BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2203/QLCL-TTPC
V/v báo cáo việc thực hiện kiểm soát thủ tục
hành chính
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014
|
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Pháp chế)
Thực hiện Văn bản số 8245/BNN-PC ngày 14/10/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành
chính, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo như sau:
I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát
TTHC
a) Cục giao Phòng Thanh tra, Pháp chế làm đầu mối về công
tác kiểm soát thủ tục hành chính;
b) Trưởng Phòng Thanh tra, Pháp chế được giao nhiệm vụ là
cán bộ đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng
về thực hiện nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
c) Trong các Tổ/Ban soạn thảo văn bản QPPL có thành viên là
cán bộ Phòng Thanh tra, Pháp chế để trực tiếp tham gia ý kiến về nội dung văn bản
và TTHC (nếu có);
2. Lấy ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự thảo văn bản
QPPL.
Từ 01/7/2013 đến 31/10/2014 Cục đã chủ trì soạn thảo trình Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các thông tư và thông tư
liên tịch như sau:
- Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày
01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực
phẩm phục vụ quản lý nhà nước (có 05 thủ tục hành chính);
- Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về
kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu (có 04 thủ tục hành chính);
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày
09/4/2014 hướng dẫn phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP (có 02
thủ tục hành chính);
- Thông tư 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 quy định điều
kiện bảo đảm an ATTP đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản (không có thủ tục
hành chính).
Có tất cả 11 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Nông nghiệp và PTNT liên quan đến phạm vi, lĩnh vực do Cục thực hiện đã được
ban hành; trước khi trình Bộ trưởng ban hành, Cục đều tổ chức xác định thủ tục
hành chính cần thiết phải ban hành; gửi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân
có liên quan và gửi Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) góp ý, cho ý kiến về tên,
trình tự thực hiện, điều kiện của thủ tục hành chính được ban hành. Đánh giá
chung các thủ tục hành chính đã được ban hành theo các thông tư trên là cần thiết
và phù hợp để thực hiện quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất
lượng, ATTP nông lâm thủy sản.
3. Việc đánh giá tác động và thẩm định nội dung TTHC trong dự
thảo văn bản QPPL
a) Việc đánh giá tác động các thủ tục hành chính luôn được
thực hiện song song với việc hoàn thiện nội dung của văn bản trên các tiêu chí:
Sự cần thiết; tính hợp lý; tính hợp pháp và chi phí tuân thủ của thủ tục hành
chính
b) Sau khi đánh giá về TTHC và hoàn thiện dự thảo văn bản
QPPL, Cục đều gửi Vụ Pháp chế thẩm định và cho ý kiến về nội dung thủ tục hành
chính cần ban hành, góp ý nội dung dự thảo văn bản; sau khi có ý kiến của Vụ
Pháp chế, Cục nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng
xem xét ban hành theo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL.
4. Thực hiện công bố, công khai, tổ chức thực hiện thủ tục
hành chính:
a) Việc công bố thủ tục hành chính:
Sau khi văn bản QPPL được Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng liên bộ
ban hành, với trách nhiệm là đầu mối hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, Cục
đã hoàn thiện hồ sơ, Tờ trình Bộ trưởng (qua Vụ Pháp chế thẩm định), trình Bộ
trưởng xem xét ban hành Quyết định công bố TTHC của văn bản QPPL đã được ban
hành. Đến nay 9/11 TTHC đã được Bộ trưởng ký ban hành quyết định công bố thủ tục
hành chính (còn 02 TTHC của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT)
đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành Quyết định công bố TTHC theo đúng quy định.
b) Việc công khai TTHC:
Việc công khai TTHC được Cục thực hiện bằng cách hình thức:
- Đăng tải trên trang web của Cục và của các đơn vị thuộc Cục;
- Niêm yết tại bảng niêm yết TTHC tại cơ quan Cục và tại các
đơn vị thuộc Cục;
- Qua các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ;
- Thông qua việc thực hiện Ngày Pháp luật tại cơ quan Cục và
các đơn vị thuộc Cục; qua các buổi giao ban định kỳ, thường xuyên của Cục.
c) Tổ chức thực hiện TTHC:
- Các TTHC được thực hiện tại cơ quan Cục: Lãnh đạo Cục giao
trách nhiệm cho Văn phòng Cục và Trưởng phòng chuyên môn có liên quan đến TTHC tổ
chức triển khai thực hiện theo đúng quy trình của TTHC và quy định về tiếp nhận,
xử lý văn bản của Cục (quyết định số 39/QĐ-QLCL ngày 03 tháng 02 năm 2010 ban
hành Quy định tiếp nhận, xử lý văn bản đi, đến của Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thuỷ sản)
- Giao cho các Trung tâm vùng (Trung tâm chất lượng nông lâm
thủy sản vùng 1 - 6 thuộc Cục) tổ chức thực hiện các TTHC theo từng khu vực, từng
địa bàn phụ trách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong
phạm vi địa bàn quản lý của các cơ quan, đơn vị.
5. Việc áp dụng TTHC trong thực hiện cơ chế một cửa, dịch vụ
công trực tuyến.
a) Việc áp dụng cơ chế một cửa:
- Tại cơ quan Cục thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế tiếp
nhận và trả kết quả qua phương thức tại một đầu mối ở Văn thư cơ quan Cục;
- Các đơn vị thuộc Cục (06 Trung tâm vùng) thực hiện cơ chế
một cửa việc thực hiện các TTHC được giao cho từng đơn vị.
b) Dịch vụ công trực tuyến:
Cục đang triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến như
sau:
- Dịch vụ công cấp độ 3: 01 TTHC (đăng ký kiểm tra chứng nhận
doanh nghiệp đủ điều kiện ATTP (trên trang web của Cục).
- Dịch vụ công trực tuyến cấp độ 2 (18 TTHC):
+ Đăng ký chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản
lý nhà nước;
+ Đăng ký chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm đã được tổ chức
công nhận hợp pháp của VN hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham
gia thỏa thuận lẫn nhau của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế, Hiệp hội
công nhận phòng thí nghiệm Châu Á Thái Bình Dương đánh giá và cấp chứng chỉ
công nhận tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn Quốc gia
ISO/IEC 17025: 2005;
+ Đăng ký gia hạn chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục
vụ quản lý nhà nước;
+ Đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi chỉ định cơ sở kiểm nghiệm
thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước;
+ Miễn kiểm tra, giám sát đối với cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm
đã được tổ chức công nhận hợp pháp của VN hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là
thành viên tham gia thỏa thuận lẫn nhau của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm
quốc tế, Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm Châu Á Thái Bình Dương đánh giá và
cấp chứng chỉ công nhận tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn
Quốc gia ISO/IEC 17025: 2005 và đáp ứng đầy đủ quy định tại Điều
4 (yêu cầu về pháp nhân), Điều 5 (yêu cầu về năng lực) của thông tư liên tịch
13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT và các quy định khác có liên quan theo quy định
của Bộ quản lý ngành;
+ Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại
Cơ sở trong Danh sách ưu tiên;
+ Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản
xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên;
+ Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu;
+ Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan
thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP;
+ Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;
+ Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;
+ Đăng ký danh sách các cơ sở SXKDXK hàng hóa có nguồn gốc động
vật nhập khẩu và VN;
+ Bổ sung danh sách các cơ sở SXKDXK hàng hóa có nguồn gốc động
vật nhập khẩu và VN;
+ Đăng ký về ATTP của nước xuất khẩu đối với hàng hóa có nguồn
gốc thực vật xuất khẩu vào VN;
+ Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (thuộc phạm vi cua Bộ
NN);
+ Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (sắp hết hạn);
+ Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản (đối với trường hợp GCN bị mất, hỏng,
thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên giấy chứng nhận ATTP).
6. Thực hiện xử lý phản ánh, kiến
nghị về quy định hành chính.
Cục đã ban hành quyết định số 356/QĐ-QLCL
ngày 19 tháng 8 năm 2014 thay thế Quyết định 224/QĐ-QLCL ngày 18/7/2011 quy định
tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định
hành chính và câu hỏi về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (số liệu
về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị được cụ thể tại Mục V).
7. Các văn bản hành chính, quyết định
cá biệt do Cục ban hành có nội dung TTHC (hướng dẫn hoặc quy định): Cục không
ban hành quyết định cá biệt quy định về TTHC.
8. Các sáng kiến, đơn giản hóa của đơn
vị trong việc quy định TTHC trong các văn bản QPPL do đơn vị chủ trì soạn thảo,
Cục luôn tìm phương án đơn giản hóa các TTHC ngay trong quy trình xây dựng văn
bản QPPL.
9. Hoạt động của cán bộ đầu mối kiểm
soát TTHC.
- Cục đã phân công Trưởng phòng Thanh
tra, Pháp chế là cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC.
- Kiểm soát việc thực hiện TTHC
trong toàn bộ các văn bản QPPL do Cục soạn thảo, đề xuất;
- Kiểm soát việc công khai, niêm yết
các TTHC thuộc phạm vi, chức năng của Cục trên trang web của Cục; trên bảng niêm
yết TTHC của Cục và của các đơn vị thuộc Cục theo phân công cho các đơn vị (kiểm
tra khi đi kiểm tra thực tế);
- Thẩm định, cho ý kiến về nội dung
thủ tục hành chính dự kiến ban hành trong văn bản QPPL trước khi trình Lãnh đạo
Cục phê duyệt trình lãnh đạo Bộ;
- Thẩm định, ký trình Lãnh đạo Cục,
Lãnh đạo Bộ quyết định công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất
lượng, ATTP nông lâm thủy sản;
- Tham gia hội nghị, hội thảo về kiểm
soát TTHC do Bộ, cơ quan kiểm soát TTHC trung ương tổ chức.
10. Kinh phí kiểm soát TTHC: Được Cục
bố trí và dự toán trong nguồn chi thường xuyên của Cục.
11. Những khó khăn, vướng mắc và đề
xuất, kiến nghị.
a) Việc xác định nội dung TTHC trong văn bản QPPL tại thời điểm
soạn thảo nội dung văn bản đôi khi còn chưa rõ ràng, do thay đổi nhiều lần sự
thảo văn bản QPPL.
b) Việc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ công bố TTHC còn chậm
(không theo đúng thời hạn quy định) do một số vướng mắc, đặc biệt là quy định về
phí, lệ phí thường không được ban hành đồng bộ.
II. NỘI DUNG BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU
HÀNH
1. Các văn bản của đơn vị đã ban hành để chỉ đạo, điều hành
hoạt động kiểm soát TTHC:
- Quyết định số 73/QĐ-QLCL ngày 25/01/2014 ban hành kế hoạch
kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 của Cục;
- Văn bản số 323/QLCL-TTPC ngày 06/3/2014 hướng dẫn các đơn
vị, cá nhân có liên quan thuộc Cục thực hiện Thông tư số 05/2014/TT-BTP hướng dẫn
công bố, niêm yết TTHC và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC;
- Văn bản số 449/QLCL-TTPC ngày 20/3/2014 gửi các phòng cơ
quan Cục hướng dẫn thực hiện Thông tư số 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá
tác động của TTHC và rà soát, đánh giá TTHC.
- Thông báo 72/TBNB-TTPC ngày 22/10/2014 gửi các phòng cơ
quan Cục về niêm yết, công khai kịp thời các TTHC đã được công bố tại cơ quan Cục;
- Thông báo 75/TBNB-TTPC ngày 23/10/2014 gửi các phòng cơ
quan Cục về việc đăng tải, cập nhật TTHC trên trang thông tin điện tử của Cục,
của Bộ theo đúng quy định.
2. Tập huấn công tác kiểm soát TTHC:
a) Tham gia tập huấn do Bộ tổ chức: 01 người (cán bộ đầu mối
của Cục)
b) Tổ chức triển khai tập huấn công tác kiểm soát TTHC: Tổ
chức họp nội bộ các văn bản có liên quan.
3. Bố trí cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC: Cục đã cử Trưởng
phòng Thanh tra, Pháp chế với kinh nghiệm trên 20 năm công tác, làm đầu mối kiểm
soát TTHC của Cục
4. Kinh phí kiểm soát TTHC được Cục bố trí trong ngân sách
chi thường xuyên của Cục.
a) Kế hoạch 2014:
b) Các khoản đã chi:
- Phụ cấp cho cán bộ đầu mối (từng tháng);
- Chi hội họp, tập huấn cho cán bộ đầu mối (tập huấn, họp do
Bộ tổ chức);
5. Công tác kiểm tra:
a) Số lượng các cuộc kiểm tra do đơn vị chủ động: 08 cuộc kiểm
tra theo kế hoạch.
b) Các tồn tại phát hiện qua kiểm tra:
- Một số đơn vị chưa cập nhật kịp thời các quyết định công bố
TTHC mới do Bộ NN&PTNT ban hành về QLCL, ATTP nông lâm thủy sản;
- Việc công khai, niêm yết các TTHC thuộc phạm vi, thẩm quyền
giải quyết của đơn vị trên bảng niêm yết TTHC chưa đầy đủ (quy trình, biểu mẫu,
hồ sơ để thực hiện TTHC).
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, LẤY Ý KIẾN VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, DỰ
THẢO VĂN BẢN QPPL CÓ QUY ĐỊNH VỀ TTHC.
1. Việc tổ chức lấy ý kiến nội dung TTHC.
a) Số lượng văn bản QPPL có quy định TTHC đã thực hiện xin ý
kiến nội dung TTHC: 03 văn bản QPPL bao gồm Thông tư liên tịch số
20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục
chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước (có 05 thủ tục
hành chính); Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm
tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu (có 04 thủ tục hành chính); Thông tư
liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 09/4/2014 hướng dẫn phân công,
phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP (có 02 thủ tục hành chính);
b) Số lượng văn bản QPPL có quy định TTHC chưa thực hiện xin
ý kiến: Không
c) Đối tượng trực tiếp thực hiện xin ý kiến nội dung TTHC:
- Công chức soạn thảo;
- Phòng Kiểm soát TTHC (Vụ Pháp chế);
- Cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC của Cục và các đơn vị có
liên quan (đối với các văn bản liên tịch)
d) Thời điểm thực hiện xin ý kiến:
- Trong quá trình soạn thảo nội dung văn bản và xác định
TTHC cần ban hành;
- Trong quá trình chỉnh lý nội dung văn bản, nội dung TTHC;
- Thời điểm gửi Vụ Pháp chế góp ý, thẩm định nội dung văn bản
QPPL và thẩm định nội dung TTHC.
2. Nội dung thực hiện đánh giá tác động và thẩm định đối với
quy định về TTHC.
a) Thời điểm thực hiện đánh giá:
Việc đánh giá tác động của thủ tục
hành chính trong văn bản QPPL đã được ban hành, Cục tiến hành trong giai đoạn dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các nội
dung góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan về nội dung văn bản QPPL trước
khi gửi Vụ Pháp chế thẩm định thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
b) Thời điểm gửi hồ sơ đánh giá tác động: Đúng thời điểm
theo quy định về thẩm định văn bản QPPL trước khi trình Bộ trưởng ban hành;
c) Chất lượng điền các biểu mẫu đánh giá tác động TTHC: Thực
hiện theo đúng nội dung, yêu cầu trong biểu mẫu.
III. VIỆC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI TTHC
1. Việc công bố TTHC:
a) Số lượng văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của
đơn vị đã được ban hành (ghi rõ tên văn bản, hình thức văn bản)
Từ ngày 01/7/2013 đến 31/10/2014, Cục đã tham mưu, trình
Lãnh đạo Bộ ký các văn bản QPPL sau:
- Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày
01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực
phẩm phục vụ quản lý nhà nước (có 05 thủ tục hành chính);
- Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về
kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu (có 04 thủ tục hành chính);
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày
09/4/2014 hướng dẫn phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP (có 01
thủ tục hành chính);
- Thông tư 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 quy định điều
kiện bảo đảm an ATTP đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản (không có thủ tục
hành chính).
b) Số lượng văn bản QPPL có quy định TTHC đã thực hiện công
bố:
- 02 văn bản QPPL có quy định TTHC đã được công bố (TTLT
20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ; Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT);
- Việc công bố TTHC chưa đứng thời hạn quy định (sau 25 ngày
kể từ khi văn bản QPPL được ban hành).
c) Số lượng văn bản QPPL có quy định TTHC chưa được công bố:
01 Thông tư chưa được công bố TTHC (Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT), đang hoàn thiện hồ sơ trình Bộ công bố.
d) Nội dung quy định về TTHC tại các quyết định công bố đầy
đủ và chính xác so với nội dung quy định trong các văn bản QPPL.
2. Việc công khai TTHC:
a) Thực hiện công khai các nội dung theo đúng quy định tại Điều 16, 17 Nghị định 63/2010/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số
05/2014/TT-BTP qua các hình thức:
- Trên website của Cục, của các đơn vị thuộc Cục được giao
thực hiện TTHC;
- Trên bảng công khai TTHC tại Cục và tại các đơn vị thuộc Cục;
- Tại bộ phận một cửa của các đơn vị thuộc Cục.
b) Nội dung công khai:
- Quyết định công bố TTHC;
- Danh mục các TTHC đã được ban hành theo văn bản QPPL và
theo quyết định công bố đã được phê duyệt;
- Biểu mẫu, hồ sơ thực hiện TTHC;
c) Tổng số TTHC còn hiệu lực do Cục thực hiện có 18 TTHC
trong đó:
- Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNTN có 02 TTHC;
- Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT có 01 TTHC
- Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT cấp TW có 02 TTHC;
- Thông tư 01/2013/TT-BNNPTNT cấp TW có 03 TTHC;
- Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT có 05
TTHC;
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT có 04 TTHC;
- Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT cấp TW
có 01 TTHC
IV. SỐ LƯỢNG TTHC THỰC HIỆN CƠ CHẾ 01 CỬA
1. Số lượng TTHC thực hiện cơ chế 01 cửa:
Các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại cơ quan Cục được
Văn thư Cục tiếp nhận (theo quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản đi, đến của Cục);
trình Lãnh đạo Cục xử lý, giao phòng chuyên môn giải quyết, báo cáo Lãnh đạo Cục;
kết quả giải quyết TTHC được trả tại Văn thư Cục.
2. Số lượng TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến: Có 18
TTHC được thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong đó:
- 01 TTHC thực hiện dịch vụ công cấp độ 3
- 18 TTHC thực hiện dịch vụ công cấp độ 2:
Danh mục các TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến đã được
nêu tại điểm b khoản 5 Mục I trên.
V. TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẨN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI DÂN,
DOANH NGHIỆP VỀ QUY ĐỊNH, TTHC
1. Cục đã ban hành Quyết định số 356/QĐ-QLCL ngày 19 tháng 8
năm 2014 quy định tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
các quy định hành chính và câu hỏi về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy
sản. Định kỳ các bộ phận tổng hợp câu hỏi, PAKN từ các văn bản, báo cáo, qua
website…để trình lãnh đạo Cục giao các đơn vị trả lời.
2. Từ ngày 01/7/2013 đến 31/10/2014, Cục đã tiếp nhận tổng số
118 câu hỏi, phản ánh, kiến nghị trong đó:
a) 28 câu hỏi có nội dung phản ánh về những vướng mắc, khó
khăn, những nội dung còn chưa rõ trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản
QPPL (quy định hành chính) của các văn bản QPPL như: Thông tư
13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT; Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ; Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT ; các quy định về công bố hợp quy; những thắc mắc khi triển
khai công văn 2002/BNN-QLCL ; Nghị định 202 về quản lý phân bón.
b) 90 câu hỏi, giải đáp về pháp luật liên quan đến việc đảm
bảo điều kiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm
nông lâm thủy sản; các câu hỏi đã được các phòng chuyên môn xử lý, trình Lãnh đạo
Cục phụ trách lĩnh vực phê duyệt, đăng tải trên website của Cục để trả lời tổ
chức, cá nhân
VI. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC.
1. Những khó khăn, vướng
mắc.
a) Hoạt động kiểm
soát TTHC vẫn còn những mặt hạn chế như: Thiếu chủ động, phụ thuộc vào đơn vị
xây dựng văn bản
b) Việc công bố TTHC
còn chậm, chưa đầy đủ, kịp thời;
c) Việc niêm yết công
khai TTHC trên website chưa kịp thời; việc ứng dụng CNTT trong tiếp nhận, giải
quyết TTHC còn có những hạn chế;
d) Đầu mối kiểm soát
TTHC cũng như công chức được giao soạn thảo văn bản QPPL đôi lúc chưa thật sự
theo sát để thực hiện đúng quy định về công bố, kiểm soát TTHC
2. Kiến nghị.
a) Hàng năm, Bộ tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ đầu mối
kiểm soát TTHC và các công chức được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản QPPL của
các đơn vị để nắm rõ hơn về kiểm soát TTHC trong dự thảo văn bản QPPL khi xây dựng;
b) Bộ quy định trình hồ sơ ban hành quyết định công bố TTHC
kèm theo hồ sơ trình ký văn bản QPPL để đảm bảo thời gian công bố TTHC theo quy
định.
Kính chuyển Vụ Pháp chế tổng hợp báo cáo Bộ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TTPC.
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Lê Bá Anh
|