NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 4274/NHPT-PC
V/v
hướng dẫn thực hiện Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 12 năm 2007
|
Kính gửi: Các đơn vị thuộc và trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt
Nam
Triển khai thực hiện
Quy chế bảo đảm tiền vay ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-HĐQL ngày
17/9/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là
Quy chế bảo đảm tiền vay), Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT)
hướng dẫn các đơn vị tại Hội sở chính và các Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT tại
các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi nhánh) thực
hiện bảo đảm tiền vay trong các hoạt động tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước tại NHPT và các hình thức tín dụng khác của NHPT có yêu cầu về bảo
đảm tiền vay như sau:
A. CÁC NỘI DUNG CHUNG
I.
Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc Chi nhánh
1. Được quyền và chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh theo phân cấp, uỷ
quyền của Tổng giám đốc: lựa chọn biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm, xử lý tài
sản bảo đảm tiền vay và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tài sản
bảo đảm; Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
2. Tổ chức quản lý,
theo dõi tài sản hình thành từ vốn vay nhưng không đủ điều kiện nhận làm tài
sản bảo đảm tiền vay theo quy định về quản lý tín dụng đối với tài sản hình
thành từ vốn vay.
3. Được quyền ấn định
thời hạn để khách hàng và bên bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong
trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng hoặc bên bảo
lãnh vẫn chưa thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với NHPT.
Hết thời hạn ấn định
mà khách hàng và bên bảo lãnh không thực hiện trả hết số nợ còn thiếu, Chi
nhánh báo cáo Tổng giám đốc xem xét việc khởi kiện đòi nợ khách hàng và bên bảo
lãnh tại Toà án hoặc nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản theo quy định của
pháp luật (đối với khách hàng, bên bảo lãnh là tổ chức kinh tế).
II.
Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay
1. Việc áp dụng biện
pháp bảo đảm tiền vay thực hiện theo nguyên tắc:
a) Chi nhánh xem xét,
tạo điều kiện để khách hàng được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài
sản thế chấp.
b) Trường hợp tài sản
hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện để thế chấp, Chi nhánh áp dụng một
hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm tiền vay quy định tại Khoản
2, Khoản 3 Điều 4 Quy chế Bảo đảm tiền vay đối với tín dụng đầu tư và Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 Quy chế Bảo đảm tiền vay đối với
tín dụng xuất khẩu.
2. Điều kiện áp dụng
biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
a) Đối với
tín dụng đầu tư:
- Khách hàng
có đủ các điều kiện quy định tại Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng
quản lý NHPT (sau đây gọi là Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư);
- Tài sản
hình thành từ vốn vay có đủ các điều kiện về tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 6 Quy chế Bảo đảm tiền vay;
- Chi nhánh
lưu ý: Trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay là bất động sản gắn liền với
đất, thì khách hàng phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ
khác chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với khu đất mà trên đó tài sản
sẽ hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư và xây dựng theo quy
định của pháp luật.
b) Đối với
tín dụng xuất khẩu:
- Khách hàng
có đủ các điều kiện quy định tại Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu ban
hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-HĐQL ngày 31/8/2007 của Hội đồng quản lý NHPT
(sau đây gọi là Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu).
- Đối với tài
sản hình thành từ vốn vay là vật tư, hàng hoá thì Chi nhánh chỉ nhận bảo đảm
tiền vay khi:
+ Tài sản có
đủ các điều kiện về tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 6
Quy chế Bảo đảm tiền vay; đặc biệt tài sản hình thành từ vốn vay phải xác
định được danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản;
+ Chi nhánh
phải có khả năng quản lý, theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm;
+ Các bên
phải thoả thuận về việc bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba giữ tài
sản (nếu có) cùng tham gia quản lý vật tư, hàng hoá.
3. Điều kiện
áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng, của người thứ
ba:
3.1 Khách
hàng có đủ các điều kiện quy định tại Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư; Quy
chế cho vay vốn tín dụng xuất khẩu.
3.2 Người thứ
ba cầm cố, thế chấp tài sản có đủ điều kiện sau đây:
a) Về năng lực chủ
thể:
- Đối với người thứ
ba là cá nhân Việt Nam thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Đối với người thứ ba
là pháp nhân Việt Nam thì phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định tại
Bộ luật Dân sự.
- Trường hợp người
thứ ba là hộ gia đình, tổ hợp tác thì đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác được
xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 107, 113);
- Trong trường hợp
người thứ ba là cá nhân, pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch
bảo đảm tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của
cá nhân, pháp nhân được xác định theo quy định tại Bộ Luật Dân sự và các văn
bản pháp luật có liên quan.
Chi nhánh nhận cầm
cố, thế chấp tài sản; nhận bảo lãnh của người thứ ba là cá nhân, tổ chức nước
ngoài khi được Tổng giám đốc chấp thuận bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ
thể.
b) Có tài sản đủ điều
kiện làm tài sản bảo đảm theo quy định Điều 6 Quy chế Bảo đảm
tiền vay để thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố, bên thế chấp.
4. áp dụng biện pháp
bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba trong tín dụng xuất khẩu theo
quy định tại Điều 38 Quy chế bảo đảm tiền vay:
a) Chi nhánh nhận bảo
lãnh theo chỉ định của Chính phủ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản
1 Điều 38 Quy chế bảo đảm tiền vay;
b) Trường hợp bên bảo
lãnh là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế Việt Nam, vì biện pháp bảo lãnh của
người thứ ba là biện pháp bảo đảm bằng đối nhân (bằng uy tín của bên bảo lãnh,
không có tài sản bảo đảm) nên Chi nhánh cần lưu ý xem xét các điều kiện đối với
bên bảo lãnh như sau:
- Có đủ các điều kiện
về năng lực chủ thể;
- Có đủ thẩm quyền thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh; có uy tín trong hoạt động bảo lãnh tín dụng;
- Có tài sản để thực
hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với Chi nhánh.
III.
Tài sản bảo đảm tiền vay
1. Chi nhánh có thể
lựa chọn các tài sản theo quy định tại Điều 7 Quy chế bảo đảm tiền
vay để nhận bảo đảm.
2. Chi nhánh lưu ý
2.1. Đối với các tài
sản, quyền tài sản như: cổ phiếu, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác trị
giá được bằng tiền; trái phiếu không do Chính phủ, chính quyền địa phương phát
hành; quyền đòi nợ, Chi nhánh được nhận bảo đảm khi có văn bản chấp thuận của
Tổng giám đốc về từng trường hợp cụ thể.
2.2. Chi nhánh không
chuyển thành vốn huy động và không được trả lãi huy động đối với tài sản bảo
đảm là số dư trên tài khoản tiền gửi của bên bảo đảm tại Chi nhánh.
2.3. Quyền sử dụng
đất được nhận thế chấp:
a) Quyền sử dụng đất
được nhận thế chấp khi có đủ 4 điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh
chấp;
- Quyền sử dụng đất
không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử
dụng đất.
b) Tổ chức kinh tế
được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất (và
tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất).
c) Tổ chức kinh tế
được nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004, đã trả tiền thuê đất cho cả
thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm, mà thời hạn thuê
đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 05 năm, thì được thế chấp bằng quyền sử
dụng đất (và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất) trong thời hạn đã
trả tiền thuê đất.
d) Tổ chức kinh tế
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng
đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được thế chấp bằng quyền sử
dụng đất (và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất).
e) Tổ chức kinh tế
được nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử
dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả cho việc chuyển mục
đích sử dụng không có nguồn gốc ngân sách, đồng thời tổ chức kinh tế chọn hình
thức giao đất có thu tiền thì được quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất (và
tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất).
g) Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
được nhà nước Việt Nam cho thuê đất, đã thu tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê, thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê (và tài sản thuộc sở
hữu của mình gắn liền với đất).
h) Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đã trả tiền thuê đất một lần
cho cả thời gian thuê, thời gian thuê lại thì được thế chấp bằng quyền sử dụng
đất thuê, đất thuê lại (và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê,
đất thuê lại) trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất.
i) Người thuê lại đất
trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đã trả tiền cho cả
thời gian thuê lại đất, thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê lại (và
tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất).
k) Hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất không phải là đất thuê, đáp ứng được các điều kiện tại tiết a Điểm
2.2 Khoản 2 Mục này thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất.
l) Hộ gia đình, cá
nhân được nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất
cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn
thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 05 năm thì được thế chấp bằng quyền
sử dụng đất trong thời hạn đã trả tiền thuê đất.
2.4. Tài sản gắn liền
với đất được nhận thế chấp
a) Tài sản thuộc sở
hữu của các tổ chức kinh tế nêu tại các tiết b, tiết c, tiết d, và các tổ chức,
cá nhân nêu tại các tiết e, tiết g, tiết h, tiết i Điểm 2.2 Khoản 2 Mục này.
b) Tài sản gắn liền
với đất thuộc sở hữu của tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất để xây dựng các công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước.
c) Tài sản thuộc sở
hữu của tổ chức kinh tế, được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền
sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, gắn liền với đất.
d) Tài sản thuộc sở
hữu của tổ chức kinh tế gắn liền với đất thuê.
e) Tài sản thuộc sở
hữu của tổ chức kinh tế gắn liền với đất thuê lại trong khu công nghiệp.
g) Tài sản thuộc sở
hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
tại Việt Nam gắn liền với đất được nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền đất
hàng năm.
h) Tài sản thuộc sở
hữu của hộ gia đình, cá nhân gắn liền với đất được nhà nước cho thuê.
i) Nhà ở; công trình
xây dựng khác; vườn cây, rừng cây lâu năm; rừng sản xuất là rừng trồng; tài sản
khác gắn liền với đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà (hoặc quyền sở hữu tài sản).
2.5. Tài sản không
được nhận cầm cố, thế chấp
a) Tài sản mà pháp
luật cấm cầm cố, thế chấp:
- Tài sản không thuộc
quyền sở hữu (quyền sử dụng đối với đất; quyền quản lý, sử dụng đối với doanh
nghiệp nhà nước) của bên bảo đảm;
- Tài sản đang có
tranh chấp về quyền sở hữu (quyền sử dụng);
- Tài sản đang bị kê
biên để xử lý trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính hoặc điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án;
- Tài sản thuộc dự
trữ quốc gia theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Dự trữ quốc gia
năm 2004;
- Giá trị quyền sử
dụng rừng được giao cho cộng đồng dân cư thôn;
- Giá trị quyền sử
dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên; quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước của tổ chức kinh tế được nhà nước giao rừng
sản xuất là rừng giống không thu tiền sử dụng rừng;
- Tài sản của doanh
nghiệp kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp;
- Tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, trong khoảng thời gian 03 tháng
trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Tài sản của doanh
nghiệp nhà nước đã cho thuê doanh nghiệp.
b) Tài sản mà pháp
luật cấm kinh doanh, giao dịch, xuất nhập khẩu:
Chi nhánh tham khảo
tại Phụ lục I Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh, kinh doanh có điều kiện.
c) Tài sản mà pháp
luật quy định hết thời hạn sử dụng, lưu hành như ô tô hoặc tài sản có quy định
về thời hạn lưu hành:
Chi nhánh tham khảo
tại Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ về Điều kiện kinh
doanh vận tải bằng ô tô; Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13/01/2004 của Chính
phủ về niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người.
d) Nhà ở phải phá dỡ
trong các trường hợp quy định tại Điều 83 Luật Nhà ở:
- Nhà ở bị hư hỏng,
xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm
định chất lượng công trình xây dựng;
- Nhà ở thuộc diện
phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
- Nhà chung cư cao
tầng hết niên hạn sử dụng;
- Nhà ở thuộc diện
phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
e) Tài sản bị hạn chế
về quyền sở hữu như:
- Tài sản được tặng
cho mà bên tặng cho có yêu cầu bên được tặng không được dùng để thế chấp, cầm
cố (quy định tại Điều 470 - Tặng cho tài sản có điều kiện, Bộ
luật Dân sự 2005);
- Tài sản là di sản
thừa kế theo di chúc mà người lập di chúc để lại dùng vào việc thờ cúng (quy
định tại Điều 670 - Di sản dùng vào việc thờ cúng, Bộ luật Dân
sự 2005).
g) Tài sản gắn liền
với đất khi nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về
tài sản gắn liền với đất (quy định tại Điều 43 - Những trường
hợp thu hồi đất mà không bồi thường, Luật Đất đai 2003).
h) Tài sản khác theo
quy định của pháp luật.
2.6. Quyền sử dụng
đất không được nhận thế chấp
a) Đất của tổ chức
được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (giấy chứng nhận ghi: “Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”).
b) Đất của tổ chức
kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất,
cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà chưa thực hiện xong nghĩa
vụ tài chính theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người sử dụng đất
không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa
vụ tài chính.
c) Đất của tổ chức
kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trong các trường hợp:
- Đất thuê từ ngày
01/7/2004 mà trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là: “Nhà nước cho thuê
đất trả tiền hàng năm”; “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm và được miễn
tiền thuê đất”.
- Đất thuê trước
01/7/2004 mà thời hạn đã trả tiền thuê đất còn lại dưới 05 năm.
- Đất thuê trước
01/7/2004 mà thời hạn đã trả tiền thuê đất còn lại từ 05 năm trở lên nhưng số
tiền thuê còn lại không đủ bảo đảm để thu hồi nợ nếu phải xử lý tài sản bảo đảm
là quyền sử dụng đất thuê đó.
d) Đất rừng phòng hộ;
đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước; đất giao thông, thủy
lợi; đất xây dựng các công trình không nhằm mục đích kinh doanh như xây dựng
công trình văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; đất làm nghĩa trang,
nghĩa địa.
e) Đất thuộc diện quy
hoạch đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, bồi thường.
IV.
Phạm vi bảo đảm tiền vay
1. Nghĩa vụ trả nợ
của khách hàng vay đối với Chi nhánh, bao gồm: tiền vay (nợ gốc; nợ gốc quá
hạn), lãi vay (nợ lãi, nợ lãi quá hạn), các khoản phí theo quy định của pháp
luật, quy định của NHPT và hợp đồng tín dụng đã ký.
2. Giá trị tài sản
dùng để bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh
- Trường hợp Chi
nhánh nhận bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì giá trị tài
sản bảo đảm là giá trị tài sản hình thành từ vốn vay.
- Trường hợp tài sản
hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện bảo đảm tiền vay thì Chi nhánh yêu cầu
khách hàng phải dùng tài sản hợp pháp khác của khách hàng hoặc tài sản của
người thứ ba để bảo đảm tiền vay với giá trị tối thiểu bằng 15% số vốn vay hoặc
số vốn được bảo lãnh.
3. Trường hợp Chi
nhánh chấp thuận để khách hàng bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba
khi vay vốn tín dụng xuất khẩu thì mức bảo lãnh tối thiểu bằng mức vốn vay.
4. Phạm vi bảo đảm
tiền vay của tài sản
4.1. Trường hợp một
tài sản được dùng bảo đảm tiền vay cho nhiều dự án, khoản vay tại Chi nhánh và
tại các tổ chức tín dụng khác (trừ một số tài sản theo quy định của pháp luật
chỉ được bảo đảm tiền vay tại cùng một tổ chức tín dụng):
a) Trường hợp một tài
sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng khác, Chi
nhánh có thể đồng thời nhận làm tài sản bảo đảm tiền vay nếu tài sản có đủ các điều
kiện sau:
- Có đủ điều kiện
theo quy định tại Điều 6 Quy chế Bảo đảm tiền vay;
- Chi nhánh, bên bảo
đảm và tổ chức tín dụng đã thoả thuận được việc tổ chức tín dụng đồng ý cho Chi
nhánh mượn lại giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng đang giữ
để Chi nhánh thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm; việc quản lý tài sản bảo
đảm, các giấy tờ liên quan và việc xử lý tài sản bảo đảm;
b) Trường hợp một tài
sản đang được dùng để bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh (trừ tài sản hình thành từ
vốn vay), Chi nhánh có thể xem xét để bên bảo đảm tiếp tục dùng làm tài sản bảo
đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng khác nếu tài sản có đủ các điều kiện sau:
- Giá trị tài sản bảo
đảm lớn hơn nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với Chi nhánh và/hoặc Chi
nhánh chấp thuận cho khách hàng rút bớt một phần giá trị tài sản bảo đảm theo
quy định tại Khoản 1 Mục V Phần A Công văn này để khách hàng tiếp tục dùng làm
tài sản bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng khác.
- Phần tài sản được
rút bớt đó phải tách rời được khỏi tài sản đang thế chấp tại Chi nhánh để không
ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản bảo đảm của Chi nhánh.
- Chi nhánh đã hoàn
thành việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
Trong trường hợp này,
Chi nhánh chủ động trong việc quản lý tài sản bảo đảm, lưu giữ bản gốc các giấy
tờ liên quan đến tài sản bảo đảm;
c) Trường hợp Chi
nhánh và tổ chức tín dụng khác cùng cho vay hoặc cùng bảo lãnh đối với một dự
án (không theo hình thức hợp vốn, đồng tài trợ), thì Chi nhánh có thể thoả
thuận với tổ chức tín dụng về việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ
vốn vay như sau:
- Các bên cho vay
cùng ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và uỷ quyền bằng văn bản cho một trong các
bên cho vay làm đại diện thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định
của pháp luật. Hợp đồng bảo đảm phải ghi rõ phạm vi bảo đảm là các khoản vay
(hoặc bảo lãnh tín dụng) tại các tổ chức cho vay có tên trong hợp đồng tín dụng
đã ký;
- Bên có tỷ lệ cho
vay (hoặc bảo lãnh tín dụng) lớn nhất giữ bản gốc giấy tờ liên quan đến tài sản
bảo đảm, các bên khác giữ bản sao. Trường hợp mức cho vay (hoặc bảo lãnh tín
dụng) của các bên bằng nhau thì các bên thỏa thuận về việc giữ giấy tờ liên
quan đến tài sản bảo đảm.
- Số tiền thu được từ
việc xử lý tài sản bảo đảm, số tiền bảo hiểm của tài sản bảo đảm (nếu có) để
trả cho các khoản nợ theo tỷ lệ dư nợ gốc, lãi của các bên tại thời điểm xử lý
tài sản bảo đảm hoặc theo thoả thuận của các bên.
4.2. Trường hợp một
tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều dự án, khoản vay tại một Chi nhánh hoặc
nhiều Chi nhánh trong hệ thống NHPT:
a) Tài sản bảo đảm
tiền vay của một dự án (vay vốn hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư) được Chi nhánh
tiếp tục nhận làm tài sản bảo đảm tiền vay cho một hoặc nhiều khoản vay (vay
vốn hoặc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu) tại Chi nhánh hoặc tại Chi nhánh khác
trong hệ thống NHPT nếu tài sản đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Điều kiện đối với
tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn tự có và/hoặc tài sản hợp
pháp khác của người thứ ba:
+ Tài sản là giá trị
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải;
+ Giá trị tài sản bảo
đảm để vay vốn hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư lớn hơn mức quy định, Chi nhánh có
thể chấp thuận cho khách hàng được dùng giá trị tài sản còn lại để bảo đảm khi
vay vốn hoặc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; hoặc Chi nhánh chấp thuận cho khách
hàng rút bớt một phần giá trị tài sản bảo đảm khi vay vốn hoặc bảo lãnh tín
dụng đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Mục V Phần A Công văn này để khách hàng
tiếp tục dùng làm tài sản bảo đảm khi vay vốn hoặc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
tại Chi nhánh hoặc tại Chi nhánh khác trong hệ thống NHPT.
* Chi nhánh cần lưu
ý:
khi nhận thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ, Chi nhánh
phải tuân thủ theo quy định tại Điều 114 Luật Nhà ở năm 2005
(giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ và chỉ được thế chấp
tại một tổ chức tín dụng).
- Điều kiện đối với
tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành từ vốn vay tín dụng đầu tư:
Chi nhánh có thể chấp
thuận cho khách hàng được rút bớt một phần giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là
tài sản hình thành từ vốn vay tín dụng đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Mục V
Phần A Công văn này để khách hàng tiếp tục dùng làm tài sản bảo đảm khi vay vốn
hoặc bảo lãnh tín dụng xuất khẩu tại Chi nhánh hoặc tại Chi nhánh khác trong hệ
thống NHPT.
* Chi nhánh cần lưu
ý:
Trong các trường hợp này, Chi nhánh/các Chi nhánh thoả thuận với khách hàng xác
định phần giá trị tài sản đủ điều kiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi
vay vốn hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu. Tuỳ từng trường hợp
cụ thể, Chi nhánh xem xét tài sản bảo đảm (phần tài sản rút bớt) có thể tách
rời hoặc không thể tách rời (khỏi phần tài sản đã nhận bảo đảm cho nghĩa vụ trả
nợ ban đầu) để ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với từng dự án, khoản
vay hoặc ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung (đối với điều khoản nghĩa vụ được bảo đảm
và các Điều khoản khác có liên quan); thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch
bảo đảm theo quy định.
b) Chi nhánh có thể
xem xét, chấp thuận cho khách hàng dùng một tài sản (hình thành từ vốn tự có
và/hoặc tài sản hợp pháp khác của người thứ ba) để bảo đảm cho nhiều dự án hoặc
nhiều khoản vay tại cùng Chi nhánh hoặc khác Chi nhánh trong hệ thống với điều
kiện giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu phải bằng tổng các nghĩa vụ trả nợ có
bảo đảm bằng tài sản của khách hàng theo quy định của NHPT; Chi nhánh và khách
hàng phối hợp, thống nhất về thời hạn vay vốn hoặc bảo lãnh, thời hạn trả nợ…
đối với các dự án hoặc khoản vay.
Tuỳ thuộc từng trường
hợp cụ thể, Chi nhánh ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với từng dự án, khoản
vay hoặc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay chung đối với các dự án, khoản vay; thực
hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
V.
Rút bớt, bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm, thay đổi biện pháp bảo đảm
1. Rút bớt tài sản
bảo đảm
Chi nhánh xem xét
việc rút bớt tài sản bảo đảm theo phân cấp trong trường hợp:
a) Khách hàng có văn
bản yêu cầu rút bớt tài sản bảo đảm;
b) Có đủ các điều
kiện quy định tại Khoản 1 Điều 9 Quy chế bảo đảm tiền vay.
Cụ thể:
- Khách hàng có năng
lực tài chính tốt; sản xuất kinh doanh có hiệu quả; có uy tín trong quan hệ tín
dụng đối với NHPT và các tổ chức tín dụng khác;
- Dự án đầu tư có
hiệu quả kinh tế; không có nợ gốc quá hạn và nợ lãi quá hạn; đã trả nợ trên 50%
số vốn thực vay theo hợp đồng tín dụng đã ký;
- Việc rút bớt tài
sản bảo đảm không ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tài sản còn lại
và việc xử lý tài sản bảo đảm.
2. Bổ sung tài sản
bảo đảm
Trường hợp sau khi xác
định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại Công văn này, nếu giá trị tài
sản bảo đảm bị giảm sút thì Chi nhánh yêu cầu khách hàng phải bổ sung tài sản
khác đáp ứng được các điều kiện về tài sản bảo đảm và phạm vi bảo đảm theo quy
định.
3. Thay thế tài sản
bảo đảm, thay đổi biện pháp bảo đảm
Trường hợp khách hàng
có yêu cầu thay thế tài sản bảo đảm, thay đổi biện pháp bảo đảm thì Chi nhánh
xem xét, thẩm định, quyết định theo phân cấp với điều kiện phải tuân thủ theo
nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 9 Quy chế bảo đảm tiền vay.
1. Hồ sơ bảo đảm
Hồ sơ bảo đảm gồm bản
chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ liên quan đến bên bảo đảm và
tài sản bảo đảm.
1.1. Hồ sơ bên bảo
đảm
a) Hồ sơ đối với bên
bảo đảm là khách hàng (thuộc hồ sơ vay vốn do bộ phận tín dụng quản lý) gồm: hồ
sơ pháp lý của khách hàng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều
15 Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; Điều
17 Quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu.
b) Hồ sơ đối với bên
bảo đảm là người thứ ba gồm:
- Hồ sơ đối với bên
bảo đảm là tổ chức kinh tế, pháp nhân: Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm
quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề; điều lệ
hoạt động (nếu có); Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu của cơ quan có thẩm
quyền hoặc đại diện theo uỷ quyền thì phải có giấy uỷ quyền của người đứng đầu
tổ chức kinh tế, pháp nhân (nếu có).
- Hồ sơ đối với bên
bảo đảm là hộ gia đình gồm: Hộ khẩu của hộ gia đình (nếu có); Giấy chứng minh
nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ hộ; Giấy uỷ quyền của chủ hộ cho thành viên khác
trong hộ (nếu có).
- Hồ sơ đối với bên
bảo đảm là tổ hợp tác gồm: Hợp đồng hợp tác có chứng thực; Văn bản cử đại diện
của Tổ hợp tác.
- Hồ sơ đối với bên
bảo đảm là cá nhân gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân.
1.2. Hồ sơ tài sản
bảo đảm
a) Giấy tờ chứng minh
quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất hợp pháp (đối với quyền sử dụng
đất); quyền sử dụng, quyền quản lý đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước,
đơn vị sự nghiệp của nhà nước; Biên bản họp Hội đồng quản trị (hoặc họp các
thành viên) đồng ý cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có); Giấy tờ xác nhận tài sản
thuộc sở hữu chung, riêng của tập thể, cá nhân (nếu có).
b) Chứng thư định giá
hoặc biên bản thoả thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm (nếu
có);
c) Hợp đồng bảo hiểm
của tài sản (nếu có);
d) Các giấy tờ khác
có liên quan.
1.3. Các giấy tờ
chứng minh uy tín, tình hình tài chính của bên bảo lãnh
Các hợp đồng bảo lãnh
đã thực hiện (nếu có); các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên bảo
lãnh; báo cáo tài chính của bên bảo lãnh (nếu có); Thư bảo lãnh của tổ chức tín
dụng (nếu có); các giấy tờ khác có liên quan.
2. Tổ chức thực hiện
tiếp nhận hồ sơ bảo đảm
a) Tại Chi nhánh:
- Giám đốc Chi nhánh
chịu trách nhiệm tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ bảo đảm tiền vay. Hồ sơ bảo
đảm tiền vay được tiếp nhận cùng với hồ sơ vay vốn.
b) Tại Hội sở chính:
- Các Ban Tín dụng
tiếp nhận hồ sơ bảo đảm tiền vay (bản sao có dấu “sao y” của Chi nhánh) kèm
theo báo cáo thẩm định của Chi nhánh tại Văn thư cơ quan.
II.
Thẩm định hồ sơ bảo đảm, tài sản bảo đảm
1. Tổ chức thực hiện
thẩm định
a) Tại Chi nhánh:
- Giám đốc Chi nhánh
chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, tài sản bảo đảm tiền vay của các dự
án, khoản vay được phân cấp và không được phân cấp.
b) Tại Hội sở chính:
- Đối với các dự án
tín dụng đầu tư không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, Ban Thẩm định chủ trì
thẩm tra lại (trên cơ sở hồ sơ bảo đảm tiền vay được Chi nhánh thẩm định, báo
cáo), trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định. Trong quá trình cho vay, Ban Tín
dụng thực hiện công tác quản lý, giải quyết các phát sinh liên quan đến quản lý
tài sản bảo đảm của dự án.
- Đối với các khoản
vay tín dụng xuất khẩu không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, Ban Tín dụng Xuất
khẩu chủ trì thẩm tra lại (trên cơ sở hồ sơ bảo đảm tiền vay được Chi nhánh
thẩm định, báo cáo), trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định; thực hiện công
tác quản lý, giải quyết các phát sinh liên quan đến quản lý tài sản bảo đảm của
khoản vay.
- Trình tự và thời
hạn thẩm định hồ sơ, tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo trình tự và thời
hạn thẩm định của dự án hoặc khoản vay.
2. Thẩm định điều
kiện về bên bảo đảm
Căn cứ vào hồ sơ do
bên bảo đảm cung cấp, Chi nhánh thẩm định các nội dung:
a) Năng lực chủ thể
của bên bảo đảm (năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự);
b) Thẩm quyền, phạm
vi được phân cấp, uỷ quyền (nếu bên bảo đảm là đơn vị phụ thuộc hoặc cá nhân
đại diện theo uỷ quyền);
c) Đối với trường hợp
bảo lãnh: Chi nhánh thẩm định về tư cách pháp lý, năng lực, uy tín, khả năng
tài chính, tài sản, yếu tố tự nguyện, ý thức trách nhiệm của Bên bảo lãnh.
3. Thẩm định các điều
kiện đối với tài sản bảo đảm
3.1. Về điều kiện
quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm đối với tài
sản bảo đảm:
a) Đối với tài sản là
tiền gửi tại các tổ chức tín dụng:
Phải có cam kết bằng
văn bản của bên bảo đảm là chủ tài khoản, được xác nhận có ký tên, đóng dấu của
người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của tổ chức tín dụng nơi
chủ tài khoản gửi tiền về số dư tài khoản phong toả, trách nhiệm thanh toán của
tổ chức tín dụng theo yêu cầu của Chi nhánh mà không cần sự đồng ý của chủ tài khoản
khi chủ tài khoản vi phạm nghĩa vụ trả nợ đối với Chi nhánh.
b) Đối với tài sản là
các loại giấy tờ có giá (không áp dụng đối với các giấy tờ có giá quy định tại Điểm
2.1 Khoản 2 Mục III Phần A):
- Trước khi ký kết
hợp đồng bảo đảm tiền vay, bên bảo đảm phải có bản chính của giấy tờ có giá. Đối
với giấy tờ có giá ghi danh thì Chi nhánh phải kiểm tra các nội dung trên bản
chính của giấy tờ có giá như: họ và tên; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ
chiếu (nếu có) và các nội dung khác để xác định quyền sở hữu hợp pháp của bên
bảo đảm đối với giấy tờ có giá đó. Đối với giấy tờ có giá vô danh thì bên bảo
đảm chỉ phải xuất trình bản chính giấy tờ có giá.
- Bên bảo đảm phải có
văn bản xác nhận của tổ chức phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký
chứng khoán và có ký tên, đóng dấu của người có thẩm quyền về tính xác thực của
giấy tờ có giá, cam kết không thanh toán trong thời gian cầm cố giấy tờ có giá
tại Chi nhánh và có trách nhiệm thanh toán theo yêu cầu của Chi nhánh mà không
cần sự đồng ý của bên bảo đảm khi bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ trả nợ đối với
Chi nhánh.
c) Đối với tài sản mà
pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng:
- Đối với phương tiện
giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng phải có bản chính Giấy chứng nhận đăng
ký phương tiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Đối với tài sản bảo
đảm là giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, thì bên bảo đảm phải có
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy
định của pháp luật.
- Đối với các tài sản
khác phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bảo đảm phải có bản chính Giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.
Danh mục tài sản phải
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại Phụ lục số I Công văn này.
Về Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, Chi nhánh cần lưu ý:
Theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính
phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), thu
hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai:
- Kể từ ngày
01/01/2008, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới
được thực hiện quyền thế chấp bằng quyền sử dụng đất;
- Trường hợp trước
ngày 01/11/2007 người sử dụng đất (bên bảo đảm) đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật mà chưa được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận và người sử dụng đất có một trong
các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1,
Khoản 2, Khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai thì vẫn được thực hiện quyền thế chấp
bằng quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp này,
Chi nhánh phải làm các thủ tục cần thiết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thoả thuận với bên bảo đảm để khi cơ quan
đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thay thế các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất nêu trên, thì Giấy chứng nhận này phải được giao trực tiếp cho Chi
nhánh để lưu giữ vào hồ sơ bảo đảm tiền vay.
d) Đối với tài sản mà
pháp luật chưa có quy định phải đăng ký quyền sở hữu:
Đối với máy móc,
thiết bị gắn liền với nhà xưởng, công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền
với đất hoặc không gắn liền với đất mà pháp luật chưa có quy định phải đăng ký
quyền sở hữu; hàng hoá trong quá trình lưu thông, thì khi cầm cố, thế chấp bên
bảo đảm phải có giấy tờ chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
bên bảo đảm (hoặc quyền sử dụng, quản lý hợp pháp đối với bên bảo đảm là doanh
nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước) như: hợp đồng mua bán, tặng, cho
tài sản; hoá đơn mua, bán theo quy định của Bộ Tài chính; chứng từ nộp tiền mua
hàng; văn bản bàn giao tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh
nghiệp nhà nước, biên bản nghiệm thu công trình; tờ khai hải quan; các loại
giấy tờ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
e) Đối với tài sản
bảo đảm là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn (từ 50 triệu đồng
trở lên) của hộ gia đình thì phải được các thành viên từ đủ mười lăm (15)
tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc của người giám hộ (trường hợp
đối với thành viên không đủ năng lực hành vi dân sự) trong hộ gia đình đồng ý
bằng văn bản (Chi nhánh yêu cầu bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy
định của pháp luật).
- Trường hợp tài sản
bảo đảm thuộc sở hữu chung (ví dụ: tài sản của tổ hợp tác, tài sản chung của vợ
chồng) thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các đồng chủ sở hữu (Chi nhánh
yêu cầu bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).
- Trường hợp tài sản
bảo đảm thuộc sở hữu chung của tổ chức kinh tế thì phải được sự đồng ý bằng văn
bản của người có thẩm quyền theo đúng điều lệ của tổ chức kinh tế (Chi nhánh
yêu cầu bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).
3.2. Về điều kiện tài
sản được phép giao dịch:
- Tài sản bảo đảm
không bị pháp luật cấm mua, bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, cầm
cố, thế chấp và thực hiện các giao dịch dân sự khác tại thời điểm ký hợp đồng
bảo đảm (theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và các văn bản pháp luật khác có liên
quan).
- Bên bảo đảm phải
cam kết bằng văn bản với Chi nhánh (lập văn bản riêng hoặc cam kết trong hợp
đồng bảo đảm) về việc tài sản bảo đảm không bị kê biên để thi hành án hoặc để
chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại thời điểm
ký hợp đồng bảo đảm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của
mình.
3.3. Về điều kiện tài
sản không có tranh chấp:
- Bên bảo đảm phải
cam kết bằng văn bản với Chi nhánh (lập văn bản riêng hoặc cam kết trong hợp
đồng bảo đảm) về việc tài sản cầm cố, thế chấp không có tranh chấp (dưới bất kỳ
hình thức nào) tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về cam kết của mình.
- Chi nhánh phải kiểm
tra các thông tin có liên quan đến tài sản bảo đảm qua các cơ quan có thẩm
quyền như: Sở tài nguyên môi trường, Uỷ ban nhân dân địa phương…
- Để xác minh tài sản
chưa được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự khác, Chi nhánh gửi đến cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm đơn đăng ký yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản mà
Chi nhánh sẽ nhận làm tài sản bảo đảm; trừ trường hợp thế chấp tài sản hình
thành từ vốn vay và trường hợp Chi nhánh nhận cầm cố tài sản và giữ các bản
chính giấy tờ của tài sản.
3.4. Về điều kiện tài
sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký
kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản:
a)
Đối với giấy tờ có giá:
-
Chi nhánh kiểm tra các nội dung trên bản gốc giấy tờ có giá như: đơn vị phát
hành; ngày phát hành; giá trị; lãi suất; kỳ hạn; ngày đến hạn thanh toán và các
yếu tố khác;
- Chi nhánh xác định,
nhận xét tính thanh khoản và tính ổn định về giá trị của tài sản bảo đảm.
* Chi nhánh lưu ý: Đối với giấy tờ có
giá không phải do Chính phủ (cơ quan thuộc và trực thuộc Chính phủ) phát hành,
ngoài các nội dung nêu trên, Chi nhánh thẩm định các nội dung sau:
+ Uy tín,
tình hình tài chính của tổ chức phát hành;
+ Giá trị
theo mệnh giá, giá trị theo thị trường;
+ Đánh giá xu
hướng phát triển của tổ chức phát hành trong thời gian nhận bảo đảm tiền vay.
+ Các nội
dung khác có liên quan.
Chi nhánh báo
cáo Tổng giám đốc xem xét, quyết định nhận giấy tờ có giá đó làm tài sản bảo
đảm.
b) Đối với thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải, vật tư,
hàng hoá, Chi nhánh có thể căn cứ vào các nội dung sau đây để thẩm định:
- Công suất máy móc, thiết bị; Đặc điểm dây chuyền công nghệ, chỉ tiêu
kỹ thuật, chất lượng vật tư hàng hoá; Năm đưa vào sử dụng; Tỷ lệ hao mòn hữu
hình, vô hình tại thời điểm định giá; Xuất xứ (model, nhãn hiệu, nước sản xuất,
hãng sản xuất, năm sản xuất); Hoá đơn mua, bán tài sản; Các tài liệu khác thể
hiện tính pháp lý của tài sản.
- Chi nhánh
xác định, nhận xét tính thanh khoản và tính ổn định về giá trị của tài sản bảo
đảm.
c) Đối với
giá trị quyền sử dụng đất, bất động sản gắn
liền với đất, Chi nhánh có thể căn cứ vào các các nội dung sau đây để
thẩm định:
- Vị trí địa
lý và hành chính của tài sản, lợi thế thương mại của vị trí;
- Đối với đất
ở: số lô đất, số địa chính, diện tích đất, phân loại đường phố, nhóm đất;
- Đối với đất
nông nghiệp, lâm nghiệp: số lô đất, số địa chính, diện tích đất, phân loại nhóm
đất, điều kiện thời tiết, đặc điểm địa hình, hệ thống giao thông, hệ thống tưới
và tiêu nước;
- Đối với
công trình kiến trúc trên đất: loại nhà, cấp nhà, hạng nhà, diện tích xây dựng
và diện tích sử dụng, chất lượng nhà, mục đích sử dụng, cấu trúc nhà, số phòng,
diện tích sử dụng từng phòng, hệ thống cấp và thoát nước, loại, hạng đường xá,
cầu cống…
- Tác động
của quy hoạch (kiểm tra văn bản xác nhận quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền), phân vùng đến giá trị sử dụng đất, giá trị tài sản trên đất;
- Nguồn gốc của tài sản bảo đảm, hình thức chuyển nhượng;
- Trích lục bản đồ địa chính;
-
Các tài liệu khác thể hiện tính pháp lý của tài sản.
Chi nhánh xác định,
nhận xét tính thanh khoản và tính ổn định về giá trị của tài sản bảo đảm.
3.5. Thẩm định điều kiện về bảo hiểm của
tài sản bảo đảm như sau:
a) Tài sản mà pháp
luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải thực hiện mua bảo hiểm
trong suốt thời hạn vay vốn theo nguyên tắc số tiền bảo hiểm cho tài sản đó khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm là mức cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bồi
thường và tối thiểu phải bằng giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời
điểm giao kết hợp đồng. Danh mục tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định của
pháp luật tại Phụ lục số II Công văn này.
Trường hợp tài sản
bảo đảm mà pháp luật không quy định phải mua bảo hiểm bắt buộc, nếu thấy cần
thiết cho sự an toàn tín dụng, Chi nhánh yêu cầu bên bảo đảm thực hiện mua bảo
hiểm theo phân cấp.
b) Bên bảo đảm phải
cam kết để Chi nhánh được trực tiếp nhận số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo
hiểm chi trả theo hợp đồng bảo hiểm tài sản khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên bảo
đảm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận hình thức bồi thường là sửa chữa tài
sản bị thiệt hại hoặc thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác thì bên
bảo đảm phải thông báo bằng văn bản cho Chi nhánh biết để theo dõi và quản lý.
c) Trường hợp bên bảo
đảm chưa ký hợp đồng bảo hiểm cho tài sản bảo đảm tại thời điểm ký hợp đồng bảo
đảm, thì Chi nhánh yêu cầu bên bảo đảm giao kết hợp đồng bảo hiểm theo các điều
kiện quy định tại tiết a, tiết b nêu trên và phải ký hợp đồng bảo hiểm trước
thời điểm giải ngân lần đầu.
Đối với hợp đồng bảo
hiểm cho tài sản bảo đảm đã được ký kết trước khi các bên ký hợp đồng bảo đảm,
Chi nhánh yêu cầu bên bảo đảm thực hiện các thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng
bảo hiểm theo các điều kiện quy định tại tiết a, tiết b nêu trên hoặc phải có
văn bản xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm về việc tài sản đang được dùng làm
tài sản bảo đảm tại Chi nhánh và cam kết chi trả số tiền bảo hiểm trực tiếp cho
Chi nhánh khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
4. Lập báo cáo thẩm
định tài sản bảo đảm
a) Chi nhánh lập báo
cáo thẩm định sau khi kết thúc quá trình thẩm định. Báo cáo thẩm định có thể
được lập chung với báo cáo thẩm định dự án, khoản vay hoặc lập thành báo cáo
riêng.
b) Báo cáo thẩm định
có các nội dung chủ yếu sau:
- Nguồn thông tin để
thẩm định: do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế, tài liệu tham khảo và các
nguồn thông tin khác.
- Các nội dung về tài
sản bảo đảm: nguồn gốc, đặc điểm…
- ý kiến, nhận xét về
kết quả thẩm định.
- Chữ ký của người có
trách nhiệm thẩm định.
III.
Xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức việc xác
định giá trị tài sản bảo đảm
a) Tại Chi nhánh:
- Giám đốc Chi nhánh
chịu trách nhiệm tổ chức việc xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay đối với
các dự án, khoản vay được phân cấp và không được phân cấp.
- Giám đốc Chi nhánh
quyết định thành lập Tổ định giá (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) với thành phần
gồm: cán bộ thẩm định, tín dụng, tài chính kế toán.
Số lượng cán bộ,
phương thức hoạt động của Tổ định giá phù hợp với đặc điểm quy mô hoạt động,
tình hình thực tế của Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả và an toàn tín dụng.
b) Tại Hội sở
chính:
- Đối với các
dự án tín dụng đầu tư không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, trong trường hợp
cần thiết, Ban Thẩm định chủ trì xác định lại giá trị tài sản bảo đảm (trên cơ
sở báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản bảo đảm của Chi nhánh), trình Tổng
giám đốc xem xét, quyết định. Trong quá trình cho vay, Ban Tín dụng thực hiện
công tác quản lý tài sản bảo đảm theo quy định.
- Đối với các
khoản vay tín dụng xuất khẩu không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh, trong
trường hợp cần thiết, Ban Tín dụng Xuất khẩu chủ trì xác định lại giá trị tài
sản bảo đảm (trên cơ sở báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản bảo đảm của Chi
nhánh), trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định; thực hiện công tác quản lý tài
sản bảo đảm.
2. Nguyên tắc thực
hiện việc định giá tài sản bảo đảm
a) Việc xác định giá
trị tài sản bảo đảm do Chi nhánh và bên bảo đảm thoả thuận thực hiện bởi Tổ
định giá hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức có chức năng chuyên môn thẩm định
giá.
Chi nhánh thoả thuận
với bên bảo đảm thuê tổ chức chuyên môn thực hiện trong trường hợp không thoả
thuận được việc xác định giá trị tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm khó xác
định giá trị. Chi phí do bên bảo đảm thanh toán.
b) Tài sản bảo đảm
phải được xác định giá trị tại thời điểm: khi ký kết hợp đồng bảo đảm, ký kết
văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm để làm cơ sở xác định mức cho vay;
khi tài sản hình thành từ vốn vay đã được đầu tư xong; khi xử lý tài sản bảo
đảm để thu hồi nợ; định kỳ 12 tháng/lần định giá lại tài sản bảo đảm.
c) Giá trị tài sản
bảo đảm được xác định bao gồm cả hoa lợi, lợi tức và các quyền phái sinh từ tài
sản đó.
Trong trường hợp tài
sản bảo đảm là bất động sản có vật phụ thì giá trị của vật phụ cũng thuộc giá
trị tài sản bảo đảm. Nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì giá
trị vật phụ chỉ thuộc giá trị tài sản bảo đảm khi các bên có thỏa thuận.
d) Trong trường hợp
Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng về việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất thì giá trị tài sản bảo đảm bao gồm giá trị quyền sử dụng
đất cộng giá trị tài sản gắn liền với đất.
e) Việc xác định giá
trị tài sản bảo đảm phải được lập thành biên bản giữa Chi nhánh và bên bảo đảm
(trên cơ sở giá do Tổ định giá của Chi nhánh thẩm định) hoặc Chứng thư thẩm
định giá của tổ chức chuyên môn. Nguồn thông tin làm căn cứ xác định giá hoặc
tham khảo giá phải được ghi rõ trong Biên bản định giá (theo mẫu kèm theo Công
văn này). Biên bản định giá phải có chữ ký của tất cả các thành viên định giá.
Biên bản định giá; chứng thư định giá là một bộ phận của hợp đồng bảo đảm.
3. Phương thức xác
định giá tài sản bảo đảm
3.1. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay:
a) Tại thời điểm ký
kết hợp đồng bảo đảm, giá trị của tài sản được tạm tính căn cứ vào dự toán hoặc khái toán hoặc mức vốn đầu tư của dự án đầu tư
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Sau khi tài sản hình thành từ vốn vay đã được đầu
tư xong, Chi nhánh và khách hàng xác định lại giá trị của tài sản căn cứ vào
giá trị quyết toán công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành được cấp có
thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép khách hàng
được hạch toán tăng tài sản cố định để ghi vào phụ lục hợp đồng bảo đảm.
c)
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay là vật tư, hàng hoá trong tín dụng xuất
khẩu được xác định giá trị theo quy định tại Điểm 3.4 dưới đây.
3.2. Đối với giấy tờ
có giá:
a) Đối với trái
phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu do Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ phát hành,
Chi nhánh xác định giá theo phương thức phát hành:
- Đối với giấy tờ có
giá phát hành theo phương thức mệnh giá, thì giá trị định giá bằng mệnh giá
cộng (+) lãi dự tính trên cơ sở lãi suất ghi trên giấy tờ có giá (trả lãi sau);
- Đối với giấy tờ có
giá được phát hành theo phương thức chiết khấu, thì giá trị định giá bằng mệnh
giá (trả lãi trước).
b) Đối với tài sản
bảo đảm là số dư trên tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh, Chi nhánh xác định giá
trị tài sản bằng số dư trên tài khoản (Chi nhánh không trả lãi).
Đối với tài sản bảo
đảm là số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi,
sổ tiết kiệm, thì Chi nhánh xác định giá trị tài sản bảo đảm bằng số dư trên
tài khoản, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm (không tính lãi suất nếu các bên
không có thoả thuận khác).
c) Đối với các giấy
tờ có giá khác, khi xác định giá trị tài sản, Chi nhánh căn cứ vào mệnh giá ghi
trên giấy tờ có giá và căn cứ vào giá thị trường để định giá, báo cáo Tổng giám
đốc quyết định.
3.3. Đối với kim khí
quý (vàng, bạc, bạch kim và các kim khí quý khác), đá quý (kim cương, ruby,
saphia và các loại đá quý khác) dưới dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm đã gia
công chế tác:
Chi nhánh có thể kiểm
tra về phân loại, trọng lượng, tuổi, màu sắc, kích thước các yếu tố khác có
liên quan của tài sản, căn cứ theo giá thị trường để xác định giá nhưng chỉ
định giá tối đa bằng 70% giá trị thị trường.
Trường hợp không xác
định được theo giá thị trường, Chi nhánh có thể căn cứ vào hợp đồng mua bán,
hoá đơn bán hàng (theo quy định của Bộ Tài chính) để định giá hoặc có thể thuê
tổ chức chuyên môn kiểm định.
3.4.
Đối với tài sản bảo đảm là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phương tiện
vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, thì Chi nhánh có
thể căn cứ vào giá trị hợp đồng mua bán, giá thị trường, giá trị còn lại theo
sổ sách kế toán của tài sản đó để xác định.
Đồng
thời, căn cứ vào hiện trạng của tài sản, khả năng biến động về giá trị của tài
sản, khả năng bảo quản, cất giữ, bán, thanh lý để xác định giá.
3.5. Đối với tài sản
bảo đảm là giá trị quyền sử dụng đất, bất
động sản gắn liền với đất:
a)
Xác định
giá trị quyền sử dụng đất như sau:
- Trường hợp hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì
giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá đất do uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quy định mà không khấu trừ giá trị quyền sử
dụng đất đối với thời gian đã sử dụng;
- Các trường hợp nhận
thế chấp quyền sử dụng đất quy định tại Công văn này thì giá trị quyền
sử dụng đất do Chi nhánh và bên bảo đảm thoả thuận xác định; có thể căn cứ theo khung giá của Nhà nước, giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thực tế tại địa phương tại thời điểm thế chấp hoặc
tham khảo giá của các cơ quan chuyên môn để xác định giá;
- Đối với đất xây
dựng nhà chung cư, việc thế chấp quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư, giá
trị quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư được tính hay không được tính vào
căn hộ của nhà chung cư thực hiện theo quy định tại Điều 110
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.
- Đối với quyền sử
dụng đất thuê: Trường hợp tiền thuê đất đã trả trước còn lại ít nhất là năm
(05) năm thì giá trị quyền sử dụng đất gồm tiền đền bù thiệt hại (nếu có) và
tiền thuê đất đã trả trước cho những năm thuê còn lại, trường hợp này Chi nhánh
cần tính toán cho phù hợp với lịch trả nợ của khách hàng.
b) Xác định giá trị
tài sản gắn liền với đất căn cứ các nội dung sau:
-
Việc định giá tài sản có thể căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản theo sổ
sách kế toán (dựa trên nguyên giá của tài sản đó trừ đi (-) tiền khấu hao theo
sổ sách kế toán tính đến thời điểm xác định giá) nhưng phải đảm bảo thời hạn sử
dụng của tài sản không quá thời hạn khấu hao tối đa theo quy định của pháp luật
hiện hành.
-
Trường hợp qua đánh giá thực tế nếu thấy tài sản xuống cấp nhanh hơn so với giá
trị khấu hao thì cần định giá thấp hơn. Trường hợp giá trị thực tế trên thị
trường của tài sản cao hơn giá trị còn lại theo sổ sách kế toán hoặc trường hợp
giá trị còn lại của tài sản không được theo dõi trên sổ sách kế toán thì định
giá theo giá thị trường.
-
Căn cứ vào giá trị theo khung giá của Nhà nước; nhận xét lợi thế thương mại của tài
sản; khả năng chuyển nhượng, bán, thanh lý
để xác định giá trị tài sản bảo đảm.
*
Chi nhánh lưu ý: Khi xác định giá trị đối với rừng sản xuất là rừng
trồng phải có tư vấn giám sát và thiết bị đo đạc tiên tiến.
4. Trong quá trình
thẩm định và xác định giá trị tài sản bảo đảm, Chi nhánh phải kiểm tra thực trạng
tài sản bảo đảm; kiểm tra tính phù hợp của tài sản bảo đảm với các yếu tố ghi
trên sổ sách, giấy tờ; tình hình và các biện pháp bảo quản tài sản.
IV.
Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức thực hiện
Trong phạm vi được
phân cấp và uỷ quyền của Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh phối hợp với bên bảo
đảm soạn thảo hợp đồng bảo đảm theo mẫu của NHPT ban hành; ký kết hợp đồng bảo
đảm, văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng bảo đảm.
2. Một số nội dung
Chi nhánh cần lưu ý
2.1. Trước khi ký hợp
đồng bảo đảm:
Chi nhánh cần kiểm
tra để đảm bảo người đại diện cho bên bảo đảm ký hợp đồng đúng thẩm quyền. Cụ
thể:
- Bên bảo đảm là
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: người ký hợp đồng bảo đảm là người đại diện theo
pháp luật; người đại diện theo uỷ quyền (được uỷ quyền bằng văn bản); ký tên,
đóng dấu.
- Bên bảo đảm là hộ
gia đình: người ký hợp đồng bảo đảm là chủ hộ gia đình.
- Bên bảo đảm là tổ
hợp tác: người ký hợp đồng là đại diện hợp pháp của tổ hợp tác.
- Bên bảo đảm là cá
nhân: người ký hợp đồng bảo đảm là cá nhân sở hữu tài sản.
2.2. Việc ký kết, sửa
đổi bổ sung hợp đồng bảo đảm:
a) Hợp đồng bảo đảm
tiền vay có thể ký kết trước hoặc ký cùng hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh
tín dụng. Trường hợp nhận bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của tổ chức tín dụng,
Chi nhánh có thể ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và tổ chức tín dụng (bên
bảo lãnh) hoặc chấp nhận Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành.
b) Trường hợp thay
đổi tài sản bảo đảm, thay đổi biện pháp bảo đảm: các bên phải ký lại hợp đồng
bảo đảm mới và thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
c) Trường hợp bên bảo
đảm là pháp nhân được tổ chức lại: sau khi tổ chức lại pháp nhân, Chi nhánh và
bên bảo đảm thoả thuận ký lại hợp đồng bảo đảm mới hoặc lập văn bản ghi nhận về
việc thay đổi bên bảo đảm và thực hiện đăng ký thay đổi bên bảo đảm trong thời
hạn do pháp luật quy định.
d) Trường hợp các bên
thoả thuận rút bớt, bổ sung tài sản bảo đảm; khách hàng được Chi nhánh chấp
thuận dùng tài sản hình thành từ vốn tự có và/hoặc tài sản hợp pháp khác để bảo
đảm tiền vay khi vay vốn hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
theo quy định tại Công văn này và trường hợp các bên thay đổi một số nội dung
khác của hợp đồng thì Chi nhánh và bên bảo đảm ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp
đồng bảo đảm tiền vay đã ký lần đầu.
3. Đối với tài sản
hình thành từ vốn vay
- Khi tài sản được
hình thành đưa vào sử dụng, các bên phải ký Phụ lục hợp đồng bảo đảm tiền vay
bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
- Phụ lục hợp đồng là
một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình
thành từ vốn vay; trong đó, mô tả đặc điểm, ký mã hiệu, số hiệu (nếu có) …, xác
định giá trị tài sản đã hình thành theo giá quyết toán công trình và việc giữ
tài sản, giấy tờ gốc liên quan đến tài sản.
- Phụ lục hợp đồng
bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay phải có đầy đủ các nội dung
theo mẫu quy định của NHPT.
V.
Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Tổ chức thực hiện
Trong phạm vi được
Tổng giám đốc phân cấp và uỷ quyền, Giám đốc Chi nhánh tổ chức thực hiện việc
công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật và quy
định của NHPT.
2. Công chứng hợp
đồng bảo đảm
2.1 Sau khi ký kết
hợp đồng bảo đảm tiền vay, Chi nhánh thực hiện công chứng các hợp đồng bảo đảm
tiền vay tại Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương hoặc các Văn phòng công chứng hoạt động hợp pháp theo quy định
của pháp luật; trừ các trường hợp sau:
- Tài sản bảo đảm là
động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng.
- Tài sản bảo đảm là
giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý và các tài sản cầm cố khác mà bên bảo đảm
giao cho NHPT giữ (tài sản và giấy tờ liên quan đến tài sản nếu có).
* Chi nhánh lưu ý: Trường hợp cho vay
trong tín dụng xuất khẩu, Chi nhánh thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm tiền
vay đối với những giao dịch bảo đảm phải thực hiện công chứng theo quy định của
pháp luật (ví dụ: hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, hợp đồng thế
chấp nhà ở…); trường hợp khác thực hiện theo thoả thuận của các bên.
2.2 Trường hợp hợp
đồng thế chấp tài sản đã được công chứng mà tài sản thế chấp đó tiếp tục được
đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khác tại Chi nhánh hoặc tại
Chi nhánh khác trong hệ thống NHPT thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải
được công chứng tại cơ quan đã thực hiện công chứng lần đầu.
2.3 Chi phí công
chứng do bên bảo đảm thanh toán.
2.4 Trình tự, thủ tục
công chứng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số III Công văn này.
3. Đăng ký giao dịch
bảo đảm
3.1 Các trường hợp
Chi nhánh phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:
a) Đối với tín dụng
đầu tư: Chi nhánh phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tất cả các
hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố; hợp đồng thế chấp tài sản của khách
hàng, người thứ ba và tài sản hình thành từ vốn vay); văn bản thông báo về việc
xử lý tài sản bảo đảm cũng phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm.
b) Đối với tín dụng
xuất khẩu: Chi nhánh thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp
phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật (quy định tại Điều 15 Quy chế bảo đảm tiền vay và các trường hợp khác theo
quy định của pháp luật); văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cũng
phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Các trường hợp khác,
nếu thấy cần thiết để bảo đảm thứ tự ưu tiên thanh toán cho NHPT hoặc để bảo
đảm an toàn tín dụng, Chi nhánh có thể thoả thuận với bên bảo đảm để thực hiện
đăng ký giao dịch bảo đảm.
3.2 Chi nhánh thực
hiện đăng ký giao dịch bảo đảm trong thời hạn quy định của pháp luật và chỉ
thực hiện giải ngân vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước sau
khi hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Điểm 3.1 nêu
trên, trừ trường hợp đặc biệt do Tổng giám đốc xem xét, quyết định.
3.3. Chi phí đăng ký
giao dịch bảo đảm do bên bảo đảm thanh toán.
3.4. Trình tự, thủ
tục đăng ký giao dịch bảo đảm, Chi nhánh thực hiện theo Phụ lục số IV Công văn
này.
VI.
Bàn giao hồ sơ bảo đảm và tài sản bảo đảm tiền vay
1. Đối với tài sản
hiện có
- Sau khi ký hợp đồng
bảo đảm, Chi nhánh và bên bảo đảm thoả thuận về thời hạn bàn giao hồ sơ và tài
sản cầm cố; hồ sơ của tài sản thế chấp.
- Thành phần tham gia
giao nhận hồ sơ, tài sản cầm cố; hồ sơ của tài sản thế chấp gồm:
+ Bên giao: đại diện
hợp pháp của bên bảo đảm.
+ Bên nhận (Chi
nhánh): cán bộ tín dụng, thủ quỹ, kế toán, Giám đốc hoặc Phó giám đốc Chi nhánh
(trong trường hợp được Giám đốc Chi nhánh uỷ quyền).
- Biên bản giao nhận
hồ sơ, tài sản thực hiện theo mẫu quy định tại Công văn này.
2. Đối với tài sản
hình thành từ vốn vay
- Tại thời điểm ký
kết hợp đồng, Chi nhánh và khách hàng thoả thuận về thời hạn bàn giao hồ sơ của
tài sản bảo đảm.
- Sau khi tài sản
hình thành từ vốn vay đã đầu tư xong, Chi nhánh đôn đốc khách hàng thực hiện
đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật, thực hiện bàn giao hồ
sơ tài sản bảo đảm; lập Biên bản giao nhận hồ sơ tài sản bảo đảm theo mẫu quy
định tại Công văn này.
VII.
Quản lý hồ sơ bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức
lưu giữ hồ sơ bảo đảm tiền vay
a) Tại Chi
nhánh:
- Phòng Tín
dụng lưu giữ bản sao hồ sơ bảo đảm tiền vay. Phòng Kế toán lưu giữ bản gốc hồ
sơ bảo đảm tiền vay. Việc xuất, nhập kho bản gốc hồ sơ bảo đảm tiền vay phải có
lệnh của Giám đốc Chi nhánh hoặc Phó Giám đốc Chi nhánh được Giám đốc Chi nhánh
uỷ quyền;
Giám đốc Chi nhánh
chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý hồ sơ bảo đảm tiền vay theo chế độ quản
lý ấn chỉ quan trọng của NHPT.
b) Tại Hội sở
chính:
- Chi nhánh
gửi bản sao (có đóng dấu “sao y” hoặc “sao lục” của Chi nhánh) hợp đồng bảo đảm
tiền vay, Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án, khoản
vay thuộc phân cấp và không thuộc phân cấp về Hội sở chính.
- Các Ban Tín
dụng có trách nhiệm lưu giữ, theo dõi bản sao hồ sơ tài sản bảo đảm do Chi
nhánh gửi theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Ban; sao gửi hoặc chuyển hồ sơ bảo
đảm tiền vay theo yêu cầu của Trung tâm xử lý nợ, Ban Pháp chế để theo dõi, hỗ
trợ Chi nhánh khi tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ hoặc khi NHPT khởi
kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tín dụng, hợp đồng
bảo đảm tiền vay.
2. Việc giữ giấy tờ
liên quan đến tài sản bảo đảm
- Chi nhánh giữ bản
chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bao gồm: bản chính giấy tờ có
giá, bản chính giấy chứng nhận đăng ký tài sản và các giấy tờ khác.
- Trường hợp nhận thế
chấp quyền sử dụng đất, Chi nhánh giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
- Trường hợp nhận thế
chấp tách rời giữa tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất, Chi
nhánh giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản chính các giấy
tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của khu đất mà tài sản gắn liền với
đất được hình thành.
- Trường hợp tài sản
thế chấp là phương tiện vận tải cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, Chi nhánh
giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký; bên bảo đảm được dùng bản sao để lưu
hành phương tiện trong thời hạn thế chấp.
Chi nhánh xác nhận
trên bản sao Giấy chứng nhận đăng ký sau khi đã có chứng thực với nội dung:
“Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký số..... do.......... cấp ngày... tháng ... năm
… đang được Chi nhánh NHPT.... lưu giữ từ ngày ... tháng … năm… đến ngày… tháng
… năm … để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của........ tại ........” và chữ ký của
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc, đóng dấu của Chi nhánh.
Nếu khoản vay được gia hạn nợ thì Chi nhánh
xác nhận gia hạn thời hạn lưu hành bản sao Giấy chứng nhận đăng ký phù hợp với
thời hạn gia hạn nợ.
- Trường hợp tài sản
thế chấp là tàu biển, tàu bay tham gia hoạt động trên tuyến quốc tế, Chi nhánh
giữ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký có chứng thực, bên bảo đảm giữ bản chính
Giấy chứng nhận đăng ký để lưu hành phương tiện;
- Trường hợp một tài
sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với NHPT và các tổ chức tín dụng
khác, Chi nhánh thoả thuận với các tổ chức tín dụng bằng văn bản về việc quản
lý tài sản và giấy tờ chính của tài sản bảo đảm theo quy định tại Điểm 4.1 Khoản
4 Mục IV Phần A Công văn này.
- Trường hợp giá trị
quyền sử dụng đất hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu được dùng để bảo đảm
thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ đối với NHPT và các tổ chức tín dụng khác, thì
bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba đang giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải giao lại giấy chứng nhận đó
cho người yêu cầu đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp, trừ trường hợp
các bên cùng nhận bảo đảm có thoả thuận khác về việc thực hiện đăng ký giao
dịch bảo đảm.
Trong thời hạn năm
(05) ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu
đăng ký có trách nhiệm trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba có quyền giữ
Giấy chứng nhận đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Hồ sơ tài sản bảo
đảm
3.1 Đối với 01 giao
dịch bảo đảm, Chi nhánh lập 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ liên quan đến giao dịch
và tài sản bảo đảm, làm cơ sở pháp lý khi phải xử lý tài sản bảo đảm như sau:
a) Hợp đồng bảo đảm
tiền vay; Phụ lục mô tả tài sản đối với tài sản hình thành từ vốn vay;
b) Các giấy tờ về bên
bảo đảm và tài sản bảo đảm theo quy định tại Công văn này;
c) Biên bản định giá
của Chi nhánh và bên bảo đảm hoặc Chứng thư định giá của doanh nghiệp, tổ chức
thẩm định giá;
d) Biên bản kiểm tra
thực trạng tài sản sau từng lần Chi nhánh kiểm tra tài sản bảo đảm theo định kỳ
hoặc đột xuất;
e) Hợp đồng bảo hiểm
tài sản (trường hợp tài sản thế chấp là phương tiện giao thông vận tải, NHPT
giữ bản sao hợp đồng bảo hiểm tài sản có chứng thực, các trường hợp khác NHPT
giữ bản chính hợp đồng bảo hiểm tài sản);
g) Giấy chứng nhận
đăng ký giao dịch bảo đảm;
h) Các giấy tờ khác
liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận
của các bên.
3.2. Khi xử lý tài
sản bảo đảm để thu hồi nợ, các giấy tờ liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm
cũng được lưu trong hồ sơ bảo đảm tiền vay.
VIII.
Quản lý tài sản bảo đảm
1. Quản lý đối với
tài sản cầm cố
1.1 Tổ chức quản lý
- Sau khi nhận chuyển
giao tài sản cầm cố từ bên bảo đảm, Chi nhánh trực tiếp giữ tài sản; trường hợp
có khó khăn về điều kiện quản lý an toàn tài sản cầm cố, Chi nhánh có thể uỷ
quyền cho người thứ ba là các tổ chức có chức năng giữ tài sản.
- Trường hợp uỷ quyền
cho người thứ ba giữ tài sản cầm cố thì Chi nhánh ký hợp đồng gửi giữ tài sản
cầm cố với người thứ ba theo các quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản quy định
tại Mục 10 Chương XVIII – Hợp đồng dân sự thông dụng, Bộ luật
Dân sự; Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của bên nhận cầm cố theo thoả thuận với bên cầm cố tại hợp đồng cầm cố tài sản
và theo quy định của pháp luật.
1.2 Trường hợp tài
sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị không do nguyên
nhân bị hao mòn tự nhiên
a) Trong quá trình
quản lý tài sản, nếu tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm
sút giá trị do nguyên nhân khách quan thì Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản
cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố đưa ra cách giải quyết trong thời hạn nhất
định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì Chi nhánh được thực
hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh
toán các khoản chi phí hợp lý.
Trường hợp tài sản
cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của Chi nhánh,
Giám đốc Chi nhánh phải điều tra rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tập thể,
cá nhân có liên quan, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Tổng giám đốc quyết định
việc bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
b) Trường hợp tài sản
cầm cố do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm
sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và Chi nhánh được thực hiện
theo hợp đồng gửi giữ tài sản đã ký.
1.3 Trường hợp cầm cố
thẻ tiết kiệm và giấy tờ có giá
- Trường hợp nhận cầm
cố thẻ tiết kiệm thì Chi nhánh có văn bản yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết
kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố;
- Trường hợp nhận
cầm cố giấy tờ có giá thì Chi nhánh có văn bản yêu cầu người phát hành giấy tờ
có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của NHPT đối
với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ có giá đó.
2. Quản lý đối với
tài sản thế chấp
2.1 Chi nhánh và bên
bảo đảm thoả thuận về việc bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
2.2 Trường hợp bên
thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp:
a) Trong trường hợp
bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp mà không được sự đồng ý
của Chi nhánh, thì Chi nhánh được thực hiện việc thu hồi tài sản thế chấp theo
quy định của pháp luật.
b) Trường hợp Chi
nhánh không thực hiện quyền thu hồi tài sản thế chấp, không thu hồi nợ trước
hạn thì Chi nhánh có thể nhận các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán
hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp thay thế
cho số tài sản đã bán, trao đổi; hoặc yêu cầu bên bảo đảm phải dùng tài sản
khác thay thế cho số tài sản đã bán, trao đổi, tặng cho.
Đối với giao dịch bảo
đảm đã đăng ký thì Chi nhánh chủ động yêu cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo
đảm.
2.3 Trường hợp cho
thuê, cho mượn tài sản thế chấp; thế chấp tài sản đang cho thuê:
a) Trường hợp bên thế
chấp cho thuê, cho mượn tài sản đang thế chấp tại Chi nhánh thì phải được sự
đồng ý bằng văn bản của Chi nhánh.
Trường hợp đồng ý cho
bên thế chấp cho thuê, cho mượn tài sản đang thế chấp tại Chi nhánh thì hợp
đồng cho thuê, cho mượn tài sản đang thế chấp chấm dứt khi tài sản thế chấp bị
xử lý để thu hồi nợ. Chi nhánh được tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý,
trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
b) Trường hợp Chi
nhánh nhận thế chấp tài sản đang cho thuê, nếu Chi nhánh phải xử lý tài sản để
thu hồi nợ thì bên thuê được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn thuê theo
hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2.4 Trường hợp tài
sản thế chấp bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị không do nguyên
nhân bị hao mòn tự nhiên:
a) Trường hợp tài sản
thế chấp bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì Chi nhánh yêu
cầu bên bảo đảm phải sửa chữa, bổ sung hoặc yêu cầu bên bảo đảm thay thế tài
sản khác có giá trị tương đương hoặc bổ sung, thay thế biện pháp bảo đảm khác,
nếu các bên không có thoả thuận khác.
b) Trường hợp người
thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản thế
chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp, nếu các bên không
có thoả thuận khác thì Chi nhánh có thể nhận số tiền bồi thường làm tài sản bảo
đảm.
2.5 Trường hợp đầu tư
vào tài sản thế chấp:
a) Trường hợp bên thế
chấp đầu tư vào tài sản thế chấp và dùng tài sản tăng thêm do đầu tư để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ khác hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp và nhận
thế chấp chính phần tài sản tăng thêm do đầu tư thì Chi nhánh có thể giải quyết
như sau:
- Trường hợp phần tài
sản tăng thêm có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị
hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước
khi đầu tư, thì Chi nhánh thoả thuận với bên thế chấp và bên nhận bảo đảm mới,
xác định lại giá trị tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế
chấp đối với từng bên nhận bảo đảm; Chi nhánh có quyền tách phần tài sản đã
nhận thế chấp để xử lý khi phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
- Trường hợp phần tài
sản tăng thêm do đầu tư không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì Chi nhánh
thoả thuận với bên thế chấp và bên nhận bảo đảm mới, xác định lại giá trị tài
sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp đối với từng bên nhận
bảo đảm; việc giữ giấy tờ gốc liên quan đến tài sản thế chấp thực hiện theo quy
định tại Điểm 4.1 Khoản 4 Mục IV Phần A Công văn này; tài sản thế chấp được xử
lý toàn bộ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các bên nhận bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh
toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm, được xác định theo thời điểm đăng ký.
IX.
Kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm trong thời hạn của hợp đồng bảo đảm
1. Tại Chi nhánh
a) Giám đốc Chi nhánh
chịu trách nhiệm tổ chức, phân công các đơn vị theo dõi, giám sát, kiểm tra tài
sản bảo đảm trong suốt thời gian vay vốn, bảo lãnh. Việc kiểm tra tài sản bảo
đảm thực hiện theo định kỳ 01 tháng/lần. Giám đốc Chi nhánh có thể đột xuất tổ
chức kiểm tra tài sản bảo đảm.
Trường hợp tài sản
cầm cố do Chi nhánh hoặc người thứ ba (theo yêu cầu của Chi nhánh) giữ, thì Chi
nhánh có trách nhiệm tổ chức bảo quản, giám sát tài sản bảo đảm theo quy định.
Trường hợp tài sản
thế chấp do bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ, Chi nhánh có trách nhiệm thường
xuyên giám sát tài sản bảo đảm; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực trạng tài
sản bảo đảm.
b) Việc kiểm tra tài
sản bảo đảm phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Chi nhánh,
bên bảo đảm và người thứ ba giữ tài sản (nếu có). Biên bản kiểm tra tài sản bảo
đảm phải được lưu trong hồ sơ bảo đảm tiền vay;
c) Trong quá trình
kiểm tra tài sản bảo đảm, nếu Chi nhánh phát hiện bên bảo đảm không thực hiện
đúng các thoả thuận theo hợp đồng bảo đảm đã ký; tài sản bảo đảm không được bảo
quản tốt, hoặc bị giảm sút giá trị (không kể hao mòn vô hình và yếu tố trượt
giá), Chi nhánh phải có văn bản yêu cầu bên bảo đảm khắc phục các vi phạm đó;
đồng thời Chi nhánh phải có văn bản báo cáo Tổng Giám đốc và đề xuất hướng giải
quyết, khắc phục đối với các dự án, khoản vay không phân cấp.
2. Tại Hội sở chính
Các đơn vị thuộc Hội
sở chính theo chức năng, nhiệm vụ được Tổng giám đốc giao, có trách nhiệm theo
dõi, kiểm tra, giám sát Chi nhánh thực hiện các quy định về quản lý tài sản bảo
đảm tiền vay trong suốt thời gian vay vốn, bảo lãnh.
X.
Thanh lý hợp đồng bảo đảm và xoá đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Chi nhánh thực
hiện thanh lý Hợp đồng bảo đảm tiền vay và xoá đăng ký giao dịch bảo đảm theo
các trường hợp quy định tại Điều 20 Quy chế Bảo đảm tiền vay và
hướng dẫn tại Phụ lục IV Công văn này.
2. Việc thanh lý hợp
đồng bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản có xác nhận (ký và đóng dấu)
của các bên.
I.
Phân công tổ chức thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Tại Chi nhánh
Trường hợp phải xử lý
tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay theo quy định, Chi nhánh căn cứ vào các hướng
dẫn tại Công văn này, quy định của Quy chế bảo đảm tiền vay và quy định của
pháp luật có liên quan báo cáo đề xuất với Tổng giám đốc về việc xử lý tài sản
bảo đảm.
Báo cáo gồm những nội
dung sau đây:
a) Lý do đề nghị xử
lý tài sản bảo đảm;
b) Thông tin về bên
bảo đảm: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, kế hoạch tổ chức
lại pháp nhân (nếu có);
c) Thông tin về dự
án, khoản vay: tình hình vận hành, khai thác dự án; tình hình giải ngân vốn
vay; thực trạng nợ vay, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và các vấn đề khác
có liên quan;
d) Thông tin về tài
sản bảo đảm tiền vay:
- Hồ sơ tài sản bảo
đảm tiền vay;
- Tình trạng của tài
sản bảo đảm (hình thức, đặc điểm, chất lượng, khả năng phát mại ...), việc khai
thác bảo quản tài sản bảo đảm;
- Định giá tài sản
bảo đảm (nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán; giá thị trường của
tài sản cùng loại với tài sản bảo đảm).
e) Đề xuất biện pháp
xử lý
Trường hợp lựa chọn
phương thức nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ
của khách hàng, Chi nhánh phải xây dựng phương án khai thác, đảm bảo sử dụng
tài sản có hiệu quả, thu hồi được nợ vay cho NHPT;
g) Thời điểm đề nghị
xử lý tài sản;
h) Các thông tin khác
có liên quan (nếu có).
2. Tại Hội sở chính
a) Các Ban Tín dụng:
- Theo dõi diễn biến
việc xử lý tài sản bảo đảm; phối hợp với Trung tâm Xử lý nợ hướng dẫn, hỗ trợ
khi cần thiết trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Chi nhánh.
b) Trung tâm Xử lý
nợ:
- Có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các Ban Tín dụng, Ban Thẩm định, Ban Pháp chế để nghiên cứu,
đề xuất về chủ trương xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở báo cáo của Chi nhánh;
trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định về chủ trương xử lý tài sản bảo đảm,
biện pháp và phương thức xử lý tài sản bảo đảm; hướng dẫn, hỗ trợ các Chi nhánh
khi phát sinh các vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.
- Giám sát quá trình
xử lý tài sản bảo đảm, kịp thời tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo các Chi
nhánh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm như việc định giá tài sản khi xử
lý, khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý, chuyển giao
quyền thu hồi nợ và các vấn đề phát sinh khác.
c) Ban Pháp chế:
- Phối hợp với Trung
tâm Xử lý nợ giải quyết những vướng mắc về mặt pháp lý trong quá trình xử lý
tài sản bảo đảm của Chi nhánh.
d) Ban Thẩm định:
- Phối hợp với Trung
tâm xử lý nợ về việc đề xuất chủ trương xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và giải
quyết các vướng mắc liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm.
e) Ban Tài chính kế
toán:
- Chịu trách nhiệm
hướng dẫn hạch toán kế toán các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm; các khoản
phát sinh liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian
chờ xử lý theo quy định của NHPT.
II.
Quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm
1. Các trường hợp xử
lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm được
xử lý trong các trường hợp quy định tại Điều 45 Quy chế bảo đảm
tiền vay.
2. Nguyên tắc xử lý
tài sản bảo đảm
2.1. Tài sản bảo đảm
được xử lý theo nguyên tắc chung quy định tại Điều 44 Quy chế
bảo đảm tiền vay.
2.2. Đối với tài sản
bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm đó phải
được xử lý theo các phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng
bảo đảm.
Trong trường hợp Chi
nhánh không có thỏa thuận với bên bảo đảm (người có tài sản) về phương thức xử
lý tài sản bảo đảm thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp
luật.
Riêng đối với tài sản
bảo đảm (là động sản) có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường
thì Chi nhánh được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu
giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm.
2.3. Đối với tài sản
bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó
được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm với các bên cùng nhận bảo đảm.
Nếu không có thỏa
thuận hoặc không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của
pháp luật.
2.4. Chi nhánh (bên
nhận bảo đảm) được quyền thực hiện việc xử lý tài sản hoặc ủy quyền cho bên thứ
ba thực hiện.
3. Thông báo xử lý
tài sản bảo đảm
3.1. Trước khi xử lý
tài sản bảo đảm, Chi nhánh thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm
cho khách hàng, bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) theo địa
chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản
thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
theo quy định.
3.2. Thời hạn xử lý
tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận.
Nếu không có thỏa
thuận thì Chi nhánh được quyền quyết định về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm,
nhưng không được trước 7 (bảy) ngày đối với động sản, 15 (mười lăm) ngày đối
với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; trừ các
trường hợp Chi nhánh có quyền xử lý ngay, gồm:
- Tài sản bảo đảm có
nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
- Quyền đòi nợ;
- Giấy tờ có giá;
- Thẻ tiết kiệm; vận
đơn.
Trong trường hợp này,
Chi nhánh đồng thời phải thông báo cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm (nếu
có) về việc xử lý tài sản bảo đảm.
3.3. Văn bản thông
báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài
sản;
b) Giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm;
c) Tài sản phải xử lý
(mô tả tài sản: loại tài sản, đặc điểm, số lượng, chất lượng);
d) Phương thức xử lý
tài sản dự kiến áp dụng;
e) Thời gian xử lý
tài sản;
g) Địa điểm xử lý tài
sản.
3.4. Trường hợp giao
dịch bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nào thì Chi
nhánh đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm đó. Trình tự, thủ tục đăng ký thông báo về việc xử lý tài sản bảo
đảm thực hiện theo Phụ lục số IV Công văn này.
4. Giao nhận, thu giữ
tài sản bảo đảm để xử lý
4.1. Chi nhánh thực
hiện việc giao nhận, thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định tại Điều 48 Quy chế bảo đảm tiền vay.
4.2. Một số nội dung
Chi nhánh cần lưu ý:
a) Khi yêu cầu bên
bảo đảm giao tài sản bảo đảm và giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, Chi
nhánh phải lập biên bản giao nhận tài sản bảo đảm, giấy tờ liên quan đến tài
sản bảo đảm.
b) Khi thực hiện thu
giữ tài sản bảo đảm:
- Nếu tài sản bảo đảm
do người thứ ba giữ thì Chi nhánh thông báo cho bên bảo đảm phối hợp với Chi
nhánh thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
- Chi nhánh yêu cầu
bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải thanh toán các chi phí
hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm và phải bồi thường thiệt hại
trong trường hợp không giao tài sản cho Chi nhánh để xử lý hoặc có hành vi cản
trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm.
- Khi thực hiện thu
giữ tài sản bảo đảm, Chi nhánh lập biên bản thu giữ tài sản bảo đảm, có xác
nhận (ký tên, đóng dấu nếu có) của các bên có liên quan trong từng trường hợp
cụ thể.
4.3. Sau khi nhận bàn
giao hoặc sau khi thu giữ tài sản bảo đảm, Chi nhánh tổ chức việc giữ, quản lý
tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý như sau:
a) Trường hợp nhận
bàn giao tài sản thì Chi nhánh quyết định việc bên bảo đảm tiếp tục quản lý,
Chi nhánh tự quản lý hoặc Chi nhánh thuê người thứ ba quản lý tài sản bảo đảm.
b) Trong trường hợp
thu giữ tài sản thì tài sản bảo đảm do Chi nhánh tự quản lý hoặc Chi nhánh thuê
người thứ ba quản lý.
5. Khai thác, sử dụng
tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý
5.1. Việc khai thác,
sử dụng tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý, Chi nhánh thực hiện theo quy
định tại Điều 49 Quy chế bảo đảm tiền vay.
5.2. Chi nhánh lưu ý
một số nội dung sau:
a) Việc cho phép hoặc
uỷ quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức từ
việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm phải được lập thành văn bản.
b) Việc sửa chữa,
nâng cấp tài sản chỉ được thực hiện theo các điều kiện quy định tại Điểm 1.1 Khoản
1 Mục IV Phần C Công văn này.
6. Xác định giá trị
tài sản bảo đảm khi xử lý
6.1. Chi nhánh thoả
thuận với bên bảo đảm về giá trị của tài sản bảo đảm tại thời điểm xử lý theo
quy định tại Công văn này và lập biên bản thoả thuận việc định giá tài sản.
6.2. Trường hợp các
bên không thoả thuận được về giá trị tài sản bảo đảm thì việc xác định giá được
thực hiện như sau:
a) Trước khi Chi
nhánh quyết định giá xử lý tài sản bảo đảm, Chi nhánh có thể thuê tổ chức tư
vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá hoặc Tổ định giá thuộc Chi nhánh tham khảo
giá đã được tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định, giá tài sản thực tế
tại địa phương vào thời điểm xử lý, giá quy định của Nhà nước (nếu có) và các
yếu tố khác về giá.
b) Trường hợp bán tài
sản bảo đảm mà có sự chênh lệch lớn về giá giữa những người cùng đăng ký mua
tài sản hoặc khi có nhiều người cùng đăng ký mua tài sản thì Chi nhánh quyết
định giá xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở giá trả cao nhất hoặc đưa ra bán đấu
giá để thu hồi nợ.
c) Trường hợp uỷ
quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản thì việc xác định giá khởi điểm của tài
sản bảo đảm do Chi nhánh quyết định theo quy định tại Khoản 3 Mục II Phần B
Công văn này hoặc Chi nhánh uỷ quyền cho người bán đấu giá tài sản xác định giá
theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
d) Trường hợp Chi nhánh
uỷ quyền hoặc chuyển giao cho người thứ ba xử lý tài sản bảo đảm, Chi nhánh có
thể xác định giá xử lý tài sản bảo đảm hoặc phối hợp với người thứ ba xác định
giá xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Công văn này trước khi tài sản bảo
đảm được xử lý.
6.3. Giám đốc Chi
nhánh phải báo cáo và được Tổng giám đốc chấp thuận bằng văn bản trước khi thoả
thuận với bên bảo đảm về việc xác định giá trị tài sản bảo đảm; trước khi Chi
nhánh uỷ quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản; trước khi Chi nhánh uỷ quyền hoặc
chuyển giao cho bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm.
7. Uỷ quyền xử lý tài
sản bảo đảm và thu hồi nợ vay
Chi nhánh có thể uỷ
quyền cho người thứ ba xử lý tài sản bảo đảm, với điều kiện người thứ ba là tổ
chức có tư cách pháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản
bảo đảm theo quy định của pháp luật. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản;
người thứ ba có quyền thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ vay như
Chi nhánh trong phạm vi được uỷ quyền.
8. Báo cáo kết quả xử
lý tài sản bảo đảm
Sau khi đã xử lý xong
tài sản bảo đảm và thu hồi nợ vay theo đúng quy định, Giám đốc Chi
nhánh báo cáo Tổng giám đốc bằng văn bản để theo dõi, quản lý.
III.
Các phương thức xử lý tài sản
1. Các phương thức xử
lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận
Xử lý tài sản bảo đảm
theo thoả thuận gồm các phương thức sau:
a) Bán tài sản bảo
đảm (thông qua phương thức bán đấu giá hoặc bán trực tiếp cho người mua).
b) Bên nhận bảo đảm
nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
c) Bên nhận bảo đảm
nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp
quyền đòi nợ.
d) Phương thức khác
do các bên thoả thuận.
1.1. Bán tài sản bảo
đảm:
a) Trong trường hợp
lựa chọn phương thức bán tài sản bảo đảm, thì các bên cần thoả thuận về bên
bán. Bên bán có thể là:
- Chi nhánh;
- Bên bảo đảm;
- Hai bên phối hợp
cùng bán;
- Uỷ quyền cho người
thứ ba bán.
Nếu không thoả thuận
được thì Chi nhánh quyết định bên được bán.
b) Bên được bán có
thể bán bằng cách:
- Trực tiếp bán cho
người mua;
- Uỷ quyền cho trung
tâm bán đấu giá hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản theo quy định của
pháp luật.
Việc bán đấu giá tài
sản thực hiện theo quy định từ Điều 456 đến Điều 459 Bộ luật
Dân sự năm 2005 và Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ
về bán đấu giá tài sản; từ Điều 185 đến Điều 213 Luật Thương
mại năm 2005.
c) Việc bán tài sản
phải được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán.
d) Trường hợp Chi
nhánh và bên bảo đảm phối hợp cùng bán tài sản thì các bên phải ký biên bản
thỏa thuận về việc bán tài sản bảo đảm. Biên bản thỏa thuận về việc bán tài sản
bảo đảm có các nội dung cơ bản như sau:
- Tên, địa chỉ của
Chi nhánh; Họ và tên, chức vụ người đại diện theo uỷ quyền của Tổng giám đốc;
- Tên, địa chỉ của
bên bảo đảm, đại diện pháp nhân;
- Lý do bán tài sản
bảo đảm;
- Loại tài sản xử lý
(loại tài sản, đặc điểm, số lượng, chất lượng) và các giấy tờ kèm theo;
- Giá bán tối thiểu
của tài sản bảo đảm;
- Hình thức bán tài
sản (bán trực tiếp cho người mua, uỷ quyền cho Trung tâm bán đấu giá tài sản
hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản thực hiện việc bán tài sản bảo
đảm);
- Thời hạn bán tài
sản;
- Thỏa thuận về việc
số tiền thu được từ bán tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý, cần
thiết cho quá trình bán tài sản được dùng để trả nợ vay cho NHPT.
e) Trường hợp Chi
nhánh không phải là bên được bán tài sản bảo đảm thì Chi nhánh có trách nhiệm
theo dõi, giám sát kế hoạch, diễn biến quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản,
ngăn chặn kịp thời những hành vi gây thiệt hại đến tài sản bảo đảm, thất thoát
tiền bán tài sản bảo đảm, thu hồi tối đa nợ vay của khách hàng.
g) Đối với tài sản
bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
- Việc xử lý tài sản
bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo thoả
thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tín dụng, hợp đồng
bảo đảm tiền vay, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai.
- Nếu bên bán là bên
bảo đảm thì Chi nhánh giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm và
phải cử cán bộ giám sát toàn bộ quá trình mua bán giữa bên bảo đảm và người mua
tài sản. Chi nhánh chỉ bàn giao các giấy tờ liên quan của tài sản bảo đảm cho
bên mua khi đã thu hồi được tiền bán tài sản.
1.2. Bên nhận bảo đảm
nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo
đảm:
Việc nhận chính tài
sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, Chi
nhánh thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc đối với từng trường hợp cụ thể.
1.3. Chi nhánh nhận
các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp
quyền đòi nợ:
Thực hiện theo quy
định tại Điều 56 Quy chế bảo đảm tiền vay.
1.4. Xử lý tài sản
bảo đảm là giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn:
Chi nhánh thực hiện
theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây viết tắt là Nghị định số
163/2006/NĐ-CP)
2. Xử lý tài sản bảo
đảm trong trường hợp không thoả thuận phương thức xử lý
2.1. Xử lý tài sản
bảo đảm là động sản trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý:
Chi nhánh thực hiện
theo quy định tại Điều 57 Quy chế bảo đảm tiền vay, Điều 65 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
2.2. Xử lý tài sản
bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không
có thoả thuận về phương thức xử lý:
Chi nhánh thực hiện
theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
3. Xử lý tài sản bảo
đảm trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân tổ chức lại
Chi nhánh thực hiện
theo quy định tại Điều 19, Khoản 2 Điều 45 và các quy định khác
có liên quan tại Quy chế bảo đảm tiền vay; Điều 14 Nghị
định số 163/2006/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Xử lý tài sản bảo
đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
Chi nhánh thực hiện
theo quy định tại Khoản 4 Điều 45 Quy chế bảo đảm tiền vay
và quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Xử lý tài sản bảo
đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản
Chi nhánh thực hiện
theo quy định tại Khoản 5 Điều 45 Quy chế bảo đảm tiền vay;
Điều 57 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
IV.
Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Chi phí xử lý tài
sản bảo đảm:
1.1. Các chi phí phát
sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm do bên bảo đảm chịu. Trong trường
hợp cần thiết, Chi nhánh có thể ứng trước để thanh toán các chi phí xử lý tài
sản bảo đảm; các chi phí đó được thanh toán từ số tiền thu được do xử lý tài
sản bảo đảm.
1.2. Chi nhánh có thể
thỏa thuận với bên bảo đảm hoặc trong trường hợp cần thiết, Chi nhánh trực tiếp
thực hiện sửa chữa, nâng cấp tài sản để nâng cao công dụng hoặc thuận lợi cho
quá trình xử lý tài sản với các điều kiện sau đây:
a) Việc sửa chữa,
nâng cấp tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp giá trị tài sản tăng thêm
sau khi sửa chữa phải lớn hơn hoặc bằng chi phí để sửa chữa tài sản đó;
b) Chi phí sửa chữa,
nâng cấp tài sản được tính vào chi phí xử lý tài sản bảo đảm.
c) Việc sửa chữa,
nâng cấp tài sản chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản
của Tổng giám đốc trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Chi nhánh.
2. Thanh toán thu nợ
từ việc xử lý tài sản bảo đảm
Thanh toán thu nợ từ
việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại Điều 51
Quy chế bảo đảm tiền vay.
Sau khi tài sản bảo
đảm đã được xử lý để thu hồi nợ, Chi nhánh làm việc với khách hàng để đối
chiếu, xác nhận số dư nợ còn lại, số tiền thu thêm được từ các nguồn thu nhập
hợp pháp khác của khách hàng.
D.
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẢO LÃNH
1. Trình tự thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh
1. Khi phát sinh các
căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Điều 39
Quy chế Bảo đảm tiền vay, Chi nhánh thực hiện các nội dung sau đây:
1.1 Trong thời hạn
10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Chi
nhánh thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu bên
được bảo lãnh (khách hàng) phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn do vi
phạm hợp đồng tín dụng, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ trả nợ thì Chi nhánh phải nêu rõ lý do trong thông báo việc khách hàng phải
thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn.
Chi nhánh thoả thuận
với bên bảo lãnh về thời hạn để bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho
khách hàng.
1.2 Kể từ thời điểm thông
báo cho bên bảo lãnh theo quy định tại Điểm 1.1 nêu trên, Chi nhánh thực hiện
các nội dung quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 42 Quy
chế bảo đảm tiền vay.
1.3. Việc xử lý tài
sản của bên bảo lãnh thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản
3 Điều 42 Quy chế bảo đảm tiền vay.
2. Thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản
Trong trường hợp bên
bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản thì Chi nhánh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Quy chế bảo đảm tiền vay.
3.
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân chết hoặc
bị Toà án tuyên bố là đã chết
Chi nhánh thực hiện
theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
E.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thi
hành
Thủ trưởng các đơn vị
thuộc và trực thuộc NHPT có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện bảo đảm
tiền vay theo hướng dẫn của Công văn này.
2. Chế độ báo cáo
2.1. Định kỳ 06
tháng, Chi nhánh báo cáo Tổng giám đốc bằng văn bản về tình hình thực hiện bảo
đảm tiền vay tại Chi nhánh: ký kết hợp đồng, định giá tài sản bảo đảm, đăng ký
giao dịch bảo đảm, kiểm tra giám sát tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và
các vướng mắc khác liên quan đến bảo đảm tiền vay trong thực tế, vướng mắc do
thực hiện quy định của pháp luật, quy định của NHPT. Các Ban Tín dụng, Trung
tâm xử lý nợ thực hiện việc tổng hợp báo cáo định kỳ của Chi nhánh theo chức
năng, nhiệm vụ của mình, đề xuất biện pháp giải quyết, báo cáo Tổng giám đốc
quyết định.
2.2. Trong quá trình
thực hiện bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm báo
cáo Tổng giám đốc bằng văn bản theo các quy định tại Công văn này.
Trường hợp đột xuất,
Tổng giám đốc có văn bản yêu cầu Giám đốc Chi nhánh báo cáo về việc bảo đảm
tiền vay của các dự án, khoản vay cụ thể hoặc tổng hợp chung tình hình bảo đảm
tiền vay tại Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
báo cáo đúng thời hạn quy định; đồng thời khi có biến động về tài sản bảo đảm,
Giám đốc Chi nhánh phải kịp thời báo cáo Tổng giám đốc về tình hình tài sản bảo
đảm, đề xuất phương án giải quyết.
3. Xử lý vi phạm
Việc xử lý, kỷ luật
đối với từng đơn vị, cá nhân khi sai phạm trong quá trình thực hiện bảo đảm
tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh thực hiện theo quy
định của NHPT.
4. Hiệu lực thi hành
Hướng dẫn tại Công
văn này thực hiện kể từ ngày ký và thay thế hướng dẫn tại các văn bản sau đây:
- Công văn số 11
HTPT/TDTW ngày 04/01/2005 v/v bảo đảm tiền vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước; Công
văn số 1286/HTPT-TDTW ngày 25/05/2006 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Công
văn số 11 HTPT/TDTW và giải đáp một số vướng mắc về bảo đảm tiền vay;
- Công văn số
1426/HTPT-VNN ngày 04/11/2004 hướng dẫn bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngắn
hạn HTXK;
- Công văn số
1099/HTPT-PC ngày 08/05/2006 hướng dẫn xác định quyền sở hữu tài sản;
- Công văn số
1162/HTPT-PC ngày 12/05/2006 về việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng
bảo lãnh;
- Công văn số
1561/HTPT-PC ngày 22/6/2006 về việc ký kết hợp đồng bảo lãnh;
- Công văn số
480/NHPT-PC ngày 17/8/2006 về việc đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng,
chứng thực;
- Công văn số
647/HTPT –TTXLN ngày 22/03/2006 về việc hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền
vay.
Trên đây là hướng dẫn
của Tổng giám đốc về thực hiện Quy chế bảo đảm tiền vay của NHPT. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc
NHPT phản ánh về Hội sở chính để giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch HĐQL (để b/c);
- TGĐ; các PTGĐ;
- Trưởng Ban Kiểm soát;
- Lưu: VT; PC (10).
|
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Quang Dũng
|