Bổ sung công tác cứu nạn, cứu hộ vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Đề xuất)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
20/11/2023 16:00 PM

Cho tôi hỏi sắp tới có bổ sung công tác cứu nạn, cứu hộ vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không? - Thúy An (Kiên Giang)

Bổ sung công tác cứu nạn, cứu hộ vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Đề xuất)

Bổ sung công tác cứu nạn, cứu hộ vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Đề xuất) (Hình từ Internet)

Ngày 18/11/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 475/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả 10 tháng thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Bổ sung công tác cứu nạn, cứu hộ vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Đề xuất)

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu, ban hành Thông tư bổ sung danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân, trong đó xem xét bổ sung công tác cứu nạn, cứu hộ vào danh mục ngành nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Các nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chủ yếu thời gian tới

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương phải thực sự trăn trở, trách nhiệm, tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ để nâng cao chất lượng công tác PCCC và CNCH, trong đó cần tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

- Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị 47-CT/TW, Kết luận 02-KL/TW của Ban Bí thư; Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị 01/CT-TTg, Công điện 825/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp về PCCC, xây dựng, điện lực, kịp thời khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót, nhất là ở cơ sở. 

Tiếp tục tổng rà soát, kiểm tra về công tác PCCC, nhất là đối với chung cư, nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao. Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo đúng quy định pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nguồn lực xã hội cho việc phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng, hậu cần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác PCCC và CNCH trong tình hình mới, trong đó tập trung nâng cao năng lực của lực lượng PCCC; củng cố các lực lượng tại khu dân cư, cơ sở; làm tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch hạ tầng (giao thông, nguồn nước...); xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng làm nhiệm vụ chữa cháy và CNCH…

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng của người dân về PCCC và CNCH, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, điển hình về PCCC. 

Các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương dành thời lượng phù hợp, ưu tiên khung giờ nhiều người theo dõi để tuyên truyền về công tác này.

- Coi trọng và tập trung thực hiện tốt công tác phòng ngừa từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, xác định đây là nhiệm vụ chính, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, bài bản; hoạt động chữa cháy, CNCH phải chuyên nghiệp, hiện đại.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, lực lượng đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp luật, hoàn thiện thể chế, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam; nghiêm cấm “cài cắm” lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách, pháp luật. 

Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về PCCC không được gây phiền hà, khó khăn, không hợp pháp hóa sai phạm nhưng phải có giải pháp tháo gỡ để bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, nhất là khi “chuyển đổi trạng thái” phải có sự chuyển tiếp để người dân, doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, khắc phục. 

Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp về PCCC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 220/CĐ-TTg ngày 05/4/2023.

Xem thêm Thông báo 475/TB-VPCP ban hành ngày 18/11/2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,775

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn