BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2074/BYT-BM-TE
V/v góp ý dự thảo hướng dẫn thực hiện nội
dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 04 năm 2022
|
Kính gửi:
|
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Ủy ban Dân tộc;
- Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Ủy Ban nhân dân các tỉnh/thành phố.
|
Ngày 12 tháng 10 năm 2021, Thủ
tướng Chính phủ có Quyết định số 1705/QĐ-TTg về Ban hành Kế hoạch triển khai
Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu
tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025,
trong đó có giao cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội và các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương ban hành Văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Ngày 18/01/2022, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó Thủ tướng Chính phủ
giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai
thực hiện Tiểu dự án 2- Cải thiện dinh dưỡng thuộc Dự án 3- Hỗ trợ phát triển
sản xuất, cải thiện dinh dưỡng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã dự thảo bản Hướng dẫn thực
hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (Hướng dẫn). Trong quá trình soạn thảo, Dự thảo
Hướng dẫn đã nhận được góp ý của các chuyên gia về dinh dưỡng. Đến nay, dự thảo
Hướng dẫn đã tương đối hoàn thiện.
Để triển khai Chương trình giảm
nghèo đạt các mục tiêu, chất lượng và hiệu quả, Bộ Y tế xin gửi dự thảo Hướng dẫn
đến Quý cơ quan để nghiên cứu và góp ý kiến.
Ý kiến góp ý bằng văn bản của
Quý cơ quan xin gửi về Bộ Y tế (Vụ Sức khoẻ Bà mẹ- Trẻ em) trước ngày
05/5/2022 để tổng hợp, hoàn thiện và ban hành. Quá thời hạn trên, nếu
không nhận được văn bản góp ý kiến, Bộ Y tế xin phép được hiểu Quý Cơ quan đồng
ý với dự thảo.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (để b/c);
- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Lưu: VT, BMTE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
___________________
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Bs. Hoàng Anh Tuấn- Vụ Sức
khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế. ĐT: 0913524408
BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/QĐ-BYT
|
Hà Nội,
ngày tháng
năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP , ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số
07/2021/NĐ-CP , ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa
chiều giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số
27/2022/NĐ-CP , ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý,
tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
1705/QĐ-TTg , ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế
hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê
duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Vụ trưởng
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc
Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Vụ
trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ
trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám
đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ,
ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để P/hợp chỉ đạo);
- Các Bộ LĐTB&XH, Giáo dục và ĐT;
- UBND 63 tỉnh/TP;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BMTE.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
HƯỚNG DẪN
THỰC
HIỆN NỘI DUNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-BYT, ngày tháng năm
2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN
- Nghị quyết số 40/2021/QH15,
ngày 13/11/2021 của Quốc Hội về phân bổ ngân sách Trung ương 2022.
- Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022
của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021- 2025
- Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg
ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025.
- Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022
của Thủ tướng phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.
- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ,
ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia.
- Quyết định 721/QĐ-BYT ngày 23/3/2022
của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch của Bộ Y tế triển khai thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
- Quyết định số 4121/QĐ-BYT
ngày 28/10/2009 của Bộ Y tế về ban hành Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở
trẻ em.
- Quyết định số 4944/QĐ-BYT
ngày 27/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống
thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Quyết định số 4487/QĐ-BYT
ngày 18/8/2016 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán về điều trị
bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và Quyết định số
3779/QĐ-BYT ngày 26/8/2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện
quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi.
- Quyết định số 6437/QĐ-BYT
ngày 25/10/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại
cộng đồng.
- Công văn số 3598/BYT-BM-TE
ngày 29/4/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình
Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của Bộ Y tế.
II. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN,
PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ
2.1. Nguyên tắc, điều kiện
hỗ trợ
Xây dựng Kế hoạch và triển khai
thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025 (gọi tắt là Chương trình) theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo công khai, dân chủ,
bình đẳng, công bằng, có sự tham gia và cam kết của địa phương trong việc xây
dựng và thực hiện hoạt động.
- Phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Phù hợp với điều kiện, đặc
điểm, nhu cầu của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
- Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ
đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hoặc hộ gia đình, cơ sở y tế
trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
- Ưu tiên huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp
còi trẻ dưới 5 tuổi cao.
- Đối với xây dựng và triển
khai mô hình cải thiện dinh dưỡng, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình, lựa
chọn mô hình mang tính đặc thù, phù hợp với từng vùng, miền.
- Sở Y tế xây dựng Kế hoạch
trình Ủy ban nhân dân tỉnh/TP phê duyệt cần thực hiện theo các nội dung và
nhiệm vụ chi của các nguồn ngân sách theo quy định hiện hành, không sử dụng
nguồn ngân sách của Chương trình cho các mục đích khác, đồng thời huy động bổ
sung thêm nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ cũng như lồng ghép, phối hợp với các chương trình, dự án khác có đầu
tư trong lĩnh vực dinh dưỡng để phân bổ kinh phí tránh trùng lắp.
2.2. Phương thức hỗ trợ
- Hỗ trợ đối tượng bà mẹ và trẻ
em dưới 5 tuổi tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng,
thiếu vi chất dinh dưỡng (cung cấp gói tư vấn dinh dưỡng, đa vi chất, sản phẩm dinh
dưỡng..., quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng...)
- Hỗ trợ trẻ mầm non và đối
tượng học sinh tại vùng đặc biệt khó khăn cải thiện bữa ăn học đường, tổ chức
cho trẻ uống sữa đa vi chất, theo dõi tình trạng dinh dưỡng định kỳ và tư vấn
dinh dưỡng, giải pháp cụ thể đối với học sinh bị suy dinh dưỡng, giáo dục cho
trẻ về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống
suy dinh dưỡng...
- Hỗ trợ nâng cao nhận thức và
hành vi của các đối tượng thông qua việc tăng cường công tác thông tin, truyền thông,
tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em 0-16 tuổi.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho
cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản; tăng cường nguồn lực và phối
hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi và
theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả hoạt động của Chương trình.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
3.1. Phạm vi điều chỉnh:
Văn bản này hướng dẫn thực hiện
các mục tiêu, nội dung hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình
Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, bao gồm:
- Hoạt động can thiệp phòng
chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em 0-16 tuổi
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống địa bàn
huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (thuộc
Tiểu dự án 2 -Dự án 3).
- Hoạt động truyền thông về
dinh dưỡng (thuộc Dự án 6).
- Hoạt động giám sát, đánh giá,
báo cáo kết quả hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em (thuộc Dự án 7).
3.2. Phạm vi thực hiện:
- 63 tỉnh/thành phố trên toàn
quốc.
3.3. Đối tượng áp dụng:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia thực hiện hoạt động cải thiện dinh
dưỡng trẻ em.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
cá nhân tham gia thực hiện và thụ hưởng từ việc thực hiện hoạt động cải thiện
dinh dưỡng trẻ em.
- Đối tượng hỗ trợ trực tiếp:
+ Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho
con bú, trẻ em 0-16 tuổi trên địa bàn 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, thuộc 32 tỉnh theo Quyết định 353/QĐ-TTg
ngày 15/3/2022 của Thủ tướng phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 (Danh sách
các huyện và xã theo phụ lục 1 đính kèm).
+ Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc các tỉnh/ thành phố quản lý (không thuộc
địa bàn nêu trên).
IV. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU
4.1. Mục tiêu chung: Cải
thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe,
nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể 1:
Hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Các chỉ tiêu:
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34% đến năm 2025.
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi thể gầy còm sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn,
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 5% đến năm 2025.
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em từ trên 5-16 tuổi thể thấp còi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34% đến năm 2025.
+ Giảm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh
đẻ thiếu năng lượng trường diễn sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt
khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 15% đến năm 2025.
- Mục tiêu cụ thể 2:
Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, thanh thiếu niên và phụ
nữ lứa tuổi sinh đẻ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em
sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven
biển và hải đảo.
Các chỉ tiêu:
+ Trên 80% phụ nữ có thai sinh
sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển
và hải đảo được cung cấp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai
đến 01 tháng sau sinh vào năm 2025.
+ Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em
dưới 5 tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang,
ven biển và hải đảo xuống dưới 20% đến 2025. Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang
thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo lần lượt xuống dưới 30% và 20% năm
2025.
+ Giảm tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em
dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo lần lượt xuống dưới 60% và dưới 70%
vào năm 2025.
- Mục tiêu cụ thể 3:
Bảo đảm an ninh thực phẩm và ứng phó về dinh dưỡng với tình huống khẩn cấp cho
trẻ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và
hải đảo.
Các chỉ tiêu:
+ Tăng tỷ lệ trẻ em 6-23 tháng
tuổi sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang,
ven biển và hải đảo ăn bổ sung đúng, đủ lên 50% năm 2025.
+ Giảm tỷ lệ hộ gia đình thiếu
an ninh thực phẩm hộ gia đình mức nặng và vừa ở sinh sống trên địa bàn huyện nghèo,
xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo dưới 25% vào năm
2025.
4.3. Chỉ tiêu giao cho từng
địa phương hằng năm (đánh giá trên các huyện nghèo và xã ĐBKK)
Chỉ tiêu
|
Giai đoạn 2021 - 2025
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Giảm % suy dinh dưỡng thể
thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
|
Dưới 34%
|
Thu thập số liệu ban đầu tại
huyện xã can thiệp
|
Giảm 1% so với 2022
|
Giảm 2% so với 2023
|
Giảm 2% so với 2024
|
Giảm % suy dinh dưỡng thể gầy
còm ở trẻ em dưới 5 tuổi
|
Dưới 5%
|
Thu thập số liệu ban đầu tại
huyện xã can thiệp
|
Giảm 1% so với 2022
|
Giảm 1% so với 2023
|
Giảm 1% so với 2024
|
Giảm % suy dinh dưỡng thể
thấp còi ở trẻ em 5-16 tuổi
|
Dưới 34%
|
Thu thập số liệu ban đầu tại
huyện xã can thiệp
|
Giảm 1% so với 2022
|
Giảm 2% so với 2023
|
Giảm 2% so với 2024
|
Tăng % trẻ em 6-23 tháng ăn
bổ sung đúng, đủ
|
Trên 50%
|
Thu thập số liệu ban đầu tại
huyện xã can thiệp
|
Tăng 5% so với 2022
|
Tăng 7-10% so với 2023
|
Tăng 7-10% so với 2024
|
Giảm % hộ gia đình thiếu an
ninh thực phẩm hộ gia đình mức nặng và vừa
|
Dưới 25%
|
Thu thập số liệu ban đầu tại
huyện xã can thiệp
|
Giảm 5% so với 2022
|
Giảm 7-10% so với 2023
|
Giảm 7-10% so với 2024
|
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Ngân sách Trung ương phân bổ
cho các tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số
02/2022/QĐ-TTg , ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT
ĐỘNG
6.1. Hoạt động can thiệp
phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em
0-16 tuổi
6.1.1. Trung ương thực
hiện
a) Xây dựng các tài liệu chuyên
môn, tài chính và hướng dẫn thực hiện các nội dung của Chương trình cho các địa
phương.
Quy trình thực hiện: Căn cứ vào
tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng phụ nữ
mang thai, tiền mang thai; tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, an ninh
lương thực hộ gia đình và theo hướng dẫn của Bộ Y tế từ khuyến cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới/ Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc để xây dựng, cập nhật các tài liệu
chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật, được Bộ Y tế ban hành và tổ chức phổ biến, tập
huấn đến các cấp thực hiện.
b) Hướng dẫn, tư vấn cho cán bộ
y tế, nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em về xác định các vấn đề liên quan đến
tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em, phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em, kỹ năng tư vấn, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ theo
hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế. Thông qua hình thức các hội thảo,
hội nghị, tập huấn và đào tạo cho cán bộ y tế, cán bộ giảm nghèo và liên ngành
khác ở cấp tỉnh, huyện về chương trình, dự án, về các nội dung chuyên môn để
phục vụ cho các hoạt động của Chương trình. Tài liệu tập huấn sẽ được xây dựng
mới hoặc cập nhật chỉnh sửa căn cứ vào tình hình thực tế hoặc đề xuất của địa
phương.
c) Hướng dẫn và hỗ trợ tổ chức
thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán
trú/nội trú và theo dõi tình trạng dinh dưỡng của học sinh định kỳ; tư vấn dinh
dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống
suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng.
Quy trình thực hiện: Theo đặc
điểm vùng miền, dân tộc và lứa tuổi, xây dựng thực đơn và tổ chức thực hiện bữa
ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú, theo dõi tình
trạng dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Căn cứ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ học đường, tình hình kinh tế - xã
hội, an ninh lương thực của địa phương để xây dựng định mức hỗ trợ bữa ăn học
đường cho trẻ, hỗ trợ người phụ trách nấu bếp, cán bộ địa phương, giáo viên/cô
nuôi chuẩn bị, cấp phát bữa ăn, theo dõi trẻ. Áp dụng chính sách hỗ trợ bữa ăn
trẻ mầm non tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo (theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP
và Nghị định số 06/2018/NĐ-CP và Nghị định số 105/2020/NĐ-CP) kết hợp huy
động các nguồn ngân sách địa phương, tài trợ và xã hội hóa.
d) Xây dựng hướng dẫn và triển
khai mô hình can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, bảo đảm an ninh thực
phẩm, an ninh dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng miền.
Quy trình thực hiện: Căn cứ tỷ
lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, an ninh
lương thực hộ gia đình để xây dựng và triển khai mô hình cải thiện dinh dưỡng,
đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình đặc thù cho từng vùng miền; xây dựng
thực đơn dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Các mô hình can thiệp được thực hiện
đúng qui trình của nghiên cứu khoa học, được nghiệm thu, báo cáo và phổ biến
các kết quả để nhân rộng.
đ) Tham vấn, nghiên cứu giải
pháp, tư vấn, theo dõi, giám sát chuyên môn, đánh giá định kỳ về tình trạng
dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực
phẩm của trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ tuổi sinh đẻ thuộc địa bàn huyện nghèo, xã
đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo hướng dẫn của Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Y tế. Bao gồm việc xây dựng hệ
thống theo dõi giám sát điểm cho toàn quốc và tại tỉnh, huyện, xã can thiệp; Xây
dựng, phổ biến và triển khai thu thập các chỉ tiêu theo dõi hàng năm ở cấp trung
ương và địa phương; Xử lý số liệu và báo cáo; Tổ chức theo dõi giám sát hỗ trợ
với các tỉnh thuộc chương trình.
6.1.2. Địa phương thực
hiện
a) Cung cấp gói dịch vụ tư vấn
dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Quy trình thực hiện theo hướng
dẫn chi tiết tại Công văn số 3598/BYT-BM-TE ngày 29 tháng 04 năm 2021 của Bộ Y
tế về hướng dẫn xây dựng và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1000
ngày đầu đời của Bộ Y tế và tài liệu Hướng dẫn tư vấn dinh dưỡng 1000 ngày đầu
đời của Viện Dinh dưỡng.
Gói dịch vụ tư vấn dinh dưỡng
được thực hiện tại Trạm Y tế các xã thuộc dự án. Mỗi bà mẹ từ lúc có thai đến
lúc trẻ được 2 tuổi sẽ được tư vấn (cá thể hoặc nhóm) do cán bộ y tế được đào
tạo ít nhất 9 lần vào từng thời điểm phù hợp theo hướng dẫn theo đúng quy trình
chuẩn (giai đoạn có thai, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung). Việc cung cấp dịch
vụ tư vấn tổ chức độc lập hoặc lồng ghép vào các thời điểm khám thai và tiêm
chủng.
b) Cung cấp viên đa vi chất cho
phụ nữ có thai
Thời gian cung cấp viên đa vi
chất cho phụ nữ có thai được tính từ khi phát hiện mang thai đến 1 tháng sau
sinh. Số lượng cấp phát: tối thiểu 180 viên/phụ nữ có thai. Viên đa vi chất
phải đáp ứng theo công thức thành phần được Liên hiệp quốc khuyến nghị (United
Nations Multiple Micronutrient Preparation - UNIMMAP). Thành phần: Retinol (800
RE), vitamin D (200 IU), vitamin E (10 mg), vitamin C (70 mg), vitamin B1 (1,4
mg), vitamin B2 (1,4 mg), vitamin B6 (1,9 mg), vitamin B12 (2,6 mcg), folic
acid (400 mcg), niacin (18 mg), kẽm (15 mg), đồng (2 mg), sắt (30 mg), iod (150
mcg), selen (65 mcg). Tối đa không vượt ngưỡng nhu cầu khuyến nghị cho người Việt
Nam cùng đối tượng (Ban hành theo Quyết định số 2615/QĐ-BYT ngày 16 tháng 6 năm
2016).
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất
dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.
Hằng năm, địa phương tổng hợp
số liệu đối tượng và lập kế hoạch, dự trù kinh phí mua và tổ chức đấu thầu theo
các quy định hiện hành để mua viên đa vi chất (nếu không được cấp phát miễn phí
từ Trung ương). Địa phương phân bổ viên đa vi chất sau khi mua hoặc được tiếp nhận
đến các trạm y tế xã và các cơ sở khám chữa bệnh để các đơn vị triển khai cấp.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đến đúng đối tượng, lồng ghép trong chăm sóc trước sinh
cho phụ nữ hoặc thông qua hệ thống nhân viên y tế thôn bản. Cung cấp viên đa vi
chất phải phối hợp thường xuyên với tư vấn và truyền thông để tăng cường sự
tuân thủ. Địa phương triển khai tổ chức giám sát các cấp, thống kê báo cáo theo
quy định của Chương trình.
Trong trường hợp khả năng tiếp
cận với viên đa vi chất bị hạn chế, có thể thay thế viên đa vi chất bằng viên sắt/folic
với công thức đảm bảo cung cấp 60 mg sắt nguyên tố và 400 μg acid folic.
c) Cung cấp viên sắt hoặc viên
đa vi chất hàng tuần cho phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, trẻ gái vị thành niên.
Số lượng cấp phát: 15 viên x 2
đợt cách nhau 3 tháng, tổng số 30 viên/phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ/1 năm. Viên sắt-folic
phải đảm bảo cung cấp 60 mg sắt nguyên tố và 2800 μg acid folic.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất
dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế. Thực
hiện tương tự như viên đa vi chất cho phụ nữ có thai (mục b), áp dụng cho đối
tượng là phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ 15-35 tuổi (không có thai) được trạm y tế lập
danh sách và quản lý tại cộng đồng và tại trường học (với trẻ gái còn đi học).
Với phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại cộng đồng, có thể kết hợp lồng ghép cấp viên
sắt hoặc viên đa vi chất vào ngày vi chất (tháng 6 và tháng 12); với trẻ gái
tại trường học thì bố trí lịch cấp phát trong năm học phối hợp với ngành giáo
dục.
d) Cấp viên nang Vitamin A cho
trẻ em 6-60 tháng tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ
trong vòng 1 tháng sau sinh
Số lượng cấp phát: trẻ em 6
tháng đến dưới 12 tháng: 100.000 đơn vị/lần, trẻ em 12-60 tháng: 200.000 đơn
vị/lần, bổ sung 2 lần 1 năm hoặc trong trường hợp có chỉ định bổ sung. Phụ nữ
sau sinh: 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng sau sinh.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất
dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.
Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế
của địa phương, các tỉnh lên kế hoạch và tổ chức đấu thầu mua hoặc đề nghị cấp
phát từ Trung ương (hiện tại vẫn đang cung cấp miễn phí vitamin A cho toàn
quốc). Tổ chức việc phân phối, quản lý, cấp phát, theo dõi giám sát và báo cáo
như các hướng dẫn hiện hành của ngành Y tế.
đ) Bổ sung kẽm cho trẻ em bị
tiêu chảy cấp:
- Số lượng bổ sung: sử dụng
viên 20 mg kẽm nguyên tố hoặc dạng hỗn dịch, sirô 5ml chứa 10mg kẽm
+ Trẻ <6 tháng: 1/2
viên/ngày trong 14 ngày (10mg) hoặc 5ml sirô.
+ Trẻ ≥6 tháng: 1 viên/ngày
trong 14 ngày (20mg) hoặc 10ml sirô.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất
dinh dưỡng và Quyết định số 4121/QĐ-BYT ngày 28/10/2009 của Bộ Y tế về ban hành
Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em.
Căn cứ vào số lượng trẻ em dưới
5 tuổi bị tiêu chảy hằng năm để đề xuất kế hoạch cung cấp thuốc và phân phối
đến các cơ sở y tế. Ngân sách từ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi hoặc từ
chương trình.
e) Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng
cho trẻ suy dinh dưỡng và trong tình huống khẩn cấp.
- Cấp phát gói bột đa vi
chất cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị SDD thấp còi bổ sung vào bữa bột/cháo:
Số lượng cấp phát: 60 gói/trẻ suy dinh dưỡng/đợt x 2 đợt/năm. Thành phần
bột đa vi chất phải có tối thiểu 3 vi chất: Sắt (12,5 mg sắt nguyên tố),
Vitamin A (300 μg retinol), Kẽm (5 mg kẽm nguyên tố). Ngoài ra có thể bổ sung
thêm các vi chất cần thiết khác với liều theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
hiện nay cho nhóm đối tượng đích.
Quy trình thực hiện tuân thủ
theo Tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27
tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia về phòng
chống thiếu vi chất dinh dưỡng và các hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực
thuộc Bộ Y tế.
Danh sách trẻ 6 đến 23 tháng
tuổi bị SDD thấp còi được tổng hợp, từ đó tỉnh xây dựng kế hoạch để tổ chức
mua, phân phối, quản lý tới các cơ sở y tế và thực hiện cấp phát 1 năm 2 lần
(có thể lồng ghép với ngày Vi chất dinh dưỡng hằng năm). Kết hợp tư vấn, hướng
dẫn sử dụng tại hộ gia đình. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định.
- Cấp phát gói bột/hoặc viên
đa vi chất cho trẻ học đường bị suy dinh dưỡng. Số lượng cấp phát: Dự kiến
60 gói (viên)/trẻ suy dinh dưỡng/đợt x 2 đợt/năm.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Y tế.
Các tỉnh lập kế hoạch dựa trên
cơ sở báo cáo của các địa phương, dự trù và tổ chức đấu thầu mua, cung cấp vi
chất cho các địa phương. Các trường tổ chức đánh giá tình trạng dinh dưỡng định
kỳ để phát hiện trẻ SDD thấp còi, lập danh sách, tiếp nhận thuốc và cấp phát
theo đợt. Tố chức uống tại trường, có theo dõi giám sát. Báo cáo theo quy định.
- Cấp phát bột/cháo dinh
dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến dưới 5 tuổi trong những tình huống khẩn cấp
(thiên tai, mất mùa, dịch bệnh…): Số lượng cấp phát: 1 đợt/năm; 2
gói/trẻ/ngày x 20 ngày. Quy trình thực hiện tuân thủ theo hướng dẫn của các đơn
vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.
Tùy tình hình thực tế của địa phương,
các tỉnh lập kế hoạch và dự trù kinh phí, tổ chức đấu thầu mua dự trữ các sản
phẩm dinh dưỡng (đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, hạn chế các
thành phần không có lợi cho sức khỏe, phù hợp với việc cấp phát và chế biến
trong tình huống khẩn cấp, theo các khuyến cáo của ngành Y tế). Khi tình huống
khẩn cấp xảy ra, tiến hành đánh giá nhanh về nhu cầu và tổ chức cấp phát, hướng
dẫn sử dụng cho đối tượng đích. Theo dõi, giám sát và báo cáo theo quy định. Có
kế hoạch sử dụng hoặc xử lý sản phẩm nếu không có tình huống khẩn cấp xảy ra
trên địa bàn.
g) Tầm soát, điều trị và quản
lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng
Đối tượng: Trẻ em từ 0 đến 72
tháng tuổi được chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính nặng.
Số lượng sản phẩm điều trị: Mỗi
trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng được điều trị bằng chế phẩm điều trị. Liều
lượng: TB 13,8kg chế phẩm điều trị RUTF (Ready to use therapeutic food - Thực
phẩm điều trị ăn liền)/trẻ. Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm tuân thủ theo quy
định của Hướng dẫn Bộ Y tế (Quyết định 4487/QĐ-BYT).
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo Hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2016
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán về điều trị bệnh suy dinh
dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và Quyết định số 3779/QĐ-BYT
ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện quản
lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi và hướng dẫn của các
đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.
Tại từng xã, tổ chức sàng lọc
để phát hiện đưa những trẻ SDD cấp tính nặng vào chương trình. Các cơ sở y tế
tổ chức quản lý và điều trị theo phác đồ ngoại trú, tái khám hàng tuần và thăm
hộ gia đình theo chỉ định chuyên môn. Thực hiện các quy trình tiếp nhận, theo
dõi và xuất, chuyển tuyến theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Sản phẩm điều trị tuân
theo quy chuẩn của Quyết định 4487/QĐ-BYT. Tỉnh lập kế hoạch và tổ chức đấu
thầu mua và phân phối sản phẩm đến các cơ sở y tế trên cơ sở ước tính số trẻ
SDD cấp tính nặng hằng năm bằng 2% số trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn quản lý. Cần
đảm bảo việc cung cấp đều đặn để sản phẩm luôn sẵn có ở cơ sở, tránh gián đoạn
chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.
h) Tẩy giun định kỳ cho trẻ em
dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ:
Số lượng cấp phát: Trẻ em 2-
dưới 6 tuổi, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tẩy giun 2 lần/năm. Phụ nữ có thai có chỉ
định tẩy giun: thực hiện ở Quý 2 và 3 của thời kỳ mang thai.
Quy trình thực hiện tuân thủ
theo hướng dẫn chi tiết tại Quyết định số 6437/QĐ-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2018
của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tẩy giun đường ruột tại cộng đồng.
Thực hiện tương tự như bổ sung vitamin
A và có thể phối hợp cấp cùng thời điểm.
i) Lập kế hoạch và dự trữ nguồn
sản phẩm dinh dưỡng cho việc ứng phó với ảnh hưởng thiên tai, thảm họa, dịch
bệnh đối với việc chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.
Số lượng sản phẩm dinh dưỡng:
theo nhu cầu thực tế của địa phương.
Quy trình thực hiện theo Hướng
dẫn kỹ thuật chuẩn bị và ứng phó về dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp và các
hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế.
Hàng năm, các tỉnh cần xây dựng
được kế hoạch ứng phó về dinh dưỡng với khẩn cấp hoặc lồng ghép trong kế hoạch
ứng phó về thiên tai thảm họa của tỉnh, trong đó có dự trù các nguồn sản phẩm
dinh dưỡng và tổ chức đấu thầu mua dự trữ trước khi khẩn cấp xảy ra. Triển khai
các hoạt động ứng phó và có kế hoạch đưa vào sử dụng sản phẩm nếu không có tình
huống khẩn cấp xảy ra, xử lý sản phẩm dự trữ nếu không được sử dụng. Theo dõi, giám
sát và báo cáo theo quy định.
k) Chăm sóc dinh dưỡng trong
quá trình thai nghén, chăm sóc bà mẹ/trẻ em sau sinh về sử dụng viên sắt/folic
- đa vi chất, vitamin A cho bà mẹ có thai, cho con bú; nuôi con bằng sữa mẹ và
ăn bổ sung thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp, thực hành dinh dưỡng
tại trạm y tế xã, thôn bản.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 07 năm 2016 của Bộ Y tế về việc
ban hành Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, công văn
số 3598/BYT-BM-TE ngày 29 tháng 04 năm 2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng
và triển khai Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời của Bộ Y tế
(và các văn bản cập nhật nếu có) và các hướng dẫn khác của các đơn vị chuyên
môn trực thuộc Bộ Y tế.
Các tỉnh tổ chức tập huấn,
hướng dẫn y tế cơ sở triển khai các mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng
trực tiếp tại cộng đồng dưới hình thức tư vấn cá thể, tư vấn nhóm, câu lạc bộ
dinh dưỡng, thực hành dinh dưỡng. Các nội dung truyền thông tập trung vào chăm
sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, dinh
dưỡng cho trẻ bệnh, dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn thực phẩm, kết hợp với các mô
hình, dự án khác trên địa bàn về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để có thể tăng
cường tạo nguồn thực phẩm an toàn, sẵn có và giàu dinh dưỡng. Tham khảo các mô
hình truyền thông dinh dưỡng hiệu quả đã được Viện Dinh dưỡng phổ biến. Tổ chức
thăm quan, học hỏi các mô hình, hội nghị hội thảo giới thiệu mô hình hoạt động
hiệu quả.
l) Tổ chức thực hiện bữa ăn đảm
bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú.
Quy trình thực hiện: theo các
hướng dẫn hiện hành của ngành y tế và giáo dục.
Các tỉnh phối hợp giữa ngành
giáo dục và ngành y tế, lập kế hoạch, tập huấn cho các cán bộ triển khai dự án
về tổ chức bữa ăn học đường, các kiến thức và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng học
đường, đẩy mạnh chất lượng giáo dục dinh dưỡng chính khóa và các hình thức
ngoại khóa phù hợp với điều kiện địa phương. Cán bộ y tế có vai trò tham gia
hướng dẫn chuyên môn và giám sát hoạt động cho các trường học triển khai bữa ăn
bán trú và công tác giáo dục dinh dưỡng trong trường học, phối hợp với giáo dục
dinh dưỡng tại gia đình. Nghiên cứu xây dựng những mô hình hiệu quả để giới
thiệu và nhân rộng (như mô hình vườn trường). Kết hợp với các mô hình tạo nguồn
thực phẩm tại chỗ ở địa phương trong các dự án thành phần khác của Chương trình
Giảm nghèo nếu có để tạo đầu ra cho các dự án đó, tạo nên kết nối hài hòa của
hệ thống thực phẩm.
m) Tư vấn dinh dưỡng về chăm
sóc dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực, phòng chống suy dinh
dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng tại trường học.
Quy trình thực hiện: theo các
hướng dẫn hiện hành của ngành y tế và giáo dục.
Các tỉnh phối hợp giữa ngành
giáo dục và y tế, lập kế hoạch và tập huấn cho cán bộ triển khai dự án về dinh
dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý, các kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển
khai hoạt động. Ngành y tế tham gia với vai trò hướng dẫn chuyên môn và giám sát
hoạt động. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hình thức tư vấn phù hợp, lồng ghép với
chăm sóc y tế học đường. Tạo điều kiện cơ sở vật chất để học sinh có thể thực
hành dinh dưỡng và thể lực hợp lý.
n) Hướng dẫn, tổ chức theo dõi,
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em dưới 16 tuổi theo hàng năm
và định kỳ theo kế hoạch.
Quy trình thực hiện: Tuân thủ
theo hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ Y tế (cân đo nhân
trắc, xét nghiệm máu, phỏng vấn khẩu phần, chế độ ăn, thói quen tiêu thụ thực
phẩm, phỏng vấn thông tin nhân khẩu học, tiền sử nuôi dưỡng, tiền sử bệnh tật…)
Tỉnh lập kế hoạch và triển khai
tập huấn về đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các chỉ số theo dõi hoạt động của
dự án được thống nhất cho y tế cơ sở (phân biệt các chỉ số theo dõi hằng năm và
chỉ số đánh giá định kỳ, cuối kỳ). Tổ chức cân đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng
cho trẻ em định kỳ: hàng tháng với trẻ dưới 2 tuổi bị SDD, hàng quý với trẻ
dưới 2 tuổi, 2 lần/năm với trẻ 0- dưới 5 tuổi, 1 lần/năm với trẻ 5-16 tuổi. Nhập
số liệu và báo cáo kết quả kịp thời để có những đánh giá và hành động phù hợp.
p) Cung cấp trang thiết bị đánh
giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ cho cơ sở y tế tỉnh, huyện, xã và thôn bản,
cung cấp các vật tư y tế, thực phẩm bổ sung, tài liệu để triển khai các hoạt
động can thiệp tại cộng đồng.
Quy trình thực hiện: Triển khai
đấu thầu theo các quy định hiện hành để mua sắm và cung cấp theo nhu cầu và kế hoạch
của tỉnh. Các yêu cầu về tiêu chuẩn trang thiết bị và thực phẩm bổ sung căn cứ
theo qui định của các đơn vị chuyên môn trực thuộc của Bộ Y tế và hướng dẫn của
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc.
Các tỉnh rà soát lại số lượng
và thực trạng sử dụng các trang thiết bị phục vụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng
bao gồm cân trẻ em, cân người lớn, thước đo chiều dài nằm/chiều cao đứng, thước
đo vòng cánh tay, biểu đồ tăng trưởng, các trang thiết bị vật tư khác phục vụ cho
triển khai các hoạt động của Chương trình như dụng cụ trình diễn thực hành dinh
dưỡng, tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông, thực phẩm cho thực hành… từ
đó xây dựng kế hoạch để đấu thầu mua sắm và cung cấp cho các đơn vị phục vụ
triển khai hoạt động.
q) Nâng cao năng lực cho cán bộ
y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên và liên
ngành khác về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ, trẻ em 0-16 tuổi
Bao gồm: Tập huấn cho cán bộ
dinh dưỡng tuyến xã và thôn bản về hướng dẫn triển khai và các kỹ thuật chuyên
môn triển khai hoạt động về dinh dưỡng. Tập huấn cho y tế trường học và giáo
viên trường học tại các tuyến về hướng dẫn hỗ trợ triển khai hoạt động về dinh
dưỡng tại trường học. Tổ chức hội nghị, hội thảo về nâng cao năng lực cán bộ y
tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học, giáo viên, cán bộ
giảm nghèo, cán bộ nông nghiệp, phụ nữ về cải thiện chăm sóc dinh dưỡng phụ nữ,
trẻ em 0-16 tuổi.
Thực hiện hàng năm, các tỉnh
dựa trên nhu cầu thực tế đề xuất kế hoạch đào tạo với dự án, đào tạo theo
phương thức giảng viên Trung ương tập huấn cho tỉnh/huyện, cán bộ tuyến tỉnh,
huyện tập huấn cho tuyến xã, thôn, bản.
6.2. Hoạt động về truyền
thông dinh dưỡng
6.2.1. Trung ương thực
hiện
- Cung cấp thông tin, tài liệu,
nội dung thiết yếu về truyền thông dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em thông qua việc sản xuất,
biên tập thông tin, tài liệu truyền thông, nội dung số về phòng chống suy dinh
dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 0-16 tuổi, phù hợp theo
dân tộc, vùng miền.
- Tập huấn nâng cao năng lực
truyền thông cho cán bộ y tế và liên quan tuyến tỉnh và huyện.
- Tổ chức các buổi hội nghị,
hội thảo, chiến dịch, Lễ Phát động về dinh dưỡng.
Quy trình thực hiện: Tổ chức
chiến dịch uống Vitamin A định kỳ 2 lần/năm (tháng 6 và tháng 12) theo hướng
dẫn của Bộ Y tế. Tổ chức Lễ Phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ Dinh
dưỡng và Phát triển… theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
6.2.1. Địa phương thực
hiện
- Biên tập các nội dung truyền
thông tại cộng đồng. Nhân bản, phát sóng, phát hành nội dung truyền thông bằng
nhiều hình thức và nhiều kênh truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, loa
đài, báo giấy, tờ rơi, pano, internet- mạng xã hội, phần mềm công nghệ số.
- Tập huấn về kỹ năng truyền
thông cho đội ngũ cán bộ y tế và liên ngành làm công tác chăm sóc dinh dưỡng bà
mẹ trẻ em cấp huyện/xã/thôn/bản.
Quy trình thực hiện: Địa phương
đăng kí nhu cầu đào tạo về kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ làm công tác
chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em các cấp huyện/xã/thôn/bản với cơ quan phụ
trách tuyến tỉnh. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, tỉnh lập Kế hoạch tập huấn hằng
năm. Tập huấn có thể theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến phù hợp với thực
tế địa phương và tính chất nội dung đào tạo.
- Tổ chức các buổi truyền thông
tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển,
Ngày Vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm chủng.
Quy trình thực hiện: Tổ chức
các buổi truyền thông trực tiếp tại thôn/bản/xã trong Tuần lễ thế giới nuôi con
bằng sữa mẹ, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển, Ngày vi chất dinh dưỡng, ngày tiêm
chủng… theo điều kiện và kế hoạch của địa phương, dựa trên các công văn hướng
dẫn của Bộ Y tế hằng năm.
6.3. Hoạt động về giám sát
dinh dưỡng
6.3.1. Trung ương thực
hiện
- Giám sát việc thực hiện hoạt
động dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em: Đơn vị trung ương theo dõi, kiểm tra, giám sát
định kỳ hàng năm, đột xuất và giám sát điểm việc thực hiện các hoạt động dinh
dưỡng tại tất cả các tuyến từ trung ương đến cơ sở. Thực hiện giám sát theo kế
hoạch hàng năm.
- Đánh giá hiệu quả của hoạt
động cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em hàng năm và sau 5 năm triển
khai: Thực hiện đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu chuyên
môn, kết quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn, huy động vốn thực hiện của trung
ương và địa phương. Báo cáo giám sát, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động được
định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ. Nội dung biểu mẫu báo cáo theo hướng dẫn
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế. Các cơ quan được giao kinh
phí thực hiện hoạt động tại địa phương gửi báo cáo về Sở Y tế và cơ quan ở địa
phương theo qui định; Sở Y tế gửi báo cáo về Bộ Y tế và cơ quan ở trung ương
theo qui định; Bộ Y tế gửi báo cáo về cơ quan chủ Chương trình Mục tiêu Quốc
gia Giảm nghèo bền vững theo qui định (Các chỉ số giám sát đánh giá
theo Phụ lục 3).
+ Tổ chức điều tra chọn mẫu
trên toàn quốc để đánh giá các chỉ số kết quả hằng năm cho Mục tiêu cụ thể 1 và
3.
+ Tổng hợp các số liệu báo cáo
tại các 32 tỉnh theo QĐ 353/QĐ-TTG theo các chỉ số theo dõi giám sát của Phụ
lục 3.
+ Tổ chức đánh giá cuối kỳ với
tất cả các chỉ số của tiểu dự án trên địa bàn can thiệp vào năm 2025.
6.3.2. Địa phương thực
hiện
- Đơn vị tuyến tỉnh, huyện theo
dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động dinh dưỡng tuyến xã, phường và thôn, bản.
Thực hiện giám sát theo kế hoạch hàng năm.
- Lập kế hoạch thu thập các
thông tin để đánh giá đầu vào cho các huyện xã can thiệp (theo Quyết định
353/QĐ-TTg) vào năm 2022: 5 chỉ số đánh giá kết quả Mục I của Phụ lục 3. Hằng
năm có đánh giá lại.
- Theo dõi và báo cáo các chỉ
số đánh giá quá trình triển khai hoạt động (Mục II của Phụ lục 3) cho Trung
ương.
- Báo cáo về nguồn vốn được
tiếp nhận, huy động và sử dụng cho chương trình.
VII. HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ VÀ
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
7.1. Quy trình thực hiện
hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em tại địa phương:
7.1.1. Khảo sát, xác định
hoạt động
- Xác định sự cần thiết, cơ sở
pháp lý thực hiện hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em tại địa phương. Dựa
trên các thông tin về đánh giá tình hình dinh dưỡng và y tế trên địa bàn, tầm
quan trọng của dinh dưỡng với giảm nghèo bền vững, căn cứ trên các văn bản pháp
lý của các cấp thẩm quyền ban hành có liên quan.
- Xác định phạm vi, quy mô, đối
tượng của hoạt động.
+ Với các huyện, xã theo Quyết
định 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Phê duyệt danh sách huyện nghèo,
xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025:
toàn bộ trẻ em 0-16 tuổi trên địa bàn huyện và xã.
+ Với các địa phương còn lại:
trẻ em từ 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xác
định bởi chính quyền địa phương hàng năm.
- Phân tích, đánh giá các yếu
tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 0-16 tuổi thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em tại các xã thuộc huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo để xác định và đề xuất mục tiêu,
nội dung, kinh phí, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động tại địa phương.
7.1.2. Xây dựng kế hoạch
hoạt động tại địa phương
- Kế hoạch hằng năm và cả giai
đoạn cho hoạt động hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em là một phần
trong kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025 (Các biểu mẫu xây dựng kế hoạch của địa phương đính kèm
tại Phụ lục 2).
- Các hoạt động hỗ trợ cải
thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em phải phù hợp với các quy hoạch, đề án, kế
hoạch của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có trong danh
mục hoạt động của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cải
thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà
nước hằng năm, theo giai đoạn và dự kiến khả năng huy động các nguồn lực khác.
- Sở Y tế tổng hợp kế hoạch hỗ
trợ cải thiện dinh dưỡng phụ nữ và trẻ em trình Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh
phê duyệt.
7.1.3. Thẩm định hoạt
động tại địa phương
- Đánh giá phạm vi, quy mô, đối
tượng, nội dung, giải pháp, quy trình thực hiện hoạt động tại địa phương.
- Đánh giá tác động của hoạt
động đến hiệu quả kinh tế - xã hội, sự phát triển bền vững và tác động về giới.
7.1.4. Phê duyệt hoạt
động tại địa phương
Hằng năm, căn cứ kế hoạch vốn
do Ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và nguyên
tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho tỉnh, UBND tỉnh chủ trì, chỉ đạo Sở Y
tế phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu
tư phát triển và kinh phí sự nghiệp cho các huyện, xã trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo quy định.
7.1.5. Thực hiện hoạt
động tại địa phương
- Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh để
phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các huyện rà soát, tổng hợp tham
mưu phân bổ vốn thực hiện hoạt động; ưu tiên xã thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Đối với các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thực hiện bằng ngân sách địa phương, UBND tỉnh cân đối bố
trí đủ vốn để thực hiện đảm bảo tối thiểu bằng định mức vốn đầu tư của Ngân
sách Trung ương.
- Sở Y tế/UBND huyện phối hợp
với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép việc thực hiện các
hoạt động có liên quan trên cùng địa bàn.
- Sau khi phân bổ và giao kế
hoạch vốn chi tiết cho các huyện, xã, Sở Y tế tổng hợp tình hình thực hiện hoạt
động của các huyện, xã và báo cáo UBND cấp tỉnh.
7.2. Tổ chức thực hiện
7.2.1. Cơ quan trung
ương:
a) Bộ Y tế
- Bộ Y tế là đầu mối tổ chức
quản lý và triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Bộ trưởng giao cho Vụ Sức khỏe Bà
mẹ Trẻ em: Chủ trì, điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình; phối
hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện
Chương trình. Quản lý về công tác chuyên môn liên quan đến Tiểu dự án 2 về cải
thiện dinh dưỡng thuộc Dự án 3 (hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh
dưỡng). Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; tổng hợp và đề xuất các
chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung
ương giai đoạn 2021-2025 và hằng năm giao cho các Bộ, cơ quan trung ương và các
địa phương thực hiện đối với Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương
trình thuộc lĩnh vực quản lý được giao.
Rà soát đối chiếu về địa bàn và
các hoạt động của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để tránh chồng chéo về kinh phí. Ưu tiên triển
khai các hoạt động can thiệp trực tiếp (hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ và
trẻ em) từ nguồn của tiểu dự án này.
- Vụ Kế hoạch Tài chính: Chủ
trì phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Viện Dinh dưỡng và các đơn vị liên
quan, căn cứ Kế hoạch hoạt động đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt; kinh phí được
được cấp, tổ chức thẩm định, trình lãnh đạo Bộ giao dự toán ngân sách hằng năm
cho các đơn vị để triển khai thực hiện theo quy định.
- Viện Dinh dưỡng: Đầu mối tổ
chức thực hiện Tiểu dự án 2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện; tổng hợp và
đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân
sách trung ương giai đoạn 05 năm và hằng năm giao cho các Bộ, cơ quan trung ương
và các địa phương thực hiện đối với Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình và
trình Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em) để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện
Chương trình; giám sát về chuyên môn theo quy định. Khảo sát, đánh giá, nghiên
cứu, xây dựng tài liệu, thực hiện hoạt động chuyên môn ; Tập huấn nâng cao năng
lực tuyến trung ương và tuyến tỉnh huyện; tổ chức theo dõi đánh giá kết quả và
báo cáo hoạt động dinh dưỡng của các tỉnh, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế.
- Các Vụ, Cục, đơn vị liên
quan: Theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em
để triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình theo Kế hoạch hoạt động được
phê duyệt.
- Các Viện khu vực được Bộ Y tế
giao nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn về dinh dưỡng: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến,
hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cập nhật
kiến thức cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng.
b) Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội, Văn phòng Chương trình giảm nghèo
Phối hợp với Bộ Y tế trong việc
tổ chức triển khai thực hiện Chương trình các nội dung hoạt động giao cho Bộ Y
tế thực hiện đảm bảo hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra và không trùng lắp; đồng thời
đẩy mạnh công tác truyền thông của Chương trình, định hướng cho người dân tham gia,
thụ hưởng của Chương trình, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng thuộc Tiểu dự
án 2- Cải thiện dinh dưỡng; Tham gia cùng với Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan
trong giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Chương trình
do Bộ Y tế thực hiện.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Bộ Y tế trong các
hoạt động của Chương trình ở Trung ương, chỉ đạo hệ thống giáo dục các địa
phương để triển khai các hoạt động của tiểu dự án tại trường học (bữa ăn học
đường, theo dõi đánh giá dinh dưỡng, giáo dục dinh dưỡng, tư vấn và hỗ trợ sản
phẩm dinh dưỡng)
Chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai
các hoạt động liên quan đến dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong Chương trình
Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 và Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và
tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức
khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025.
d) Các Bộ/ngành, cơ quan có
liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ của các Bộ/ngành và hoạt động có liên quan
của các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia để
phối hợp triển khai hiệu quả các hoạt động.
7.2.2. Các địa phương:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hoạt động
trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng được hưởng lợi, thực hiện đúng quy định về
nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và bố trí nguồn vốn
đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động huy động thêm các nguồn
lực khác để thực hiện hoạt động. Kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo
cáo kết quả thực hiện hoạt động theo định kỳ, đột xuất.
- Sở Y tế các tỉnh/thành phố:
Căn cứ vào thực trạng tình hình dinh dưỡng và điều kiện thực tế của địa phương
cũng như các định hướng của hoạt động, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện
hoạt động trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê
duyệt. Chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến dưới (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh,
Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã) triển khai các hoạt động về dinh dưỡng
thuộc Tiểu dự án được phân công. Phối hợp với các Sở, đơn vị liên quan để lồng
ghép và huy động nguồn lực từ các chương trình khác.
+ Mua sắm đấu thầu về trang
thiết bị, sản phẩm dinh dưỡng, in ấn tài liệu truyền thông, tổ chức quản lý và
cấp phát tới cơ sở. Y tế cơ sở tiếp nhận và phân phối sản phẩm dinh dưỡng, tài
liệu truyền thông.
+ Biên tập thông tin truyền
thông.
+ Tổ chức theo dõi, đánh giá
tình trạng dinh dưỡng, tư vấn dinh dưỡng.
+ Tổ chức truyền thông, giáo
dục dinh dưỡng tại cộng đồng và trường học.
+ Tổ chức tập huấn, nâng cao năng
lực cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến tỉnh, huyện, xã; y tế trường học, giáo
viên mầm non, cán bộ liên ngành.
+ Báo cáo định kỳ, lập kế hoạch
hàng năm: theo mẫu chung của cả chương trình cho UBND tỉnh và theo yêu cầu của
ngành y tế cho Bộ Y tế.
VIII. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG,
SỬA ĐỔI
8.1. Kế hoạch hoạt động
Căn cứ vào tình hình thực tế
thực hiện Kế hoạch, các khó khăn vướng mắc, tồn tại của Trung ương và địa
phương:
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế kiến
nghị về Bộ Y tế (thông qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em) để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem
xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Kế hoạch hoạt động trong trường hợp cần thiết.
- Các địa phương báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh đề nghị xin điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết và báo cáo
về Bộ Y tế về các nội dung điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
8.2. Hướng dẫn chuyên môn.
Căn cứ vào tình hình thực tế
thực hiện triển khai Chương trình, những khó khăn vướng mắc của Trung ương và
địa phương, ý kiến phản ánh và đề nghị của các cơ quan có liên quan trong quá
trình thực hiện Chương trình gửi về Bộ Y tế (thông qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ
em) để báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét quyết định về cập nhật, bổ sung và sửa đổi
bản Hướng dẫn này cho phù hợp với thực tế.
PHỤ LỤC 1.
DANH
SÁCH CÁC HUYỆN VÀ XÃ THAM GIA DỰ ÁN
A. DANH SÁCH HUYỆN NGHÈO THAM
GIA (Theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 Thủ tướng
Chính phủ)
1. Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang;
2. Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang;
3. Huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang;
4. Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang;
5. Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang;
6. Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà
Giang;
7. Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang;
8. Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang;
9. Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên
Quang;
10. Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng
Sơn;
11. Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng
Sơn;
12. Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang;
13. Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng;
14. Huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao
Bằng;
15. Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao
Bằng;
16. Huyện Hạ Lang, tỉnh Cao
Bằng;
17. Huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng;
18. Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng;
19. Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng;
20. Huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
21. Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn;
22. Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;
23. Huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào
Cai;
24. Huyện Mường Khương, tỉnh
Lào Cai;
25. Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai;
26. Huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên
Bái;
27. Huyện Mù Cang Chải, tỉnh
Yên Bái;
28. Huyện Điện Biên Đông, tỉnh
Điện Biên;
29. Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện
Biên;
30. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên;
31. Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện
Biên;
32. Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện
Biên;
33. Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện
Biên;
34. Huyện Mường Chà, tỉnh Điện
Biên;
35. Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu;
36. Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu;
37. Huyện Mường Tè, tỉnh Lai
Châu;
38. Huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai
Châu;
39. Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La;
40. Huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La;
41. Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình;
42. Huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa;
43. Huyện Lang Chánh, tỉnh
Thanh Hóa;
44. Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh
Hóa;
45. Huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh
Hóa;
46. Huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh
Hóa;
47. Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh
Hóa;
48. Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ
An;
49. Huyện Tương Dương, tỉnh
Nghệ An;
50. Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An;
51. Huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ
An;
52. Huyện Đa Krông, tỉnh Quảng
Trị;
53. Huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế;
54. Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam;
55. Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam;
56. Huyện Nam Trà My, tỉnh
Quảng Nam;
57. Huyện Bắc Trà My, tỉnh
Quảng Nam;
58. Huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam;
59. Huyện Nam Giang, tỉnh Quảng
Nam;
60. Huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng
Ngãi;
61. Huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng
Ngãi;
62. Huyện An Lão, tỉnh Bình
Định;
63. Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh
Hòa;
64. Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hòa;
65. Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh
Thuận;
66. Huyện Kon Plông, tỉnh Kon
Tum;
67. Huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon
Tum;
68. Huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon
Tum;
69. Huyện Kông Chro, tỉnh Gia
Lai;
70. Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk;
71. Huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk;
72. Huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk
Nông;
73. Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk
Nông;
74. Huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang.
B. DANH SÁCH XÃ NGHÈO THAM
GIA (Dựa theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 Thủ
tướng Chính phủ)
1. Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa;
2. Xã Nghi Sơn, thị xã Nghi
Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
3. Xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn,
tỉnh Thanh Hóa;
4. Xã Phù Hóa, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình;
5. Xã Liên Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình;
6. Xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình;
7. Xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình;
8. Xã Hải An, huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị;
9. Xã Hải Khê, huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị;
10. Xã Gio Hải, huyện Gio Linh,
tỉnh Quảng Trị;
11. Huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh
Quảng Trị;
12. Xã Phong Chương, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;
13. Xã Điền Hương, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;
14. Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế;
15. Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế;
16. Xã Giang Hải, huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế;
17. Xã Phú Gia, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế;
18. Xã Phú Diên, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế;
19. Huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi;
20. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa;
21. Xã Phước Dinh, huyện Thuận
Nam, tỉnh Ninh Thuận;
22. Xã Phước Vĩnh Đông, huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An;
23. Xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre;
24. Xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre;
25. Xã An Thủy, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre;
26. Xã An Hòa Tây, huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre;
27. Xã An Đức, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre;
28. Xã An Hiệp, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre;
29. Xã Tân Hưng, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre;
30. Xã An Ngãi Tây, huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre;
31. Xã Tân Xuân, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre;
32. Xã Vang Quới Đông, huyện
Bình Đại, tỉnh Bến Tre;
33. Xã Phú Long, huyện Bình
Đại, tỉnh Bến Tre;
34. Xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình
Đại, tỉnh Bến Tre;
35. Xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre;
36. Xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre;
37. Xã Bình Thạnh, huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre;
38. Xã An Thạnh, huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre;
39. Xã An Thuận, huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre;
40. Xã An Qui, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre;
41. Xã An Điền, huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre;
42. Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre;
43. Xã Hưng Phong, huyện Giồng
Trôm, tỉnh Bến Tre;
44. Xã An Minh Bắc, huyện U
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang;
45. Xã Minh Thuận, huyện U Minh
Thượng, tỉnh Kiên Giang;
46. Xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất,
tỉnh Kiên Giang;
47. Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng;
48. Xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách,
tỉnh Sóc Trăng;
49. Xã Ngọc Chánh, huyện Đầm
Dơi, tỉnh Cà Mau;
50. Xã Quách Phẩm Bắc, huyện
Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau;
51. Xã Nguyễn Phích, huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau;
52. Xã Khánh Lâm, huyện U Minh,
tỉnh Cà Mau;
53. Xã Khánh Thuận, huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau;
54. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau.
ĐỀ
CƯƠNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG DINH DƯỠNG NĂM …THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Công văn số…………… ngày… tháng… năm…của …)
I. Công tác chỉ đạo, điều hành
II. Kết quả thực hiện các chính
sách, cơ chế
III. Kết quả thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của Hoạt động
IV. Kết quả huy động nguồn lực
thực hiện chính sách thực hiện hoạt động dinh dưỡng trong Chương trình giảm
nghèo
1. Ngân sách Trung ương
2. Ngân sách địa phương
3. Huy động khác
V. Đánh giá chung (mặt được,
hạn chế và nguyên nhân)
B. Kế hoạch năm …
I. Bối cảnh xây dựng kế hoạch
năm … (phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực
hiện mục tiêu dinh dưỡng trong chương trình giảm nghèo bền vững)
II. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
III. Nội dung hoạt động và đề
xuất kinh phí thực hiện hoạt động
1. Thực hiện can thiệp phòng
chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi
2. Thực hiện can thiệp phòng
chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em từ 5-16 tuổi
3. Thực hiện hoạt động về
truyền thông dinh dưỡng
4. Thực hiện hoạt động về giám
sát dinh dưỡng
IV. Giải pháp chủ yếu (Hoàn
thiện thể chế, cơ chế đặc thù, các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình)
V. Tổ chức thực hiện
Kỳ
báo cáo: ………………………….
Đơn
vị báo cáo:……………………………..
a. Đối với kế hoạch cả giai
đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.
b. Đối với kế hoạch năm gửi về
Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.
Kỳ
báo cáo: ………………………….
Đơn
vị báo cáo:……………………………..
a. Đối với kế hoạch cả giai
đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.
b. Đối với kế hoạch năm gửi về
Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.
a. Đối với kế hoạch cả giai
đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.
b. Đối với kế hoạch năm gửi về
Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.
c. Đối với kế hoạch năm 2021,
lấy theo số kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
a. Đối với kế hoạch cả giai
đoạn gửi về Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7/2022.
b. Đối với kế hoạch năm gửi về
Viện Dinh dưỡng trước ngày 31/7 hàng năm.