Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2074/BYT-BM-TE Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 25/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2074/BYT-BM-TE
V/v góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2022

 

Kính gửi:

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Ủy ban Dân tộc;
- Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Ủy Ban nhân dân các tỉnh/thành phố.

Ngày 12 tháng 10 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1705/QĐ-TTg về Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó có giao cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ban hành Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện Tiểu dự án 2- Cải thiện dinh dưỡng thuộc Dự án 3- Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã dự thảo bản Hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (Hướng dẫn). Trong quá trình soạn thảo, Dự thảo Hướng dẫn đã nhận được góp ý của các chuyên gia về dinh dưỡng. Đến nay, dự thảo Hướng dẫn đã tương đối hoàn thiện.

Để triển khai Chương trình giảm nghèo đạt các mục tiêu, chất lượng và hiệu quả, Bộ Y tế xin gửi dự thảo Hướng dẫn đến Quý cơ quan để nghiên cứu và góp ý kiến.

Ý kiến góp ý bằng văn bản của Quý cơ quan xin gửi về Bộ Y tế (Vụ Sức khoẻ Bà mẹ- Trẻ em) trước ngày 05/5/2022 để tổng hợp, hoàn thiện và ban hành. Quá thời hạn trên, nếu không nhận được văn bản góp ý kiến, Bộ Y tế xin phép được hiểu Quý Cơ quan đồng ý với dự thảo.

Xin trân trọng cảm ơn.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (để b/c);
- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

___________________

Mọi chi tiết xin liên hệ:

- Bs. Hoàng Anh Tuấn- Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế. ĐT: 0913524408

 

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:           /QĐ-BYT

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP , ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP , ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP , ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1705/QĐ-TTg , ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để P/hợp chỉ đạo);
- Các Bộ LĐTB&XH, Giáo dục và ĐT;
- UBND 63 tỉnh/TP;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN NỘI DUNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ-BYT, ngày     tháng     năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN

- Nghị quyết số 40/2021/QH15, ngày 13/11/2021 của Quốc Hội về phân bổ ngân sách Trung ương 2022.

- Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025

- Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP , ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Quyết định 721/QĐ-BYT ngày 23/3/2022 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28/10/2009 của Bộ Y tế về ban hành Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em.

- Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

- Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18/8/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán về điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và Quyết định số 3779/QĐ-BYT ngày 26/8/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi.

- Quyết định số 6437/QĐ-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng.

- Công văn số 3598/BYT-BM-TE ngày 29/4/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của Bộ Y tế.

II. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN, PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ

2.1. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ

Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình) theo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng, công bằng, có sự tham gia và cam kết của địa phương trong việc xây dựng và thực hiện hoạt động.

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hoặc hộ gia đình, cơ sở y tế trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Ưu tiên huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ dưới 5 tuổi cao.

- Đối với xây dựng và triển khai mô hình cải thiện dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình, lựa chọn mô hình mang tính đặc thù, phù hợp với từng vùng, miền.

- Sở Y tế xây dựng Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh/TP phê duyệt cần thực hiện theo các nội dung và nhiệm vụ chi của các nguồn ngân sách theo quy định hiện hành, không sử dụng nguồn ngân sách của Chương trình cho các mục đích khác, đồng thời huy động bổ sung thêm nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cũng như lồng ghép, phối hợp với các chương trình, dự án khác có đầu tư trong lĩnh vực dinh dưỡng để phân bổ kinh phí tránh trùng lắp.

2.2. Phương thức hỗ trợ

- Hỗ trợ đối tượng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (cung cấp gói tư vấn dinh dưỡng, đa vi chất, sản phẩm dinh dưỡng..., quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng...)

- Hỗ trợ trẻ mầm non và đối tượng học sinh tại vùng đặc biệt khó khăn cải thiện bữa ăn học đường, tổ chức cho trẻ uống sữa đa vi chất, theo dõi tình trạng dinh dưỡng định kỳ và tư vấn dinh dưỡng, giải pháp cụ thể đối với học sinh bị suy dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng...

- Hỗ trợ nâng cao nhận thức và hành vi của các đối tượng thông qua việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em 0-16 tuổi.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn lực và phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi và theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

3.1. Phạm vi điều chỉnh:

Văn bản này hướng dẫn thực hiện các mục tiêu, nội dung hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, bao gồm:

- Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (thuộc Tiểu dự án 2 -Dự án 3).

- Hoạt động truyền thông về dinh dưỡng (thuộc Dự án 6).

- Hoạt động giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em (thuộc Dự án 7).

3.2. Phạm vi thực hiện:

- 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

3.3. Đối tượng áp dụng:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em.

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện và thụ hưởng từ việc thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em.

- Đối tượng hỗ trợ trực tiếp:

+ Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, trẻ em 0-16 tuổi trên địa bàn 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, thuộc 32 tỉnh theo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 (Danh sách các huyện và xã theo phụ lục 1 đính kèm).

+ Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc các tỉnh/ thành phố quản lý (không thuộc địa bàn nêu trên).

IV. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU

4.1. Mục tiêu chung: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu cụ thể 1: Hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Các chỉ tiêu:

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34% đến năm 2025.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 5% đến năm 2025.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em từ trên 5-16 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34% đến năm 2025.

+ Giảm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu năng lượng trường diễn sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 15% đến năm 2025.

- Mục tiêu cụ thể 2: Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Các chỉ tiêu:

+ Trên 80% phụ nữ có thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được cung cấp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh vào năm 2025.

+ Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 20% đến 2025. Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo lần lượt xuống dưới 30% và 20% năm 2025.

+ Giảm tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo lần lượt xuống dưới 60% và dưới 70% vào năm 2025.

- Mục tiêu cụ thể 3: Bảo đảm an ninh thực phẩm và ứng phó về dinh dưỡng với tình huống khẩn cấp cho trẻ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Các chỉ tiêu:

+ Tăng tỷ lệ trẻ em 6-23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo ăn bổ sung đúng, đủ lên 50% năm 2025.

+ Giảm tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình mức nặng và vừa ở sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo dưới 25% vào năm 2025.

4.3. Chỉ tiêu giao cho từng địa phương hằng năm (đánh giá trên các huyện nghèo và xã ĐBKK)

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2021 - 2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giảm % suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi

Dưới 34%

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Giảm 1% so với 2022

Giảm 2% so với 2023

Giảm 2% so với 2024

Giảm % suy dinh dưỡng thể gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi

Dưới 5%

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Giảm 1% so với 2022

Giảm 1% so với 2023

Giảm 1% so với 2024

Giảm % suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em 5-16 tuổi

Dưới 34%

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Giảm 1% so với 2022

Giảm 2% so với 2023

Giảm 2% so với 2024

Tăng % trẻ em 6-23 tháng ăn bổ sung đúng, đủ

Trên 50%

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Tăng 5% so với 2022

Tăng 7-10% so với 2023

Tăng 7-10% so với 2024

Giảm % hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình mức nặng và vừa

Dưới 25%

Thu thập số liệu ban đầu tại huyện xã can thiệp

Giảm 5% so với 2022

Giảm 7-10% so với 2023

Giảm 7-10% so với 2024

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Ngân sách Trung ương phân bổ cho các tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg , ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

6.1. Hoạt động can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em 0-16 tuổi

6.1.1. Trung ương thực hiện

a) Xây dựng các tài liệu chuyên môn, tài chính và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chương trình cho các địa phương.

Quy trình thực hiện: Căn cứ vào tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng phụ nữ mang thai, tiền mang thai; tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, an ninh lương thực hộ gia đình và theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới/ Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc để xây dựng, cập nhật các tài liệu chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật, được Bộ Y tế ban hành và tổ chức phổ biến, tập huấn đến các cấp thực hiện.

b) Hướng dẫn, tư vấn cho cán bộ y tế, nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em về xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em, phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, kỹ năng tư vấn, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế. Thông qua hình thức các hội thảo, hội nghị, tập huấn và đào tạo cho cán bộ y tế, cán bộ giảm nghèo và liên ngành khác ở cấp tỉnh, huyện về chương trình, dự án, về các nội dung chuyên môn để phục vụ cho các hoạt động của Chương trình. Tài liệu tập huấn sẽ được xây dựng mới hoặc cập nhật chỉnh sửa căn cứ vào tình hình thực tế hoặc đề xuất của địa phương.

c) Hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của học sinh định kỳ; tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng.

Quy trình thực hiện: Theo đặc điểm vùng miền, dân tộc và lứa tuổi, xây dựng thực đơn và tổ chức thực hiện bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú, theo dõi tình trạng dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ học đường, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh lương thực của địa phương để xây dựng định mức hỗ trợ bữa ăn học đường cho trẻ, hỗ trợ người phụ trách nấu bếp, cán bộ địa phương, giáo viên/cô nuôi chuẩn bị, cấp phát bữa ăn, theo dõi trẻ. Áp dụng chính sách hỗ trợ bữa ăn trẻ mầm non tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo (theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP và Nghị định số 06/2018/NĐ-CP và Nghị định số 105/2020/NĐ-CP) kết hợp huy động các nguồn ngân sách địa phương, tài trợ và xã hội hóa.

d) Xây dựng hướng dẫn và triển khai mô hình can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, bảo đảm an ninh thực phẩm, an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng miền.

Quy trình thực hiện: Căn cứ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, an ninh lương thực hộ gia đình để xây dựng và triển khai mô hình cải thiện dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình đặc thù cho từng vùng miền; xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Các mô hình can thiệp được thực hiện đúng qui trình của nghiên cứu khoa học, được nghiệm thu, báo cáo và phổ biến các kết quả để nhân rộng.

đ) Tham vấn, nghiên cứu giải pháp, tư vấn, theo dõi, giám sát chuyên môn, đánh giá định kỳ về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm của trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Y tế. Bao gồm việc xây dựng hệ thống theo dõi giám sát điểm cho toàn quốc và tại tỉnh, huyện, xã can thiệp; Xây dựng, phổ biến và triển khai thu thập các chỉ tiêu theo dõi hàng năm ở cấp trung ương và địa phương; Xử lý số liệu và báo cáo; Tổ chức theo dõi giám sát hỗ trợ với các tỉnh thuộc chương trình.

6.1.2. Địa phương thực hiện

a) Cung cấp gói dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Quy trình thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Công văn số 3598/BYT-BM-TE ngày 29 tháng 04 năm 2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của Bộ Y tế và tài liệu Hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của Viện Dinh dưỡng.

Gói dịch vụ tư vấn dinh dưỡng được thực hiện tại Trạm Y tế các xã thuộc dự án. Mỗi bà mẹ từ lúc có thai đến lúc trẻ được 2 tuổi sẽ được tư vấn (cá thể hoặc nhóm) do cán bộ y tế được đào tạo ít nhất 9 lần vào từng thời điểm phù hợp theo hướng dẫn theo đúng quy trình chuẩn (giai đoạn có thai, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung). Việc cung cấp dịch vụ tư vấn tổ chức độc lập hoặc lồng ghép vào các thời điểm khám thai và tiêm chủng.

b) Cung cấp viên đa vi chất cho phụ nữ có thai

Thời gian cung cấp viên đa vi chất cho phụ nữ có thai được tính từ khi phát hiện mang thai đến 1 tháng sau sinh. Số lượng cấp phát: tối thiểu 180 viên/phụ nữ có thai. Viên đa vi chất phải đáp ứng theo công thức thành phần được Liên hiệp quốc khuyến nghị (United Nations Multiple Micronutrient Preparation - UNIMMAP). Thành phần: Retinol (800 RE), vitamin D (200 IU), vitamin E (10 mg), vitamin C (70 mg), vitamin B1 (1,4 mg), vitamin B2 (1,4 mg), vitamin B6 (1,9 mg), vitamin B12 (2,6 mcg), folic acid (400 mcg), niacin (18 mg), kẽm (15 mg), đồng (2 mg), sắt (30 mg), iod (150 mcg), selen (65 mcg). Tối đa không vượt ngưỡng nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam cùng đối tượng (Ban hành theo Quyết định số 2615/QĐ-BYT ngày 16 tháng 6 năm 2016).

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

Hằng năm, địa phương tổng hợp số liệu đối tượng và lập kế hoạch, dự trù kinh phí mua và tổ chức đấu thầu theo các quy định hiện hành để mua viên đa vi chất (nếu không được cấp phát miễn phí từ Trung ương). Địa phương phân bổ viên đa vi chất sau khi mua hoặc được tiếp nhận đến các trạm y tế xã và các cơ sở khám chữa bệnh để các đơn vị triển khai cấp. Hướng dẫn sử dụng thuốc đến đúng đối tượng, lồng ghép trong chăm sóc trước sinh cho phụ nữ hoặc thông qua hệ thống nhân viên y tế thôn bản. Cung cấp viên đa vi chất phải phối hợp thường xuyên với tư vấn và truyền thông để tăng cường sự tuân thủ. Địa phương triển khai tổ chức giám sát các cấp, thống kê báo cáo theo quy định của Chương trình.

Trong trường hợp khả năng tiếp cận với viên đa vi chất bị hạn chế, có thể thay thế viên đa vi chất bằng viên sắt/folic với công thức đảm bảo cung cấp 60 mg sắt nguyên tố và 400 μg acid folic.

c) Cung cấp viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, trẻ gái vị thành niên.

Số lượng cấp phát: 15 viên x 2 đợt cách nhau 3 tháng, tổng số 30 viên/phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ/1 năm. Viên sắt-folic phải đảm bảo cung cấp 60 mg sắt nguyên tố và 2800 μg acid folic.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế. Thực hiện tương tự như viên đa vi chất cho phụ nữ có thai (mục b), áp dụng cho đối tượng là phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ 15-35 tuổi (không có thai) được trạm y tế lập danh sách và quản lý tại cộng đồng và tại trường học (với trẻ gái còn đi học). Với phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại cộng đồng, có thể kết hợp lồng ghép cấp viên sắt hoặc viên đa vi chất vào ngày vi chất (tháng 6 và tháng 12); với trẻ gái tại trường học thì bố trí lịch cấp phát trong năm học phối hợp với ngành giáo dục.

d) Cấp viên nang Vitamin A cho trẻ em 6-60 tháng tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau sinh

Số lượng cấp phát: trẻ em 6 tháng đến dưới 12 tháng: 100.000 đơn vị/lần, trẻ em 12-60 tháng: 200.000 đơn vị/lần, bổ sung 2 lần 1 năm hoặc trong trường hợp có chỉ định bổ sung. Phụ nữ sau sinh: 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng sau sinh.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của địa phương, các tỉnh lên kế hoạch và tổ chức đấu thầu mua hoặc đề nghị cấp phát từ Trung ương (hiện tại vẫn đang cung cấp miễn phí vitamin A cho toàn quốc). Tổ chức việc phân phối, quản lý, cấp phát, theo dõi giám sát và báo cáo như các hướng dẫn hiện hành của ngành Y tế.

đ) Bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy cấp:

- Số lượng bổ sung: sử dụng viên 20 mg kẽm nguyên tố hoặc dạng hỗn dịch, sirô 5ml chứa 10mg kẽm

+ Trẻ <6 tháng: 1/2 viên/ngày trong 14 ngày (10mg) hoặc 5ml sirô.

+ Trẻ ≥6 tháng: 1 viên/ngày trong 14 ngày (20mg) hoặc 10ml sirô.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và Quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28/10/2009 của Bộ Y tế về ban hành Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em.

Căn cứ vào số lượng trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy hằng năm để đề xuất kế hoạch cung cấp thuốc và phân phối đến các cơ sở y tế. Ngân sách từ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi hoặc từ chương trình.

e) Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng và trong tình huống khẩn cấp.

- Cấp phát gói bột đa vi chất cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị SDD thấp còi bổ sung vào bữa bột/cháo: Số lượng cấp phát: 60 gói/trẻ suy dinh dưỡng/đợt x 2 đợt/năm. Thành phần bột đa vi chất phải có tối thiểu 3 vi chất: Sắt (12,5 mg sắt nguyên tố), Vitamin A (300 μg retinol), Kẽm (5 mg kẽm nguyên tố). Ngoài ra có thể bổ sung thêm các vi chất cần thiết khác với liều theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị hiện nay cho nhóm đối tượng đích.

Quy trình thực hiện tuân thủ theo Tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

Danh sách trẻ 6 đến 23 tháng tuổi bị SDD thấp còi được tổng hợp, từ đó tỉnh xây dựng kế hoạch để tổ chức mua, phân phối, quản lý tới các cơ sở y tế và thực hiện cấp phát 1 năm 2 lần (có thể lồng ghép với ngày Vi chất dinh dưỡng hằng năm). Kết hợp tư vấn, hướng dẫn sử dụng tại hộ gia đình. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định.

- Cấp phát gói bột/hoặc viên đa vi chất cho trẻ học đường bị suy dinh dưỡng. Số lượng cấp phát: Dự kiến 60 gói (viên)/trẻ suy dinh dưỡng/đợt x 2 đợt/năm.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế.

Các tỉnh lập kế hoạch dựa trên cơ sở báo cáo của các địa phương, dự trù và tổ chức đấu thầu mua, cung cấp vi chất cho các địa phương. Các trường tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng định kỳ để phát hiện trẻ SDD thấp còi, lập danh sách, tiếp nhận thuốc và cấp phát theo đợt. Tố chức uống tại trường, có theo dõi giám sát. Báo cáo theo quy định.

- Cấp phát bột/cháo dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến dưới 5 tuổi trong những tình huống khẩn cấp (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh…): Số lượng cấp phát: 1 đợt/năm; 2 gói/trẻ/ngày x 20 ngày. Quy trình thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

Tùy tình hình thực tế của địa phương, các tỉnh lập kế hoạch và dự trù kinh phí, tổ chức đấu thầu mua dự trữ các sản phẩm dinh dưỡng (đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, hạn chế các thành phần không có lợi cho sức khỏe, phù hợp với việc cấp phát và chế biến trong tình huống khẩn cấp, theo các khuyến cáo của ngành Y tế). Khi tình huống khẩn cấp xảy ra, tiến hành đánh giá nhanh về nhu cầu và tổ chức cấp phát, hướng dẫn sử dụng cho đối tượng đích. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định. Có kế hoạch sử dụng hoặc xử lý sản phẩm nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra trên địa bàn.

g) Tầm soát, điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng

Đối tượng: Trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi được chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính nặng.

Số lượng sản phẩm điều trị: Mỗi trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng được điều trị bằng chế phẩm điều trị. Liều lượng: TB 13,8kg chế phẩm điều trị RUTF (Ready to use therapeutic food - Thực phẩm điều trị ăn liền)/trẻ. Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm tuân thủ theo quy định của Hướng dẫn Bộ Y tế (Quyết định 4487/QĐ-BYT).

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo Hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán về điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và Quyết định số 3779/QĐ-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

Tại từng xã, tổ chức sàng lọc để phát hiện đưa những trẻ SDD cấp tính nặng vào chương trình. Các cơ sở y tế tổ chức quản lý và điều trị theo phác đồ ngoại trú, tái khám hàng tuần và thăm hộ gia đình theo chỉ định chuyên môn. Thực hiện các quy trình tiếp nhận, theo dõi và xuất, chuyển tuyến theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Sản phẩm điều trị tuân theo quy chuẩn của Quyết định 4487/QĐ-BYT. Tỉnh lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu mua và phân phối sản phẩm đến các cơ sở y tế trên cơ sở ước tính số trẻ SDD cấp tính nặng hằng năm bằng 2% số trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn quản lý. Cần đảm bảo việc cung cấp đều đặn để sản phẩm luôn sẵn có ở cơ sở, tránh gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.

h) Tẩy giun định kỳ cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ:

Số lượng cấp phát: Trẻ em 2- dưới 6 tuổi, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tẩy giun 2 lần/năm. Phụ nữ có thai có chỉ định tẩy giun: thực hiện ở Quý 2 và 3 của thời kỳ mang thai.

Quy trình thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 6437/QĐ-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng.

Thực hiện tương tự như bổ sung vitamin A và có thể phối hợp cấp cùng thời điểm.

i) Lập kế hoạch và dự trữ nguồn sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.

Số lượng sản phẩm dinh dưỡng: theo nhu cầu thực tế của địa phương.

Quy trình thực hiện theo Hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị và ứng phó về dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

Hàng năm, các tỉnh cần xây dựng được kế hoạch ứng phó về dinh dưỡng với khẩn cấp hoặc lồng ghép trong kế hoạch ứng phó về thiên tai thảm họa của tỉnh, trong đó có dự trù các nguồn sản phẩm dinh dưỡng và tổ chức đấu thầu mua dự trữ trước khi khẩn cấp xảy ra. Triển khai các hoạt động ứng phó và có kế hoạch đưa vào sử dụng sản phẩm nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra, xử lý sản phẩm dự trữ nếu không được sử dụng. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định.

k) Chăm sóc dinh dưỡng trong quá trình thai nghén, chăm sóc bà mẹ/trẻ em sau sinh về sử dụng viên sắt/folic - đa vi chất, vitamin A cho bà mẹ có thai, cho con bú; nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp, thực hành dinh dưỡng tại trạm y tế xã, thôn bản.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 07 năm 2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, công văn số 3598/BYT-BM-TE ngày 29 tháng 04 năm 2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của Bộ Y tế (và các văn bản cập nhật nếu có) và các hướng dẫn khác của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.

Các tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn y tế cơ sở triển khai các mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp tại cộng đồng dưới hình thức tư vấn cá thể, tư vấn nhóm, câu lạc bộ dinh dưỡng, thực hành dinh dưỡng. Các nội dung truyền thông tập trung vào chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng cho trẻ bệnh, dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn thực phẩm, kết hợp với các mô hình, dự án khác trên địa bàn về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để có thể tăng cường tạo nguồn thực phẩm an toàn, sẵn có và giàu dinh dưỡng. Tham khảo các mô hình truyền thông dinh dưỡng hiệu quả đã được Viện Dinh dưỡng phổ biến. Tổ chức thăm quan, học hỏi các mô hình, hội nghị hội thảo giới thiệu mô hình hoạt động hiệu quả.

l) Tổ chức thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú.

Quy trình thực hiện: theo các hướng dẫn hiện hành của ngành y tế và giáo dục.

Các tỉnh phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành y tế, lập kế hoạch, tập huấn cho các cán bộ triển khai dự án về tổ chức bữa ăn học đường, các kiến thức và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng học đường, đẩy mạnh chất lượng giáo dục dinh dưỡng chính khóa và các hình thức ngoại khóa phù hợp với điều kiện địa phương. Cán bộ y tế có vai trò tham gia hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động cho các trường học triển khai bữa ăn bán trú và công tác giáo dục dinh dưỡng trong trường học, phối hợp với giáo dục dinh dưỡng tại gia đình. Nghiên cứu xây dựng những mô hình hiệu quả để giới thiệu và nhân rộng (như mô hình vườn trường). Kết hợp với các mô hình tạo nguồn thực phẩm tại chỗ ở địa phương trong các dự án thành phần khác của Chương trình Giảm nghèo nếu có để tạo đầu ra cho các dự án đó, tạo nên kết nối hài hòa của hệ thống thực phẩm.

m) Tư vấn dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học.

Quy trình thực hiện: theo các hướng dẫn hiện hành của ngành y tế và giáo dục.

Các tỉnh phối hợp giữa ngành giáo dục và y tế, lập kế hoạch và tập huấn cho cán bộ triển khai dự án về dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý, các kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai hoạt động. Ngành y tế tham gia với vai trò hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp, lồng ghép với chăm sóc y tế học đường. Tạo điều kiện cơ sở vật chất để học sinh có thể thực hành dinh dưỡng và thể lực hợp lý.

n) Hướng dẫn, tổ chức theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em dưới 16 tuổi theo hàng năm và định kỳ theo kế hoạch.

Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế (cân đo nhân trắc, xét nghiệm máu, phỏng vấn khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực phẩm, phỏng vấn thông tin nhân khẩu học, tiền sử nuôi dưỡng, tiền sử bệnh tật…)

Tỉnh lập kế hoạch và triển khai tập huấn về đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các chỉ số theo dõi hoạt động của dự án được thống nhất cho y tế cơ sở (phân biệt các chỉ số theo dõi hằng năm và chỉ số đánh giá định kỳ, cuối kỳ). Tổ chức cân đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em định kỳ: hàng tháng với trẻ dưới 2 tuổi bị SDD, hàng quý với trẻ dưới 2 tuổi, 2 lần/năm với trẻ 0- dưới 5 tuổi, 1 lần/năm với trẻ 5-16 tuổi. Nhập số liệu và báo cáo kết quả kịp thời để có những đánh giá và hành động phù hợp.

p) Cung cấp trang thiết bị đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã và thôn bản, cung cấp các vật tư y tế, thực phẩm bổ sung, tài liệu để triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng.

Quy trình thực hiện: Triển khai đấu thầu theo các quy định hiện hành để mua sắm và cung cấp theo nhu cầu và kế hoạch của tỉnh. Các yêu cầu về tiêu chuẩn trang thiết bị và thực phẩm bổ sung căn cứ theo qui định của các đơn vị chuyên môn trực thuộc của Bộ Y tế và hướng dẫn của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc.

Các tỉnh rà soát lại số lượng và thực trạng sử dụng các trang thiết bị phục vụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng bao gồm cân trẻ em, cân người lớn, thước đo chiều dài nằm/chiều cao đứng, thước đo vòng cánh tay, biểu đồ tăng trưởng, các trang thiết bị vật tư khác phục vụ cho triển khai các hoạt động của Chương trình như dụng cụ trình diễn thực hành dinh dưỡng, tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông, thực phẩm cho thực hành… từ đó xây dựng kế hoạch để đấu thầu mua sắm và cung cấp cho các đơn vị phục vụ triển khai hoạt động.

q) Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên và liên ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi

Bao gồm: Tập huấn cho cán bộ dinh dưỡng tuyến xã và thôn bản về hướng dẫn triển khai và các kỹ thuật chuyên môn triển khai hoạt động về dinh dưỡng. Tập huấn cho y tế trường học và giáo viên trường học tại các tuyến về hướng dẫn hỗ trợ triển khai hoạt động về dinh dưỡng tại trường học. Tổ chức hội nghị, hội thảo về nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ giảm nghèo, cán bộ nông nghiệp, phụ nữ về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi.

Thực hiện hàng năm, các tỉnh dựa trên nhu cầu thực tế đề xuất kế hoạch đào tạo với dự án, đào tạo theo phương thức giảng viên Trung ương tập huấn cho tỉnh/huyện, cán bộ tuyến tỉnh, huyện tập huấn cho tuyến xã, thôn, bản.

6.2. Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng

6.2.1. Trung ương thực hiện

- Cung cấp thông tin, tài liệu, nội dung thiết yếu về truyền thông dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em thông qua việc sản xuất, biên tập thông tin, tài liệu truyền thông, nội dung số về phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 0-16 tuổi, phù hợp theo dân tộc, vùng miền.

- Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ y tế và liên quan tuyến tỉnh và huyện.

- Tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, chiến dịch, Lễ Phát động về dinh dưỡng.

Quy trình thực hiện: Tổ chức chiến dịch uống Vitamin A định kỳ 2 lần/năm (tháng 6 và tháng 12) theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tổ chức Lễ Phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển… theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

6.2.1. Địa phương thực hiện

- Biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng. Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa đài, báo giấy, tờ rơi, pano, internet- mạng xã hội, phần mềm công nghệ số.

- Tập huấn về kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế và liên ngành làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em cấp huyện/xã/thôn/bản.

Quy trình thực hiện: Địa phương đăng kí nhu cầu đào tạo về kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em các cấp huyện/xã/thôn/bản với cơ quan phụ trách tuyến tỉnh. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, tỉnh lập Kế hoạch tập huấn hằng năm. Tập huấn có thể theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến phù hợp với thực tế địa phương và tính chất nội dung đào tạo.

- Tổ chức các buổi truyền thông tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng.

Quy trình thực hiện: Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng… theo điều kiện và kế hoạch của địa phương, dựa trên các công văn hướng dẫn của Bộ Y tế hằng năm.

6.3. Hoạt động về giám sát dinh dưỡng

6.3.1. Trung ương thực hiện

- Giám sát việc thực hiện hoạt động dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em: Đơn vị trung ương theo dõi, kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm, đột xuất và giám sát điểm việc thực hiện các hoạt động dinh dưỡng tại tất cả các tuyến từ trung ương đến cơ sở. Thực hiện giám sát theo kế hoạch hàng năm.

- Đánh giá hiệu quả của hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em hàng năm và sau 5 năm triển khai: Thực hiện đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu chuyên môn, kết quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn, huy động vốn thực hiện của trung ương và địa phương. Báo cáo giám sát, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động được định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ. Nội dung biểu mẫu báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế. Các cơ quan được giao kinh phí thực hiện hoạt động tại địa phương gửi báo cáo về Sở Y tế và cơ quan ở địa phương theo qui định; Sở Y tế gửi báo cáo về Bộ Y tế và cơ quan ở trung ương theo qui định; Bộ Y tế gửi báo cáo về cơ quan chủ Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững theo qui định (Các chỉ số giám sát đánh giá theo Phụ lục 3).

+ Tổ chức điều tra chọn mẫu trên toàn quốc để đánh giá các chỉ số kết quả hằng năm cho Mục tiêu cụ thể 1 và 3.

+ Tổng hợp các số liệu báo cáo tại các 32 tỉnh theo QĐ 353/QĐ-TTG theo các chỉ số theo dõi giám sát của Phụ lục 3.

+ Tổ chức đánh giá cuối kỳ với tất cả các chỉ số của tiểu dự án trên địa bàn can thiệp vào năm 2025.

6.3.2. Địa phương thực hiện

- Đơn vị tuyến tỉnh, huyện theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng tuyến xã, phường và thôn, bản. Thực hiện giám sát theo kế hoạch hàng năm.

- Lập kế hoạch thu thập các thông tin để đánh giá đầu vào cho các huyện xã can thiệp (theo Quyết định 353/QĐ-TTg) vào năm 2022: 5 chỉ số đánh giá kết quả Mục I của Phụ lục 3. Hằng năm có đánh giá lại.

- Theo dõi và báo cáo các chỉ số đánh giá quá trình triển khai hoạt động (Mục II của Phụ lục 3) cho Trung ương.

- Báo cáo về nguồn vốn được tiếp nhận, huy động và sử dụng cho chương trình.

VII. HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

7.1. Quy trình thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em tại địa phương:

7.1.1. Khảo sát, xác định hoạt động

- Xác định sự cần thiết, cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em tại địa phương. Dựa trên các thông tin về đánh giá tình hình dinh dưỡng và y tế trên địa bàn, tầm quan trọng của dinh dưỡng với giảm nghèo bền vững, căn cứ trên các văn bản pháp lý của các cấp thẩm quyền ban hành có liên quan.

- Xác định phạm vi, quy mô, đối tượng của hoạt động.

+ Với các huyện, xã theo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025: toàn bộ trẻ em 0-16 tuổi trên địa bàn huyện và xã.

+ Với các địa phương còn lại: trẻ em từ 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xác định bởi chính quyền địa phương hàng năm.

- Phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em tại các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo để xác định và đề xuất mục tiêu, nội dung, kinh phí, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động tại địa phương.

7.1.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động tại địa phương

- Kế hoạch hằng năm và cả giai đoạn cho hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em là một phần trong kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Các biểu mẫu xây dựng kế hoạch của địa phương đính kèm tại Phụ lục 2).

- Các hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em phải phù hợp với các quy hoạch, đề án, kế hoạch của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có trong danh mục hoạt động của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hằng năm, theo giai đoạn và dự kiến khả năng huy động các nguồn lực khác.

- Sở Y tế tổng hợp kế hoạch hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phê duyệt.

7.1.3. Thẩm định hoạt động tại địa phương

- Đánh giá phạm vi, quy mô, đối tượng, nội dung, giải pháp, quy trình thực hiện hoạt động tại địa phương.

- Đánh giá tác động của hoạt động đến hiệu quả kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững và tác động về giới.

7.1.4. Phê duyệt hoạt động tại địa phương

Hằng năm, căn cứ kế hoạch vốn do Ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho tỉnh, UBND tỉnh chủ trì, chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp cho các huyện, xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

7.1.5. Thực hiện hoạt động tại địa phương

- Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh để phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các huyện rà soát, tổng hợp tham mưu phân bổ vốn thực hiện hoạt động; ưu tiên xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện bằng ngân sách địa phương, UBND tỉnh cân đối bố trí đủ vốn để thực hiện đảm bảo tối thiểu bằng định mức vốn đầu tư của Ngân sách Trung ương.

- Sở Y tế/UBND huyện phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép việc thực hiện các hoạt động có liên quan trên cùng địa bàn.

- Sau khi phân bổ và giao kế hoạch vốn chi tiết cho các huyện, xã, Sở Y tế tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động của các huyện, xã và báo cáo UBND cấp tỉnh.

7.2. Tổ chức thực hiện

7.2.1. Cơ quan trung ương:

a) Bộ Y tế

- Bộ Y tế là đầu mối tổ chức quản lý và triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Bộ trưởng giao cho Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em: Chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình; phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình. Quản lý về công tác chuyên môn liên quan đến Tiểu dự án 2 về cải thiện dinh dưỡng thuộc Dự án 3 (hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng). Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và hằng năm giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện đối với Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình thuộc lĩnh vực quản lý được giao.

Rà soát đối chiếu về địa bàn và các hoạt động của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tránh chồng chéo về kinh phí. Ưu tiên triển khai các hoạt động can thiệp trực tiếp (hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em) từ nguồn của tiểu dự án này.

- Vụ Kế hoạch Tài chính: Chủ trì phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Viện Dinh dưỡng và các đơn vị liên quan, căn cứ Kế hoạch hoạt động đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt; kinh phí được được cấp, tổ chức thẩm định, trình lãnh đạo Bộ giao dự toán ngân sách hằng năm cho các đơn vị để triển khai thực hiện theo quy định.

- Viện Dinh dưỡng: Đầu mối tổ chức thực hiện Tiểu dự án 2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 05 năm và hằng năm giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện đối với Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình và trình Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em) để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Chương trình; giám sát về chuyên môn theo quy định. Khảo sát, đánh giá, nghiên cứu, xây dựng tài liệu, thực hiện hoạt động chuyên môn ; Tập huấn nâng cao năng lực tuyến trung ương và tuyến tỉnh huyện; tổ chức theo dõi đánh giá kết quả và báo cáo hoạt động dinh dưỡng của các tỉnh, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế.

- Các Vụ, Cục, đơn vị liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em để triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình theo Kế hoạch hoạt động được phê duyệt.

- Các Viện khu vực được Bộ Y tế giao nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn về dinh dưỡng: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cập nhật kiến thức cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng.

b) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chương trình giảm nghèo

Phối hợp với Bộ Y tế trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình các nội dung hoạt động giao cho Bộ Y tế thực hiện đảm bảo hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra và không trùng lắp; đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông của Chương trình, định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng của Chương trình, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng thuộc Tiểu dự án 2- Cải thiện dinh dưỡng; Tham gia cùng với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan trong giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Chương trình do Bộ Y tế thực hiện.

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Bộ Y tế trong các hoạt động của Chương trình ở Trung ương, chỉ đạo hệ thống giáo dục các địa phương để triển khai các hoạt động của tiểu dự án tại trường học (bữa ăn học đường, theo dõi đánh giá dinh dưỡng, giáo dục dinh dưỡng, tư vấn và hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng)

Chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai các hoạt động liên quan đến dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 và Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025.

d) Các Bộ/ngành, cơ quan có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ của các Bộ/ngành và hoạt động có liên quan của các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia để phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động.

7.2.2. Các địa phương:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hoạt động trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng được hưởng lợi, thực hiện đúng quy định về nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện hoạt động. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hoạt động theo định kỳ, đột xuất.

- Sở Y tế các tỉnh/thành phố: Căn cứ vào thực trạng tình hình dinh dưỡng và điều kiện thực tế của địa phương cũng như các định hướng của hoạt động, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện hoạt động trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến dưới (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) triển khai các hoạt động về dinh dưỡng thuộc Tiểu dự án được phân công. Phối hợp với các Sở, đơn vị liên quan để lồng ghép và huy động nguồn lực từ các chương trình khác.

+ Mua sắm đấu thầu về trang thiết bị, sản phẩm dinh dưỡng, in ấn tài liệu truyền thông, tổ chức quản lý và cấp phát tới cơ sở. Y tế cơ sở tiếp nhận và phân phối sản phẩm dinh dưỡng, tài liệu truyền thông.

+ Biên tập thông tin truyền thông.

+ Tổ chức theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng.

+ Tổ chức truyền thông, giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học.

+ Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến tỉnh, huyện, xã; y tế trường học, giáo viên mầm non, cán bộ liên ngành.

+ Báo cáo định kỳ, lập kế hoạch hàng năm: theo mẫu chung của cả chương trình cho UBND tỉnh và theo yêu cầu của ngành y tế cho Bộ Y tế.

VIII. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG, SỬA ĐỔI

8.1. Kế hoạch hoạt động

Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện Kế hoạch, các khó khăn vướng mắc, tồn tại của Trung ương và địa phương:

- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế kiến nghị về Bộ Y tế (thông qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em) để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Kế hoạch hoạt động trong trường hợp cần thiết.

- Các địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị xin điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết và báo cáo về Bộ Y tế về các nội dung điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

8.2. Hướng dẫn chuyên môn.

Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện triển khai Chương trình, những khó khăn vướng mắc của Trung ương và địa phương, ý kiến phản ánh và đề nghị của các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình gửi về Bộ Y tế (thông qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em) để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định về cập nhật, bổ sung và sửa đổi bản Hướng dẫn này cho phù hợp với thực tế.

 

PHỤ LỤC 1.

DANH SÁCH CÁC HUYỆN VÀ XÃ THAM GIA DỰ ÁN

A. DANH SÁCH HUYỆN NGHÈO THAM GIA (Theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ)

1. Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang;

2. Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang;

3. Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang;

4. Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang;

5. Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang;

6. Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang;

7. Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang;

8. Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang;

9. Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang;

10. Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn;

11. Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn;

12. Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang;

13. Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng;

14. Huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng;

15. Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng;

16. Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng;

17. Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng;

18. Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;

19. Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;

20. Huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;

21. Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn;

22. Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;

23. Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai;

24. Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai;

25. Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai;

26. Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái;

27. Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái;

28. Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên;

29. Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên;

30. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên;

31. Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên;

32. Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên;

33. Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên;

34. Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên;

35. Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu;

36. Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu;

37. Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu;

38. Huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu;

39. Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;

40. Huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La;

41. Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình;

42. Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa;

43. Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa;

44. Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa;

45. Huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

46. Huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

47. Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa;

48. Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An;

49. Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An;

50. Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An;

51. Huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An;

52. Huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị;

53. Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế;

54. Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam;

55. Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;

56. Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam;

57. Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam;

58. Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam;

59. Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam;

60. Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi;

61. Huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi;

62. Huyện An Lão, tỉnh Bình Định;

63. Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa;

64. Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa;

65. Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận;

66. Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum;

67. Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum;

68. Huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum;

69. Huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai;

70. Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk;

71. Huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk;

72. Huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông;

73. Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;

74. Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

 

B. DANH SÁCH XÃ NGHÈO THAM GIA (Dựa theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ)

1. Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa;

2. Xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

3. Xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

4. Xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình;

5. Xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình;

6. Xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình;

7. Xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình;

8. Xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị;

9. Xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị;

10. Xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị;

11. Huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị;

12. Xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;

13. Xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;

14. Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;

15. Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;

16. Xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;

17. Xã Phú Gia, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế;

18. Xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế;

19. Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

20. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa;

21. Xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận;

22. Xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An;

23. Xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

24. Xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

25. Xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

26. Xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

27. Xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

28. Xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

29. Xã Tân Hưng, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

30. Xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

31. Xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre;

32. Xã Vang Quới Đông, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre;

33. Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre;

34. Xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre;

35. Xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

36. Xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

37. Xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

38. Xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

39. Xã An Thuận, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

40. Xã An Qui, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

41. Xã An Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

42. Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;

43. Xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre;

44. Xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang;

45. Xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang;

46. Xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang;

47. Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng;

48. Xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng;

49. Xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;

50. Xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;

51. Xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau;

52. Xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau;

53. Xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau;

54. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

 

PHỤ LỤC 2

ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG NĂM …THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Công văn số…………… ngày… tháng… năm…của …)

A. Kết quả thực hiện 9 tháng và ước thực hiện cả năm …

I. Công tác chỉ đạo, điều hành

II. Kết quả thực hiện các chính sách, cơ chế

III. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Hoạt động

IV. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chính sách thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong Chương trình giảm nghèo

1. Ngân sách Trung ương

2. Ngân sách địa phương

3. Huy động khác

V. Đánh giá chung (mặt được, hạn chế và nguyên nhân)

B. Kế hoạch năm …

I. Bối cảnh xây dựng kế hoạch năm … (phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện mục tiêu dinh dưỡng trong chương trình giảm nghèo bền vững)

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

III. Nội dung hoạt động và đề xuất kinh phí thực hiện hoạt động

1. Thực hiện can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi

2. Thực hiện can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 5-16 tuổi

3. Thực hiện hoạt động về truyền thông dinh dưỡng

4. Thực hiện hoạt động về giám sát dinh dưỡng

 

Lưu ý ghi rõ, hoạt động chi tiết, đơn vị, số lượng, kinh phí trung ương, địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác

 

IV. Giải pháp chủ yếu (Hoàn thiện thể chế, cơ chế đặc thù, các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình)

V. Tổ chức thực hiện

 

CÁC BIỂU MẪU KÈM THEO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

STT

Nội dung

Thực hiện theo biểu mẫu

I

Chỉ tiêu kế hoạch năm

Mẫu 1a

II

Hoạt động về can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng

 

1

Kế hoạch cung cấp sản phẩm dinh dưỡng

Mẫu 2a

2

Kế hoạch các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học

Mẫu 2b

III

Hoạt động về truyền thông dinh dưỡng

 

1

Kế hoạch tăng cường nội dung thông tin về cơ sở thuộc Dự án cải thiện dinh dưỡng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Mẫu số 3a

IV

Hoạt động về nâng cao năng lực và giám sát dinh dưỡng

 

1

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2025

Mẫu số 4a

 

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM……

(Mẫu 1a)

TT

Chỉ tiêu/nhiệm vụ

Đơn vị tính

Kết quả thực hiện 2021

Ước thực hiện năm 2022

Dự kiến kế hoạch năm 2022

Đơn vị thực hiện

Kế hoạch

Ước thực hiện 9 tháng

Ước TH 9 tháng so với cùng kỳ năm 2021 (%)

Ước thực hiện cả năm

Ước TH cả năm so với kế hoạch năm 2021 (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của các xã thuộc huyện nghèo, xã ĐBKK vùng ven biển, hải đảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi

%

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng gầy còm

%

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ trẻ 5-16 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 2.1.a


Tỉnh, thành phố…………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /KH-

……………, ngày…….tháng……năm 20….

 

Kế hoạch cung cấp sản phẩm dinh dưỡng thuộc Tiểu dự án Cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Kỳ báo cáo: ………………………….

Đơn vị báo cáo:……………………………..

STT

Nội dung

Số lượng

Dự kiến kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Chia ra các năm

Trong đó:

2022

2023

2024

2025

Tổng số

NSTW

NSĐP

Huy động khác

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

I

Cấp viên đa vi chất cho phụ nữ có thai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Cấp viên sắt/đa vi chất cho PNLTSĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Cấp vitamin A trẻ 6-60 tháng tuổi, phụ nữ sau sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Cấp kẽm cho trẻ tiêu chảy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Cấp bột đa vi chất cho trẻ 6-23 tháng bị SDD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Cấp thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ 6-59 tháng trong khẩn cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Điều trị trẻ 0-72 tháng bị SDD cấp tính nặng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VIII

Thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và PNLTSĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Cấp đa vi chất cho trẻ học đường bị SDD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

a. Đối với kế hoạch cả giai đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.

b. Đối với kế hoạch năm gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.

 

Mẫu số 2b


Tỉnh, thành phố……………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /KH-

, ngày…….tháng……năm 20….

 

Kế hoạch các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học thuộc Tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Kỳ báo cáo: ………………………….

Đơn vị báo cáo:……………………………..

STT

Nội dung

Số lượng

Dự kiến kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Chia ra các năm

Trong đó:

2022

2023

2024

2025

Tổng số

NSTW

NSĐP

Huy động khác

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

I

Số lần tư vấn cho bà mẹ trong gói Tư vấn 1000 ngày đầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Số lần tư vấn cho trẻ 5-16 tuổi tại trường học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Theo dõi tình trạng dinh dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Theo dõi tăng trưởng hàng tháng cho trẻ dưới 2 tuổi SDD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Theo dõi tăng trưởng hàng quý cho trẻ dưới 2 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đánh giá định kỳ hàng năm trẻ em dưới 5 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Đánh giá định kỳ hàng năm trẻ em 5-16 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Tổ chức bữa ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng tại các cơ sở giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

a. Đối với kế hoạch cả giai đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.

b. Đối với kế hoạch năm gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.

 

Mẫu số 3a


Bộ, ngành/Tỉnh, thành phố …………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /KH-

……………, ngày…….tháng……năm 20….

 

Kế hoạch tăng cường nội dung thông tin về cơ sở thuộc Tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Kỳ báo cáo: ………………………….

STT

Nội dung thực hiện

Đơn vị tính

Số lượng

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Chia ra các năm

NSTW

NSĐP

Khác

2021

2022

2023

2024

2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Số lượng biểu đồ theo dõi tăng trưởng, các tài liệu truyền thông về dinh dưỡng phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ mang thai, dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng trẻ 2-5 tuổi; trẻ 5-16 tuổi được cấp phát, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do Bộ,ngành sản xuất

tờ/bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do địa phương sản xuất

tờ/bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, chiến dịch (chiến dịch uống Vitamin A, tẩy giun), Lễ Phát động (Ngày Vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do Bộ,ngành tổ chức

buổi/chiến dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do địa phương tổ chức

buổi/chiến dịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tập huấn về kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ y tế làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em các cấp, y tế xã/thôn/bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ y tế xã

người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ y tế thôn/bản

người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tổ chức các buổi truyền thông tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do Bộ,ngành tổ chức

buổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do địa phương tổ chức

buổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổ chức câu lạc bộ, góc truyền thông và phòng tư vấn tại trạm y tế xã; y tế thôn bản đến thăm hộ gia đình để hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 0-16 tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do Bộ,ngành tổ chức

buổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng do địa phương tổ chức

buổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

a. Đối với kế hoạch cả giai đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.

b. Đối với kế hoạch năm gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.

c. Đối với kế hoạch năm 2021, lấy theo số kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

 

Mẫu số 4a


Bộ, ngành/Tỉnh, thành phố …………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:          /KH-

…, ngày…….tháng……năm 20….

 

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2025

Kỳ báo cáo: ………………………….

STT

Địa bàn thực hiện

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Số lượng

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Số lượng

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Số lượng

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

 

NSTW

NSĐP

 

NSTW

NSĐP

 

NSTW

NSĐP

 

NSTW

NSĐP

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Số cán bộ cấp tỉnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số cán bộ cấp huyện, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Số cán bộ cấp xã, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Xã đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ thôn, bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ, công chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các đối tượng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Xã khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ thôn, bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cán bộ, công chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các đối tượng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

a. Đối với kế hoạch cả giai đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.

b. Đối với kế hoạch năm gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.

 

PHỤ LỤC 3

CÁC CHỈ SỐ THEO DÕI GIÁM SÁT HẰNG NĂM

TT

Nội dung

Chỉ số đo lường

Mục tiêu 2025

Khái niệm

Nguồn số liệu

Đơn vị chịu trách nhiệm

I. Chỉ số đánh giá kết quả hằng năm

Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam

Mục tiêu cụ thể 1

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em

% suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi

34%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (SDD thấp còi): Là tỷ lệ phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo so với tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được đo

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Viện Dinh dưỡng, Sở Y tế các tỉnh

 

 

% suy dinh dưỡng thể gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi

5%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (SDD gầy còm): Là tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo so với tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được cân đo

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Viện Dinh dưỡng, Sở Y tế các tỉnh

 

 

% suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em 5- 16 tuổi

34%

Tỷ lệ trẻ em 5-16 suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (SDD thấp còi): Là tỷ lệ phần trăm trẻ em 5-16 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo so với tổng số trẻ em 5-16 tuổi được đo

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Viện Dinh dưỡng, Sở Y tế các tỉnh

Mục tiêu cụ thể 2

Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ

Chỉ đánh giá kết quả cuối kỳ

 

 

 

 

Mục tiêu cụ thể 3

Bảo đảm an ninh thực phẩm và ứng phó về dinh dưỡng với tình huống khẩn cấp

% trẻ em 6-23 tháng tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo ăn bổ sung đúng, đủ

50%

Tỷ lệ trẻ 6-23 tháng được ăn đa dạng (bằng hoặc nhiều hơn 5/8 nhóm thực phẩm theo WHO) và ăn đủ bữa trong độ tuổi của trẻ trong ngày hôm trước

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Viện Dinh dưỡng, Sở Y tế các tỉnh

 

 

% hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình mức nặng và vừa ở sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

25%

Tỷ lệ hộ gia đình có điểm FIES về thiếu ANTP bằng hoặc trên 5 (FAO)

Điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm.

Viện Dinh dưỡng, Sở Y tế các tỉnh

II. Chỉ số đánh giá quá trình triển khai hoạt động

 

 

#, % phụ nữ có con nhỏ dưới 2 tuổi được tư vấn dinh dưỡng theo gói tư vấn 1000 ngày đầu

 

Là số phụ nữ mang thai được tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng trên tổng phụ nữ mang thai

Báo cáo định kỳ của hệ thống CSSKSS

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % phụ nữ mang thai được cung cấp viên đa vi chất

80%

Là số phụ nữ mang thai được cấp viên đa vi chất trên tổng phụ nữ mang thai

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, trẻ gái vị thành niên được cung cấp viên sắt hoặc đa vi chất

 

Là số phụ nữ LTSĐ, trẻ gái vị thành niên được cấp viên sắt hoặc đa vi chất trên tổng phụ nữ mang thai

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ em 6- 60 tháng được cấp vitamin A

 

Là số trẻ em 6-60 tháng được cấp viên nang Vitamin A trên tổng số trẻ em 6- 60 tháng

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

# trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy được bổ sung kẽm

 

Là số trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy được bổ sung kẽm

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ 6-23 tháng bị SDD thấp còi được cấp gói bột đa vi chất

 

Là số trẻ em 6-23 tháng bị SDD thấp còi được bổ sung đa vi chất trên tổng số trẻ 6-23 tháng bị SDD thấp còi

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

# trẻ em 6-59 tháng được hỗ trợ thực phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp

 

Là số trẻ em 6-59 tháng được hỗ trợ thực phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh)

Báo cáo theo sự kiện

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ < 5 tuổi được quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng

 

Số trẻ < 5 tuổi được quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ < 6 tuổi được tẩy giun

 

Là số trẻ < 6 tuổi được tẩy giun định kỳ trên tổng số trẻ <6 tuổi

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ dưới 24 tháng tuổi được cân đo hàng quí

 

Số trẻ dưới 24 tháng tuổi được cân đo hàng quí

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ dưới 24 tháng tuổi suy dinh dưỡng được cân đo hàng tháng

 

Số trẻ dưới 24 tháng tuổi suy dinh dưỡng được cân đo hàng tháng

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ dưới 5 tuổi được đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng năm

 

Số trẻ dưới 5 tuổi được cân đo 1 năm 2 lần

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

#, % trẻ 5-16 tuổi được đánh giá tình trạng dinh dưỡng hàng năm

 

Số trẻ 5-16 tuổi được cân đo 1 năm 1 lần

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

# số trẻ 5-16 tuổi được cung cấp bữa ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng tại cơ sở giáo dục

 

Số trường và số học sinh được cung cấp bữa ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

 

# số trẻ 5-16 tuổi tư vấn dinh dưỡng tại cơ sở giáo dục

 

Số trường triển khai hoạt động và số học sinh được nhận tư vấn dinh dưỡng

Báo cáo định kỳ của cơ sở y tế

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

 

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 2074/BYT-BM-TE

Re. commenting on the draft Guide to implementation of nutrition promotion actions specified in the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction

Hanoi, April 25, 2022

 

To:

- Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
- Ministry of Education and Training;
- Ministry of Planning and Investment;
- Ministry of Finance;
- Ministry of Agriculture and Rural Development;
- Ministry of Information and Communications;
- Committee on Ethnic Minority Affairs;
- Central Committee of Vietnam Women’s Union;
- People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities.

On October 12, 2021, the Prime Minister issued the Decision No. 1705/QD-TTg, introducing the Plan to implement the Resolution No. 24/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the National Assembly, approving the investment policy for implementation of the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction for the 2021-2025 period, in which the Ministry of Health is assigned to take charge of and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and other relevant ministries, central and local authorities in promulgating the document directing and guiding the implementation of nutrition improvement content under the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction in the 2021-2025 period;

On January 18, 2022, the Prime Minister issued the Decision No. 90/QD-TTg, approving the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction in the 2021-2025 period, under which the Prime Minister assigned the Ministry of Health to take charge of, and cooperate with concerned ministries, central and local authorities in, implementing the Sub-project 2 - Nutrition promotion under the Project 3 – Support for production development and nutrition promotion.

Following the direction of the Prime Minister, the Ministry of Health has recently drafted the Guide to implementation of nutrition promotion actions of the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction (Guide). During the drafting process, the Guide has received comments from nutritionists. Till now, the draft Guide is relatively complete.

In order to carry out the Poverty Reduction Program to ensure achievement of the specified objectives, effectiveness and efficiency, the Ministry of Health is sending you this Guide for your study and commentation. 

All of your written comments should be sent to the Ministry of Health (Department of Maternal and Child Health) by May 5, 2022 for its review, completion and issuance of the Guide.  Upon expiry of the aforesaid submission deadline, if there is none of comments received, the Ministry of Health could infer that you are agreed with the draft Guide.

Thanks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Xuan Tuyen

___________________

For all details, please contact:

- Doctor Hoang Anh Tuan - Department of Maternal and Child Health, Ministry of Health Mobile: 0913524408

 

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.           /QD-BYT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

DECISION

ISSUING THE GUIDE TO IMPLEMENTATION OF NUTRITION PROMOTION ACTIONS SPECIFIED IN THE NATIONAL TARGET PROGRAM ON SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION DURING THE 2021-2025 PERIOD

MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

Pursuant to the Government’s Decree No. 07/2021/ND-CP dated January 27, 2021, prescribing multidimensional poverty line for the 2021 – 2025 period;

Pursuant to the Government's Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022 on the mechanism for management and organization of implementation of national target programs;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1705/QD-TTg dated October 12, 2021, issuing the Plan to implement the Plan to implement the National Assembly’s Resolution No. 24/2021/QH15 dated July 28, 2021 on approval of the investment policy for implementation of the National Target Program for Sustainable Poverty Reduction during the 2021-2025 period;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 2022 on approval of the National Target Program for Sustainable Poverty Reduction for the 2021-2025 period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



HEREIN DECIDES

Article 1. The guide to implementation of nutrition promotion actions specified in the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction during the 2021-2025 period shall be enclosed herewith.

Article 2. This Decision shall enter into force from the signature date.

Article 3. Mr./Mrs. Director of the Department of Maternal and Child Health; Chief of the Ministry’s Office; the Ministry’s Chief Inspector; Directors or General Directors of Departments/Administrations/Authorities affiliated to the Ministry of Health; Directors of Departments of Health in provinces and centrally-controlled cities; Heads of Health Divisions of Ministries and central authorities; and Heads of other entities concerned, shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Do Xuan Tuyen

 

GUIDE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. PRELUDES TO THIS GUIDE

- National Assembly’s Resolution No. 40/2021/QH15 dated November 13, 2021 on the 2022 central budget allocations;

- Prime Minister’s Decision No. 90/QD-TTg dated January 18, 2022 on approval of the National Target Program for Sustainable Poverty Reduction for the 2021-2025 period;

- Prime Minister’s Decision No. 02/2022/QD-TTg dated January 18, 2022 on distribution principles, criteria and norms of central budget funds and proportions of counterpart funds of local budgets for implementation of National Target Program for Sustainable Poverty Reduction for 2021 – 2025 period;

- Prime Minister’s Decision No. 353/QD-TTg dated March 15, 2022 on approval of the list of poor districts, extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands during the 2021 - 2025 period.   

- Government's Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022 on the mechanism for management and organization of implementation of national target programs;

- Decision No. 721/QD-BYT dated March 23, 2022 of the Ministry of Health, issuing the Plan of the Ministry of Health for implementation of the National Target Program for Sustainable Poverty Reduction for the 2021-2025 period;

- Decision No. 4121/QD-BYT dated October 28, 2009 of the Ministry of Health, issuing the Instruction Manual for treatment of diarrhoea in children.

- Decision No. 4944/QD-BYT dated November 27, 2014 of the Ministry of Health, issuing the national Guide to control and prevention of micronutrient deficiencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Decision No. 6437/QD-BYT dated October 25, 2018 of the Ministry of Health, issuing the Guide to intestinal deworming in the community.

- Official Dispatch No. 3598/BYT-BM-TE dated April 29, 2021 of the Ministry of Health on instructions about formulation and implementation of the Nutrition Care Program for the first 1000 days of life.

II. SUPPORTING PRINCIPLES, CONDITIONS AND METHODS

2.1. Supporting principles, conditions

Plan and organize the implementation of the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction for the 2021-2025 period (hereinafter referred to as Program) according to the following principles:

- Ensure public accessibility, democracy, equality, fairness, local authorities’ participation and commitment during the process of designing and carrying out supporting activities.

- Agree with local socio-economic planning schemes and plans.

- Align with conditions, characteristics and demands of poor households, near-poor households and households newly escaping from poverty line.

- State budget grants are only accessible to poor households; employees newly escaping from the poverty line; households or healthcare establishments located in poor districts or extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The nutrition promotion model must be developed and brought into operation according to the principles that such model helps to ensure household food security, and must be tailor-made and suitable for specific regions.

- When drawing up Plans to implement the Program for submission to People’s Committees of provinces/cities to seek their approval, Departments of Health must allow for types and details of budget expenditures provided in law in force, avoid using the Program’s funding for other purposes, and call for other funds for fulfillment of the tasks under the Prime Minister’s mandate, as well as integrate or coordinate these Plans with other nutrition-related investment programs or projects with the aim of providing against the overlapping situation that may arise during the process of distributing and allocating funds.        

2.2. Supporting methods

- Support that is given to enable mothers and children under five years to have access to direct interventions in preventing malnutrition and micronutrient deficiency (by providing counseling packages on nutrition, multi-micronutrients, nutritional products, etc., management of acute malnutrition in the community...).

- Support that is given to preschool children and students in extremely disadvantaged areas to help to improve school meals; provide children with multi-micronutrient milk; periodically monitor nutritional condition; provide specific nutritional advices and solutions for malnourished students; educate children on proper nutrition care, enhancement of physical activities, malnutrition prevention...

- Support that is given to help to improve awareness and behavior of beneficiaries by strengthening propagation, communication and counseling tasks on nutritional care for women and children aged 0-16.

- Support that is given to help to improve capacity of local health officers and health workers at rural villages; strengthen resources and interdisciplinary cooperation on improvement of nutritional care for women and children aged 0-16; monitor, supervise, evaluate, and report on the Program's performance.

III. SCOPE AND SUBJECTS OF APPLICATION

3.1. Scope of application:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Interventions against malnutrition and micronutrient deficiency in mothers and children aged 0-16 from poor households, near-poor households, households newly escaping from the poverty line and children living in poor districts and extremely disadvantaged areas of alluvial plains, coastal areas and islands (belonging to Subproject 2 -Project 3).

- Nutrition communication (belonging to Project 6).

- Performance monitoring, evaluation and reporting on child nutrition promotion activities (belonging to Project 7).

3.2. Scope of application:

- 63 provinces/cities nationwide.

3.3. Subjects of application:

- Ministries, ministerial agencies, provinces and centrally-affiliated cities participating in child nutrition promotion activities.

- Agencies, units, entities and persons carrying out and obtaining benefits from child nutrition promotion activities.

- Direct beneficiaries:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Children under 16 years old from poor households, near-poor households, and households newly escaping from the poverty line under the province/city-level management (not in the areas mentioned above).

IV. OBJECTIVES AND TARGETS

4.1. General objectives: Improve nutritional condition, reduce stunting, provide health care, and promote the health and stature of children under 16 from poor households, near-poor households, households newly escaping from the poverty line and children living in poor districts and extremely disadvantaged communes in alluvial plains, coastal areas and islands.

4.2. Specific goals:

- Specific goal 1: Lowering the level of nutritional deficiency in mothers and children from poor households, near-poor households, households newly escaping from the poverty line and children living in poor districts and extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands.

Targets:

+ Reduce the malnutrition rate of stunted children under 5 living in poor districts and extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands to less than 34% by 2025.

+ Reduce the malnutrition rate of wasted children under 5 living in poor districts and extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands to less than 5% by 2025.

+ Reduce the malnutrition rate of stunted children aged 5-16 living in poor districts and extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands to less than 34% by 2025.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Specific goal 2: Mitigating micronutrient deficiencies in babies, juveniles and women of reproductive age from poor households, near-poor households, households newly escaping from the poverty line and children living in poor districts and extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands.

Targets:

+ More than 80% of pregnant women living in poor districts, extremely disadvantaged communes, alluvial plains, coastal areas and islands are expected to have free access to multiple micronutrient supplements during the period starting on the pregnancy detection day and ending one month after giving birth by 2025.

+ Reduce the rate of anaemia in children under 5 who live in poor districts and extremely disadvantaged communes, alluvial plains, coastal areas and islands to less than 20% by 2025. Reduce the rate of anaemia in pregnant women and women of reproductive age who live in poor districts and extremely disadvantaged communes, alluvial plains, coastal areas and islands to less than 30% and 20%, respectively, by 2025.

+ Reduce the rate of zinc deficiency in children under 5 and pregnant women who live in poor districts, extremely disadvantaged communes, alluvial plains, coastal areas and islands to less than 60% and 70%, respectively, by 2025.

- Specific goal 3: Ensuring food security and nutritional response to emergency situations for children in poor districts, extremely disadvantaged communes, alluvial plains, coastal areas and islands.

Targets:

+ Increase the rate of entitlement to appropriate food supplements in adequate amounts of children aged 6-23 months living in poor districts, extremely disadvantaged communes, alluvial plains, coastal areas and islands to 50% by 2025.

+ Reduce the rate of households living both with severe household food insecurity and in poor districts, extremely disadvantaged communes, alluvial plains, coastal areas or islands to less than 25% by 2025.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Items

2021 – 2025

2022

2023

2024

2025

Reduction in % of stunted children under 5 years of age

Below 34%

Collecting primary data in intervention districts or communes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Decreasing % in 2023 by 2%

Decreasing % in 2024 by 2%

Reduction in % of wasted children under 5 years of age

Below 5%

Collecting primary data in intervention districts or communes

Decreasing % in 2022 by 1%

Decreasing % in 2023 by 1%

Decreasing % in 2024 by 1%

Reduction in % of stunted children under 5-16 years of age

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Collecting primary data in intervention districts or communes

Decreasing % in 2022 by 1%

Decreasing % in 2023 by 2%

Decreasing % in 2024 by 2%

Increase in % of children aged 6-23 months that eat appropriate food supplements in adequate amounts

Above 50%

Collecting primary data in intervention districts or communes

Increasing % in 2022 by 5%

Increasing % in 2023 by 7-10%

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Reduction in % of moderate and severe food insecure households

Below 25%

Collecting primary data in intervention districts or communes

Decreasing % in 2022 by 5%

Decreasing % in 2023 by 7-10%

Decreasing % in 2024 by 7-10%

V. BUDGET

The central budget funds shall be allocated to provinces under the Prime Minister’s Decision No. 02/2022/QD-TTg dated January 18, 2022 on distribution principles, criteria and norms of central budget funds and proportions of counterpart funds of local budgets for implementation of National Target Program for Sustainable Poverty Reduction for the 2021 – 2025 period.

VI. INSTRUCTIONS FOR IMPLEMENTATION OF ACTIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6.1.1. At the central level

a) Develop technical and financial documents, and provide instructions for implementation of the Program's actions for local authorities.

Task completion process:  Based on the rate of child malnutrition and nutritional status of pregnant and pre-pregnancy women; local socio-economic situations, state of household food security; and according to the guidance of the Ministry of Health from the recommendations of the World Health Organization/ United Nations Children's Fund, develop and update professional documents, technical instructions issued by the Ministry of Health, and organize training or drilling courses on implementation thereof.

b) Provide health workers, child caregivers and guardians with instructions and counsels on identification of issues and problems related to the nutritional status of mothers, children, methods of assessing the nutritional status of children, nutritional, food safety and hygiene counseling and education skills.

Task completion process:  Comply with the instructions of the Ministry of Science and Technology, and the Ministry of Health. This action is carried out by providing seminars, conferences, training and drilling courses on programs, projects and professional activities needed for the Program's activities for health workers, poverty alleviation and other interdisciplinary officers at the provincial and district level. Training manuals will be designed, updated or revised, based on current local situations or proposals. 

c) Provide instructions on and assist in offering nutritious meals and nutritional education to semi-boarding/boarding students, and periodically monitoring the students' nutritional status; offer nutritional counsels on proper nutritional care and increased physical activity, prevention of malnutrition and micronutrient deficiencies.

Task completion process:  Depending on the characteristics of the region, ethnicity and age, design dietary menus and offer nutritious school meals to semi-boarding/boarding students; monitor nutritional status and provide nutritional counsels according to the guidelines of the Ministry of Health and the Ministry of Education and Training. Depending on the rate of malnutrition among school-age children, the local socio-economic situation and state of food security, set funding benchmarks for meals of school-age children, persons in charge of cooking, local regulators, teachers/childcare assistants in charge of preparing and dispensing meals and monitoring children. Apply financial support policies for kindergarten child meals at communes facing severe socio-economic disadvantages, extremely disadvantaged communes of coastal areas or islands (pursuant to Decree No. 57/2017/ND-CP, Decree No. 06/2018/ND-CP and Decree No. 105/2020/ND-CP) and other funds from local budgets, grants and private-sector contributions.

d) Develop guidelines and implement intervention models to improve nutritional status, ensuring food and nutrition security for specific regions.

Task completion process:  Based on the rate of child malnutrition, local socio-economic situation and state of household food security, build and deploy a model to improve nutrition, ensuring household food security specific to regions; develop nutritional menus for children under 5 years old. Intervention models are brought into operation according to scientific research processes, tested, evaluated and their results are communicated for widespread application purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Task completion process:  Follow the instructions of the Ministry of Science and Technology, and the Ministry of Health. Including the construction of the central monitoring system for the whole country and at the intervention provinces, districts and communes; Formulation, dissemination and collection of annual monitoring indices at central and local levels; Data processing and reporting; Monitoring and supervision of support with the participating provinces.

6.1.2. At the local level

a) Provide nutritional counseling packages for mothers when they are pregnant and their child gets 2 years old.

Task completion process shall be subject to detailed instructions given in the Official Dispatch No. 3598/BYT-BM-TE dated April 29, 2021 of the Ministry of Health on instructions about formulation and implementation of the Nutrition Care Program for the first 1000 days of life of the Ministry of Health and Manual for nutritional counseling for the first 1000 days of life of the National Institute of Nutrition.

Nutritional counseling packages must be rendered at healthcare stations of communes involved in the project. Each mother from the time of pregnancy until the child reaches the age of 2 years old will be consulted (individually or in groups) by trained medical staff at least 9 times at the authorized appropriate time according to the standard procedures (e.g. pregnancy, breastfeeding and complementary feeding). Provide independent or integrated counseling services at the time of antenatal care and vaccination.

b) Provide multiple micronutrient supplements for pregnant women

The time length of provision of multiple micronutrient supplements for pregnant women must range from the time of pregnancy detection to 1 month postpartum. Amounts to be administered: At least 180 supplements/pregnant woman. Multiple micronutrient supplements must be prepared from ingredients specified in recommended formulations of the United Nations (United Nations Multiple Micronutrient Preparation - UNIMMAP). Ingredients: Retinol (800 RE), vitamin D (200 IU), vitamin E (10 mg), vitamin C (70 mg), vitamin B1 (1.4 mg), vitamin B2 (1.4 mg), vitamin B6 (1.9 mg), vitamin B12 (2.6 mcg), folic acid (400 mcg), niacin (18 mg), zinc (15 mg), copper (2 mg), iron (30 mg), iodine (150 mcg), selenium (65 mcg). The maximum allowance of supplements to be administered does not exceed the thresholds applied to Vietnamese people who are classified as beneficiaries thereof (Adopted under the Decision No. 2615/QD-BYT dated June 16, 2016).

Task completion process:  Comply with the detailed instructions given in the Decision No. 4944/QD-BYT dated November 27, 2014 of the Ministry of Health, issuing the National Guide to control and prevention of micronutrient deficiencies, and instructions of specialized divisions immediately subordinate to the Ministry of Health.

Annually, local authorities shall collect data on beneficiaries, plan and estimate purchase and tendering costs under applicable regulations to buy multiple micronutrient supplements (if they are not dispensed for free from the central level).  Local authorities must administer multiple micronutrients after purchase or receipt to commune-level healthcare stations and health establishments for further dispense. Instructions for use of medicines are given to beneficiaries, integrated with prenatal care of women or given through village medical staff. Regular counseling and communication activities should be done when providing multiple micronutrient supplements in order to enhance compliance. Local authorities shall carry out all-level supervision and statistical reporting under the Program’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Provide iron or multiple micronutrient supplements weekly for women of reproductive age and teenage girls.

Amounts to be administered: 15 supplements x two three-month intervals equal 30 supplements/woman of reproductive age/year in total. Iron/folic acid supplements need to supply 60 mg of iron and 2800 μg of folic acid.

Task completion process:  Comply with the detailed instructions given in the Decision No. 4944/QD-BYT dated November 27, 2014 of the Ministry of Health, issuing the National Guide to control and prevention of micronutrient deficiencies, and instructions of specialized divisions immediately subordinate to the Ministry of Health. This task is done in the same manner as multiple micronutrient supplements intended for pregnant women (subparagraph b), intended for women of reproductive age of 15-35 years (non-pregnant) on the list compiled by healthcare stations and managed in the community and at school (school-going adolescent girls).   For women of reproductive age in the community, iron supplements or multiple micronutrient supplements may be supplied on the micronutrient days (June and December); For school-going teenage girls, educational authorities can provide these supplements during the school year. 

d) Dispense Vitamin A capsules to children aged 6-60 years, non-breastfed children aged under 5 months, children aged under 5 years who are malnourished, suffer diarrhea, measles, acute respiratory infections and women within 1 month after birth

Amounts to be administered: Children aged from 6 to less than 12 months: 100,000 units/each; children aged 12-60 months: 200,000 units/each, two times per annum or on demand or on prescription.  Postpartum women: 200,000 units to be dispensed within one month after delivery.

Task completion process:  Comply with the detailed instructions given in the Decision No. 4944/QD-BYT dated November 27, 2014 of the Ministry of Health, issuing the National Guide to control and prevention of micronutrient deficiencies, and instructions of specialized divisions immediately subordinate to the Ministry of Health.

Depending on actual local demands, regulatory authorities of provinces can plan and procure Vitamin A capsules or propose them to be dispensed from central authorities (currently, Vitamin A are supplied for free nationwide). Distribution, management, dispensing, monitoring, supervision and reporting regimes must be the same as those specified in the current instructions of health authorities.

dd) Provide zinc supplements to children with acute diarrhoea:

- Supplementation amounts:  Taking 20 mg of zinc or zinc compound; 5ml syrup containing 10 mg zinc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Children ≥6 months: 1 supplement/day within 14 days (20mg) or 10 ml syrup.

Task completion process:  Comply with the detailed instructions given in the Decision No. 4944/QD-BYT dated November 27, 2014 of the Ministry of Health, issuing the National Guide to control and prevention of micronutrient deficiencies, and the Decision No. 4121/QD-BYT dated October 28, 2009 of the Ministry of Health, issuing the Guide to child diarrhoea management.

Depending on the number of children under 5 years old with diarrhoea condition, the annual plans to supply and dispense drugs to healthcare establishments should be proposed.    This task is funded by health insurance schemes intended for children under 6 years old or the program.

e) Give nutritional products to malnourished children and in case of emergencies

- Distribute multi-micronutrient powder packets as supplements to flour/porridge meals to stunted children over 6 months to 23 months of age: Amounts to be administered: 60 packets/malnourished child/each dispensing period x 2 dispensing periods/year.   Multi-micronutrient powder must contain at least 3 micronutrients: Iron (12.5 mg elemental iron), Vitamin A (300 μg retinol), Zinc (5 mg elemental zinc). In addition, other necessary micronutrients can be added in the doses meeting currently recommended nutritional needs of specific target groups.

Task completion process: Comply with the detailed instructions given in the Decision No. 4944/QD-BYT dated November 27, 2014 of the Ministry of Health, issuing the National Guide to control and prevention of micronutrient deficiencies, and instructions of specialized divisions immediately subordinate to the Ministry of Health.

The list of stunted children aged 6 to 23 months must be compiled as a basis for regulatory authorities of provinces draw up the product purchase, distribution and management plans delegated to healthcare establishments and dispense these nutritional products to beneficiaries biannually (can be integrated with the annual Micronutrient Day). Provide home-based counsels and instruction for use of these products. Monitoring, supervision and reporting activities shall be carried out according to law.

- Dispense powder packets/micronutrient supplements to malnourished school-going children. Amounts to be administered: 60 packets (tablets/capsules)/malnourished child/each dispensing period x 2 dispensing periods/year. 

Task completion process:  Follow the instructions of specialized divisions under the Ministry of Health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Administer nutritional powder/porridge to children over 6 months to under 5 years old in case of emergencies (e.g. natural disasters, crop failures, epidemics,...): Amounts to be administered: 1 dispensing period/year; 2 packets/child/day x 20 days. Task completion process: Follow the instructions of specialized divisions under the Ministry of Health.

Depending on the actual local situations, regulatory authorities of provinces shall make plans and budget estimates and procure reserve nutritional products (ensuring satisfaction of the nutritional needs of young children and limitation on ingredients not good for health; suitability for dispensing and processing of these administered items in case of emergencies at health authorities’ recommendations). In case of any emergency that occurs, these local authorities must conduct the fast assessment of demands, take charge of administering these products and providing directions for use to target beneficiaries.    Monitoring, supervision and reporting activities shall be carried out according to law. Plans for use or handling of these products in case of no emergency that occurs at localities under their management must be available for use.

g) Screen, treat and manage acute malnutrition in children in the community

Beneficiaries:   Children aged 0-72 months diagnosed with severe acute malnutrition.

Amount of products used for treating severe acute malnutrition: Each child with severe acute malnutrition will be treated with medical treatment preparations. Dosage: Average of 13.8kg RUTF (Ready to use therapeutic food)/child. Product specifications must follow the instructions of the Ministry of Health (Decision No. 4487/QD-BYT).

Task completion process:  Follow the detailed instruction of the Decision No. 4487/QD-BYT dated August 18, 2016 of the Ministry of Health, issuing the Guide to diagnosis and treatment of acute malnutrition in children aged 0 to 72 months, and the Decision No. 3779/QD-BYT dated August 26, 2019 of the Ministry of Health, issuing the Guide to practicing management of acute malnutrition in children aged 0 to 72 months, and the instructions of specialized divisions under the Ministry of Health.

In each commune, carry out the screening activities to detect the inclusion of severely malnourished children in the program. Medical facilities must take charge of management and treatment according to outpatient therapy programs, weekly re-examination and household visits according to professional indications. Implement procedures for receiving, tracking and transferring patients according to the guidance of the Ministry of Health. Therapeutical products must comply with the regulations of Decision 4487/QD-BYT. Regulatory authorities of provinces plan, procure and solicit bids for distribution of these products to healthcare establishments on the basis of the number of children with severe acute malnutrition which annually makes up 2% of the number of children under 5 years old at localities under their management. It is necessary to ensure a regular supply so that these products are always available at receiving healthcare establishments, avoiding supply chain disruptions affecting quality of medical treatment.

h) Enable children under 6 years of age, pregnant women and women of reproductive age to have access to regular deworming:

Amounts to be administered: 2 times/year for children aged from 2 to under 6 years and women of reproductive age. Pregnant women prescribed for deworming:  This task shall be scheduled for the second and third trimester of pregnancy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This task is performed in the same manner as the task of Vitamin A supplementation which may coincide with the deworming.

i) Plan and stockpile nutritional products to provide against natural disasters, calamities and epidemics with respect to the action involving the nutritional care for mothers and children. 

Amount of nutritional products: Available on actual local demand.

Task completion process must follow the technical Guide to nutritional preparation and response in case of emergencies and instructions of specialized divisions under the Ministry of Health.

Annually, regulatory authorities of provinces need to successfully develop plans for nutritional response in case of emergency or integrate them into their own disaster response plans, including the task of having the reserve of nutritional products and procuring the reserve thereof before occurrence. Implement response activities and have the plan to put the product into use if no emergency occurs, and handle products in stock if they are not in use. Monitoring, supervision and reporting activities shall be carried out according to law.

k) Provide nutritional care during pregnancy and postnatal care for mothers/babies as part of the task of administering iron/folic acid - multi-micronutrient or vitamin A supplements to pregnant or breastfeeding women; breastfeeding and complementary feeding through direct communication, nutritional practice at commune and village-level health stations.

Task completion process:  Comply with the Decision No. 4128/QD-BYT dated July 29, 2016 of the Ministry of Health, introducing the National Guide to reproductive health care services, and the Official Dispatch No. 3598/BYT-BM-TE dated April 29, 2021 of the Ministry of Health, regarding instructions about formulation and implementation of the Nutrition Care Program for the first 1000 days of life of the Ministry of Health (and updated documents thereof, if any), as well as other instructions of specialized divisions under the Ministry of Health.

Regulatory authorities of provinces must provide training programs and guidance to local health authorities to deploy nutrition education communication models directly in the community in the form of individual counseling, group counseling, nutrition club, nutrition practice. Communication campaigns should focus on nutritional care in the first 1000 days, control and prevention of micronutrient deficiencies, nutrition for sick children, proper nutrition, food choice, combined with other agricultural farming models and projects located in localities under their management to ensure nutrition so that they can enhance the creation of safe, available and nutritious food sources. Consult effective nutrition communication models that have been made publicly available by the Institute of Nutrition. Host visits and field trips to models, conferences and seminars on promotion of effective models.

l) Ensure that nutritious meals and nutrition education courses are provided for semi-boarding/boarding students.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regulatory authorities of provinces must establish the cooperation between education and health regulatory authorities; plan and train project staff on provision of school meals, knowledge and skills in school nutrition education; promote the quality of the curricular and extracurricular nutrition education activities appropriate to specific localities’ circumstances. Health workers must play the role of participating in professional guidance and operational supervision for schools during the process of their provision of boarding meals and nutrition education at school in collaboration with nutrition education at home. Research and develop effective models for introduction and widespread use (such as the school-garden model). Combine with local food generation models on the spot in other Poverty Reduction Program’s component projects, if any, in order to find consumption markets for those projects, creating a harmonized connection of the food system.

m) Offer nutritional counsels on proper nutritional care and increased physical activity, control and prevention of malnutrition and micronutrient deficiencies at school.

Task completion process:  Follow the current instructions of health and education regulatory authorities.

Regulatory authorities of provinces must establish the cooperation between health and education regulatory authorities; plan and train project staff on proper nutrition and physical activity, knowledge and skills necessary for project execution. Health regulatory authorities must play their role as the professional instructor and operational supervisor. Educational institutions must use appropriate counseling forms, and integrate them with school medical care. Provide favorable physical amenities for students to practice proper nutrition and physical fitness.

n) Provide guidance on and organize the monitoring and assessment of the nutritional status of women and children under 16 years old on an annual and periodic basis according to the plan

Task completion process:  Follow the guidance of specialized divisions under the Ministry of Health (anthropometric measurements, blood tests, interviews about food portion, diets, food consumption habits, demographic interviews, feeding history, medical history, etc.)

Regulatory authorities of provinces must plan and provide local healthcare establishments with training courses on nutritional status assessment and agreed performance monitoring indicators (distinguishing between annual monitoring indicators and periodic or final evaluation indicators). Measure and assess nutritional status for children periodically: monthly for children under 2 years of age with malnutrition; quarterly for children under 2 years old; twice a year for children aged 0- under 5 years; once a year with children aged 5-16 years. Enter data and report on results in a timely manner for appropriate assessment and action.

p) Provide equipment to assess the nutritional status of children for healthcare establishments in provinces, districts, communes and villages, and provide medical supplies, supplementary food and documents to carry out interventions in the community.

Task completion process:  Implement bidding according to current regulations for procurement and supply thereof according to the needs and plans of specific regulatory authorities of provinces. The requirements concerning specifications of equipment standards and food supplements must be subject to the regulations of specialized divisions under the Ministry of Health and the guidance of the United Nations Children's Fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



q) Improve the capacity of local health workers, village health workers, school health workers, teachers and others on improving nutrition care for women and children aged 0-16 years

Including: Training for nutritionists at commune and village levels on professional guidelines and techniques for implementation of nutrition activities. Training for school health workers and school teachers at all levels on guidelines to support the implementation of nutrition activities at school. Host conferences and seminars on building of capacity of local health workers, village health workers, school health workers, teachers, poverty reduction officers, agricultural officers and women on improving nutritional care for women and children aged 0-16 years.

This task must be performed annually. Regulatory authorities of provinces must, based on actual needs, propose training plans approved to be included in the project, and training programs in the form of central trainers training staff members of regulatory authorities of provinces/districts who then train staff members of regulatory authorities of communes, villages and hamlets.

6.2. Nutrition communication actions

6.2.1. At the central level

- Provide essential information, documents and activities involved in maternal and child nutrition communication campaigns through the production and editing of communication information, materials, and digital contents which are related to control and prevention of malnutrition and micronutrient deficiencies in mothers and children aged 0-16 years, and suitable for ethnic groups and regions.

- Provide training courses on building of communication capacity for health and related staff at the provincial and district levels.

- Host conferences, seminars, campaigns and Opening Ceremony on nutrition.

Task completion process:  Organize the Vitamin A supplementation campaign twice a year (in June and December) under the guidance of the Ministry of Health. Organize the Opening Ceremony of Micronutrient Day, Nutrition and Development Week, etc. according to the guidance of the Ministry of Health.6.2.1. At the local level

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Train health and interdisciplinary staff working in maternal and child nutrition care at district/commune/village level in communication skills. Task completion process:  Local regulatory authorities shall register the needs for training in communication skills for maternal and child nutrition care staff at districts/communes/villages with provincial in-charge agencies. Based on actual needs, regulatory authorities of provinces must prepare the annual training plan. Training courses can be provided whether offline or online, depending on current local situations and significance of each of these training courses.

- Organize public gatherings at villages/hamlets during World Breastfeeding Week, Nutrition and Development Week, Micronutrients Day or Immunization Day.

Task completion process:  Directly meet people at villages/communes during World Breastfeeding Week, Nutrition and Development Week, Micronutrients Day or Immunization Day, etc., depending on local infrastructure and plans, and in conformity with annual written guides of the Ministry of Health.

6.3. Nutrition monitoring and surveillance action

6.3.1. At the central level

- Monitoring and surveillance of performance in implementation of maternal and child nutrition action: Central authorities must carry out the annual and irregular monitoring, inspection and supervision, and the close surveillance of the implementation of nutrition activities from the central to local level. Conduct monitoring and surveillance according to the annual plans.

+ Conduct sampling investigation nationwide with the aim of measuring annual performance indicators with respect to Specific Goal 1 and 3.

+ Gather report data corresponding to indicators specified in Appendix 3 from 32 provinces according to the Decision 353/QD-TTG.

+ Measure all indicators of sub-projects located within intervention localities in 2025 at the end of the period of implementation of the program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Local regulatory authorities of provinces and districts shall monitor, inspect and supervise implementation of nutrition-related tasks at communes, wards and villages. Conduct monitoring and surveillance according to the annual plans.

- Formulate the plan to collect information for input assessment for intervention districts or communes (according to the Decision 353/QD-TTg) in 2022: 5 performance evaluation indicators referred to in Section I of Appendix 3. Annual re-assessment shall be required.

- Monitor implementation of tasks and actions, and submit reports, including data on performance indicators (Section II of Appendix 3), to central authorities.

- Report on funds received, called for and utilized in the program.

VII. PROGRAM MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION INSTRUCTIONS

7.1. Steps in carrying out local child nutrition improvement actions:

7.1.1. Conducting the survey on and identification of tasks and activities involved in the action- Determine the necessity and legal basis for implementation of the local child nutrition improvement action. Based on information obtained from local nutrition and health assessment, importance of nutrition for sustainable poverty reduction, and legal documents issued by relevant competent authorities,

- Determine the scope, scale and beneficiaries of the action.

+ For districts and communes referred to in the Prime Minister’s Decision No. 353/QD-TTg dated March 15, 2022 on approval of the list of poor districts and extremely disadvantaged communes in the alluvial plains, coastal areas and islands in the period of 2021 - 2025: All children aged 0-16 years in these districts and communes will be beneficiaries of the action.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Analyze and evaluate factors related to the nutritional status of children aged 0-16 years from poor households, near-poor households or households newly escaping the poverty line and children living in poor districts or extremely disadvantaged communes in the alluvial plains, coastal areas and islands to determine and propose objectives, details, budgets, solutions and methods for implementation of the action at localities.

7.1.2. Developing the local implementation plans

- Annual and entire-period plans for implementation of the maternal and child nutrition improvement action are deemed as part of the plan for implementation of the National Target Program on Sustainable Poverty Reduction for the 2021-2025 period (Forms used for developing local plans that are given in Appendix 2).

- Maternal and child nutrition improvement activities must be conformable to the local planning schemes, projects and plans approved by competent authorities and must be on the list of activities included in local socio-economic development plans.

- Develop budget plans for implementation of the action of maternal and child nutrition improvement according to state budget’s annual funding, periods of time, including expectations about possibilities of receiving other resources.

- Departments of Health must gather these budget plans for submission to provincial People’s Committees for their approval.

7.1.3. Assessing implementation of these actions at localities

- Assess the scopes, scales, beneficiaries, tasks or activities involved, solutions and processes for implementation of these actions at localities.

- Assess impacts of these actions on socio-economic development performance, sustainable development and gender impacts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Annually, based on funding plans of the central budget, counterpart funds of local budgets and principles, criteria and quotas on allocation of funds to provinces, People’s Committees of provinces shall take charge of and direct Departments of Health to cooperate with relevant subordinates in developing plans for allocation of capital development funds and non-business expenditures to districts and communes for submission to competent regulatory authorities for their approval in accordance with regulations in force.

7.1.5. Carrying out these actions at localities

- Departments of Health shall report to provincial People’s Committees for cooperation with relevant authorities on instructing districts to review and synthesize counsels on allocation of funds for implementation of these actions; preferably, communes of poor districts, extremely disadvantaged communes of alluvial plains, coastal areas and islands.

- For provinces and centrally-affiliated cities carrying out these actions by using local budget funds, People’s Committees of provinces must provide adequate funding for implementation of these actions, subject to the minimum requirement that such funding must be equal to quotas on investment funds of the Central Budget.  

- Departments of Health/People’s Committees of districts must cooperate with relevant agencies in consulting People's Committees of provinces on integrating implementation of these actions with implementation of the other ones so that they take place at the same time in localities under their management. 

- After allocating funds and assigning budget plans to districts or communes, Departments of Health must prepare the review reports on performance of districts and communes for submission to People's Committees of provinces.

7.2. Implementation duties and responsibilities

7.2.1. Central authorities:

a) Ministry of Health

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Review these allocated funds available at specific localities and activities involved in the National Target Program on socio-economic development of ethnic minority and mountainous areas to prevent any overlapping situation.  Prefer to carry out direct interventions (the Sub-project on offering nutritional products to mothers and children) funded by the budget of this Sub-project.

- Department of Financial Planning: Take charge of cooperating with the Department of Maternal and Child Health, the Institute of Nutrition and relevant units, based on the plan of actions approved by the Ministry of Health's leadership, and allocated funds, on carrying out the assessment of annual budget estimates for submission to the Ministry's leadership to seek their approval of these estimates for implementation in accordance with regulations in force.

- Institute of Nutrition: Act as the agency leading the Sub-project 2. Develop the plan and ensure that the plan is actualized; synthesize and propose targets, objectives, funding sources and plans to allocate the five-year period’s and each year’s central budget funds for implementation of the Projects and Sub-projects of the program to central authorities and local authorities, and submit them to the Ministry of Health (via Department of Maternal and Child Health) in order for it to review them before seeking approval from competent regulatory authorities.   Develop the plan and instruct local authorities on how to implement the program; practice the professional supervision in accordance with regulations in force. Survey, assess, study, design the program’s documents and carry out activities involved in the program; provide training courses on enhancement of capacity of central authorities and local authorities of districts and provinces; carry out the monitoring and evaluation of performance and reporting of performance of nutrition improvement actions of provinces, and integrate them into the review report for submission to the Ministry of Health. 

- Concerned agencies: According to their assigned duties and delegated powers, actively cooperate with the Department of Maternal and Child Health in carrying out activities involved in the program according to the approved plan of actions.

- Regional Institutes designated by the Ministry of Health to give professional support related to nutrition issues: Duly manage all-level authorities in charge of implementing the actions of the program; provide technical support for inferior authorities so that they can enable their nutritional staff to have access to training courses on updated knowledge.

b) Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; Office of the Poverty Reduction Program

Cooperate with the Ministry of Health in ensuring the implementation of the program and assignments of the Ministry of Health in order to ensure effectiveness, fulfillment of predetermined goals and objectives and prevention of any overlapping situation; promote communication to get more people involved in and gaining benefits from the program, especially those who are beneficiaries of the Sub-project 2 - Nutrition improvement; collaborate with the Ministry of Health and other relevant agencies in supervision, inspection and evaluation of performance of actions of the program implemented by the Ministry of Health.

c) Ministry of Education and Training

Cooperate with the Ministry of Health in the program’s actions at the central level; direct the local education system to carry out actions of sub-projects at school (e.g. school meals; monitoring and surveillance of nutrition; nutritional education; nutritional product counseling and support)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Other relevant ministries/central authorities and regulatory authorities:  Cooperate on ensuring effective implementation of actions, depending on their assigned duties, delegated powers and related activities of projects and sub-projects of the program.

7.2.2. Local authorities:

- People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces:  Direct the implementation of tasks and actions falling within their remit, ensuring the right beneficiaries and strict conformance to regulations on principles and criteria for allocation of central budget funds and provision of counterpart funds of local budgets, and actively call for other funds for implementation of these tasks and actions on their part. Inspect, supervise, assess and compile regular and irregular reports on performance.

- Departments of Health in cities/provinces: Based on the nutritional status and actual local condition as well as orientation of the program’s tasks and actions, develop action plans to implement the program’s tasks and actions, and submit them to the People's Committees of provinces or centrally-run cities to seek their approval. Direct inferior medical units (provincial centers for disease control, health centers of districts, health stations of communes) to implement nutrition-related activities under the assigned sub-projects. Cooperate with other relevant Departments and units in integrating and calling for resources from other programs.

+ Procure or seek bids for provision of equipment, nutritional products, print leaflets; manage and distribute them to local recipients.   Local health authorities shall receive and distribute nutritional products and leaflets.

+ Edit information used for communication purposes.

+ Undertake the monitoring and assessment of the nutritional status and nutritional counseling.

+ Undertake nutrition communication and education activities at the community and school.

+ Organize training and coaching courses on improvement of capacity intended for nutrition public workers of provinces, districts and communes; school medical staff, kindergarten teachers and interdisciplinary officers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



VIII. AMENDMENTS OR SUPPLEMENTS

8.1. Action plan

Based on the current progress in implementation of the plan, issues and problems of central and local authorities:

- Subordinate units of the Ministry of Health shall submit recommendations about necessary amendments or supplements to the plan to the Ministry of Health (via Department of Maternal and Child Health) in order to seek approval from the Ministry's leadership.

- Local authorities shall seek consent to any necessary amendment or supplement from provincial People’s Committees and report on such amendment and supplement to the Ministry of Health.

8.2. Professional guidance

Based on the actual progress in implementation of the program, central and local authorities’ issues and problems, all feedback and suggestions of relevant agencies about the Program implementation process must be sent to the Ministry of Health (through the Department of Maternal and Child Health) to report to the Ministry's Leadership for to seek its decision on appropriate amendments or supplements to this Guide.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 2074/BYT-BM-TE ngày 25/04/2022 về góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.079

DMCA.com Protection Status
IP: 103.131.71.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!