Tải App trên Android

Các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình với người lao động bị tai nạn lao động

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
20/05/2024 11:00 AM

Cho tôi hỏi phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình với người lao động bị tai nạn lao động gồm những loại nào? - Ngọc Huệ (Đồng Nai)

Các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình với người lao động bị tai nạn lao động

Các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình với người lao động bị tai nạn lao động (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình với người lao động bị tai nạn lao động

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).

Trong đó, các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn bao gồm như sau:

- Tay giả;

- Máng nhựa tay;

- Chân giả;

- Máng nhựa chân;

- Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;

- Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;

- Áo chỉnh hình;

- Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;

- Nạng;

- Máy trợ thính;

- Lắp mắt giả;

- Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;

- Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.

Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;

- Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng (niên hạn cấp) của mỗi phương tiện là 06 năm.

2. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Số TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Niên hạn cấp

Mức cấp (đồng)

1

Tay giả tháo khớp vai

03 năm

2.800.000

2

Tay giả trên khuỷu

03 năm

2.600.000

3

Tay giả dưới khuỷu

03 năm

2.000.000

4

Chân tháo khớp hông

03 năm

4.800.000

5

Chân giả trên gối

03 năm

2.200.000

6

Nhóm chân giả tháo khớp gối

03 năm

2.800.000

7

Chân giả dưới gối có bao da đùi

03 năm

1.800.000

8

Chân giả dưới gối có dây đeo số 8

03 năm

1.600.000

9

Chân giả tháo khớp cổ chân

03 năm

1.750.000

10

Nhóm nẹp Ụ ngồi-Đai hông

03 năm

2.500.000

11

Nẹp đùi

03 năm

950.000

12

Nẹp cẳng chân

03 năm

800.000

13

Nhóm máng nhựa chân và tay

05 năm

3.000.000

14

Giầy chỉnh hình

01 năm

1.300.000

15

Dép chỉnh hình

03 năm

750.000

16

Áo chỉnh hình

05 năm

1.980.000

17

Xe lắc tay

04 năm

4.100.000

18

Xe lăn tay

04 năm

2.250.000

19

Nạng cho người bị cứng khớp gối

02 năm

500.000

20

Máy trợ thính

02 năm

1.000.000

21

Răng giả

05 năm

1.000.000/chiếc

22

Hàm giả (chỉ cấp một lần duy nhất)

 

4.000.000

23

Mắt giả (chỉ cấp một lần duy nhất)

 

5.000.000

24

Vật phẩm phụ:

 

 

 

- Người được cấp chân giả

03 năm

510.000

 

- Người được cấp tay giả

03 năm

180.000

 

- Người được cấp áo chỉnh hình

05 năm

750.000

25

Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc

01 năm

300.000

26

Kính râm và gậy dò đường

01 năm

100.000

27

Đồ dùng phục vụ sinh hoạt

01 năm

1.000.000

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,027

Bài viết về

Tai nạn lao động

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]