Những trường hợp cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
18/05/2023 10:55 AM

Cho tôi hỏi có những trường hợp nào cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm? – Minh Hoàng (Lâm Đồng)

Những trường hợp cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm

Những trường hợp cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cán bộ là ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Quy định về cán bộ

Theo Điều 21 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) quy định về cán bộ như sau:

- Cán bộ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

- Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam căn cứ vào điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội và quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội.

Chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về việc cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

- Không đủ sức khỏe;

- Không đủ năng lực, uy tín;

- Theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Vì lý do khác.

4. Nghĩa vụ, quyền của cán bộ

Căn cứ theo Điều 22 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định quyền và nghĩa vụ của cán bộ bao gồm:

- Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật Cán bộ, công chức 2008.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên.

- Chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Phân loại đánh giá cán bộ

Căn cứ theo Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về phân loại đánh giá cán bộ như sau:

- Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

+ Hoàn thành nhiệm vụ;

+ Không hoàn thành nhiệm vụ.

- Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,813

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn