Tải App trên Android

Các trường hợp NLĐ được trả thêm tiền vào lương thay vì đóng BHXH

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Ngọc Nhi
27/07/2022 11:30 AM

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH. Vậy NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH thì người sử dụng lao động có trả tiền thay vì đóng BHXH. Dưới đây là tổng hợp các trường hợp NLĐ được trả tiền thay vì đóng BHXH.

Các trường hợp NLĐ được trả thêm tiền vào lương thay vì đóng BHXH

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ

Căn cứ Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:

- Người sử dụng lao động, NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN;

NLĐ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

Khuyến khích người sử dụng lao động, NLĐ tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với NLĐ

- Trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ BHXH thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho NLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

- Đối với NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức NSDLĐ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN cho NLĐ theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

Như vậy, NSDLĐ có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ. Trong trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì NSDLĐ sẽ thanh toán lại một khoản tiền tương ứng số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.

2. Những trường hợp NLĐ được trả tiền thay vì đóng BHXH

Tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định đối tượng không thuộc trường hợp tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN như sau:

(1) Người giúp việc gia đình;

(2) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;

(3) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 50/CP về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;

(4) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng

(5) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg; Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010 

(6) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 142/2008/QĐ-TTg; Quyết định 53/2010/QĐ-TTg; Quyết định 62/2011/QĐ-TTg

Lưu ý: Đối tượng (1), (2), (3) phải làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018).

3. Mức tiền NLĐ được trả khi không thuộc đối tượng đóng BHXH

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức tiền NSDLĐ trả cho NLĐ khi không đóng BHXH là mức đóng BHXH.

Từ ngày 01/7 - 30/9/2022:

Mức tiền NSDLĐ trả cho NLĐ = 20,5% x mức lương tính đóng BHXH

Từ ngày 01/10/2022:

Mức tiền NSDLĐ trả cho NLĐ = 21,5% x mức lương tính đóng BHXH

Trong đó:

- Mức đóng của NSDLĐ từ ngày 01/7 - 30/9/2022 là 20,5 - 20,3%, gồm:

+ Hưu trí: 14%;

+ Ốm đau - thai sản: 3%;

+ TNLĐ - BNN: 0,5 - 0,3%;

+ BHYT: 3%.

- Mức đóng của NSDLĐ từ ngày 01/10/2022 là 21,5 - 21,3%, gồm:

+ BHTN là 1%;

+ Hưu trí: 14%;

+ Ốm đau - thai sản: 3%;

+ TNLĐ - BNN: 0,5 - 0,3%.

+ BHYT: 3%.

(Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP)

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 49,489

Bài viết về

Mức đóng BHXH

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]