Cập nhật mới dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo ngày 06/11/2024)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
12/11/2024 11:46 AM

Mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã công bố bản dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi mới nhất (Dự thảo ngày 06/11/2024).

Cập nhật mới dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo ngày 06/11/2024)

Cập nhật mới dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo ngày 06/11/2024) (Hình từ Internet)

Cập nhật mới dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo ngày 06/11/2024)

Cụ thể, dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam; quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; việc gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; quyền, trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động đối với Công đoàn; bảo đảm hoạt động của công đoàn; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn.

Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi áp dụng đối với công đoàn các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp), tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn và người lao động.

Theo Dự thảo mới nhất, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; đại diện cho công nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, tham gia các phong trào thi đua, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất gồm 4 cấp:

- Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương gồm: liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm: liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Công đoàn cấp cơ sở gồm: công đoàn cơ sở; nghiệp đoàn cơ sở;

Công đoàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập và phân cấp trên cơ sở quy định của Quốc hội về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Mô hình tổ chức Công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện nội dung này.

Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Xem chi tiết các nội khác tại dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi mới nhất.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,795

Bài viết về

Công đoàn

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]