Một số quy định về quản lý tài sản công đoàn năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
21/02/2025 15:55 PM

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 1408/QĐ-TLĐ về quản lý tài sản công đoàn. Sau đây là một số nội dung về quy định về quản lý tài sản công đoàn.

Một số quy định về quản lý tài sản công đoàn năm 2025

Một số quy định về quản lý tài sản công đoàn năm 2025 (Hình từ internet)

Ngày 01/8/2024, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định 1408/QĐ-TLĐ về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.

Tài sản công đoàn là gì?

Căn cứ tại Điều 21 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ, tài sản công đoàn được quy định như sau:

Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn; từ nguồn vốn của Công đoàn; tài chính công đoàn; tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật; tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản của Công Đoàn.

Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn

Theo Điều 22 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ, nội dung của quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn như sau:

- Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt NAm, liên đoàn lao động cấp tỉnh; công đoàn ngành trung ương và tương đương; liên đoàn lao động cấp huyện; công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế; công đoàn tổng công ty; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; đơn vị sự nghiệp của Công đoàn; doanh nghiệp do tổ chức Công đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 22 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu, cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại doanh nghiệp do Công đoàn quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

Quy định về tiếp nhận và chuyển giao tài sản công đoàn

Căn cứ vào Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ, nội dung của tiếp nhận và chuyển giao tài sản như sau:

- Trước khi điều chuyển tài sản của công đoàn sang các đơn vị khác ngoài tổ chức công đoàn theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các đơn vị được phân cấp quản lý, sử dụng tài sản phải xin ý kiến của Tổng Liên đoàn.

- Điều chuyển tài sản trong nội bộ cơ quan và giữa các công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quyết định sau khi có ý kiến của đơn vị có tài sản điều chuyển và đơn vị tiếp nhận.

- Điều chuyển tài sản giữa các Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương do Tổng Liên đoàn quyết định sau khi có ý kiến của đơn vị có tài sản điều chuyển và đơn vị tiếp nhận.

Đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản công đoàn

Cụ thể tại Điều 24 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ, đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản cộng đoàn được quy định như sau:

- Quản lý dự án đầu tư, sửa chữa, mua sắm tài sản của các cơ quan công đoàn phải tuân thủ trình tự, thủ tục đầu tư; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng, đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

- Khi tổng hợp quyết toán vốn đầu tư, mua sắm tài sản vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn của đơn vị với công đoàn cấp trên, phải kèm theo hồ sơ quyết toán vốn đầu tư, mua sắm tài sản theo quy định. Khi hoàn thành phải được kiểm toán độc lập kiểm toán.

- Thẩm quyền quyết định, trình tự thực hiện theo các Quyết định, hướng dẫn cụ thể của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về quản lý và phân cấp thẩm quyền. 

- Tổng Liên đoàn có thể thuê đơn vị độc lập có chức năng để thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trước khi phê duyệt.

Công tác kế toán và công khai việc quản lý, sử dụng tài sản công đoàn

Tại Điều 25 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ, công tác kế toán và công khai việc quản lý, sử dụng tài sản công đoàn được quy định như sau:

Các đơn vị kế toán công đoàn phải theo dõi việc quản lý, sử dụng tài sản công đoàn; hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời tăng, giảm nguyên giá, giá trị hao mòn, khấu hao TSCĐ vào sổ sách, báo cáo quyết toán; thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng tài sản hàng năm theo quy định của Nhà nước.

Phan Nhật Vy

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

Công đoàn

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]