Mượn hồ sơ người khác đi làm: Hợp đồng lao động bị vô hiệu

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
11/06/2022 09:58 AM

Vừa qua, Bộ LĐTBXH có Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động.

Mượn hồ sơ người khác đi làm: Hợp đồng lao động bị vô hiệu (Ảnh minh họa)

Vừa qua, Bộ LĐTBXH có Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH về việc người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15, khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là hành vi:

- Vi phạm nguyên tắc “trung thực”;

- Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động.

Như vậy, căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 đây là trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.

Thẩm quyền tuyên bố xử lý hợp đồng vô hiệu được quy định tại Điều 50, Điều 51 Bộ luật Lao động 2019Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:

- Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do:

+ Người giao kết không đúng thẩm quyền;

+ Vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: “Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,207

Bài viết về

Hợp đồng lao động

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn