Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT với người lao động

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
27/09/2022 11:37 AM

Mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động là bao nhiêu? - Minh Thành (TPHCM)

Sau đây là mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động và người sử dụng lao động.

1. Mức đóng BHXH bắt buộc với người lao động Việt Nam

Mức đóng BHXH bắt buộc được tính dựa trên tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc và tiền lương tính đóng BHXH.

**Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21,5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Lưu ý: Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

(Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp xin giảm mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

**Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc:

Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:

- Mức lương;

- Phụ cấp lương;

- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

(Xem thêm: Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT)

Ví dụ: Tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc là 5.000.000 đồng. Với tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc nêu trên, thì mức đóng BHXH bắt buộc với người sử dụng lao động là 1.075.000 đồng và người lao động là 525.000 đồng.

2. Mức đóng BHXH bắt buộc với người lao động nước ngoài

**Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0,5%

-

3%

8%

-

-

-

1.5%

20,5%

9.5%

Tổng cộng 30%

Lưu ý: Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

(Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp xin giảm mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

3. Mức lương tối thiểu vùng

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/7/2022 được quy định như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

>> Xem thêm: Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023

4. Mức phạt vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, BHTN

Theo Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp bị xử lý như sau:

(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật BHXH;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

(3) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

(5) Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

- Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

- Chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

(6). Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

(7) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Trốn đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

(8) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.

(9) Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản (8).

(10) Biện pháp khắc phục hậu quả

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan BHXH đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản (5), (6), (7);

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng;

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản (5), (6), (7) từ 30 ngày trở lên.

Căn cứ pháp lý:

Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

Luật BHXH 2014;

Luật Việc làm 2013;

Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018;

Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020;

Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018;

Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020, Quyết định 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020).

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 543,651

Bài viết về

Mức đóng BHXH

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn