Đã có danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
13/11/2024 08:23 AM

Sau đây là danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024.

Đã có danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024

Đã có danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024 (Hình từ Internet)

Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2024 của Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông báo 27/TB-HĐTD ngày 11/11/2024 về kết quả chấm phúc khảo vòng 1 và lịch thi vòng 2 Kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024.

Thông báo 27/TB-HĐTD

Đã có danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024

Theo đó, Hội đồng tuyển dụng công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024 thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024 tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông báo 27/TB-HĐTD ngày 11/11/2024 như sau:

- Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024 tại địa điểm thi miền Bắc:

Danh sách

- Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi vòng 2 Kỳ thi tuyển dụng công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024 tại địa điểm thi miền Nam:

Danh sách

Nội dung kiến thức ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành Vòng 2 công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024

Nội dung kiến thức ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành Vòng 2 công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024 theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông báo 27/TB-HĐTD ngày 11/11/2024.

Phụ lục số 03

Đơn cử, nội dung ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành Vòng 2 công chức Thư ký viên Tòa án nhân dân năm 2024 về hình sự như sau:

I. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam

1.1. Nội dung

1.1.1. Khái niệm luật hình sự.

1.1.2. Các nhiệm vụ của luật hình sự Việt Nam.

1.1.3. Các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam.

1.2. Yêu cầu

1.2.1. Phân biệt được sự khác nhau giữa khái niệm luật hình sự và khái niệm luật hành chính, luật hiến pháp, luật dân sự.

1.2.2. Phân tích được nội dung nguyên tắc của luật hình sự.

1.2.3. Xác định được biểu hiện từng nguyên tắc của luật hình sự trong một số điều luật cụ thể của BLHS.

II. Tội phạm, các yếu tố của tội phạm và cấu thành tội phạm

2.1. Nội dung

2.1.1. Khái niệm tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.

2.1.2. Phân loại tội phạm.

2.1.3. Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

2.1.4. Các yếu tố của tội phạm.

2.1.5. Cấu thành tội phạm; Ý nghĩa của Cấu thành tội phạm.

2.2. Yêu cầu

2.2.1. Phân tích được định nghĩa tội phạm.

2.2.2. Phân tích được nội dung các đặc điểm của tội phạm.

2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm của tội phạm.

2.2.4. Phân loại tội phạm trong BLHS Việt Nam.

2.2.5. Xác định được mối quan hệ của bốn yếu tố của tội phạm.

2.2.6. Phân tích được đặc điểm các dấu hiệu trong CTTP.

2.2.7. Mối quan hệ giữa tội phạm và CTTP.

III. Tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội

3.1. Nội dung

3.1.1. Tội phạm hoàn thành.

3.1.2. Phạm tội chưa đạt.

3.1.3. Chuẩn bị phạm tội.

3.1.4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

3.2. Yêu cầu

3.2.1. Phân tích được đặc điểm của tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội.

3.2.2. Phân tích được điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

3.2.3. Vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống cụ thể.

IV. Đồng phạm

4.1. Nội dung

4.1.1. Khái niệm.

4.1.2. Các loại người đồng phạm.

4.1.3. Các hình thức đồng phạm.

4.1.4. Vấn đề TNHS trong đồng phạm.

4.1.5. Những hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập.

4.2. Yêu cầu

4.2.1. Phân tích được các dấu hiệu của đồng phạm.

4.2.2. Phân tích được các loại người đồng phạm.

4.2.3. Phân tích được cơ sở lí luận và nội dung của từng nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm.

V. Trách nhiệm hình sự (TNHS) và hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp

5.1. Nội dung

5.1.1. Trách nhiệm hình sự.

5.1.2. Khái niệm và mục đích hình phạt.

5.1.3. Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp.

5.2. Yêu cầu

5.2.1. Phân tích được đặc điểm của TNHS; miễn TNHS và miễn hình phạt.

5.2.2. Phân tích được phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại.

5.2.3. Phân tích được điều kiện áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS.

5.2.4. Phân tích được nội dung, điều kiện áp dụng từng loại hình phạt chính, hinh phạt bổ sung theo quy định của BLHS năm 2015.

5.2.5. Mục đích của hình phạt.

VI. Quyết định hình phạt, miễn chấp hành hình phạt

6.1. Nội dung

6.1.1. Khái niệm; Căn cứ quyết định hình phạt; Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt.

6.1.2. Thời hiệu thi hành bản án.

6.1.3. Miễn chấp hành hình phạt.

6.1.4. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

6.1.5. Án treo.

6.1.6. Tha tù trước thời hạn có điều kiện.

6.1.7. Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

6.1.8. Xoá án tích.

6.2. Yêu cầu

6.2.1. Phân tích được nội dung các căn cứ quyết định hình phạt đối với chủ thể chịu TNHS.

6.2.2. Phân biệt được quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt với quyết định hình phạt trong trường hợp thông thường.

6.2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt.

6.2.4. Phân tích được cơ sở khoa học của quy định về thời hiệu thì hành bản ản; Điều kiện miễn chấp hành hình phạt; giảm thời hạn chấp hành hình phạt; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

6.2.5. Phân tích được khái niệm, điều kiện cho hưởng án treo.

6.2.6. Các điều kiện cho hưởng án treo theo BLHS Việt Nam.

6.2.7. Phân biệt được các biện pháp khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội (đại xá, đặc xá).

VII. Các tội xâm phạm sở hữu

7.1. Nội dung

7.1.1. Những vấn đề chung về các tội xâm phạm sở hữu.

7.1.2. Các tội phạm cụ thể.

7.2. Yêu cầu

7.2.1. Nêu được khái niệm các tội xâm phạm sở hữu.

7.2.2. Nêu được khái niệm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài

san.

7.2.3. Nêu được định nghĩa về từng tội cụ thể xâm phạm sở hữu.

7.2.4. Phân tích được dấu hiệu pháp lí và cho được ví dụ về các tội: tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170).

7.2.5. Phân tích được dấu hiệu pháp lí và cho được ví dụ về các tội: tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172).

7.2.6. Phân tích được dấu hiệu pháp lí và cho được ví dụ về các tội: tội trộm

cắp tài sản (Điều 173); tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174); tội lạm dụng tin nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).

7.2.7. Phân tích được dấu hiệu pháp lí và cho được ví dụ về các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt (Điều 176, 177 BLHS).

7.2.8. Phân tích được dấu hiệu pháp lí và cho được ví dụ về các tội xâm phạm sở hữu không có mục đích tư lợi (Điều 178, 179, 180 BLHS).

7.2.9. Phân tích được các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của các tội xâm phạm sở hữu.

7.2.10. Vận dụng được kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.

7.2.11. Nhận xét được sự khác biệt giữa tội cướp tài sản (Điều 168) và tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170).

7.2.12. Nhận xét được sự khác biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175).

7.2.13. Nhận xét được sự khác biệt giữa tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179) với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180).

VIII. Các tội phạm về tham nhũng

8.1. Nội dung

8.1.1. Khái niệm chung.

8.1.2. Các tội phạm cụ thể.

8.2. Yêu cầu

8.2.1. Nêu được khái niệm, đặc điểm chung của các tội phạm về tham nhũng.

8.2.2. Phân tích được dấu hiệu pháp lí và cho được ví dụ về các tội phạm về tham nhũng.

8.2.3. Dựa vào dấu hiệu pháp lí của các cấu thành tội phạm nhận xét được sự khác nhau giữa các tội được quy định tại Điều 353 với Điều 355; Điều 354 với Điều 358; Điều 356 với Điều 357 BLHS.

8.2.4. Phân tích được các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng của các tội phạm quy định tại các điều 364, 365, 366 BLHS.

8.2.5. Dựa vào dấu hiệu pháp lí của các cấu thành tội phạm nhận xét được sự khác nhau giữa các tội quy định tại Điều 364 với Điều 365 và Điều 366 BLHS.

Xem thêm Thông báo 27/TB-HĐTD ban hành ngày 11/11/2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,125

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]