Kính
gửi: Ủy ban Dân tộc
Phúc đáp Công văn số 1257/UBDT-PC
ngày 10/9/2021 của Ủy ban Dân tộc về việc báo cáo ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) có liên quan đến công tác dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT) báo cáo việc ban hành VBQPPL đối với giáo dục dân tộc (GDDT) từ ngày 01/5/2020 đến ngày 30/6/2021 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH
Bộ GDĐT xác định việc xây dựng thể chế
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên hàng đầu của Bộ. Trong đó, tập
trung vào việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo của
Bộ: các văn bản được rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế những văn bản đã
ban hành hoặc đang soạn thảo cho phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo dục Đại học, Luật Giáo dục 2019 và thực tiễn thi hành
nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ để văn bản đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp
lý trong công tác quản lý ngành.
Việc xây dựng, ban hành VBQPPL trong
lĩnh vực GDDT của Bộ nói riêng được thực hiện trên cơ sở ưu tiên lựa chọn: văn
bản hướng dẫn Luật, văn bản hướng dẫn các văn bản cấp trên, văn bản thuộc thẩm
quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... Chương trình soạn thảo văn
bản xác định cụ thể tên văn bản, sự cần thiết, cơ sở pháp lý để ban hành, thời
hạn, cán bộ, chuyên viên trực tiếp soạn thảo.... Đề cao trách nhiệm người đứng
đầu đơn vị chủ trì soạn thảo trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản được
giao soạn thảo. Đồng thời tăng cường công theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và phối hợp
với cơ quan thẩm định, thẩm tra...kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong
quá trình nghiên cứu, soạn thảo.
Bộ GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ
và các sở GDĐT vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) phổ biến, quán triệt
các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về phát triển GDĐT vùng đồng bào
DTTS, MN thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành. Thực hiện phổ biến, quán triệt thông qua các hội nghị, hội thảo,
tọa đàm về chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS, MN đặc biệt là quán triệt
tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học và thông qua văn bản hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ hàng năm về GDDT.
Bộ GDĐT đã phối hợp với các cơ quan
thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình, đề án, dự
án về phát triển giáo dục vùng DTTS, MN; giới thiệu và tuyên truyền về các
chính sách mới được ban hành trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông
qua các bài viết trên cổng Thông tin điện tử của Bộ.
II. VIỆC BAN HÀNH
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC DÂN TỘC
1. Văn bản quy phạm
pháp luật được ban hành (Phụ lục 1)
1.1. Số lượng nội dung (Điều,
khoản, điểm) được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan đến công tác dân tộc.
Luật Giáo dục năm 2019 (Luật số: 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019) quy định một số
nội dung liên quan đến chính sách phát triển GDDT, cụ thể như sau:
- Khoản 2, Điều 11.
Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người
dân tộc thiểu số được học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định
của Chính phủ:...”
- Khoản 2, Điều 17:
Đầu tư cho giáo dục: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và
thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu
tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục
ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp”.
- Khoản 1, Điều 27:
Chính sách phát triển giáo dục mầm non: “Nhà nước có
chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn, địa bàn
có khu công nghiệp”.
- Điểm b, khoản 2,
Điều 28: Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông: “Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học
sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học
sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi
nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước
ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
- Khoản 4, Điều 28:
Cấp học và độ tuổi của
giáo dục phổ thông: “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ
em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng
dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông
trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
- Điều 61. Trường phổ thông dân tộc
nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học:
1. Nhà nước thành lập trường phổ
thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho người học là người dân tộc
thiểu số, người học thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Trường phổ thông dân tộc nội
trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố
trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện
học sinh được học trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học.
- Khoản 2, 3 Điều
77. Chính sách đối với nhà giáo:
“2. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học,
trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt
khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính
sách ưu đãi".
“3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà
giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn”.
- Khoản 1, 2 Điều
85. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học
phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt:
“1.
Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả
học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định
tại Điều 62 của Luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá
trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người
học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật".
“2. Nhà nước có chính sách trợ cấp
và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi
nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo”.
- Điều 87. Chế
độ cử tuyển.
1. Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học
theo chế độ cử tuyển đối với học sinh là người dân
tộc thiểu số rất ít người; học sinh là người dân tộc thiểu
số ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có
rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số;
có chính sách tạo nguồn cử tuyển, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng
này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương đề xuất,
phân bổ chỉ tiêu cử tuyển; cử người đi học theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu
được duyệt; xét tuyển và bố trí việc làm cho người
học sau khi tốt nghiệp.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.
3. Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa
phương nơi cử đi học; được xét tuyển và bố trí việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết
tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển;
việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển
dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt
nghiệp.
- Khoản 4, Điều 99.
Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo:
“Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang
ven biển, hải đảo được miễn học phí”.
1.2. Số lượng nội dung các
VBQPPL được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có liên quan đến công tác
dân tộc.
- Từ ngày 01/5/2020 đến ngày
30/6/2021, Bộ GDĐT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa
đổi, bổ sung, trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định về các chính sách ưu tiên
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là người DTTS (Phụ lục 1).
- Tính từ ngày 01/7/2021 đến
12/9/2021, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định liên quan đến lĩnh
vực giáo dục dân tộc, cụ thể:
+ Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày
01/8/2021 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo;
+ Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày
27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
1.3. Số lượng nội dung các
VBQPPL do bộ, ngành ban hành có liên quan đến công tác dân tộc.
- Từ ngày 01/5/2020 đến ngày
30/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì soạn thảo, ban hành 06 Thông tư
quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đối với học sinh là người DTTS;
Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng DTTS (08 tiếng); mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương/hạng viên chức trong các cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông công lập (Phụ lục 1).
- Hiện nay, Bộ GDĐT đang xây dựng 01
Đề án và 02 thông tư và liên quan đến lĩnh vực giáo dục dân tộc, cụ thể như
sau:
+ “Xây dựng Đề án nâng cao chất lượng
dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương
trình giáo dục phổ thông”.
+ Thông tư Quy định về tuyển sinh,
bồi dưỡng dự bị đại học; phân bổ vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học (Thông tư này
thay thế Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016). Thông tư này quy định
vùng tuyển sinh để tạo
cơ hội cho học sinh DTTS được học tại các trường
DBĐH;
+ Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 của Nghị định
số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy
và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và
trung tâm giáo dục thường xuyên (thay thế Thông tư
liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính).
1.4. Số lượng nội dung các VBQPPL do bộ, ngành phối hợp Ủy ban Dân tộc ban hành
có liên quan đến công tác dân tộc. Không
1.5. Số lượng văn bản đã ban
hành nhưng chậm so với yêu cầu của luật, pháp lệnh, nghị quyết. Không
2. Nội dung được
giao nhưng chưa triển khai thực hiện. Không
3. Việc tuân thủ
các quy định về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản.
Các VBQPPL do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành tuân thủ các quy định về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban
hành văn bản.
4. Về tính hợp hiến,
tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật
4.1. Hình thức
- Các VBQPPL thuộc lĩnh vực GDDT do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống
nhất của VBQPPL và phù hợp các VBQPPL do Bộ, các Bộ, ngành có liên quan ban
hành.
- Thể thức và kỹ thuật trình bày hình
thức VBQPPL thực hiện theo quy định của Luật ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp
thi hành Luật ban hành VBQPPL.
4.2. Nội dung
Nội dung các VBQPPL nêu trên bảo đảm
sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, các VBQPPL đã được thẩm định trước khi
ban hành, tác động tích cực đến sự ổn định phát triển của ngành giáo dục nói
chung và GDDT nói riêng.
4.3. Phát hiện VBQPPL ban hành có
dấu hiệu trái luật: Không
4.4. Số văn bản phải sửa đổi, bổ
sung.
4.4.1. Các VBQPPL do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Nghị định số 116/20016/NĐ-CP
ngày 18/07/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn
đặc biệt khó khăn.
- Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày
15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong
các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và
người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn.
- Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày
20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày
23/02/2013.
- Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg
ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học
tập đối với sinh viên là người DTTS học tại các cơ sở giáo dục đại học.
4.4.2. Các VBQPPL do Bộ GDĐT
ban hành, liên tịch ban hành
- Thông tư liên tịch số
109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 25/5/2009 của liên Bộ Tài chính-Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDTNT và các
trường DBĐH.
- Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGD-BNV-BTC
ngày 27/3/2007 của liên bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20
tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn.
- Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT
ngày 02/8/2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường phổ thông dân tộc bán trú, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số
30/2015/TT-BGDĐT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban
hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT .
- Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT
ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy chế về Tổ chức và hoạt động
của trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Thông tư số 37/2014/TT-BGDĐT của
Bộ trưởng Bộ GDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu tiếng DTTS.
- Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình
Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
- Quyết định số 79/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định đánh giá và xếp loại học
viên học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Những kết quả
đạt được
- Về cơ bản,
VBQPPL có liên quan đến công tác dân tộc, đặc biệt là lĩnh vực GDDT do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành tuân thủ các quy định của pháp luật, kịp thời giải quyết
các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, có tác động tích cực đến tình hình
kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước của Bộ đối với công tác giáo dục và đào tạo
ở vùng DTTS & MN, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Nội
dung các văn bản phù hợp với văn bản cấp trên và các VBQPPL do Bộ, các Bộ, ngành
có liên quan ban hành. Thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL thực hiện theo quy
định của Luật ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành
VBQPPL.
- Chất lượng và số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về GDDT của Bộ ngày càng được nâng cao. Nội dung
các VBQPPL bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, các VBQPPL đã được
thẩm định trước khi ban hành, góp phần tác động tích cực đến sự ổn định phát
triển của ngành giáo dục; số lượng VBQPPL được ban hành đã đi vào cuộc sống, giải
quyết bước đầu một số bức xúc của xã hội, được nhân dân ủng hộ, đồng tình. Công
tác phối hợp của các đơn vị trong Bộ ngày càng tốt hơn, trách nhiệm của người đứng
đầu ngày càng được nâng cao.
- Công tác phối hợp với các đơn vị
trong và ngoài Bộ đã được tăng cường và hiệu quả: giữa đơn vị chủ trì soạn thảo
với đơn vị lấy ý kiến; giữa đơn vị chủ trì soạn thảo với cơ quan thẩm định, cơ
quan thẩm tra; giữa đơn vị chủ trì soạn thảo với Nhóm nghiên cứu; giữa đơn vị
chủ trì soạn thảo với đơn vị theo dõi, đôn đốc.
2. Những hạn chế,
tồn tại
Trong thời gian qua, Bộ GDĐT đã tích
cực trong việc rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế các VBQPPL trong
lĩnh vực GDDT cho phù hợp với Luật Giáo dục 2019 và tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng VBQPPL liên quan đến GDDT cần phải sửa
đổi, bổ sung còn khá nhiều.
Một số VBQPPL chưa đảm bảo được tiến
độ theo Chương trình soạn thảo.
3. Nguyên nhân
hạn chế, tồn tại
- Một số văn bản có nội dung phức tạp,
đối tượng chịu tác động nhiều, cần có thời gian khảo sát, nghiên cứu và tổ chức
lấy ý kiến; một số văn bản thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản
QPPL cần phải thống nhất với cơ quan có thẩm quyền về hình thức và nội dung; một
số văn bản phải chờ văn bản cấp trên ban hành để làm căn cứ pháp lý.
- Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn
biến hết sức phức tạp, kéo dài, bão, lũ nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến
tình hình kinh tế-xã hội, trong đó có hoạt động công vụ liên quan đến công tác
soạn thảo, ban hành VBQPPL.
4. Các giải
pháp khắc phục tồn tại, hạn chế
- Tập trung chỉ đạo việc soạn thảo,
ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền ban hành các VBQPPL đúng tiến
độ và bảo đảm chất lượng, đặc biệt, các văn bản quy định chi tiết và triển khai
thực hiện Luật và các văn bản trình cấp trên;
- Tăng cường lấy ý kiến đóng góp của
các tổ chức, cá nhân có liên quan, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của
dự án, dự thảo; tăng cường làm việc chuyên gia, các nhà
khoa học dưới các hình thức thích hợp. Tổ chức đánh giá tác động của việc soạn
thảo, ban hành và thực hiện VBQPPL để có kế hoạch soạn thảo, sửa đổi, bổ sung,
thay thế kịp thời. Tăng cường công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận của xã hội
trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản;
- Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện pháp luật và tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật; đẩy mạnh
công tác kiểm tra việc thực hiện văn bản sau khi được ban hành; kịp thời phát
hiện các VBQPPL không phù hợp với thực tiễn, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc quá lạc
hậu.
IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN
NGHỊ
Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GDĐT sửa đổi Thông tư liên tịch số
109/2009/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 25/5/2009 của liên Bộ Tài chính-Bộ Giáo dục và Đào
tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDTNT và các
trường DBĐH để đảm bảo nội dung chi, định mức chi phù hợp với tình hình thực tế
hiện nay và bổ sung quy định định mức chi cụ thể về các khoản chế độ trang cấp
hiện vật và các nội dung chi hỗ trợ khác cho học sinh.
Trên đây là báo cáo ban hành VBQPPL
có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kính gửi
Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Hội đồng Dân tộc Quốc hội.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (để b/c);
- Cổng thông tin Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDDT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh
|
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
ĐÃ BAN HÀNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC DÂN TỘC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ
NGÀY 01/5/2020 ĐẾN NGÀY 30/6/2021
(Kèm theo Công văn số 4193/BGDĐT-GDDT ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo)
STT
|
Tên
văn bản
(số, ký hiệu, ngày ban hành, cơ quan ban hành, tên gọi
của văn bản)
|
Căn
cứ ban hành
|
Thời
điểm có hiệu lực thi hành
|
Thời
gian chậm ban hành
(nếu có)
|
Ghi
chú
|
Quy
định chi tiết (luật, nghị quyết)
|
Ban
hành theo thẩm quyền
|
1
|
Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày
17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.
|
Luật Giáo dục ngày 14/6/2019.
|
Chính
phủ
|
01/9/2020
|
|
|
2
|
Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày
15/9/2020 của Chính phủ quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh
viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.
|
Luật Thi đua-khen thưởng ngày 26/11/2003;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua-khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi đua-khen thưởng ngày 16/11/2013.
|
Chính
phủ
|
01/11/2020
|
|
|
3
|
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày
25/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí
sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm
|
Luật Giáo dục ngày 14/6/2019.
|
Chính
phủ
|
15/11/2020
|
|
|
4
|
Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày
08/12/2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên
dân tộc thiểu số
|
Luật Giáo dục ngày 14/6/2019.
|
Chính
phủ
|
23/01/2021
|
|
|
5
|
Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định
chính sách phát triển giáo dục mầm non.
|
Luật Giáo dục ngày 14/6/2019
|
Chính
phủ
|
01/11/2020
|
|
|
6
|
Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày
07/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh
trình độ đại học; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên
|
Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24
tháng 10 năm 2013; Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019.
|
Bộ
GDĐT
|
22/6/2020
|
|
|
7
|
Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT
ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình
giáo dục phổ thông môn học Tiếng Bahnar, Tiếng Chăm, Tiếng Êđê, Tiếng Jrai,
Tiếng Khmer, Tiếng Mông, Tiếng Mnông, Tiếng Thái
|
Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày
15/7/2010.
|
Bộ
GDĐT
|
01/11/2020
|
|
|
8
|
Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày
02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục mầm non công lập
|
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.
|
Bộ
GDĐT
|
20/3/2021
|
|
|
9
|
Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày
02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường
tiểu học công lập
|
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.
|
Bộ
GDĐT
|
20/3/2021
|
|
|
10
|
Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày
02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường
trung học cơ sở công lập
|
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.
|
Bộ
GDĐT
|
20/3/2021
|
|
|
11
|
Thông tư số
04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng
dạy trong các trường trung học phổ thông công lập
|
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày
14/12/2004; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.
|
Bộ
GDĐT
|
20/3/2021
|
|
|