at the rates and values of the in-country exports that are applicable when the declaration is registered.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case the in-country importer has paid import duties, used the in-country imports for production of goods for export and exported the goods to a foreign country or a free trade zone in reality, paid import duties will be refunded in accordance with Article 36 of this Decree.

3. Procedures for granting duty exemption are specified in Article 31 of this Decree.

While following procedures for in-country export of the goods specified in this Article, in addition to the duty exemption application specified in Article 31 of this Decree, the in-country exporter shall also submit the document requesting delivery of goods in Vietnam of a foreign entity: 01 photocopy

Pursuant to Clause 4 Article 2 of Government's Decree No. 18/2021/ND-CP dated March 11, 2021:

“Article 2. Implementation

4. Transition clauses on in-country exports and imports:

The duty rates on in-country exports and imports prescribed in Clause 1 Article 1 of this Decree shall be applied from the effective date of the Law on Export and Import Duties No. 107/2016/QH13.”

b. Regulations in the law on value-added tax:

Pursuant to Article 9 and Article 17 of Circular No. 219/2013/TT-BTC dated December 31, 2013 of the Ministry of Finance on guidance on implementation of the Law on Value-Added Tax and the Government's Decree No. 209/2013/ND-CP dated December 18, 2013 on provision of guidance on some Articles of the Law on Value-Added Tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cases of export under regulations of law:

+ Forwarded processed goods under trade laws on international goods trade and export processing.

+ In-country exports under regulations of law:

Article 17. Conditions for deduction and refund of input VAT in some cases of deemed export

2. Compulsory documents for in-country exports under regulations of law:

a) A sale contract or a processing contract requiring goods to be delivered to a recipient in Vietnam;

b) A customs declaration of in-country imports and exports that have gone through customs procedure;

c) A VAT invoice or export invoice specifying the buyer’s name, recipient, and delivery address in Vietnam;

d) Goods sold to foreign traders and delivered to a location in Vietnam shall be paid with convertible foreign currencies by bank transfer. Wire transfer receipts shall comply with this Clause 3 Article 16 of this Circular. If the appointed recipient is authorized by the foreign party to pay the exporter, the currency used for payment shall comply with the laws on foreign currencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If any of the compulsory documents for forwarded processed goods and in-country exports is missing, VAT shall be paid as if they are sold domestically.

c. Foreign contractor withholding tax policies:

Pursuant to Clauses 1 and 2 Article 1 of Circular No. 60/2012/TT-BTC and Clauses 1 and 2 Article 1 of Circular No. 103/2014/TT-BTC on regulated entities, especially Clause 2: “Foreign entities providing goods in Vietnam in the form of in-country import and export and earning income in Vietnam under contracts between them and Vietnamese enterprises (except for cases in which goods are processed and then returned to foreign entities) or providing goods under the DDP, DAT, DAP delivery conditions (incoterms). Hence, a foreign entity providing goods in the form of in-country import and export (except for cases in which goods are processed and then returned to foreign entities) is subject to foreign contractor withholding tax.

* Pursuant to the aforesaid regulations on tax policies and in consideration of cases related to application of regulations in Clause 1 Article 35 of Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015: Goods imported within the country for processing are considered as in-country imports and exports as designated by the hiring party and regardless of the presence of a resident representative in Vietnam. The tax policy applicable to in-country exports and imports shall be implemented according to the corresponding declaration

II. Current status of in-country import and export

1. In-country exports and imports value under regulations in Clause 1 Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP

Table 1: Data on import-export turnover and revenues from import and export duties by years

Year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Total import turnover (Mil. USD)

Total amount of export duty

(billion VND)

Total amount of import duty 

(billion VND)

2018

243.480

236.690

8.577,8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2019

264.190

253.070

8.554,6

54.045,95

2020

282.660

262.700

7.395,0

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2021

336.310

332.230

8.379,7

51.121,34

2022

371.330

358.900

10.425,1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Source: Customs IT and Statistics Department)

Table 3: In-country export statistics

Year

Quantity of customs declarations

(sheet)

In-country export turnover

(Mil. USD)

Percentage (%)/export turnover

The amount of export duty to be collected

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Percentage (%)/export duty

2018

1.152.589

37.232,01

15,29

44,8

0,52

2019

1.305.790

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16,31

50,8

0,59

2020

1.406.831

45.440,39

16,08

69,1

0,93

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.450.695

37.847,44

11,25

103,4

1,23

2022

1.670.023

65.257,17

17,58

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1,22

(Source: Customs IT and Statistics Department)

Table 4: In-country import statistics

Year

Quantity of customs declarations (sheet)

In-country import turnover (Mil. USD)

Percentage (%)/export turnover

The amount of import duty to be collected

Percentage (%)/import duty

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.218.211

29.911,7

12,64

659

10,12

2019

1.379.274

46.027,6

18,19

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8,67

2020

1.514.737

49.719,3

18,93

1.565

3,56

2021

1.569.520

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12,04

4.433

2,82

2022

1.775.652

72.205,4

20,12

6.537

1,2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The table shows that the average in-country import-export turnover within 05 years reached about 15,84% compared to the total turnover of all types of import and export. To be specific:

- In 2018: The in-country import-export turnover reached about 67,14 billion USD/total import-export turnover (480,17 billion USD), accounting for 13,98%. Total revenues from in-country import and export duties reached 703,61 billion VND, accounting for 1,11% of total revenues from import and export duties.

- In 2019: The in-country import-export turnover reached about 89,12 billion USD/total import-export turnover (517,26 billion USD), accounting for 17,23%. Total revenues from in-country import and export duties reached 1.576,4 billion VND, accounting for 2,52% of total revenues from import and export duties.

- In 2020: The in-country import-export turnover reached about 95,16 billion USD/total import-export turnover (545,36 billion USD), accounting for 17,45%. Total revenues from in-country import and export duties reached 1.634 billion VND, accounting for 3,18% of total revenues from import and export duties.

- In 2021: The in-country import-export turnover reached about 77, 861 billion USD/total import-export turnover (668,54 billion USD), accounting for 11,65 % (the complicated developments of the COVID-19 epidemic at this period have affected the in-country import-export turnover, so there is a decrease in the in-country import-export turnover compared to that of 2020. Total revenues from in-country import and export duties reached 4.536,1 billion VND, accounting for 7,62 % of total revenues for import and export duties.

- In 2022: The in-country import-export turnover reached about 137,46 billion USD/total import-export turnover (730,2 billion USD), accounting for 18,83%. Total revenues from in-country import and export duties reached 6.663,65 billion VND, accounting for 8,88% of total revenues for import and export duties.

However, the in-country import-export turnover is not included in the annual import-export turnover.

2. Customs procedures and data on each case:

Customs procedures for in-country exports and imports shall comply with regulations in Article 35 of Decree No. 38/2015/ND-CP and Article 86 of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated 25 March 2015 of the Ministry of Finance (amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018). There are 3 scenarios as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 In this case, the processed goods are owned by the foreign hirer. When a domestic enterprise wishes to purchase these goods, the hiring party shall appoint the processor to deliver the goods in Vietnam after the end of the contract; the domestic buyer shall pay the foreign hirer for the goods directly or via the processor. In this case, the goods are not moved across the border of Vietnam. This is normal trade and it conforms to Articles 181 and 182 of the Commercial Law and Article 42 of Decree No. 69/2018/ND-CP.

Data on custom declaration and in-country export turnover of goods

Year

Quantity of customs declarations (sheet)

Turnover (Mil. USD)

Percentage (%)/export turnover

The amount of duty to be collected (VND)

Percentage (%)/export duty

2018

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7.747,96

3,18

284.112.268,4

0,003

2019

249.120

8.028,6

3,04

492.050.341,6

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2020

260.114

8.184,8

2,9

37.319.756,5

0,001

2021

136.990

4.585,8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6.778.292,7

0,0001

2022

27.698

5.965,7

1,61

-

-

(Source: Customs IT and Statistics Department)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Year

Quantity of customs declarations

Turnover (Mil. USD)

Percentage (%)/import turnover

The amount of duty to be collected (VND)

Percentage (%)

2018

205.004

5.512,40

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



48.159.198.325,4

0,09

2019

243.288

7.622,11

3,01

313.254.957.002,2

0,58

2020

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7.852,85

2,99

151.954.964.179,3

0,35

2021

130.578

4.311,77

1,3

333.155.012.472,5

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2022

22.951

4.075,67

1,14

1.613.421.762,4

0.003

(Source: Customs IT and Statistics Department)

Scenario 2: Goods are traded between a domestic enterprise and an export processing enterprise or an enterprise located in a free trade zone (according to Point b, Clause 1 Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP). 

This is normal export/import and it conforms to regulations of Article 28 of the Commercial Law, Clause 4, Article 3 of the Law on Foreign Trade Management, Clause 6, Article 4 of the Customs Law and Clause 4, Article 26 of Decree No. 35/2022/ND-CP. On the other hand, in this case, Decree No. 31/2018/ND-CP on origin of goods allows the issuance of C/O for exported Vietnamese goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Year

Quantity of customs declarations (sheet)

Turnover (Mil. USD)

Percentage (%)/export turnover

The amount of duty to be collected (VND)

Percentage (%)/export duty

2018

286.827

10.896,2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



33.304.559.509,04

0,39

2019

334.191

14.794,1

5,6

37.536.945.378,02

0,44

2020

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16.061,5

5,68

51.381.013.093,42

0,69

2021

564.052

15.511,1

4,61

89.596.399.767,01

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2022

764.857

27.882,4

7,51

116.767.666.781,91

1,12

(Source: Customs IT and Statistics Department)

Data on custom declaration and in-country import turnover of goods

Year

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Turnover (Mil. USD)

Percentage (%)/import turnover

The amount of duty to be collected (VND)

Percentage (%)

2018

146.334

6.601,19

0,24

131.419.662.390,179

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2019

170.503

10.976,37

0,36

192.660.310.933,383

4,34

2020

193.091

11.625,44

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



362.322.540.070,393

4,43

2021

202.905

9.382,66

2,21

1.127.961.427.283,98

2,82

2022

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15.182,92

1,23

794.319.906.974,312

4,23

(Source: Customs IT and Statistics Department)

Scenario 3: Goods are traded between a Vietnamese enterprise and a foreign entity without presence in Vietnam, and delivered under the designation arrangement between the foreign entity and another enterprise in Vietnam (according to Point c Clause 1 Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP).

This is normal trade on the basis of two separate sale contracts. Vietnamese enterprise A signs a contract to purchase goods from a foreign enterprise that has no presence in Vietnam; then the foreign enterprise purchases goods from Vietnamese enterprise B and designates the delivery of goods to Vietnamese enterprise A; In this case, the goods can be raw materials for production of exports or other products, or for domestic consumption or implementation of projects on investment or construction of works. Vietnamese enterprise B will receive money for purchase of goods from the foreign enterprise and Vietnamese enterprise A shall pay to the foreign enterprise. In this case, the goods are not moved across the border of Vietnam. This regulation is not consistent with the commercial law and the law on foreign trade management.

In addition, pursuant to Point d, Clause 2 of Article 2 of the Law on Corporate Income Tax No. 14/2008/QH12 on taxable objects: “Foreign enterprises without permanent establishments I Vietnam shall pay tax on taxable incomes generated in Vietnam.” Thus, if a foreign enterprise without presence in Vietnam supplies services, provides and distributes goods, etc., it shall pay corporate income tax and foreign contractor withholding tax.

Data on custom declaration and in-country export turnover of goods

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Quantity of customs declarations (sheet)

Turnover (Mil. USD)

Percentage (%)/export turnover

The amount of duty to be collected (VND)

Percentage (%)/export duty

2018

652.513

18.587,94

7,63

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



0,13

2019

722.479

20.269,36

7,67

12.810.332.313,33

0,15

2020

750.124

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7,5

17.679.418.499,42

0,24

2021

749.653

17.750,91

5,28

13.769.238.027,15

0,16

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



877.468

31.409,02

8,46

10.377.930.131,16

0,1

(Source: Customs IT and Statistics Department)

Data on custom declaration and in-country import turnover of goods

Year

Quantity of customs declarations (sheet)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Percentage (%)/import turnover

The amount of duty to be collected (VND)

Percentage (%)

2018

866.874

17.798,08

7,52

479.277.434.216,46

0,88

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



965.483

27.429,13

10,84

1.019.680.355.790,45

1,89

2020

1.064.658

30.240,98

11,51

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2,39

2021

1.236.038

26.313,73

7,92

2.971.609.495.509,31

5,81

2022

1.521.207

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14,75

5.740.568.653.234,62

8,89

(Source: Customs IT and Statistics Department)

According to the above data, revenues from import and export duties in the case specified in Point c, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP accounts for the highest proportion in the total in-country import and export duties.

3. Assessment of current regulations on in-country import and export procedures

a) Regarding customs procedures

a.1) Strengths:

- This regulation facilitates not only commercial activities of foreign traders without presence in Vietnam, but also those of Vietnamese enterprises. Instead of having to pay the transportation costs when exporting the goods from Vietnam or to a bonded warehouse and re-importing them, in order to facilitate commercial activities of foreign traders who have no presence in Vietnam, the law of Vietnam provides a special regulation. According to this regulation, with regard to goods that are specified in commercial sale and purchase contracts but are not exported or imported via Vietnam's border checkpoints, customs procedures shall be carried out inland and tax policies shall be applied as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The implementation of in-country import-export customs procedures enables enterprises to carry out international payment activities because they have export and import declarations that have been certified by customs authorities (except for the case where the payment is made before the goods is delivered).

a.2) Weaknesses:

- In-country import and export custom procedures do not reflect the nature of exports and imports in accordance with the commercial law and the law on trade and foreign trade management. According to these laws, imports and exports shall be carried across the border of Vietnam; on the other hand, including them in import-export turnover is not accurate because they are not exported or imported in reality. At the export and import stage, policies on management of in-country imports and exports are the same as those on management of normal imports and exports (commodity policies, specialized inspection), although by nature, in-country imports and exports are goods that are domestically transported.

- Enterprises can take advantage of policies to commit commercial fraud, because Decree No. 90/2007/ND-CP on exercise of export and import rights stipulates that:

“1. After a foreign trader without a presence in Vietnam is granted a certificate of registration, it shall register a taxpayer identification number with the tax department of the province or central-affiliated city where such trader was issued with its certificate.

2. When exercising the right to export [and/or] import, a foreign trader without a presence in Vietnam shall discharge obligations regarding tax, fees and charges, and other financial obligations or implement security measures in compliance with the law of Vietnam before goods are granted customs clearance; and the foreign trader shall be responsible for exported [and/or] imported goods in accordance with the law of Vietnam.”

In fact, according to Point c Clause 1 Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP, allowing foreign entities without presence in Vietnam to carry out in-country import and export procedures means they also have the right to distribute goods in Vietnam.  However, according to regulations of Decree No. 90/2007/ND-CP, a foreign trader without presence in Vietnam shall obtain the export, import and distribution rights, while according to point c, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP, a foreign entity without presence in Vietnam is not required to carry out the licensing procedure, thereby leading to the failure to collect corporate income tax on revenue-generating transactions in Vietnam.

- There are difficulties for customs authorities in management and monitoring because in-country export declarations are separate from in-country import declarations. The location for carrying out in-country export and import procedures may be two different Customs Sub-Departments. This is very difficult in cooperation and monitoring since taxes are mainly collected at the in-country import stage.

- There is a large amount of unprocessed and suspended in-country export/import declarations on the system due to various reasons, including the reason that the enterprise incorrectly declares information on the system or the in-country importer does not open the import declaration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) Strengths:

- In case of carrying out in-country import and export procedures, tax policies applicable to in-country imports and exports (goods that are not moved across the border of Vietnam) shall be the same as those applicable to normal imports and exports. Accordingly, processed goods, when carrying out in-country import and export procedures, are exempt from taxes and taxes on goods imported for production of exports will be refunded if the in-country imported products can continue to be used for production and exported to foreign countries. Thus, the application of customs procedures for in-country imports and exports will enable enterprises to handle tax issues and take advantage of incentives on import and export duties and VAT.

- The tax calculation for the in-country import declaration shall comply with Clause 3, Article 2 of the 2016 Law on Import and Export Duties, which stipulates that in-country imports are subject to taxes. Taxes and fees on these goods shall be fully collected as if they are exported/imported across the border of Vietnam according to regulations of the tax law;

- Regarding VAT: Exporters are eligible for 0% VAT and tax deduction or refund of input VAT (if any).

b.2) Weaknesses:

- In case enterprises fail to carry out in-country import procedures, import duties may not be collected.

- Risks of transfer pricing: it is possible that some FDI enterprises will take advantage of Vietnam's incentive policies in order to declare increased value and tax payable when carrying out in-country import procedures, and reduce tax payable overseas in order to maximize profits of the corporation, multinational company or group of related companies on the basis of reduction in tax liabilities.

- Regarding VAT: According to applicable regulations, in-country exports are eligible for 0% VAT. However, it is unreasonable, because there are foreign trade transactions but the goods are not actually exported out of the territory of Vietnam.

- Regarding corporate income tax: The corporate income tax cannot be collected from foreign entities without presence in Vietnam since they are not regulated by the law on corporate income tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



According to the aforesaid analysis, General Department of Vietnam Customs has opinions as follows:

According to applicable regulations in Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP, the cases specified in Points a and b have been clearly specified in the Law; the case specified in Point c, Clause 1, Article 35 of this Decree has been specified in Government’s Decrees.

In order to unify state management of customs, according to the nature of transactions of goods, General Department of Customs proposes amending Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP as follows:

1. All regulations in Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP shall be annulled.

In fact, Point c, Clause 1, Article 35 shall be annulled since in-country imports and exports specified in Point a, Point b, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP have been specified in the Commercial Law and the Law on Foreign Trade Management. Therefore, customs procedures for these two cases shall be specified in corresponding Articles in Circular No. 38/2015/TT-BTC (amended by Circular No. 39/2018/TT-BTC) related to processing of goods in Vietnam under contracts with foreign traders (to be conformable with the legal system on trade and foreign trade management) and export and import of goods of processing enterprises and enterprises in free trade zones and the inland area (to be conformable with regulations of Article 28 of the Commercial Law, Clause 4, Article 3 of the Law on Foreign Trade Management, Clause 6, Article 4 of the Law on Customs, Clause 4, Article 26 of Decree No. 35/2022/ND-CP and Clause 1, Article 4 of the Law on Import and Export Duties).

- However, with a view to ensuring consistency with the relevant legal system without discriminatory policies on goods transactions that have the same nature, it is recommended that the competent authority should consider annulling regulations on in-country import and export of goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders specified in the Commercial Law, the Law on Foreign Trade Management and Decrees on provision of guidance on the implementation since these processed goods are owned by foreign traders. Hence, when such goods are sold in the Vietnam market, it is required to comply with commercial sale contracts and regulations of Point c, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP.

Therefore, the annulment of regulations in Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP means that it is necessary to also review and annul regulations related to in-country import and export specified in other relevant laws. To be specific: it is required to review and propose amendments to the Commercial Law and the Law on Foreign Trade Management to annul regulations on in-country export and import of goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders; review and amend the Law on Import and Export Duties and VAT related to regulations on taxed goods and tax refund for in-country imports and exports.

2. It is required to propose policies to replace customs procedures for in-country import and export;

2.1. In case the Commercial Law and the Law on Foreign Trade Management have not been amended

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(1) If goods are processed in Vietnam under contracts with foreign traders but are sold by foreign traders to organizations or individuals in Vietnam, the act of purchasing processed products from foreign traders and then selling them another trader in Vietnam performed by the processor or another Vietnamese trader shall be considered as purchase and sale between two domestic enterprises. In this case, the processor shall repurpose the processed goods and pay import duty and other taxes as if the goods were imported from abroad.

(2) If goods are produced from raw materials imported for production and export that are exempt from import duties and there are transactions with foreign organizations or individuals but such goods are delivered in Vietnam as designated, these transactions shall be considered as transactions between two domestic enterprises. In this case, the enterprise importing raw materials for production and export shall repurpose raw materials that are imported and exempt from duties, and pay other taxes according to regulations.

In two aforesaid cases, in order to collect corporate income tax on revenues generated in Vietnam, the foreign trader without presence in Vietnam shall sign a contract with an agent in Vietnam to collect related taxes.

(3) Regarding normal trade: A foreign trader without presence in Vietnam shall sign an agency contract or use a VAT invoice. The VAT invoice shall bear the taxpayer identification number (TIN)/name of the foreign trader and TIN/name of the Vietnamese enterprise designated to receive goods in Vietnam.

(*) Strengths

-  Goods purchased and sold in Vietnam are managed properly;

- Collecting import duties on goods processed and produced for export upon repurposing.

(*) Weaknesses

- It is required to change management methods of tax authorities and banking agencies for international payments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- It is difficult to handle tax refund in case raw materials, supplies and components are imported but they are not domestically sold and are exported in reality.

3. It is required to propose amendments to the system of relevant laws:

The annulment of regulations on in-country import and export specified in Point c, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP means that it is necessary to also review and annul regulations related to in-country import and export specified in other relevant laws. To be specific:

(1) It is proposed to amend the Commercial Law and the Law on Foreign Trade Management to annul regulations on in-country import and export of goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders in order to be legally synchronous and avoid discriminatory policies on goods transactions that have the same nature;

It is proposed to amend the Law on Import and Export Duties to annul regulations on taxed goods for in-country imports and exports because Clause 3, Article 2 of this Law stipulates that these imports and exports are subject to taxes,

(2) It is proposed to amend the tax law:

+ Regarding VAT, it is proposed to annul regulations on VAT rates, VAT deduction or refund applicable to in-country exports since Decree No. 209/2013/ND-CP stipulates that these exports are eligible for 0% VAT, tax deduction and refund.

+ Regarding corporate income tax: it is proposed to add the regulation on a case where if a foreign trader without presence in Vietnam generates revenues in Vietnam but does not carry out customs procedures, the foreign contractor withholding tax and corporate income tax shall be collected via an agent in Vietnam.

+ Regarding personal income tax: It is proposed to add the regulation on a case where if a foreign trader without presence in Vietnam generates revenues in Vietnam, he/she shall pay personal income tax.  

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Units are required to give their specific opinions about these problems./.

 

DRAFT AMENDMENTS TO ARTICLE 35 OF DECREE NO. 08/2015/ND-CP ON IN-COUNTRY IMPORT AND EXPORT

Regulations in Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP.

Proposed amendments

Reasons for amendments

Article 35. Customs procedures for in-country exports and imports

1. In-country imports and exports:

a) Those are processed in Vietnam under a processing contract and sold to Vietnamese organizations or individuals by the foreign hirer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Those are traded between a Vietnamese enterprise and a foreign entity without presence in Vietnam, and delivered under the designation arrangement between the foreign entity and another enterprise in Vietnam.

2. The Minister of Finance has elaborated customs procedures that in-country exports and imports must follow.

1. All regulations on in-country export and import specified in Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP shall be annulled.  Accordingly, customs authorities shall not carry out customs procedures for goods purchased and sold between two Vietnamese traders designated by foreign traders to deliver and receive goods in the domestic market.

Article 35. Customs procedures for in-country exports and imports

1. In-country imports and exports:

a) Those are processed in Vietnam under a processing contract and sold to Vietnamese organizations or individuals by the foreign hirer;

b) Those are traded between a domestic enterprise and an export processing enterprise or an enterprise located in a free trade zone;

c) Those are traded between a Vietnamese enterprise and a foreign entity without presence in Vietnam, and delivered under the designation arrangement between the foreign entity and another enterprise in Vietnam

2. The Minister of Finance has elaborated customs procedures that in-country exports and imports must follow.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. It is required to propose policies to replace customs procedures for in-country imports and exports:

Since in-country import and export are domestic purchase and sale, inland tax authorities shall be responsible for management and collection of taxes via such purchase and sale. To be specific:

(1) If goods are processed in Vietnam under contracts with foreign traders but are sold by foreign traders to organizations or individuals in Vietnam, the act of purchasing processed products from foreign traders and then selling them another trader in Vietnam performed by the processor or another Vietnamese trader shall be considered as purchase and sale between two domestic enterprises. In this case, the processor shall repurpose the processed goods and pay import duty and other taxes as if the goods were imported from abroad.

(2) If goods are produced from raw materials imported for production and export that are exempt from import duties and there are transactions with foreign organizations or individuals but such goods are delivered in Vietnam as designated, these transactions shall be considered as transactions between two domestic enterprises. In this case, the enterprise importing raw materials for production and export shall repurpose raw materials that are imported and exempt from duties, and pay other taxes according to regulations.

In two aforesaid cases, in order to collect corporate income tax on revenues generated in Vietnam, foreign traders without presence in Vietnam shall sign contracts with agents in Vietnam to collect related taxes.

(3) Regarding normal trade: A foreign trader without presence in Vietnam shall sign an agency contract or use a VAT invoice. The VAT invoice shall bear the taxpayer identification number (TIN)/name of the foreign trader and TIN/name of the Vietnamese enterprise designated to receive goods in Vietnam.

(*) Strengths

-  Goods purchased and sold in Vietnam are managed properly;

- Collecting import duties on goods processed and produced for export upon repurposing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- It is required to change management methods of tax authorities and banking agencies for international payments.

- Export producing and processing enterprises shall pay taxes and make payment before delivering goods to other enterprises in Vietnam.

- It is difficult to handle tax refund in case raw materials, supplies and components are imported but they are not domestically sold and are exported in reality.

- The 2005 Commercial Law only contains regulations on in-country import and export of goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders:

+ Hiring parties may sell, destroy, donate or give as gifts on the spot processed products, leased or lent machinery and equipment, raw materials, auxiliary materials, redundant supplies, faulty products and discarded materials according to agreements and regulations of law (specified in Article 181 of the 2005 Commercial Law).

+ Processors may export on spot processed products; leased or borrowed machinery and equipment, raw materials, materials, redundant supplies, faulty products and discarded materials under the authorization of hiring parties (specified in Article 182 of the 2005 Commercial Law).

- The 2018 Law on Foreign Trade Management does not contain regulations on in-country export and import. Decree No. 69/2018/ND-CP on elaboration of some Articles of the Law on Foreign Trade Management provides for on-the-spot export and import applicable to goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders. To be specific:

+ Pursuant to Point e, Clause 1 Article 42: “The hiring party is entitled to carry out in-country export of processed products; leased or borrowed machinery and equipment; oversupplied materials; and scrap and waste according to agreements between involved parties, in accordance with applicable regulations of law on management of export and import of goods, and shall fulfill tax liabilities and other financial obligations as per the law”.

+ Pursuant to Point e, Clause 2 Article 42 on rights and obligations of the processor: “The processor shall carry out procedures for in-country export of processed products, leased or borrowed machinery and equipment, oversupplied materials, waste and scrap as authorized by the hiring party”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



However, according to the documents under the Law (aforesaid Decrees and Circulars), in-country import and export activities have been regulated since 1998 and subsequent documents have been amended in order to ensure compliance with commercial practice and facilitate trade in goods. Since 2015, in-country export and import have been regulated by several Government's Decrees (including Decree No. 08/2015/ND-CP, Decree No. 134/2016/ND-CP, Decree No. 209/2013/ND-CP and Decree No. 69/2018/ND-CP); while the Law on Export and Import Duties stipulates that in-country import and export are dutiable Therefore, with regard to exports and imports, there are discrepancies between the laws on trade and foreign trade and the laws on export and import duties.

Thus, by nature, the purchase and sale between two Vietnamese traders who are designated by foreign traders to deliver goods in Vietnam are domestic sale and purchase. In this case, the goods are not moved across the border checkpoints or border of Vietnam as if they were imported and exported and they are domestically moved.  Conducting customs procedures for in-country imports and exports is not appropriate because there is no any law that stipulates this problem. The customs procedure is conducted to facilitate domestic purchase and sale of these imports and exports and collect taxes (if any) including import and export duties or foreign contractor withholding tax. However, the nature of this transaction is not accurately reflected in this case.

Therefore, it is proposed to annul all regulations in Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP.

However, the annulment of regulations on in-country import and export specified in Point c, Clause 1, Article 35 of Decree No. 08/2015/ND-CP means that it is necessary to also review and annul regulations related to in-country import and export specified in other relevant laws. To be specific:

(1) It is proposed to amend the Commercial Law and the Law on Foreign Trade Management to annul regulations on in-country import and export of goods processed in Vietnam under contracts with foreign traders in order to be legally synchronous and avoid discriminatory policies on goods transactions that have the same nature;

It is proposed to amend the Law on Import and Export Duties to annul regulations on taxed goods for in-country imports and exports because these imports and exports are subject to taxes according to regulations in Clause 3, Article 2 of this Law,

(2) It is proposed to amend the tax law:

+ Regarding VAT, it is proposed to annul regulations on VAT rates, VAT deduction or refund applicable to in-country exports since Decree No. 209/2013/ND-CP stipulates that these exports are eligible for 0% VAT, tax deduction and refund.

+ Regarding corporate income tax: The regulation on a case where if a foreign trader without presence in Vietnam generates revenues in Vietnam but does not carry out customs procedures, the foreign contractor withholding tax and corporate income tax must be collected via an agent in Vietnam shall be added.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(3) Regarding payment via bank: in case of use of the customs declaration for payment, the customs declaration may be replaced by a commercial contract or an invoice used in purchase and sale of goods.

 

 

It is required to collect opinions about the following contents:

- Relevant regulations to be amended (relevant units);

- Tax policies to be amended when the method of managing in-country imports and exports is changed; (Agencies shall collect opinions from the General Department of Taxation, Department of Tax Policy, Import - Export Duty Department);

- Contents of taxes to be specified in this case.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 2588/TCHQ-GSQL ngày 29/05/2023 về góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.016

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.186.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!