BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/VBHN-BXD
|
Hà Nội, ngày 21
tháng 08 năm 2014
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 78/2004/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2004
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỘT SỐ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỂ
ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CỤM TUYẾN DÂN CƯ VÀ NHÀ Ở TẠI CÁC TỈNH THƯỜNG XUYÊN
NGẬP LŨ ĐBSCL
Thông tư số 04/2004/TT-BXD ngày 07
tháng 7 năm 2004 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện Quyết định 78/2004/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một
số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại
các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, có hiệu lực kể từ ngày
02 tháng 8 năm 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2009/TT-BXD ngày
25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung điểm 2 Mục II
Thông tư số 04/2004/TT-BXD ngày 07 tháng 7 năm 2004 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
thực hiện Quyết định 78/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến
độ xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2009.
Căn cứ Quyết định 173/2001/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội
vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005;
Căn cứ Quyết định 1548/QĐ-TTg ngày 05
tháng 12 năm 2001 về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm tuyến dân
cư vùng ngập lũ ĐBSCL năm 2002;
Căn cứ Quyết định 78/2004/QĐ-TTg ngày
07 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số
cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại
các tỉnh thường xuyên ngập lũ ĐBSCL.
Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung
cụ thể thực hiện Quyết định 78/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại các tỉnh
thường xuyên ngập lũ ĐBSCL như sau: 1
I/ Về công tác xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong cụm, tuyến dân cư:
1/ Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu
trong cụm, tuyến dân cư bao gồm: giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước sinh hoạt,
thoát nước và các công trình đảm bảo vệ sinh môi trường trong cụm tuyến dân cư.
2/ Về quy hoạch bố trí mặt bằng xây dựng
các cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Công tác quy hoạch bố trí mặt bằng xây dựng các
công trình hạ tầng kỹ thuật trên cụm, tuyến dân cư phải bảo đảm hợp lý về tỷ lệ
diện tích xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, diện tích xây dựng hạ tầng xã hội
và diện tích đất dành cho xây dựng nhà ở.
3/ Về nguồn vốn để đầu tư xây dựng
các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong cụm, tuyến dân cư: thực hiện theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Quyết định 78/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5
năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Riêng hệ
thống cấp điện được thực hiện theo chương trình của ngành điện.
Ưu tiên nguồn vốn thuộc các chương
trình lồng ghép để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội đặc biệt là các chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
giao thông nông thôn. Kết hợp đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội trong cụm,
tuyến dân cư như trường học, nhà trẻ, trạm y tế… để đồng bộ các cơ sở hạ tầng đảm
bảo điều kiện sống của nhân dân.
4/ Về quy mô xây dựng các công trình
hạ tầng kỹ thuật thiết yếu:
Các công trình hạ tầng thiết yếu
trong các cụm, tuyến dân cư phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Đường giao thông nội bộ trong cụm,
tuyến bảo đảm yêu cầu kết nối với đường liên xã, liên vùng có chiều rộng mặt đường
không lớn hơn 7m; đường trục chính trong các cụm, tuyến có chiều rộng mặt đường
không lớn hơn 5,5m; các đường nội bộ khác trong cụm, tuyến có chiều rộng mặt đường
không lớn hơn 3,5m.
Hai bên đường có vỉa hè để phục vụ
cho đi bộ và bố trí các công trình kỹ thuật như điện, nước và trồng cây xanh.
Nền đường đầm chặt, tạo độ dốc hợp lý
để đảm bảo cho việc thoát nước. Mặt đường bằng đất pha cát đầm chặt hoặc lót tấm
đan với chiều rộng 2m.
b) Hệ thống thoát nước thải từ các hộ
gia đình có thể xây dựng bằng ống bê tông đúc sẵn hoặc xây gạch bảo đảm yêu cầu
thoát nước thải của các hộ dân cư trên cụm, tuyến.
c) Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong
cụm, tuyến dân cư cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định nguồn nước, công
nghệ xử lý và mạng lưới cung cấp nước. Đường ống cấp nước sử dụng các loại ống
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có giá thành phù hợp với khả năng thanh toán của địa
phương.
d) Các cụm, tuyến dân cư cần bố trí
nơi gom rác với các hình thức xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ
gia đình nhất thiết phải có nhà vệ sinh tự hoại.
Đối với các địa phương có khả năng
huy động, bố trí được nguồn vốn có thể xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật
kiên cố, có chất lượng cao nhưng phải đảm bảo tiến độ để bố trí các hộ dân vào ở
đúng thời hạn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ trong Quyết định số
78/2004/QĐ-TTg .
đ) Các địa phương cần có quy định về
địa điểm xây cất mồ mả đảm bảo vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến các cụm,
tuyến dân cư. Tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng xây cất mồ mả trong phạm
vi cụm, tuyến dân cư.
II/ Đối với việc đắp
bờ bao khu dân cư có sẵn:
Để có cơ sở xác định tỷ lệ phân bổ vốn
theo quy định tại Điều 3 Quyết định 78/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ, việc đắp bờ bao phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1/ Các dự án đắp bờ bao khu dân cư có
sẵn phải nằm trong Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở, phù hợp với
quy hoạch thủy lợi và kiểm soát lũ của địa phương cũng như trên toàn vùng và phải
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thỏa thuận.
“2/2 Quy cách đắp bờ bao khu dân cư có sẵn được xác định
để áp dụng cho việc phân bổ vốn đối với các dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc
Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu
Long được quy định như sau:
- Chiều rộng mặt bờ bao không lớn hơn
2,5 m;
- Chiều cao bờ bao được xác định tại
từng vị trí khác nhau căn cứ vào địa hình thực tế nơi đắp bờ bao nhưng tối đa
không lớn hơn khoảng cách tính từ đáy bờ bao tại vị trí xác định đến cốt đỉnh
lũ năm 2000 cộng thêm 0,5m;
- Chiều rộng đáy bờ bao được xác định
cụ thể trên cơ sở tính toán hệ số mái ta luy của bờ bao đảm bảo phù hợp với điều
kiện địa chất thực tế tại nơi đắp bờ bao (theo quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đắp
đê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Quy cách đắp bờ bao thể hiện trong bản
vẽ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Đối với các địa phương có khả năng
huy động được nguồn kinh phí khác thì có thể đắp bờ bao với quy cách lớn hơn
nhưng phải đảm bảo yêu cầu hoàn thành như quy định của Thủ tướng Chính phủ
trong Quyết định số 1151/QĐ-TTg .
3/ Việc phân bổ nguồn vốn đắp bờ bao
giữa nguồn từ ngân sách cấp và thu từ các đối tượng được hưởng lợi từ việc đắp
bờ bao hoặc sử dụng nguồn kinh phí huy động khác do Bộ Tài chính quy định cụ thể.
III/ Về hệ số đầm
nén khi tôn nền các cụm, tuyến dân cư:
Xuất phát từ điều kiện thực tế của cụm
tuyến dân cư vùng thường xuyên ngập lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và yêu cầu
xây dựng các công trình trên các cụm tuyến, cơ quan chuyên môn của các tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung ương có đầu tư xây dựng các cụm tuyến dân cư yêu cầu
các tổ chức Tư vấn xác định hệ số đầm nén cụ thể cho từng cụm, tuyến trong hồ
sơ thiết kế nhưng không được thấp hơn 0,85 (K ≥ 0,85).
IV/ Về quản lý sử dụng cụm tuyến dân cư sau đầu tư:
Cụm, tuyến dân cư là những điểm dân
cư nông thôn được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bảo đảm
yêu cầu sinh sống an toàn ổn định của các hộ dân cư, vì vậy UBND cấp tỉnh cần
ban hành quy định quản lý cụm tuyến làm cơ sở để UBND cấp xã, ấp tổ chức quản
lý nhằm góp phần bảo đảm an toàn, bảo vệ môi sinh, môi trường, thực hiện các
quy định về nếp sống văn hóa, văn minh của cộng đồng dân cư. Huy động phong
trào quần chúng trồng cây chắn sóng bảo vệ cụm, tuyến dân cư và bờ bao đồng thời
cải thiện môi trường các cụm tuyến dân cư.
Thông tư này có hiệu lực3 sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ảnh về Bộ Xây dựng
để hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi bổ sung.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài Chính, KH&ĐT, NN&PTNT, NHNNVN, Quỹ HTPT, NHCS
XH;
- UBND các tỉnh, TP: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang,
Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ;
- Công báo;
- Lưu VP, QLN.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
XÂY DỰNG
Nguyễn Hồng Quân
|
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công
báo);
- Cổng TTĐT Chính phủ (để đăng tải);
- Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng;
- Lưu VT, Vụ PC, Cục QLN.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trần Nam
|
1 Thông tư số 02/2009/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm
2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung điểm 2 Mục II Thông tư số
04/2004/TT-BXD ngày 07 tháng 7 năm 2004 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện Quyết
định 78/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều
chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến
dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, có
hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2009 có căn cứ như sau:
“Căn cứ Quyết định số 1151/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt bổ sung các Dự án đầu tư (giai đoạn
2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long;
Căn cứ Thông báo số 283/TB-VPCP ngày 01 tháng 10
năm 2008 của Văn phòng Chính phủ”.
2 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại
điểm 2 Mục II Thông tư số 02/2009/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Xây dựng
Hướng dẫn sửa đổi bổ sung điểm 2 Mục II Thông tư số 04/2004/TT-BXD ngày 07
tháng 7 năm 2004 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện Quyết định 78/2004/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một
số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở tại
các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, có hiệu lực kể từ ngày
10 tháng 4 năm 2009.
3 Thông tư số 02/2009/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm
2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung điểm 2 Mục II Thông tư số
04/2004/TT-BXD ngày 07 tháng 7 năm 2004 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện Quyết
định 78/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều
chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm tuyến
dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, có
hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2009 quy định như sau:
“Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày
ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ảnh
về Bộ Xây dựng để hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi bổ sung”.