Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 32/2007/TT-BTC thuế giá trị gia tăng hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP 148/2004/NĐ-CP 156/2005/NĐ-CP

Số hiệu: 32/2007/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 09/04/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2007

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2003/NĐ-CP NGÀY 10/12/2003, NGHỊ ĐỊNH SỐ 148/2004/NĐ-CP NGÀY 23/7/2004 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2005/NĐ-CP NGÀY 15/12/2005 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 02/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng  số 07/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:

A- PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ GTGT  

I- ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ GTGT :

1- Đối tượng chịu thuế GTGT:

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT nêu tại Mục II, Phần A Thông tư này.

2- Đối tượng nộp thuế GTGT:

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

2.1- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã;

2.2- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

2.3- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

2.4- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

II- ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT:

1. Hàng hóa, dịch vụ sau đây không thuộc diện chịu thuế GTGT:

1.1- Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi; thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường chưa chế biến ở mức độ cao hơn hoặc chế biến thành các sản phẩm khác được xác định như sau:

a- Đối với sản phẩm trồng trọt là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, bảo quản tươi bằng hoá chất, bóc vỏ, phân loại và đóng gói.

b- Đối với sản phẩm chăn nuôi; thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, ướp đông, ướp muối, phân loại và đóng gói.

1.2- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, như: trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, cây trồng thuộc loại nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.

1.3- Sản phẩm muối bao gồm: muối sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.

1.4- Hàng hoá nhập khẩu sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:

a- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp;

b- Thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

c- Máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được thuê của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh.

d- Thiết bị, máy móc, phụ tùng, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần thiết để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; phụ tùng, khí tài máy bay, thiết bị đặc chủng chuyên dùng cho máy bay (loại trong nước chưa sản xuất được).

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập khẩu dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1.4 này, nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì toàn bộ dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ này không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp nêu tại điểm 1.4 này bao gồm các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật Đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

Ví dụ 1: Công ty Dệt A nhập khẩu một số máy dệt loại trong nước chưa sản xuất được, trong đó có cả một số mô tơ điện đồng bộ của máy dệt là loại trong nước đã sản xuất được thì mô tơ nhập khẩu đồng bộ này cũng không chịu thuế GTGT.

Để xác định hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu quy định tại điểm này, cơ sở nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan các hồ sơ sau:

+ Hợp đồng nhập khẩu.

Trường hợp nhập khẩu uỷ thác phải có thêm Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.

Trường hợp cơ sở đã trúng thầu cung cấp hàng hóa cho các đối tượng, sử dụng cho các mục đích quy định tại điểm này phải có thêm Giấy báo trúng thầu và hợp đồng bán cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu.

Trường hợp Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu để cho thuê tài chính phải có thêm Hợp đồng cho thuê tài chính.

Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải có thêm Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc Hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng và bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ.

+ Xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học về các loại hàng hóa nhập khẩu để sử dụng làm tài sản cố định; sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sử dụng vào hoạt động thăm dò, phát triển mỏ dầu khí; là loại chuyên dùng cho máy bay.

Riêng đối với máy bay, giàn khoan, tầu thuỷ thuê của nước ngoài, loại trong nước chưa sản xuất được, dùng cho sản xuất, kinh doanh không phải nộp thuế GTGT, các cơ sở đi thuê chỉ phải xuất trình cho cơ quan Hải quan hợp đồng thuê ký với nước ngoài.

Các loại hàng hoá nhập khẩu trên thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu được xác định căn cứ vào danh mục các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, vật tư, phụ tùng trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

1.5- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở.

1.6- Chuyển quyền sử dụng đất.

1.7- Dịch vụ tín dụng và quỹ đầu tư bao gồm hoạt động cho vay vốn, bảo lãnh cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá trị như tiền, bán tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, cho thuê tài chính của các tổ chức tài chính tín dụng tại Việt Nam; các hoạt động chuyển nhượng vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp); hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán.

1.8- Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh và các dịch vụ bảo hiểm con người như bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ, thuyền viên, bảo hiểm tai nạn con người (bao gồm cả bảo hiểm tai nạn, sinh mạng, kết hợp nằm viện), bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm khách du lịch, bảo hiểm tai nạn lái - phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm cho người đình sản, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm sinh mạng cá nhân, bảo hiểm người sử dụng điện và các bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng, bảo hiểm nông nghiệp khác và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động.

1.9- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh và dịch vụ thú y.

1.10- Các sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao dưới đây:

a- Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao, tổ chức luyện tập, thi đấu mang tính phong trào, quần chúng, không thu tiền hoặc có thu tiền dưới hình thức bán vé vào xem, thu tiền luyện tập nhưng không nhằm mục đích kinh doanh. Các khoản doanh thu khác như: bán hàng hoá, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm... phải chịu thuế GTGT.

b- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

c- Sản xuất phim các loại (phim đã ghi hình) không phân biệt chủ đề, loại hình phim.

d- Nhập khẩu phim đã ghi hình, phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu: Đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề, loại phim; Đối với phim ghi trên băng hình, đĩa hình chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học. Loại phim và chủ đề phim được xác định theo các quy định của Bộ Văn hoá và Thông tin.

1.11- Dạy học, dạy nghề bao gồm: dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học, dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho mỗi người.

1.12- Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình, bằng nguồn tiền Ngân sách Nhà nước (NSNN) cấp.

1.13- Xuất bản, nhập khẩu và phát hành:

a- Báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, bao gồm cả hoạt động truyền trang báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành.

b- Sách chính trị là sách tuyên truyền đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị theo chuyên đề, chủ đề, phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của các tổ chức, các cấp, các ngành, địa phương; các loại sách thống kê, tuyên truyền phong trào người tốt việc tốt; sách in các bài phát biểu, nghiên cứu lý luận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

c- Sách giáo khoa (kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử) là sách dùng để giảng dạy và học tập trong tất cả các cấp từ mầm non đến phổ thông trung học (bao gồm cả sách tham khảo dùng cho giáo viên và học sinh phù hợp với nội dung chương trình giáo dục).

d- Sách giáo trình là sách dùng để giảng dạy và học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

đ- Sách văn bản pháp luật (sách in các văn bản pháp luật, các Văn kiện, Nghị quyết, văn bản pháp quy khác) là sách in các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

e- Sách khoa học kỹ thuật là sách dùng để giới thiệu, hướng dẫn những kiến thức khoa học, kỹ thuật có quan hệ trực tiếp đến sản xuất và các ngành khoa học, kỹ thuật.

g- Sách in bằng chữ dân tộc thiểu số bao gồm cả sách in song ngữ chữ phổ thông và chữ dân tộc thiểu số.

h- Tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động là tranh, ảnh, áp phích, các loại tờ rơi, tờ gấp phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cổ động, khẩu hiệu, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc kỳ, Đoàn kỳ, Đội kỳ.

i- In tiền và các chứng chỉ có giá trị như tiền (séc, trái phiếu, ngân phiếu, tín phiếu ...); tiền mặt từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

k- Băng, đĩa âm thanh hoặc ghi hình, ghi nội dung các loại sách, báo, tạp chí, bản tin nêu tại điểm 1.13 này.

1.14- Dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại điểm này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả.

a- Dịch vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư bao gồm các hoạt động thu, dọn, xử lý rác và chất phế thải, thoát nước, xử lý nước thải cho các tổ chức, cá nhân. Nếu cơ sở kinh doanh tận dụng chất phế thải để sản xuất ra sản phẩm khác để bán thì các sản phẩm này sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại mục II, phần A Thông tư này hoặc chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại mục II, phần B Thông tư này. Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp các dịch vụ về vệ sinh, thoát  nước cho các tổ chức, cá nhân như lau dọn, vệ sinh văn phòng ... thì các dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo thuế suất 10% hướng dẫn tại điểm 3.27, mục II, phần B Thông tư này.

b- Duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố bao gồm hoạt động quản lý, trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ chim, thú ở các công viên, vườn thú, khu vực công cộng, vườn quốc gia.

c- Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, ngõ, xóm trong khu dân cư, vườn hoa, công viên.

d- Dịch vụ tang lễ bao gồm các hoạt động cho thuê nhà, xe ô tô phục vụ tang lễ của các tổ chức làm dịch vụ tang lễ, mai táng, hoả táng.

1.15- Duy tu, sửa chữa, phục chế, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ lợi ích công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được Nhà nước cấp hỗ trợ một phần vốn không quá 30% tổng số vốn thực chi cho công trình.

1.16- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện của các cơ sở vận tải xe buýt, xe điện được thành lập và hoạt động theo quy chế của Bộ Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân có lộ trình trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch và chạy tuyến lân cận có lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch, trong đó điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố như quy định tại điểm b và điểm c Khoản 2 Điều 3 quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt ban hành kèm theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với tuyến đường, điểm đỗ, thời gian chạy, giá vé cước do cấp có thẩm quyền quy định.

1.17- Điều tra cơ bản của Nhà nước do NSNN cấp phát kinh phí để thực hiện (bao gồm điều tra, thăm dò địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, môi trường; đo đạc, lập bản đồ);

1.18- Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do tổ chức, cá nhân tự khai thác tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

1.19- Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

a- Danh mục vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Các vũ khí, khí tài này thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại điểm này phải là các sản phẩm hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc các bộ phận, linh kiện, bao bì chuyên dùng để lắp ráp, bảo quản sản phẩm hoàn chỉnh. Trường hợp vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh phải sửa chữa thì dịch vụ sửa chữa vũ khí, khí tài do các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện không thuộc diện chịu thuế GTGT.

b- Vũ khí, khí tài (kể cả vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng) chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh nhập khẩu thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo hạn ngạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Hồ sơ, thủ tục đối với vũ khí, khí tài nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo đúng nội dung quy định về thủ tục hồ sơ miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu hiện hành.

1.20- Hàng nhập khẩu trong các trường hợp sau: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu thuộc nguồn vốn ODA không hoàn lại), quà tặng cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.

Mức hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ thuế GTGT theo quy định hiện hành. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT sẽ được hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điểm 8, Mục I, Phần D Thông tư này. Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ thuế GTGT hướng dẫn tại điểm này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 15/1/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại phải có văn bản xác nhận của Bộ Tài chính.

Hồ sơ, thủ tục xử lý hàng nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo đúng nội dung quy định thủ tục hồ sơ miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu hiện hành.

1.21- Hàng hoá bán cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam;

Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam được miễn thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; văn bản xác nhận của Bộ Tài chính về khoản viện trợ này.

Khi bán hàng, cơ sở phải lập hoá đơn theo đúng hướng dẫn tại Điểm 5.1, Mục IV, Phần B Thông tư này, trên hoá đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, người nước ngoài để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai và quyết toán thuế.

1.22- Hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu đã ký với nước ngoài.

Hàng hoá thuộc diện không chịu thuế GTGT trong trường hợp này do cơ quan Hải quan giải quyết. Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo đúng nội dung quy định thủ tục hồ sơ miễn thuế, xét miễn thuế, tạm miễn thuế, hoàn thuế nhập khẩu hiện hành.

1.23- Hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho các đối tượng:

a- Dịch vụ đăng kiểm phương tiện vận tải thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (trừ trường hợp các phương tiện vận tải này được các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê trần, thuê định hạn để hoạt động vận tải theo quy định của pháp luật);

b- Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không của hàng hoá xuất khẩu, dầu thô bán cho nước ngoài; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không của hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về đến sân bay, bến cảng hoặc cửa khẩu biên giới đất liền của Việt Nam; dịch vụ bảo hiểm các công trình, thiết bị của nhà thầu nước ngoài (kể cả tàu chứa dầu mang quốc tịch nước ngoài), do nhà thầu dầu khí nước ngoài hoặc nhà thầu phụ dầu khí nước ngoài sử dụng cho việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (bao gồm vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện đã thoả thuận đặt dưới chế độ khai thác chung) kể cả trường hợp các thiết bị đó có thời gian phải bảo dưỡng, sửa chữa tại vùng lãnh hải, cảng biển của Việt Nam; dịch vụ bảo hiểm cung cấp cho phương tiện vận tải thuộc sở hữu tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

c- Vận tải quốc tế là việc vận tải hàng hoá, hành khách Việt nam đi nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt nam hoặc vận tải hàng hoá, hành khách  giữa các cảng nước ngoài.

Trường hợp cơ sở kinh doanh làm dịch vụ vận tải ký hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách từ Việt Nam ra nước ngoài thì doanh thu dịch vụ vận tải không chịu thuế GTGT là doanh thu thực thu của khách hàng. Trường hợp trong hợp đồng vận tải có cả chặng vận tải nội địa mà không tách được doanh thu vận tải nội địa, quốc tế thì doanh thu không chịu thuế GTGT bao gồm cả doanh thu vận tải nội địa.

d- Hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế là hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam bán trực tiếp cho các chủ phương tiện hoạt động vận tải quốc tế để sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế hoặc sử dụng trực tiếp cho phương tiện vận tải đó bao gồm:

d.1- Hàng hoá, dịch vụ cung ứng để sử dụng cho hoạt động vận tải quốc tế như suất ăn, nước uống; khăn, giấy vệ sinh; dịch vụ vệ sinh phương tiện vận tải; phao, dù cứu hộ; lai dắt tàu biển, dẫn đường hạ, cất cánh tàu bay; cầu cảng; cởi buộc dây tàu biển; ống lồng tàu bay và một số hàng hoá, dịch vụ khác cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế.

d.2- Hàng hoá, dịch vụ cung cấp để đảm bảo hoạt động của phương tiện vận tải quốc tế như xăng, dầu, sửa chữa, sơn, bảo dưỡng phương tiện vận tải và một số hàng hoá, dịch vụ khác cung ứng để đảm bảo hoạt động của phương tiện vận tải quốc tế, trừ các dịch vụ đăng kiểm, bảo hiểm, sửa chữa, sơn, bảo dưỡng cung ứng trực tiếp cho phương tiện vận tải thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc phương tiện vận tải do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê trần, thuê định hạn của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều thuộc diện chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại phần B Thông tư này.

Phương tiện vận tải quốc tế nêu tại điểm 1.23.d.2 này bao gồm:

+ Phương tiện vận tải thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện hoạt động vận tải quốc tế.

+ Phương tiện vận tải thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc phương tiện vận tải do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê định hạn, thuê trần của tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện hoạt động vận tải quốc tế.

e- Hàng hoá bán miễn thuế ở các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và cửa khẩu biên giới.

g- Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.

h- Hàng hoá, dịch vụ mua bán, trao đổi giữa các tổ chức, cá nhân trong các khu phi thuế quan với nhau và tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài.

i- Hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở nước ngoài, trừ hàng hoá dịch vụ xuất khẩu thuộc diện được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

k- Các hoạt động có thu phí, lệ phí theo chế độ phí và lệ phí của Nhà nước thì khoản thu này không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trừ trường hợp đã chuyển sang cơ chế giá dịch vụ.

1.24- Chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm xuất khẩu.

a- Chuyển giao công nghệ được xác định theo quy định tại Phần thứ 6 Chương 36 "Chuyển giao công nghệ" của Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo máy móc, thiết bị thì việc không thu thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ chuyển giao.

b- Phần mềm máy tính (trừ phần mềm máy tính xuất khẩu) bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.

1.25- Dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ.

1.26- Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác thành sản phẩm, mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.

Vàng dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác được xác định phù hợp với các quy định quốc tế.

1.27- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác, cụ thể dưới đây:

a- Dầu thô.

b- Đá phiến, cát, đất hiếm.

c- Đá quý.

d- Quặng măng-gan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng cờ-rôm-mít, quặng êmênhít, quặng a-pa-tít.

1.28- Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.

1.29- Hàng hóa, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước. Thu nhập được xác định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ (-) chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh đó.

Hộ kinh doanh có mức thu nhập thấp không phải nộp thuế GTGT do Chi cục thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế kiểm tra, xác định, lập danh sách và thông báo bằng văn bản cho hộ kinh doanh biết.

Hộ kinh doanh trong thời gian được thông báo không phải nộp thuế GTGT nếu tình hình kinh doanh có thay đổi, thu nhập cao hơn mức thu nhập theo quy định, Chi cục thuế phải thông báo cho hộ kinh doanh biết và đưa vào diện phải nộp thuế GTGT kể từ tháng có thu nhập cao hơn mức quy định.

2. Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại mục II này mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.

B- CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.

I- GIÁ TÍNH THUẾ GTGT:

Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:

1- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.

Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hóa đơn.

2- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.

3- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, khuyến mại hoặc để trả thay lương là giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Ví dụ 2: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đ/chiếc. Thuế GTGT phải nộp tính trên số quạt xuất trao đổi là:

400.000 đồng/chiếc  x   50 chiếc  x  10%  =  2.000.000 đồng.

4- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT là giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.

5- Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam là giá dịch vụ Bên Việt Nam phải thanh toán cho phía nước ngoài.

Ví dụ 3: Công ty A ở Việt Nam thuê một Công ty ở nước ngoài sửa chữa tàu biển, giá thanh toán theo hợp đồng phải trả Công ty ở nước ngoài là 100 triệu đồng thì Công ty A phải tính và nộp thuế GTGT 10% trên giá 100 triệu đồng.

6- Dịch vụ cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển; máy móc thiết bị v.v... là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức thu tiền thuê từng kỳ hoặc thu trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thu từng kỳ hoặc thu trước, bao gồm cả các khoản thu dưới hình thức khác như thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.

Giá cho thuê tài sản do các bên thỏa thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định.

7- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp, trả chậm), không tính theo số tiền trả góp, trả chậm từng kỳ.

Ví dụ 4: Công ty kinh doanh xe máy bán xe Honda loại 100 cc, giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng (trong đó lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT tính theo giá 25 triệu đồng/chiếc.

8- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu.

9- Đối với xây dựng, lắp đặt.

9.1- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 5: Công ty xây dựng A nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị vật tư xây dựng, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng trong đó giá trị vật tư xây dựng là 1.100 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT là 1.500 triệu đồng.

9.2- Đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 6: Công ty xây dựng X nhận thầu xây dựng công trình, vật tư do bên chủ công trình cấp, giá trị xây dựng chưa có thuế GTGT không bao gồm vật tư xây dựng là 600 triệu đồng, thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 600 triệu đồng.

9.3- Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.

Ví dụ 7: Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty xây dựng Y (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản xuất.

Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 200 tỷ, trong đó:

- Giá trị xây lắp:                                                             80 tỷ

- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt:                     120 tỷ

+ Bên B sẽ tính thêm phần thuế GTGT 10% bằng            20 tỷ

+ Tổng số tiền bên A phải thanh toán là:                         220 tỷ

+ Bên A: - Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là 200 tỷ (giá trị không có thuế GTGT)

- Tiền thuế GTGT đã trả 20 tỷ được khấu trừ vào thuế đầu ra của hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.

Trường hợp bên A chấp nhận thanh toán cho bên B theo từng hạng mục công trình (giả định phần xây nhà xưởng làm xong trước và thanh toán trước) thì khi bên A tính tiền trả phần xây nhà 80 tỷ sẽ phải cộng thêm 10% thuế GTGT trả cho bên B; số tiền phải thanh toán có thuế GTGT sẽ là 80 tỷ + 8 tỷ  = 88 tỷ.

10-  Đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật do các cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây dựng để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất thì giá tính thuế GTGT là giá thực tế chuyển nhượng cơ sở hạ tầng cùng với chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT, trừ tiền sử dụng đất phải nộp vào NSNN theo giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm giao đất. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất đã có cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó cơ sở kinh doanh trúng đấu giá đất xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng để bán thì giá tính thuế GTGT là giá thực tế chuyển nhượng nhà, cơ sở hạ tầng cùng với chuyển quyền sử dụng đất trừ (-) giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Đối với cơ sở hạ tầng do cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư cho thuê trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ để cho thuê lại là giá cho thuê chưa có thuế GTGT, trừ giá thuê đất phải nộp NSNN.

Ví dụ 8: Công ty Đầu tư và phát triển nhà X được Nhà nước giao 10.000 m2 đất để xây dựng nhà bán, trong đó 3.000 m2 đất sử dụng làm đường nội bộ trong khu quy hoạch không phải nộp tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải nộp Ngân sách Nhà nước theo giá 2.000.000 đồng/m2. Công ty bán 01 căn nhà có diện tích đất là 50 m2, giá bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất chưa có thuế GTGT là 800 triệu đồng (trong đó giá nhà 600 triệu, giá chuyển quyền sử dụng đất là 200 triệu).

Giá tính thuế GTGT đối với căn nhà trên là:

800 triệu đồng - (50 m2  x  2.000.000 đồng/m2)  =  700 triệu đồng

Thuế GTGT đầu ra là: 700 triệu đồng  x   10%  =  70 triệu đồng

Ví dụ 9: Công ty Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Y được Nhà nước cho thuê 500.000 m2 đất trong thời gian 50 năm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho thuê. Giá cho thuê đất là 300.000 đồng/m2/năm. Sau khi đầu tư hạ tầng, Công ty Y cho Công ty Z thuê 5.000 m2 trong 20 năm để xây dựng nhà máy sản xuất, giá thuê đất chưa có thuế GTGT (chưa kể phí tiện ích công cộng) là 800.000 đồng/m2/năm. Công ty Z trả tiền thuê hạ tầng một năm một lần.

Giá tính thuế GTGT đối với tiền thu từ cho thuê hạ tầng một năm là:

(5.000 m2 x 800.000đ) - (5.000 m2 x 300.000đ) x 01 năm = 2.500.000.000đ.

Thuế GTGT là:  2.500.000.000 đ    x  10%   =   250.000.000 đ.

11- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT đối với nhà, hạ tầng gắn với đất được trừ giá đất theo giá do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng bất động sản.

12- Đối với dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, ủy thác xuất nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT.

13- Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.

14- Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:

Giá chưa có thuế GTGT   =

Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem...)

1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó

15- Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói doanh thu của cơ sở kinh doanh được xác định là giá đã có thuế GTGT. Trường hợp giá trọn gói bao gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên không thuộc diện chịu thuế GTGT tại Việt nam.

Ví dụ 10: Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh  thực hiện hợp đồng du lịch với Thái Lan theo hình thức trọn gói 50 khách du lịch trong 05 ngày tại Việt Nam với tổng số tiền thanh toán là 32.000 USD. Phía Việt Nam phải lo chi phí toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, thăm quan theo chương trình thoả thuận; trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 10.000 USD. Thuế GTGT đầu ra theo hợp đồng này được xác định như sau:

+ Doanh thu chịu thuế GTGT là:

    32.000 USD    -   10.000 USD   =    22.000 USD

+ Thuế GTGT đầu ra là:

22.000 USD

X 10%

= 2.000 USD

1  +  10%

+ Doanh thu của cơ sở được xác định để tính kết quả kinh doanh là:

     32.000 USD   -  2.000 USD   =  30.000 USD

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ xác định theo quy định để tính thuế GTGT phải nộp.

Ví dụ 11: Công ty du lịch Hà Nội thực hiện hợp đồng đưa khách du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc thu theo giá trọn gói là 400 USD/người đi năm ngày, Công ty du lịch Hà Nội phải chi trả cho Công ty du lịch Trung Quốc 300 USD/người thì doanh thu tính thuế của Công ty du lịch Hà Nội là 100 USD/người (400 USD - 300 USD).

16- Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có).

Khoản thu từ dịch vụ này được xác định như trên là giá đã có thuế GTGT.

Ví dụ 12:

Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.

+ Thuế GTGT đầu ra được xác định bằng:

110 triệu đ

X 10%

= 10 triệu đồng

1  +  10%

+ Doanh thu cầm đồ của cơ sở được xác định để tính kết quả kinh doanh là:

      110 triệu đ   -  10 triệu đ   = 100 triệu đồng

17- Đối với sách, báo, tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.

Xuất bản là quá trình xuất bản ấn phẩm được tiến hành từ khâu bản thảo đến khâu phát hành xuất bản phẩm cho người tiêu dùng.

Ví dụ 13: Nhà xuất bản Văn học bán sách văn học cho Công ty phát hành sách:

Giá in trên bìa (giá có thuế GTGT) với giá 6.300 đồng/quyển. Phí phát hành (25%) là: 1.575 đồng/quyển

Giá tính thuế GTGT xác định như sau:

+ Trường hợp Nhà xuất bản phát hành xuất bản phẩm qua cơ sở phát hành thì giá tính thuế của xuất bản phẩm được xác định như sau:

Giá tính thuế ở khâu xuất bản

=

Giá ghi trên bìa - Phí phát hành

1  + thuế suất

Giá tính thuế GTGT ở khâu xuất bản (NXB Văn học) bằng:

6.300 đ  -  1.575 đ

=  4.500 đồng/quyển

1  +  5%

Thuế GTGT đầu ra ở khâu xuất bản là:

4.500 đ/quyển   x   5%   =  225 đ/quyển.

Tổng số tiền thanh toán là:

4.500 đ/quyển  +  225 đ/quyển  =  4.725 đ/quyển

Giá tính thuế ở khâu phát hành (ở Công ty phát hành sách) là:

6.300 đ

= 6.000 đồng/quyển

1  +  5%

Thuế GTGT đầu ra: 6.000 đ/quyển   x   5%   =  300 đ/quyển.

Thuế GTGT phải nộp ở khâu phát hành sách là:

300 đ/quyển  -  225 đ/quyển  = 75 đ/quyển

(Giả định không có thuế GTGT đầu vào khác).

+ Trường hợp Nhà xuất bản xuất bản phẩm trực tiếp cho người sử dụng, giá tính thuế GTGT của hoạt động xuất bản được xác định như sau:

Giá tính thuế ở khâu xuất bản

=

Giá ghi trên bìa

1  + thuế suất

Trường hợp Nhà xuất bản ký gửi bán xuất bản phẩm đúng giá (đại lý) thì việc sử dụng hoá đơn chứng từ, kê khai nộp thuế của Nhà xuất bản, cơ sở nhận ký gửi thực hiện như trường hợp bán hàng hoá thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.

Giá bán ghi trên bìa trừ chi phí phát hành không được thấp hơn giá thành trang tiêu chuẩn. Trường hợp giá bán ghi trên bìa trừ chi phí phát hành thấp hơn giá thành trang tiêu chuẩn, cơ sở xuất bản phát sinh thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì không được hoàn thuế.

18- Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy.

19- Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba của dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng, bao gồm cả khoản phí tổn cơ sở kinh doanh bảo hiểm thu được.

Thời điểm để xác định giá tính thuế GTGT theo hướng dẫn tại Mục I, Phần B này là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành), không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

II. THUẾ SUẤT THUẾ GTGT:

Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau:

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả hàng hoá gia công xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở nước ngoài và công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng hoá bán cho cửa hàng miễn thuế; hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung cấp trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ du lịch lữ hành ra nước ngoài; dịch vụ bưu chính viễn thông từ nước ngoài chuyển về Việt Nam; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và các hàng hoá, dịch vụ nêu tại điểm 1.7 Mục II, Phần A Thông tư này).

1.1- Hàng hóa xuất khẩu bao gồm xuất khẩu ra nước ngoài kể cả uỷ thác xuất khẩu, bán cho doanh nghiệp chế xuất và các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của Chính phủ như:

a- Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.

b- Hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật  thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài.

c-  Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

1.2- Dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất để sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế xuất, trừ các dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân (dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cung cấp suất ăn cho công nhân của doanh nghiệp chế xuất...)

Dịch vụ xuất khẩu là dịch vụ được cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ngoài Việt Nam nếu có đủ điều kiện: cơ sở cung cấp dịch vụ phải có hợp đồng ký với người mua ở nước ngoài theo quy định của Luật Thương mại; người mua nước ngoài thanh toán tiền dịch vụ cho cơ sở cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

2. Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa, dịch vụ:

2.1- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt do các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khai thác từ nguồn nước tự nhiên cung cấp cho các đối tượng sử dụng nước (trừ nước sạch do các tổ chức, cá nhân tự khai thác ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở vùng đó không thuộc diện chịu thuế và các loại nước giải khát thuộc nhóm thuế suất 10%).

2.2- Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

a- Phân bón bao gồm phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt, phân vi sinh v.v...

b- Quặng làm nguyên liệu để sản xuất ra phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh.

c- Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc diệt gián, diệt chuột, diệt mối, mọt, côn trùng, thuốc trừ nấm, trừ cỏ, thuốc hạn chế hoặc kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng v.v...

2.3- Thiết bị, máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh, các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương, dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, bơm kim tiêm, truyền máu, dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác; bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế.

2.4- Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi (bao gồm cả vắc - xin, sinh phẩm, nước cất để pha chế thuốc tiêm); sản phẩm hoá dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, phòng bệnh theo Danh mục mặt hàng nêu tại Phụ lục số 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2.5- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập là các loại mô hình, hình vẽ, thước kẻ, bảng, phấn, com pa dùng để giảng dạy, học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm.

2.6- In các loại sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng nêu tại Điểm 1.13, Mục II, Phần A Thông tư này (trừ in tiền và các chứng chỉ có giá trị như tiền).

2.7- Đồ chơi cho trẻ em.

2.8- Các loại sách (trừ sách không chịu thuế GTGT nêu tại Điểm 1.13, Mục II, Phần A Thông tư này).

2.9- Băng từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình.

2.10- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi; thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, bóc vỏ, phơi, sấy khô, ướp đông, ướp muối ở khâu kinh doanh thương mại (trừ các đối tượng nêu tại Điểm 1.1, Mục II, Phần A Thông tư này).

2.11- Thực phẩm tươi sống, lương thực; lâm sản (trừ gỗ, măng) chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại.

Lương thực bao gồm thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ; bột gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ.

Thực phẩm tươi sống là các loại thực phẩm chưa qua chế biến, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt lát, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá, và các sản phẩm thuỷ, hải sản khác.

Lâm sản chưa qua chế biến là các loại lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác.

2.12- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.

2.13- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá là các loại sản phẩm được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu chính là đay, cói, tre, song, mây nứa, lá như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói, dây thừng, dây buộc làm bằng tre nứa, xơ dừa; rèm, mành bằng tre, trúc, nứa, chổi tre, nón lá .v.v…

2.14- Bông sơ chế là bông đã được bỏ vỏ, hạt và phân loại.

2.15- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác bao gồm các loại đã hoặc chưa được chế biến tổng hợp như cám, bã khô lạc, bột cá, bột xương v.v...

2.16- Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như xử lý số liệu, tính toán, phân tích phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi và các giải pháp thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới và sản phẩm mới; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2006/TT-BKHCN ngày 04/4/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về dịch vụ sở hữu trí tuệ; các dịch vụ về thông tin, ứng dụng, tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn.

2.17- Dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động như cầy, bừa đất sản xuất nông nghiệp; đào, đắp, nạo, vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh; thu, hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

2.18- Than đá, than cám, than cốc, than bùn và than đóng cục, đóng bánh.

2.19- Đất, đá, cát, sỏi (không bao gồm các sản phẩm được làm từ đất, đá, cát, sỏi như đá xẻ, đá ốp lát, ganitô).

2.20- Hoá chất cơ bản gồm các loại hoá chất ghi trong Danh mục hoá chất (Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này).

2.21- Sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng) bao gồm:

a- Các loại máy móc, thiết bị như: máy nổ, máy phay, máy tiện, máy bào, máy cán kéo, đột, dập; các loại thiết bị đồng bộ, thiết bị rời, thiết bị đo điện, ổn áp trên 50 KVA, thiết bị đo nước, kết cấu dầm cầu, khung kho và sản phẩm kết cấu bằng kim loại; các loại ô tô (trừ ô tô chịu thuế TTĐB), tầu, thuyền các loại, phương tiện vận tải khác; các loại phụ tùng, bán thành phẩm của các loại sản phẩm nói trên làm bằng kim loại (kể cả phụ tùng, bán thành phẩm của ô tô chịu thuế TTĐB).

b- Các loại công cụ sản xuất như máy khoan, máy cơ khí nông nghiệp nhỏ, máy cưa các loại, máy bào, máy tuốt lúa, máy bơm nước có công suất trên 10 m3/h; máy móc, công cụ làm đất và thu hoạch.

c- Các sản phẩm là công cụ sản xuất nhỏ như: kìm, búa, cưa, đục, xẻng, cuốc, liềm hái, bộ đồ nghề là sản phẩm cơ khí, đinh.

d- Lưới rào bằng thép từ B27 đến B41, dây thép gai, tấm lợp bằng kim loại, dây cáp chịu lực bằng kim loại, băng tải bằng kim loại.

đ- Tủ đóng cắt, tủ bảo vệ, tủ điều khiển, tủ đo lường trung thế, cao thế; trạm biến thế, trạm kios trung thế, cao thế; cầu dao cách ly trung thế, cao thế; đầu cáp, đầu hộp nối cáp ngầm trung thế, cao thế; cầu chì (12KV, 24KV, 36KV từ 6A trở lên).

2.22- Khuôn đúc các loại bao gồm các loại khuôn dùng làm công cụ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá được tạo hình bằng khuôn như khuôn đúc các chi tiết máy, khuôn để sản xuất các loại ống;

2.23- Vật liệu nổ bao gồm thuốc nổ, dây cháy chậm, kíp nổ và các dạng được chế biến thành sản phẩm nổ chuyên dụng nhưng không thay đổi tính năng tác dụng của vật liệu nổ.

2.24- Đá mài.

2.25- Giấy in báo.

2.26- Bình bơm thuốc trừ sâu.

2.27- Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm.

2.28- Nhựa thông sơ chế.

2.29- Ván ép nhân tạo được sản xuất từ các nguyên liệu như tre, nứa, bột gỗ, dăm gỗ, sợi gỗ, mùn cưa, bã mía, trấu ... được ép thành tấm, không bao gồm sản phẩm gỗ dán.

2.30- Sản phẩm bê tông công nghiệp, gồm dầm cầu bê tông, dầm và khung nhà bê tông, cọc bê tông, cột điện bê tông, ống cống tròn bê tông và hộp bê tông các loại, pa-nen và các loại cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phi tiêu chuẩn (trừ gạch bê tông), bê tông thương phẩm (vữa bê tông).

2.31- Lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900 - 20 trở lên.

2.32- Ống thuỷ tinh trung tính (ống tuýp và ống được định hình như ống tiêm để đựng thuốc tiêm, ống nghiệm).

2.33- Lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất.

2.34- Sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tại Điểm 1.26, Mục II, Phần A Thông tư này.

Sản phẩm luyện cán, kéo, kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý bao gồm những sản phẩm trực tiếp của công nghiệp luyện cán kéo ở dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm, như: sản phẩm kim loại ở dạng thỏi, thanh, tấm, dây.

Những sản phẩm luyện cán kéo đã sản xuất chế biến thành các sản phẩm khác thì thuế suất được xác định theo mặt hàng.

2.35- Máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy (bao gồm cả máy vi tính các loại và các bộ phận của máy vi tính, máy in chuyên dùng cho máy vi tính), trừ bộ phận lưu giữ điện.

2.36- Sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải là sản phẩm cơ khí.

2.37- Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, trừ hoạt động quy định tại Điểm 1.15, Mục II, Phần A Thông tư này.

2.38- Vận tải bao gồm hoạt động vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại, trừ hoạt động môi giới, đại lý chỉ hưởng hoa hồng; bốc xếp hàng hoá, hành lý.

2.39- Dịch vụ đăng kiểm các phương tiện và thiết bị ngành giao thông vận tải.

2.40- Nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ.

2.41- Phát hành và chiếu phim vi-đi-ô.

3- Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ:

3.1- Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác.

3.2- Điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất, kinh doanh điện bán ra.

3.3- Sản phẩm điện tử.

3.4- Sản phẩm cơ khí tiêu dùng.

3.5- Đồ điện tiêu dùng.

3.6- Sản phẩm hóa chất (trừ hoá chất cơ bản hướng dẫn tại Điểm 2.20, Mục II, Phần B Thông tư này), mỹ phẩm.

3.7- Dây dẫn điện, dây điện thoại, các loại dây dẫn khác (trừ các loại dây là sản phẩm mới qua công đoạn cán, kéo nêu tại Điểm 2.34, Mục II, Phần B Thông tư này).

3.8- Que hàn.

3.9- Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren; bỉm trẻ em; băng vệ sinh phụ nữ.

3.10- Giấy và sản phẩm bằng giấy (trừ giấy in báo hướng dẫn tại Điểm 2.25, Mục II, Phần B Thông tư này).  

3.11- Sản phẩm bằng da, giả da.

3.12- Sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác, trừ các loại thực phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%.

3.13- Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa; gỗ và sản phẩm bằng gỗ; xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác (trừ các sản phẩm thuộc nhóm thuế suất 5%).

3.14- Xây dựng, lắp đặt.

3.15- Nhà, cơ sở hạ tầng do các cơ sở được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khác để đầu tư xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng để bán hoặc chuyển nhượng.

3.16- Cho thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân khác để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để cho thuê trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ.

3.17- Dịch vụ bưu điện, bưu chính, viễn thông và Internet (trừ dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ hướng dẫn tại Điểm 1.25, Mục II, Phần A Thông tư này).

3.18- Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.

3.19- Dịch vụ tư vấn pháp luật và các dịch vụ tư vấn khác.

3.20- Dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát, thiết kế; bảo hiểm, kể cả môi giới bảo hiểm (trừ loại bảo hiểm không chịu thuế GTGT quy định tại Điểm 1.8, Mục II, Phần A Thông tư này).

3.21- Chụp ảnh, in ảnh, phóng ảnh; in băng, sang băng, cho thuê băng; sao chụp; quay vi-đi-ô.

3.22- Dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống.

3.23- Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

3.24- Vàng bạc, đá quý (trừ vàng nhập khẩu nêu tại Điểm 1.26, Mục II, Phần A Thông tư này).

3.25- Đại lý tàu biển.

3.26- Dịch vụ môi giới.

3.27- Dịch vụ sửa chữa, bảo hành (trừ các dịch vụ nêu tại Điểm 2.36 Mục II Phần B Thông tư này).

3.28- Hàng hóa không được nêu tại Mục II, phần A; Điểm 1, 2 Mục II, Phần B Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Trong quá trình thực hiện nếu có trường hợp hướng dẫn thực hiện mức thuế giá trị gia tăng theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này hoặc mức thuế giá trị gia tăng áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hoá nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương vẫn thực hiện thu thuế theo mức thuế suất đã thông báo hoặc trả lời cho cơ sở kinh doanh, đồng thời tổng hợp báo cáo về Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ căn cứ quy định tại Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 13/12/2005 của Chính phủ để hướng dẫn thực hiện.

Ví dụ 14: Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.

4. Việc áp dụng thuế suất thuế GTGT đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

4.1- Cơ sở xây dựng, lắp đặt có hợp đồng xây dựng, lắp đặt đã ký trước ngày 1/1/2004 theo giá đã có thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT 5% nhưng đến ngày 31/12/2003 các công trình xây dựng, lắp đặt dở dang chưa hoàn thành thì tiếp tục được áp dụng thuế suất thuế 5% cho phần khối lượng, hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt thực hiện còn lại theo hợp đồng.

4.2- Cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng để bán, đã ký hợp đồng bán nhà, cơ sở hạ tầng theo giá đã có thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT 5%, đã thu tiền của người mua tối thiểu là 30% giá trị hợp đồng trước ngày 1/1/2004, thì được áp dụng thuế suất 5% cho các hợp đồng này.

4.3- Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó.

Ví dụ 15: Sắt thép phế liệu do các cơ sở thu hồi khi bán ra áp dụng thuế suất 5%; nhựa phế thải thu hồi khi bán ra áp dụng thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của sản phẩm nhựa là 10%.

III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.

Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT.

Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp như sau:

1- Phương pháp khấu trừ thuế:

1.1/ Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác được áp dụng phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT nói tại Điểm 2, Mục này.

1.2/ Xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

a/ Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.

Ví dụ 16: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 4.600.000 đồng/tấn; thuế GTGT 5% bằng 230.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hoá đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 4.800.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 4.800.000 đ/tấn x 5% =  240.000 đ/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 4.600.000 đ/tấn và doanh thu được xác định lại bằng 4.560.000 đồng (= 4.800.000đ - 240.000 đ). Doanh nghiệp mua thép cũng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn mua không ghi thuế GTGT này.

Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và hướng dẫn tại Mục IV, Phần B Thông tư này. Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.

b/ Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt nam.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính nêu tại Điểm 14, Mục I, Phần B Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Ví dụ 17: Trong kỳ, Công ty A thanh toán dịch vụ đầu vào được tính khấu trừ là loại đặc thù:

Tổng giá thanh toán 110 triệu đồng (giá có thuế GTGT), dịch vụ này chịu thuế là 10%, số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính như sau:

110 triệu

x 10%     = 10 triệu đồng

1 + 10%

Giá chưa có thuế là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng.

Trường hợp hoá đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà các cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:

Đối với cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì khấu trừ thuế đầu vào theo thuế suất ghi trên hoá đơn.

c/ Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

c.1- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.

c.2- Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

Riêng đối với tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào. Đối với tài sản cố định đầu tư, mua sắm hoặc được tặng, cho để sử dụng vào các mục đích dưới đây thì thuế GTGT tương ứng ghi trên hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ tạo thành tài sản cố định đó không tính vào thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: TSCĐ chuyên dùng để sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, công ty tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ, công ty kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi của cơ sở kinh doanh (không phân biệt nguồn vốn đầu tư).

c.3- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản có tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tập trung có sử dụng sản phẩm ở các khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản làm nguyên liệu để tiếp tục sản xuất chế biến ra sản phẩm chịu thuế GTGT (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến xuất khẩu hoặc sản phẩm đã qua chế biến thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) được xác định như sau: Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất, chế biến; trường hợp cơ sở có bán hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến hoặc mới qua sơ chế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Việc kê khai nộp thuế GTGT thực hiện tại Văn phòng trụ sở chính.

c.4- Thuế GTGT đầu vào hàng hoá, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, mất trộm nếu xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này được tính vào giá trị hàng hoá tổn thất phải bồi thường, không được khấu trừ.

c.5- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho, trừ trường hợp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để đầu tư xây dựng, lắp đặt tạo thành TSCĐ của cơ sở kinh doanh chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra hoặc thuế đầu vào của tài sản cố định phát sinh từ 200 triệu đồng trở lên được khấu trừ dần theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theo năm dương lịch). Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, thời gian tối đa là 03 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh.

Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này.

Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này.

Ví dụ 18: Văn phòng Tổng công ty A không trực tiếp sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinh phí do các cơ sở trực thuộc đóng góp để hoạt động nhưng Văn phòng Tổng công ty có cho thuê nhà (văn phòng) phần không sử dụng hết thì Văn phòng Tổng công ty phải hạch toán, kê khai nộp thuế riêng cho hoạt động cho thuê văn phòng. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Văn phòng Tổng công ty không được khấu trừ hay hoàn thuế. Văn phòng Tổng công ty phải sử dụng kinh phí nộp cấp trên để thanh toán.

c.6- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

d) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trừ các trường hợp hướng dẫn tại điểm 1đ, điểm 1e, Mục III, Phần B này) được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục sau:

d.1- Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa (đối với trường hợp gia công hàng hóa), cung ứng dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu là hợp đồng uỷ thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu có ghi rõ: số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị hàng uỷ thác đã xuất khẩu; số, ngày hợp đồng xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu ký với nước ngoài; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán qua ngân hàng với nước ngoài của bên nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày, số tiền ghi trên chứng từ thanh toán của bên nhận uỷ thác xuất khẩu thanh toán cho bên uỷ thác xuất khẩu; số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của bên nhận uỷ thác xuất khẩu.

d.2- Tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đã xuất khẩu. Một số trường hợp dưới đây, thủ tục về tờ khai hải quan được thực hiện cụ thể như sau:

- Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu sản phẩm phần mềm ra nước ngoài, bán cho doanh nghiệp chế xuất dưới các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói cứng để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thủ tục về tờ khai hải quan như đối với hàng hoá thông thường. 

- Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ phần mềm ra nước ngoài, bán cho doanh nghiệp chế xuất để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào thì khi xuất khẩu không cần có tờ khai hải quan, nhưng nếu các dịch vụ đó xuất khẩu qua phương tiện điện tử ra nước ngoài hoặc bán cho doanh nghiệp chế xuất, cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

- Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá cho doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động của bộ máy văn phòng, như: văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm thì phải có tờ khai hải quan về hàng xuất khẩu mới được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% (trừ điện, nước). Nếu cơ sở kinh doanh không mở tờ khai hải quan thì coi như trường hợp tiêu dùng nội địa và phải kê khai thuế đầu ra theo đúng quy định.

d.3- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn sau đây:

- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng.

Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiền từ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tại ngân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhập khẩu. Trường hợp tiền hàng xuất khẩu được thanh toán một phần vào tài khoản mang tên cơ sở kinh doanh xuất khẩu, một phần vào tài khoản của cá nhân là người đại diện hợp pháp hoặc đại diện theo uỷ quyền của cơ sở kinh doanh thì doanh nghiệp xuất khẩu chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của phần hàng xuất khẩu tương ứng với phần doanh thu được phía nước ngoài thanh toán vào tài khoản của cơ sở kinh doanh. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải thanh toán với nước ngoài qua ngân hàng.

- Các trường hợp thanh toán dưới đây cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng:

+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài cơ sở kinh doanh phải có đủ điều kiện, thủ tục, hồ sơ như sau:

 * Hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm); hoặc giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên 01 năm).

* Chứng từ chuyển tiền của phía nước ngoài vào Việt Nam qua ngân hàng.

Phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu. 

* Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay.

* Trường hợp sau khi cấn trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vào khoản nợ vay của nước ngoài có chênh lệch, thì số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại điểm này.

+ Trường hợp cơ sở xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (hoặc phụ lục hợp đồng nếu có).

+ Trường hợp phía nước ngoài uỷ quyền cho Văn phòng đại diện tại Việt Nam thực hiện thanh toán vào tài khoản của bên xuất khẩu và việc uỷ quyền thanh toán nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (hoặc phụ lục hợp đồng nếu có).

+ Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trừ công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước ngoài phải thanh toán cho bên xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (hoặc phụ lục hợp đồng nếu có) và có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3.

+ Trường hợp phía nước ngoài thanh toán từ tài khoản tiền gửi vãng lai mở tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì việc thanh toán này phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (hoặc phụ lục hợp đồng). Chứng từ thanh toán là giấy báo Có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản vãng lai của người mua phía nước ngoài đã ký hợp đồng.

- Các trường hợp thanh toán khác đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu theo quy định của Chính phủ:

+ Trường hợp xuất khẩu lao động mà cơ sở kinh doanh xuất khẩu lao động thu tiền trực tiếp của người lao động thì phải có chứng từ thu tiền mặt của người lao động.

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, nếu thu và chuyển về nước bằng tiền mặt ngoại tệ tại nước tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cơ sở kinh doanh phải có chứng từ kê khai với cơ quan Hải quan về tiền ngoại tệ thu được do bán hàng hóa chuyển về nước và chứng từ nộp tiền vào ngân hàng tại Việt Nam.

+ Trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ để trả nợ nước ngoài cho Chính phủ thì phải có xác nhận của ngân hàng ngoại thương về lô hàng xuất khẩu đã được phía nước ngoài chấp nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đã được gửi cho phía nước ngoài để trừ nợ; chứng từ thanh toán thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng là trường hợp xuất khẩu hàng hóa (kể cả gia công hàng hóa xuất khẩu), dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là phía nước ngoài) nhưng việc thanh toán giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài.

 Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng phải có thêm thủ tục hồ sơ như sau: 

* Phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu bằng hàng phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu.

* Hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của phía nước ngoài; 

* Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

* Văn bản xác nhận với phía nước ngoài về việc số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.

* Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng theo hướng dẫn tại Điểm này.

+ Trường hợp xuất khẩu hàng hoá sang các nước có chung biên giới theo quy định tại Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 7/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

+ Một số trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu có hình thức thanh toán đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

d.4- Hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất trả hàng gia công cho nước ngoài, doanh nghiệp chế xuất.

đ- Điều kiện, thủ tục, hồ sơ để khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với một số trường hợp hàng hoá được coi như xuất khẩu:

đ.1- Hàng hoá gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài:

 - Hợp đồng gia công xuất khẩu và các phụ kiện hợp đồng (nếu có) ký với nước ngoài, trong đó ghi rõ cơ sở nhận hàng tại Việt Nam.

- Hoá đơn GTGT ghi rõ giá gia công và số lượng hàng gia công trả nước ngoài (theo giá quy định trong hợp đồng ký với nước ngoài) và tên cơ sở nhận hàng theo chỉ định của phía nước ngoài;

- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp (gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp) có đủ xác nhận của bên giao, bên nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và xác nhận của Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao, bên nhận.

- Hàng hóa gia công cho nước ngoài phải thanh toán qua Ngân  hàng theo hướng dẫn tại Điểm 1.2.d.3 Mục này.

Về thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và Phiếu chuyển tiếp thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

Ví dụ 19: Công ty A ký hợp đồng gia công với nước ngoài 200.000 đôi đế giầy xuất khẩu. Giá gia công là 800 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ giao đế giầy cho Công ty B tại Việt Nam để sản xuất ra giầy hoàn chỉnh.

Trường hợp này Công ty A thuộc đối tượng gia công hàng xuất khẩu chuyển tiếp. Khi lập chứng từ chuyển giao sản phẩm đế giầy cho Công ty B, Công ty A ghi rõ số lượng, chủng loại, quy cách sản phẩm đã giao, toàn bộ doanh thu gia công đế giầy 800 triệu đồng nhận được tính thuế GTGT là 0%.

đ.2- Hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài:

 - Hợp đồng bán hàng hóa ký với n­ước ngoài, trong đó ghi rõ mặt hàng, số lượng, giá trị, tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhận hàng tại Việt Nam.

- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ có xác nhận của cơ quan Hải quan về hàng hóa đã giao cho doanh nghiệp tại Việt Nam theo chỉ định của phía nước ngoài.

- Hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại Điểm d.3, Mục này.

- Hoá đơn GTGT của hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, ghi rõ tên người mua phía nư­ớc ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam.

- Hàng hoá xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.

đ.3- Hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài:

- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu.

- Danh mục hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài do Bộ Thương mại cấp (ghi rõ: chủng loại, số lượng và trị giá hàng hoá).

- Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.

- Văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuất khẩu).

Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hoá được coi như xuất khẩu nêu tại điểm đ nêu trên, nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Riêng đối với trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp và hàng hoá xuất khẩu tại chỗ, nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không phải tính thuế GTGT đầu ra, nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào.

e- Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

1.3- Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm 1 mục này là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào; chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu; chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); không ghi hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

2- Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng

2.1- Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:

a- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam;

b- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế;

c- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

2.2- Xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

x

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

GTGT của hàng hóa, dịch vụ

=

Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra

-

Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra

Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:

a- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:

Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ, trừ (-) doanh số tồn cuối kỳ.

Ví dụ 20: Một cơ sở A sản xuất đồ gỗ, trong tháng bán được 150 sản phẩm, tổng doanh số bán là 25 triệu đồng.

b- Giá trị vật tư, nguyên liệu mua ngoài để sản xuất 150 sản phẩm là 19 triệu đồng, trong đó:

+ Nguyên liệu chính (gỗ):                                   14 triệu.

+ Vật liệu và dịch vụ mua ngoài khác:                5 triệu.

Thuế suất thuế GTGT là 10%, thuế GTGT cơ sở A phải nộp được tính như sau:

+ GTGT của sản phẩm bán ra:

25 triệu đồng - 19 triệu đồng =  6 triệu đồng.

+ Thuế GTGT phải nộp: 

6 triệu đồng x   10%  =   0,6 triệu đồng.

c- Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí  khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

d- Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải.

đ- Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.

e- Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra.

g- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng.

Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.

h- Đối với các Ngân hàng thương mại tổng doanh thu phát sinh trong kỳ bao gồm doanh thu của dịch vụ ngân hàng; doanh thu thu lãi tiền vay, tiền gửi; doanh thu các nghiệp vụ khác và chênh lệch của hoạt động mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, đá quý (chênh lệch = doanh số - giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra).

i- Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.

Doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.

Doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào.

k- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.

2.3- Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau:

a- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ (đối tượng nộp thuế có kê khai).

b- Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.

c- Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu.

Hóa đơn làm căn cứ để tính thuế GTGT theo phương pháp này là hóa đơn được sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Các trường hợp sử dụng hóa đơn không đúng quy định của pháp luật theo hướng dẫn tại Điểm 1.3, Mục III, Phần B Thông tư này không được xác định làm căn cứ tính thuế GTGT.

Tổng cục thuế hướng dẫn các Cục thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương.

IV. HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ MUA BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ:

Cơ sở kinh doanh khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

1- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).

2- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.

3- Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán.

4- Hoá đơn, chứng từ hợp pháp là:

4.1- Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành do cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh doanh.

4.2- Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã được cơ quan Thuế chấp nhận cho sử dụng.

4.3- Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng.

4.4- Hoá đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được coi là không hợp pháp:

a) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành;

b) Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng không phát sinh việc mua bán hàng hoá, dịch vụ kèm theo; 

c) Mua, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế;

d) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn;

­đ) Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng;

e) Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.

g) Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.

Tổng cục thuế hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định và thông báo cơ sở kinh doanh bỏ trốn.

5- Trong một số trường hợp việc sử dụng và ghi hóa đơn, chứng từ được thực hiện cụ thể như sau:

5.1- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT; bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Trên hoá đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ. Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT, hoá đơn ghi rõ là hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc hàng hoá bán cho đối tượng được miễn thuế GTGT.

5.2- Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:

Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.

Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:

(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có).

(b) Thuế suất thuế GTGT và  tiền thuế GTGT ghi theo Thông báo nộp thuế của cơ quan Hải quan.

(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b)

Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu.

5.3- Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hàng hoá xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hoá xuất khẩu), thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuất khẩu hàng hoá sử dụng hoá đơn GTGT.

Khi xuất hàng hoá để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, nếu chưa có căn cứ để lập hoá đơn GTGT cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá xuất khẩu.

Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá (kể cả trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá gia công cho các cơ sở khác), khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hoá đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu lập hoá đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT. Trường hợp này cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải lưu liên 2 tại doanh nghiệp. Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu đăng ký với cơ quan Thuế tự in và phát hành hóa đơn sử dụng cho hàng hóa xuất khẩu để xuất cho khách hàng nước ngoài, thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu sử dụng hóa đơn tự in để kê khai, nộp thuế, hoàn thuế.

5.4- Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo:

a- Đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh không thu tiền. Cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn để làm chứng từ hạch toán.

b- Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo, trả thưởng, trả thay tiền lương cho người lao động hoặc tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng.

5.5- Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá. Đối với trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng hoá thì cơ sở kinh doanh lập phiếu chi tiền cho khách hàng theo đúng quy định.

5.6- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng...ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất trả hàng từ đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng hoá cho các cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau: Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
 Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ đối với hàng hoá điều chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ nêu tại điểm này, trước khi thực hiện phải thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.

Cơ sở hạch toán phụ thuộc, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng hoá dưới các hình thức thì khi bán hàng phải lập hoá đơn theo quy định, đồng thời lập Bảng kê hàng hoá bán ra (theo mẫu số 02/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về cơ sở có hàng hoá điều chuyển đến hoặc hàng hoá gửi bán đại lý để các cơ sở này lập hoá đơn GTGT cho hàng hoá thực tế tiêu thụ. Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.

5.7- Cơ sở kinh doanh làm đại lý thu mua hàng hóa theo các hình thức khi trả hàng hóa cho cơ sở uỷ thác thu mua phải lập hóa đơn cho hàng hóa thu mua đại lý và hoa hồng được hưởng (nếu có).

5.8- Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai.

Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản hoặc thoả thuận bằng văn bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng kèm theo hoá đơn gửi cho bên bán. Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán, thuế GTGT của bên bán.

Trường hợp người bán đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải hoàn trả lại toàn bộ hàng hoá, hoặc một phần hàng hóa, khi trả lại hàng bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT lý do trả hàng theo hoá đơn bán hàng (số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn để gửi trả bên bán để bên bán lập lại hóa đơn GTGT cho số lượng hàng hóa đã nhận và làm căn cứ bên bán điều chỉnh doanh số và thuế GTGT đầu ra.

5.9- Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách... phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, đồng thời bên bán lập hoá đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh giá cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Các trường hợp sử dụng hóa đơn điều chỉnh cơ sở kinh doanh không được ghi số âm (-).

5.10- Cơ sở kinh doanh xuất hàng hoá bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành kèm theo Lệnh điều động nội bộ, khi bán hàng cơ sở lập hoá đơn theo quy định.

5.11- Cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn, nếu người mua yêu cầu cung cấp hoá đơn thì phải lập hoá đơn theo quy định, trường hợp không lập hoá đơn thì phải lập Bảng kê bán lẻ (theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) để làm căn cứ tính thuế.

5.12- Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.  Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giảm giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán như trường hợp quy định tại Điểm 5.9 mục này.

5.13- Cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê; đầu tư cơ sở hạ tầng để bán, cho thuê; dịch vụ vận tải có doanh thu vận tải quốc tế; dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế thì lập hoá đơn như sau:

a- Dòng giá bán ghi giá bán nhà, cơ sở hạ tầng (trên hoá đơn ghi tách riêng giá bán nhà và giá chuyển quyền sử dụng đất), giá cho thuê cơ sở hạ tầng; doanh thu về vận tải; doanh thu du lịch lữ hành trọn gói chưa có thuế GTGT.

b- Dòng giá tính thuế GTGT là giá bán nhà (hoặc giá cho thuê hạ tầng) đã trừ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN hoặc giá trúng đấu giá; doanh thu du lịch đã trừ các chi phí phát sinh ở nước ngoài như ăn, ở, cước vận chuyển; doanh thu vận tải đã trừ doanh thu của vận tải quốc tế.

c- Dòng thuế suất, tiền thuế GTGT, giá thanh toán ghi theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng nhà để bán, thực hiện thu tiền trước của người mua sau đó mới xây dựng nhà và bàn giao nhà theo đúng thoả thuận tại hợp đồng thì khi thu tiền trước của khách hàng, cơ sở kinh doanh chỉ viết chứng từ thu tiền mà không phải lập hoá đơn. Khi cơ sở kinh doanh bàn giao nhà cho người mua phải lập hoá đơn GTGT theo hướng dẫn nêu trên.

5.14- Cơ sở cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải lập hoá đơn theo quy định.

Cơ sở hoạt động cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải có hoá đơn GTGT (đối với tài sản mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu); tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính phải khớp với số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu).

Các trường hợp tài sản mua để cho thuê không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, không có hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì không được ghi thuế GTGT trên hoá đơn.

Khi thuế GTGT của tài sản thuê mua tài chính đã được khấu trừ hết và chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho cơ sở đi thuê, bên cho thuê thực hiện chuyển cho cơ sở thuê toàn bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản theo quy định của pháp luật.

5.15- Cơ sở kinh doanh ngoại tệ có hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài, cơ sở lập Bảng kê chi tiết doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ. Cơ sở phải lưu giữ các chứng từ giao dịch với bên mua, bán ở nước ngoài theo đúng pháp luật về kế toán. Các hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở trong nước phải lập hoá đơn theo quy định.

5.16- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý nếu mua của cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn thì lập Bảng kê hàng hoá mua vào theo mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

5.17- Các doanh nghiệp chế xuất khi bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn tự phát hành) theo quy định của Bộ Tài chính.

5.18- Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:

a.1- Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản. Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn góp không được kê khai khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua tài sản của bên góp vốn.

a.2- Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.

b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là cơ sở kinh doanh:

 b.1- Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

b.2- Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hoá đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

5.19- Tổ chức, cá nhân, đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh không thường xuyên, không có hoá đơn thì được cơ quan thuế cung cấp hoá đơn lẻ để sử dụng cho từng trường hợp.

Đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh hoặc không kinh doanh có đồ dùng cá nhân, tài sản cá nhân đã qua sử dụng (trừ các tài sản của cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có sử dụng tài sản để tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh) trực tiếp bán ra không phải xuất hoá đơn và không phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN. Cơ sở kinh doanh mua lại để kinh doanh hoặc nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán. Bảng kê do cơ sở kinh doanh lập và tự chịu trách nhiệm (theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này).

5.20- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hàng hoá gửi bán đấu giá khi bán thì tổ chức, cá nhân có tài sản phải xuất hoá đơn theo quy định về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn. Đối với đồ dùng, tài sản của cá nhân bán không phải xuất hoá đơn và không phải kê khai, nộp thuế GTGT và thuế TNDN; Chứng từ thu tiền, chứng từ chi tiền và hồ sơ bán đấu giá là bộ chứng từ để tổ chức, cá nhân bán, mua tài sản hạch toán.

5.21- Tổ chức, cá nhân kinh doanh có hàng hoá bán để thi hành án khi bán phải xuất hoá đơn theo quy định về in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn. Đối với đồ dùng, tài sản của cá nhân hoặc của cá nhân và hộ gia đình kinh doanh khi bán để thi hành án thì không phải xuất hoá đơn và không phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN; Chứng từ thu tiền, chứng từ chi tiền và hồ sơ bán đấu giá, bán tài sản thi hành án là bộ chứng từ để tổ chức, cá nhân mua tài sản hạch toán.

5.22- Đối với công ty Nhà nước tiến hành cổ phần hoá bàn giao tài sản thuộc diện loại trừ, không tính vào giá trị doanh nghiệp cho công ty mua, bán nợ thì khi làm thủ tục giao nhận, các bên phải lập biên bản bàn giao và Công ty nhà nước không phải xuất hoá đơn cho công ty mua, bán nợ. Khi công ty mua, bán nợ tiến hành bán các tài sản này thì công ty phải lập hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế theo quy định.

5.23- Đối với cơ sở kinh doanh chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật, khi bàn giao tài sản nằm trong giá trị vốn chuyển nhượng cho bên nhận vốn thì phải lập hoá đơn giá trị gia tăng. Trên hoá đơn ghi rõ là hàng hoá chuyển nhượng vốn và ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

5.24- Đối với cơ sở kinh doanh nhận tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác để thực hiện các dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, bảo hành và các hoạt động hỗ trợ khác cho việc bán sản phẩm do chính cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì toàn bộ số tiền tài trợ nhận được nêu trên được xác định là doanh thu đã có thuế GTGT và cơ sở kinh doanh nhận tài trợ phải xác định doanh thu chưa có thuế GTGT và thuế GTGT để lập hoá đơn GTGT theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận được tiền tài trợ nêu trên để thực hiện các công việc không liên quan đến việc hỗ trợ bán sản phẩm, dịch vụ do chính cơ sở kinh doanh sản xuất, cung ứng hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì không phải xuất hoá đơn GTGT, nhưng phải viết chứng từ thu tiền khi nhận được tiền.

Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền tài trợ căn cứ vào hợp đồng tài trợ, quy chế kinh doanh của cơ sở kinh doanh về chính sách khuyến mại để lập chứng từ chi tiền trong đó ghi rõ là khoản chi hỗ trợ chi phí, hỗ trợ tiếp thị hoặc chi thưởng khuyến mại.

5.25- Đối với cơ sở kinh doanh cho, vay, mượn hoặc hoàn trả hàng hoá thì phải viết hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định như trường hợp mua, bán hàng hoá thông thường.

C- ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

I- ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ:

1- Cơ sở kinh doanh, kể cả các Công ty, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế với Cục thuế hoặc Chi cục thuế nếu là cá nhân kinh doanh về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.

Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp con dấu; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.

Các cơ sở đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển trụ sở kinh doanh sang các địa điểm khác, sáp nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia, tách hay thành lập các Công ty, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng mới... phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự thay đổi đó.

2- Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính ở một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nhưng có cơ sở hạch toán phụ thuộc, như Công ty, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng trực tiếp bán hàng ở một địa phương khác thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc cũng phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở. Riêng các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế hoặc các hợp đồng tư vấn, dịch vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở.

3- Cơ sở xây dựng, lắp đặt phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở. Trường hợp xây dựng, lắp đặt các công trình ở địa phương khác (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) do các cơ sở phụ thuộc không có tư cách pháp nhân như tổ, đội, ban quản lý công trình thực hiện... thì cơ sở xây dựng đồng thời phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng công trình.

4- Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh.

5- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng, nếu thực hiện được đúng, đủ các điều kiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ, kê khai, nộp thuế GTGT đúng chế độ và tự nguyện đăng ký thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở phải lập và gửi bản đăng ký nộp thuế (theo mẫu số 09/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế nơi cơ sở đăng ký nộp thuế. Cơ quan thuế khi nhận được đăng ký của cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, thông báo kịp thời cho cơ sở về việc được áp dụng hay không được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT (nêu rõ lý do không được áp dụng) trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sở. Cơ sở chỉ được thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế thông báo cho áp dụng.

Những cá nhân (hộ) kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu trong quá trình thực hiện, cơ sở không thực hiện đúng các điều kiện quy định thì cơ quan thuế áp dụng biện pháp ấn định thuế phải nộp và ra thông báo đình chỉ việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

6- Về việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ sở kinh doanh.

Đối với các chủ dự án (hoặc đại diện được uỷ quyền như ban quản lý công trình), nhà thầu chính nước ngoài là đối tượng được hoàn thuế GTGT chưa có mã số thuế phải làm thủ tục với Cục thuế nơi đóng trụ sở để được cấp mã số thuế.

II- KÊ KHAI  THUẾ GTGT PHẢI NỘP NSNN:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai thuế GTGT phải nộp theo quy định như sau:

1- Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định (mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT, 05/GTGT, 06/GTGT, 07A/GTGT, 07B/GTGT và 07C/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này). Thời gian gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã gửi tờ khai cho cơ quan thuế, sau đó phát hiện có sự sai sót về số liệu kê khai trước thời hạn nộp thuế, cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay cho tờ khai không đúng. Trường hợp phát hiện sai sót sau thời hạn nộp thuế thì cơ sở điều chỉnh vào tờ khai của tháng tiếp sau.

2- Một số trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế kê khai thuế phải nộp cụ thể như sau:

2.1- Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT vừa có hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ. Hàng tháng cơ sở kinh doanh tạm tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % phát sinh của tháng kê khai, khi lập Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào được khấu trừ trong năm phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cả năm theo tỷ lệ (%) thực tế của doanh số bán cả năm (đến hết 31/12 hàng năm). 

2.2- Trường hợp các cơ sở xây dựng, lắp đặt có tổ chức các đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân như: tổ, đội xây dựng, ban quản lý công trình thực hiện xây lắp các công trình ở địa phương khác (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi cơ sở đóng trụ sở chính thì đơn vị xây dựng, lắp đặt hoặc cơ sở chính phải kê khai doanh thu và thuế GTGT nộp tại địa phương nơi xây dựng công trình, hạng mục công trình theo tỷ lệ bằng 2% trên giá thanh toán công trình, hạng mục công trình chưa có thuế GTGT. Cơ sở xây dựng, lắp đặt có trách nhiệm kê khai, quyết toán thuế GTGT theo chế độ quy định với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính. Số thuế GTGT đã nộp nơi xây dựng công trình được tính vào số thuế GTGT đã nộp khi cơ sở xây dựng kê khai nộp thuế GTGT tại văn phòng trụ sở chính. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc thực hiện xây dựng công trình, hạng mục công trình ở địa phương khác sử dụng mã số thuế, hoá đơn của đơn vị cấp trên; sử dụng tờ khai thuế GTGT (theo mẫu số 07C/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này). Các cơ sở xây dựng, lắp đặt ký hợp đồng xây dựng, lắp đặt (nhà thầu chính) nhưng giao lại một phần công việc hay công trình cho cơ sở khác thực hiện (nhà thầu phụ) thì cơ sở xây dựng, lắp đặt phải đăng ký, khai báo với cơ quan thuế tại địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt về hợp đồng xây dựng, lắp đặt và hợp đồng giao thầu lại cho cơ sở khác, để các cơ sở thực hiện kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương cho phần giá trị công trình do mình thực hiện. Nếu cơ sở xây dựng, lắp đặt (nhà thầu phụ) không đăng ký, kê khai, nộp thuế thì cơ sở xây dựng, lắp đặt (nhà thầu chính) phải kê khai, nộp thuế GTGT trên toàn bộ giá trị công trình theo hợp đồng.

Cơ sở kinh doanh có hoạt động xây dựng, lắp đặt các công trình ở khác địa phương nơi đóng Văn phòng trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc ở khác địa phương thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu cho cơ quan thuế nơi xây dựng công trình, hạng mục công trình thì khi kê khai nộp thuế GTGT tại Văn phòng trụ sở chính, cơ sở kinh doanh phải kê khai bổ sung trên bảng giải trình tờ khai thuế GTGT hàng tháng về số tờ khai thuế GTGT, số thuế GTGT phải nộp, số chứng từ và số thuế GTGT đã nộp tại địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt, nơi bán hàng để cơ quan Thuế quản lý cơ sở kinh doanh có căn cứ tính số thuế GTGT đã nộp, còn phải nộp hoặc nộp thừa.

2.3- Trường hợp cơ sở xây dựng, lắp đặt thực hiện thi công xây lắp những công trình, hạng mục công trình liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu, khí... không xác định được doanh thu và chi phí phát sinh của công trình ở từng địa phương thì cơ sở kinh doanh thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT ở địa phương nơi cơ sở đóng trụ sở.

2.4- Cơ sở kinh doanh làm đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và cơ sở kinh doanh làm đại lý dịch vụ bưu điện, bảo hiểm, xổ số, bán vé máy bay thực hiện cung ứng dịch vụ theo đúng giá quy định của cơ sở giao đại lý hưởng hoa hồng thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng.

2.5- Cơ sở có hàng bán thông qua đại lý (đại lý bán đúng giá quy định của bên chủ hàng, hưởng hoa hồng), căn cứ vào hoá đơn lập cho hàng bán qua đại lý nêu tại Điểm 5.6, Mục IV, Phần B Thông tư này, cơ sở phải kê khai nộp thuế hàng tháng đối với hàng hoá bán thông qua đại lý theo quy định tại Thông tư này.

Cơ sở là đơn vị hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương với trụ sở của cơ sở chính như chi nhánh, cửa hàng... trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn đầu vào, đầu ra của hàng hoá nhận điều chuyển và hàng hoá do cơ sở trực tiếp mua vào, bán ra để kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở.

2.6- Cơ sở đại lý bán hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT theo các hình thức phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT đối với hàng hoá bán đại lý và tiền hoa hồng thu được từ hoạt động đại lý.

Cơ sở bán đại lý đúng giá theo quy định của bên chủ hàng, hưởng hoa hồng nếu bán giá thấp hơn giá quy định của bên chủ hàng thì phải kê khai, nộp thuế theo giá bán do chủ hàng quy định.

Cơ sở nhận làm đại lý thu mua theo các hình thức phải kê khai, nộp thuế GTGT cho hàng hoá thu mua đại lý và hoa hồng được hưởng (nếu có). 

2.7- Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế đầu vào nay chuyển sang sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho các mục đích khác không phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải kê khai tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào đã chuyển mục đích sử dụng nêu trên theo giá trị còn lại hoặc giá trị chưa phân bổ trên sổ kế toán của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng.

Đối với tài sản cố định mua vào để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào, nay chuyển sang mục đích sử dụng ngoài mục đích sản xuất kinh doanh (kể cả trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền đền bù về tài sản cố định trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền) thì cơ sở kinh doanh có tài sản cố định chuyển mục đích phải kê khai, nộp thuế GTGT trên phần giá trị còn lại hoặc giá trị chưa phân bổ trên sổ kế toán của tài sản cố định đã chuyển mục đích sử dụng hoặc được đền bù nêu trên.

Đối với hàng hoá, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) mua vào để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT (chưa khấu trừ thuế GTGT đầu vào); nay chuyển sang sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) trên phần giá trị còn lại hoặc giá trị chưa phân bổ trên sổ kế toán của cơ sở kinh doanh.

Thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động xây dựng nhà ở cho người lao động của cơ sở kinh doanh thì được khấu trừ toàn bộ nếu khu nhà đó được tính vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Trường hợp cơ sở kinh doanh bán nhà ở cho cán bộ công nhân viên thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

2.8- Đối với cơ sở có sử dụng hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vận tải, hàng không, đường sắt, bưu điện không phải tính thuế GTGT đầu ra, cơ sở phải có quy định rõ đối tượng và mức khống chế hàng hoá dịch vụ sử dụng nội bộ, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.

2.9- Đại lý bán vé xổ số kiến thiết hưởng hoa hồng không phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế GTGT do các Công ty xổ số kiến thiết kê khai, nộp tập trung tại Công ty.

2.10- Đối với các Tổng công ty, Công ty có các cơ sở trực thuộc, việc kê khai thuế GTGT phải nộp thực hiện như sau:

a- Các cơ sở hạch toán độc lập và các cơ sở hạch toán phụ thuộc như Công ty, xí nghiệp, nhà máy, chi nhánh, cửa hàng có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu và tài khoản tại Ngân hàng trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, phát sinh doanh thu phải kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở.

b- Trường hợp cơ sở hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương nơi đóng trụ sở chính của Văn phòng Công ty, Tổng Công ty, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu và tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, phát sinh doanh thu thì Công ty, Tổng Công ty có trách nhiệm đăng ký cấp mã số thuế cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, cơ sở hạch toán phụ thuộc sử dụng hóa đơn của đơn vị cấp trên; Công ty, Tổng Công ty sử dụng tờ khai thuế GTGT (theo mẫu số 07C/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) để kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi phát sinh doanh thu theo tỷ lệ 1% trên doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%, tỷ lệ 2% trên doanh thu chưa có thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10%. Tổng Công ty, Công ty có trách nhiệm kê khai, xác định số thuế GTGT chính thức phải nộp theo chế độ quy định với cơ quan Thuế nơi đóng trụ sở chính. Số thuế GTGT cơ sở hạch toán phụ thuộc đã nộp tại địa phương được tính vào số thuế GTGT đã nộp khi Công ty, Tổng Công ty kê khai nộp thuế GTGT tại Văn phòng trụ sở chính.

c- Các cơ sở hạch toán phụ thuộc đóng trụ sở cùng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nơi có trụ sở chính của đơn vị cấp trên như Công ty, Tổng công ty thì Công ty, Tổng công ty thực hiện kê khai, nộp thuế tập trung thay cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc. Nếu cơ sở hạch toán phụ thuộc là pháp nhân không đầy đủ, có con dấu, tài khoản tiền gửi Ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, đầu ra muốn kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế, cấp mã số thuế phụ thuộc và sử dụng hóa đơn riêng.

d- Các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi đóng trụ sở chính của Công ty, Tổng công ty nếu không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu, cơ sở không hạch toán được đầy đủ thuế đầu vào thì thực hiện kê khai, nộp thuế tập trung tại Văn phòng trụ sở chính của Công ty.

 Các Tổng công ty, Công ty căn cứ vào tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của cơ sở mình, xác định và đăng ký cụ thể đối tượng thuộc diện phải kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính của cơ sở kinh doanh.

Trường hợp cần áp dụng việc kê khai, nộp thuế GTGT khác với hướng dẫn trên đây thì Tổng công ty, Công ty thực hiện sau khi có văn bản đồng ý của Bộ Tài chính.

2.11- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê tài chính không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ sở phải kê khai, tính thuế đối với các tài sản cho đơn vị khác thuê mua tài chính thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hoá đơn lập nêu tại Điểm 5.14, Mục IV, Phần B Thông tư này.

Cơ sở chỉ kê khai thuế GTGT đối với dịch vụ cho thuê tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư này theo Bảng kê mẫu số 02/GTGT và Bảng kê mẫu số 03/GTGT đối với tài sản cho thuê thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trong đó Bảng kê số 03/GTGT chỉ tiêu thuế GTGT “cột 10-thuế GTGT” chỉ ghi tiền thuế GTGT của tài sản cho thuê phân bổ phù hợp với hoá đơn GTGT lập cho doanh thu của dịch vụ cho thuê tài chính trong kỳ kê khai.

Trường hợp bên thuê không thực hiện hợp đồng dẫn đến bên cho thuê phải thu hồi tài sản, bên cho thuê phải thông báo cho bên đi thuê và xác định rõ số thuế GTGT đã trả, số thuế GTGT chưa trả. Khi bên cho thuê tiếp tục cho đơn vị khác thuê thì số thuế GTGT chưa thu đủ, cơ sở cho thuê tính để thu tiếp theo hợp đồng mới.

Trường hợp tài sản cho thuê một thời gian, cơ sở cho thuê bán lại cho cơ sở đi thuê hoặc cơ sở khác thì cơ sở cho thuê phải tính thuế GTGT cho tài sản bán, lập hoá đơn GTGT, cơ sở chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của tài sản chưa thu đủ.

Trường hợp bên cho thuê và bên đi thuê cùng bỏ vốn mua tài sản, bên cho thuê chỉ thu tiền thuê (vốn và lãi) tương ứng với số vốn bỏ ra thì hoá đơn mua tài sản cho thuê do cơ sở cho thuê quản lý đến khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Số thuế GTGT tương ứng với số vốn bên cho thuê bỏ ra được tính vào hoá đơn thu tiền lần đầu.

Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính đã thực hiện xong, số thuế GTGT đã được bên đi thuê trả hết, hai bên thoả thuận thuê tiếp thì hoá đơn lập cho doanh thu lần sau không tính thuế GTGT.

2.12- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT kê khai nộp thuế GTGT như sau:

a- Đối với hàng hoá, dịch vụ tính thuế theo phương pháp khấu trừ, cơ sở lập Tờ khai chi tiết (theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này), trên Tờ khai không ghi chỉ tiêu 24.

+ Cơ sở lập Tờ khai chi tiết riêng cho hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động kinh doanh ngoại tệ (theo mẫu số 07A/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này), ghi các chỉ tiêu tương ứng của hàng hoá, ngoại tệ.

Trên cơ sở các tờ khai chi tiết trên, cơ sở tổng hợp lập Tờ khai thuế GTGT (theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này). Tờ khai chỉ ghi chỉ tiêu 24, 40, 41, 42, 43.

Hàng tháng, cơ sở kinh doanh phải nộp cho cơ quan thuế các Tờ khai thuế GTGT tổng hợp và Tờ khai thuế GTGT chi tiết kèm theo Bảng kê chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT, 04/GTGT (đối với vàng, bạc, ngoại tệ mua của người bán không có hóa đơn).

Đối với cơ sở kinh doanh như Ngân hàng có các đơn vị hạch toán phụ thuộc tại cùng địa phương thì các đơn vị phụ thuộc phải lập Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra để lưu tại cơ sở chính. Khi tổng hợp lập Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra, cơ sở chính chỉ tổng hợp theo số tổng hợp trên Bảng kê của các đơn vị phụ thuộc.

2.13- Các Công ty vận tải hàng không thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT của hoạt động vận tải hàng không tại địa phương nơi Công ty đóng trụ sở chính.

2.14- Cơ sở kinh doanh bán hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT cho đối tượng và giá theo quy định của Nhà nước được Nhà nước trợ giá, trợ cước vận chuyển, khi bán hàng phải tính thuế GTGT đầu ra để kê khai, nộp thuế GTGT cho hàng hoá theo giá bán quy định của Nhà nước. Khoản tiền trợ giá, trợ cước được Ngân sách cấp không phải tính thuế GTGT, cơ sở hạch toán vào thu nhập để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.15- Đối với Văn phòng Tổng công ty không trực tiếp kinh doanh, không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT nếu bán tài sản kể cả loại chịu thuế GTGT không phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT đối với tài sản bán ra. Khi bán tài sản, đơn vị phải lập hoá đơn theo mẫu HĐ/TS/TL-3L tại Quyết định số 55/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý việc xử lý tài sản Nhà nước tại cơ quan hành chính sự nghiệp (hoá đơn do Sở tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành). Các cơ sở sản xuất, kinh doanh mua tài sản thanh lý không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2.16- Cơ sở kinh doanh khi chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu có bán tài sản là hàng hoá chịu thuế GTGT phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT. Khi khi bán hàng hoá cơ sở phải lập hoá đơn theo quy định và kê khai, nộp thuế GTGT.

2.17- Cơ sở kinh doanh có các đơn vị hạch toán phụ thuộc phải kê khai tạm nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % tại địa phương khác nơi đặt trụ sở chính thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chính về tổng số thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế phải nộp, số thuế GTGT đã nộp trên tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ (bao gồm cả số thuế đã nộp theo tỷ lệ % đối với công trình, hạng mục công trình, doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác), số thuế còn phải nộp vào NSNN.

2.18- Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp:

- Nhận tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất, tái định cư do bị thu hồi đất;

- Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;

- Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp;

- Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

- Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.

- Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.

2.19- Cơ sở kinh doanh nhận tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác để thực hiện các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị, bảo hành và các hoạt động khác hỗ trợ cho việc bán sản phẩm do chính cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì toàn bộ số tiền tài trợ nhận được nêu trên được xác định là doanh thu đã có thuế GTGT, cơ sở kinh doanh nhận tài trợ phải xuất hoá đơn, kê khai thuế, nộp thuế GTGT và thuế TNDN (nếu có) theo quy định. Trong đó, số  thuế GTGT được tính theo công thức sau:

Thuế GTGT phải nộp  =

Tổng doanh thu nhận được

x   % thuế suất thuế GTGT

(100% +  % thuế suất thuế GTGT)

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền tài trợ của các cơ sở kinh doanh khác để thực hiện các công việc không liên quan đến việc hỗ trợ bán sản phẩm do cơ sở kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu vào Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế GTGT, nhưng phải kê khai, nộp thuế TNDN theo qui định.

3- Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan thu thuế nhập khẩu.

4- Cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu có nhập khẩu uỷ thác hàng hoá chịu thuế GTGT phải kê khai thuế GTGT như sau:

Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác hàng hoá không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác nhưng phải kê khai hoá đơn GTGT lập cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác đã trả cho cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu với cơ quan thuế trên Bảng kê số 02/GTGT cùng với hoá đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ bán ra khác. Hoá đơn đối với hàng hoá nhập khẩu uỷ thác kê riêng trong Bảng kê.

5- Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với Chi cục thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi (trừ các trường hợp được miễn thuế GTGT theo quy định của Chính phủ). Số thuế phải nộp đối với hàng hoá buôn chuyến tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

6- Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

7- Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hóa, dịch vụ, thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

8- Cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc, ngoại tệ, đá quý và cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán, trường hợp kê khai thuế phải nộp của tháng phát sinh giá trị gia tăng âm (-) thì không phải nộp thuế GTGT, giá trị gia tăng âm được kết chuyển để bù trừ vào GTGT phát sinh của tháng tiếp sau để tính thuế GTGT phải nộp và quyết toán thuế cả năm nhưng không được kết chuyển phần giá trị gia tăng âm của năm quyết toán thuế sang năm sau.

9- Đối với các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì các đơn vị này phải đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật định. Trường hợp đơn vị không hạch toán và không xác định được riêng chi phí, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế thì thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định căn cứ vào doanh thu và tỷ lệ (%) GTGT và tỷ lệ (%) thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu do cơ quan thuế xác định để kê khai, nộp thuế.

10- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật Đầu tư) (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định riêng của Bộ Tài chính.

Trường hợp tổ chức, cá nhân ở Việt Nam làm đại lý bán hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam phải kê khai nộp thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ thay cho phía nước ngoài.

11- Đối với hàng hoá do các cơ sở đã trúng thầu trực tiếp nhập khẩu (kể cả nhập khẩu dưới hình thức uỷ thác) hàng hoá quy định tại Điểm 1.4, Mục II, Phần A Thông tư này để bán cho các doanh nghiệp làm tài sản cố định cho dự án đầu tư được duyệt không phải tính và nộp thuế GTGT cho hàng hoá này.

Khi xuất bán hoặc xuất trả hàng uỷ thác nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn theo nêu tại Điểm 5.1, Mục IV, Phần B Thông tư này.

12- Việc lập các Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra kèm theo tờ kê khai thuế hàng tháng gửi cho cơ quan thuế trong một số trường hợp được thực hiện như sau:

12.1- Đối với hàng hoá, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đối tượng tiêu dùng như: điện, nước, xăng dầu, dịch vụ bưu điện, dịch vụ khách sạn, ăn uống, vận chuyển hành khách, kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng khác thì được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo từng hoá đơn.

12.2- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua lẻ bảng kê tổng hợp được lập theo từng nhóm mặt hàng, dịch vụ cùng thuế suất, không phải kê chi tiết theo từng hoá đơn.

III- NỘP THUẾ GTGT:

Đối tượng nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà nước.

Trình tự, thủ tục nộp thuế thực hiện như sau:

1- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sau khi nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan Thuế phải nộp thuế giá trị gia tăng vào NSNN. Thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo.

Đối với cơ sở kinh doanh có mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng làm thủ tục nộp thuế bằng giấy nộp tiền vào NSNN, thời gian nộp thuế vào NSNN được tính từ ngày ngân hàng nhận và làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở vào NSNN, được Ngân hàng ghi trên giấy nộp tiền vào NSNN. Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế bằng tiền mặt, thời gian nộp thuế vào NSNN là ngày cơ quan Kho bạc hoặc cơ quan Thuế nhận tiền thuế.

Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế GTGT còn thiếu vào NSNN sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở thuộc trường hợp và đối tượng được hoàn thuế.

2- Tổ chức, cá nhân (hộ) kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng có kê khai và thực hiện nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan Thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp sau. Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh nộp thuế theo mức khoán ổn định thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế quản lý trực tiếp cá nhân (hộ) kinh doanh.

Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế có kê khai) ở địa bàn xa Kho bạc Nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào NSNN. Thời hạn cơ quan Thuế phải nộp tiền thuế đã thu vào NSNN chậm nhất không quá 3 ngày (kể từ ngày thu được tiền thuế); riêng đối với vùng núi, hải đảo, vùng đi lại khó khăn chậm nhất không quá 6 ngày kể từ ngày thu được tiền thuế.

3- Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo nộp thuế nhập khẩu, cụ thể như sau:

3.1- Đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% thì thời hạn phải kê khai, nộp thuế GTGT thực hiện như quy định đối với hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu.

3.2- Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không áp dụng hình thức thông báo nộp thuế phải kê khai, nộp thuế GTGT ngay khi nhập khẩu.

3.3- Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện không phải nộp thuế GTGT khi nhập khẩu như: nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, quà biếu, quà tặng, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại.v.v. nếu đem bán hoặc xuất dùng vào mục đích khác phải kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cơ sở.

4- Cơ sở kinh doanh mua, bán, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện đúng chế độ về hóa đơn chứng từ, nếu không có đủ chứng từ theo quy định, thì sẽ bị xử lý vi phạm về hoá đơn, chứng từ, xử lý vi phạm hành chính về thuế hoặc bị tịch thu hàng hoá (đối với hàng hoá là hàng nhập khẩu không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp) theo quy định của pháp luật.

Khi nộp thuế, cơ sở kinh doanh được cơ quan Thuế hoặc cơ quan Kho bạc Nhà nước cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc đã thu thuế cho người nộp thuế bằng biên lai, chứng từ do Bộ Tài chính thống nhất phát hành. Cơ quan Thuế có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép kế toán hạch toán rõ ràng số thuế GTGT trên hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính số thuế GTGT phải nộp và số thuế GTGT được khấu trừ.

5- Trong một kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp thừa kỳ trước được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thuế thì phải nộp đủ số thuế còn thiếu kỳ trước, không chậm hơn nộp số thuế phải nộp kỳ này.

Cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa phương khác (quận, huyện đối với đối tượng nộp thuế do chi cục thuế trực tiếp quản lý; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đối tượng nộp thuế do cục thuế trực tiếp quản lý) phải nộp đủ số thuế GTGT còn thiếu và có xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi chuyển trụ sở.

Đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển trụ sở nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc nộp thừa thuế thì được khấu trừ hoặc bù trừ khi kê khai, nộp thuế với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý tại địa phương nơi cơ sở chuyển đến. Cơ sở kinh doanh phải lập bản tổng hợp về số thuế phát sinh, số thuế đã nộp, số thuế nộp thừa gửi cục Thuế xác nhận làm căn cứ kê khai tính thuế, nộp thuế với cơ quan Thuế nơi cơ sở kinh doanh chuyển đến.

Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nếu trong kỳ tính thuế có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp đầu ra thì được kết chuyển số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong các trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Phần D của Thông tư này.

6- Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh số bán hoặc mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu hoạt động mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ để xác định thuế GTGT phải nộp.

D- HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT:

1- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:

a/ Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt theo quý của năm dương lịch cũng như niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. Trường hợp này áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mới, đầu tư chiều sâu.

Ví dụ 21: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Tháng kê khai thuế

Thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng

Thuế đầu ra phát sinh trong tháng

Thuế phải nộp

Luỹ kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ

Tháng 12/2000

200

100

- 100

- 100

Tháng 1/2001

300

350

+50

- 50

Tháng 2/2001

300

200

- 100

- 150

Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A luỹ kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Doanh nghiệp A thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng.

b/ Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT của tháng phát sinh nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT của tháng phát sinh từ 200 triệu đồng trở lên (thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết bao gồm cả thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước) thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng.

Đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp, hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài hoặc doanh nghiệp được uỷ thác xuất khẩu.

2- Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra, và thời gian đầu tư từ một năm trở lên thì cơ sở kinh doanh vẫn phải lập tờ khai thuế hàng tháng và được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm dương lịch. Nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theo năm dương lịch).

Ví dụ 22: Cơ sở kinh doanh mới được thành lập năm 2003, trong năm 2003 thực hiện đầu tư phần giá trị xây lắp là 6 tỷ đồng, giá trị máy móc, thiết bị 2 tỷ.

- Thuế GTGT đầu vào của vật tư dùng trong xây lắp là 400 triệu.

- Thuế GTGT của máy móc, thiết bị là 200 triệu.

Đến cuối năm 2003, công trình chưa đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chưa có doanh thu nên chưa phát sinh thuế GTGT phải nộp. Sau khi lập báo cáo quyết toán thuế GTGT năm 2003, xác định số thuế đầu vào 600 triệu, thì cơ sở làm hồ sơ đề nghị cơ quan thuế giải quyết hoàn số tiền thuế GTGT là 600 triệu cho cơ sở.

Trường hợp thuế đầu vào doanh nghiệp tổng hợp từng quý lớn hơn 200 triệu đồng thì doanh nghiệp có thể đề nghị hoàn thuế theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theo năm dương lịch).

3- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có dự án đầu tư của cơ sở sản xuất đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, Cơ sở kinh doanh phải lập tờ khai thuế mẫu số 01B/GTGT, lập hồ sơ hoàn thuế riêng cho dự án đầu tư theo từng năm, nếu có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho dự án đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên được xét hoàn thuế theo quý (3 tháng liên tục không phân biệt theo năm dương lịch).

Khi dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế GTGT phát sinh, số thuế GTGT đã hoàn, số thuế GTGT chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

4- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết.

5- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

6- Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

7- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá tại Việt Nam để viện trợ thì được hoàn lại tiền thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng.

Ví dụ 23: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 10 triệu đồng.

Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn điểm 1, 2, 3, 4, 5, 7 Mục I này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư; có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.

Trường hợp tháng trước thời gian xin hoàn thuế cơ sở có số thuế GTGT nộp thừa thì cơ sở được tính cộng thuế GTGT nộp thừa vào số thuế GTGT đề nghị hoàn trong kỳ, trường hợp cơ sở có số thuế nộp thiếu thì phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào NSNN trước khi được hoàn thuế.

8- Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT. Cơ sở kinh doanh tại Việt Nam bán hàng hóa, dịch vụ cho các đối tượng này khi lập hóa đơn GTGT vẫn phải tính thuế GTGT. Đối tượng, hàng hóa, dịch vụ, thủ tục hồ sơ hoàn thuế cho trường hợp này theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 15/1/2003.

II - HỒ SƠ HOÀN THUẾ GTGT:

1. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp nêu tại Điểm 1a, 2, 3, Mục I, Phần D Thông tư này gồm:

1.1- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nêu rõ lý do hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, thời gian hoàn (theo mẫu số 10/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này).

1.2- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn lại.

1.3- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra trong kỳ liên quan đến việc xác định thuế GTGT đầu vào, đầu ra (mẫu số 02/GTGT, 03/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư này). Riêng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào có sử dụng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì sử dụng Bảng kê mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp việc kê khai thuế hàng tháng đã đầy đủ và chính xác, phù hợp với Bảng kê khai tổng hợp, cơ sở không phải nộp Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra các tháng đề nghị hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra của các tháng trong thời gian hoàn thuế thì cơ sở phải kê khai số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra phát sinh từng tháng trong thời gian hoàn thuế, số thuế điều chỉnh phải giải trình rõ lý do.

2. Hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp quy định tại Điểm 1.b, Mục I, Phần D Thông tư này:

2.1- Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng tiền:

a- Các hồ sơ nêu tại Điểm 1, Mục này.

b- Biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc Biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công xuất khẩu).

c- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở. Bảng kê ghi rõ:

c.1- Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu (trường hợp uỷ thác xuất khẩu phải ghi số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác).

c.2- Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hoặc số, ngày hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác gia công xuất khẩu.

c.3- Hình thức thanh toán, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

2.2- Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thanh toán bằng hàng bao gồm:

a- Các hồ sơ nêu tại Điểm 1, Mục này.


b- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở:

b.1- Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ký với phía nước ngoài.

b.2- Số, ngày hợp đồng mua hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ của phía nước ngoài (gọi tắt là hợp đồng nhập khẩu) thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

b.3- Số, ngày Tờ khai xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu.

b.4- Số, ngày Tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu mua của phía nước ngoài thanh toán bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

b.5- Số, ngày văn bản xác nhận với phía nước ngoài về số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.

Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, cơ sở kinh doanh phải kê trong Bảng kê kèm theo về số, ngày, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, số tiền thanh toán.

Các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng nhập khẩu mua hàng hóa, dịch vụ với phía nước ngoài phải theo đúng quy định của Luật Thương mại ghi rõ: số lượng, chủng loại, giá trị hàng hóa, dịch vụ, giá bán (mua), giá gia công (đối với trường hợp gia công hàng hóa), hình thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu mua của phía nước ngoài. 

Trường hợp cơ sở kinh doanh sản xuất, gia công hàng xuất khẩu thanh toán theo phương thức bù trừ với hàng nhập theo hợp đồng dài hạn với phía nước ngoài, thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký với cơ quan Thuế về hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu, kế hoạch thanh toán với phía ngoài, định kỳ cơ sở phải có văn bản xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa đã thanh toán bù trừ với phía nước ngoài.

2.3- Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm:

a- Các hồ sơ nêu tại Điểm 1, Mục này.


b- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở:

b.1- Số, ngày hợp đồng xuất khẩu tại chỗ ký với phía nước ngoài.

b.2- Số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất - nhập khẩu tại chỗ.

b.3- Số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu tại chỗ qua Ngân hàng. 

2.4- Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hoá gia công chuyển tiếp bao gồm

a- Các hồ sơ nêu tại Điểm 1, Mục này.


b- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở:

b.1- Số, ngày hợp đồng gia công giao; số, ngày hợp đồng gia công nhận.

b.2- Số, ngày tờ khai hàng gia công chuyển tiếp.

b.3- Số, ngày, số tiền của chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu tại chỗ qua Ngân hàng.

2.5- Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài:

a- Các hồ sơ nêu tại điểm 1 mục này.

b- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở kinh doanh:

b.1- Số, ngày giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

b.2- Số, ngày văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

b.3- Danh mục hàng hoá xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài do Bộ Thương mại cấp (ghi rõ: chủng loại, số lượng và trị giá hàng hoá).

3. Hồ sơ hoàn thuế đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa gồm:

3.1- Công văn đề nghị hoàn thuế GTGT nộp thừa vào NSNN.

3.2- Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước của cấp có thẩm quyền.

3.3- Quyết toán thuế GTGT đến thời điểm sáp nhập giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước.

4. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp nêu tại Điểm 6, Mục I Phần này thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

5. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp nêu tại Điểm 7, Mục I Phần này bao gồm:

5.1- Các hồ sơ nêu tại Điểm 1 Mục này, trong đó Bảng kê khai tổng hợp chỉ tổng hợp thuế GTGT đầu vào được hoàn, Bảng kê hóa đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 03/GTGT, mẫu số 05/GTGT (đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT) ban hành kèm theo Thông tư này.

5.2- Bản sao quyết định phê duyệt các khoản viện trợ của cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các tổ chức Đoàn thể) theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (bản sao có xác nhận của cơ sở).

5.3- Văn bản xác nhận của Ban quản lý tiếp nhận viện trợ Bộ Tài chính về khoản tiền viện trợ của tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, trong đó nêu rõ tên của tổ chức viện trợ, giá trị khoản viện trợ, cơ quan tiếp nhận, quản lý tiền viện trợ (bản sao có xác nhận của cơ sở).

III - TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT:

1. Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định tại Mục II Phần này gửi cơ quan Thuế. Hồ sơ hoàn thuế phải kê khai đúng, trung thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai. 

2. Bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp hồ sơ không rõ ràng, không đầy đủ.

3. Gửi hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Mục II Phần này đến cơ quan Thuế; lưu giữ đầy đủ tại cơ sở các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế; cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT được hoàn khi cơ quan Thuế yêu cầu thanh tra hoàn thuế tại cơ sở.

4. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai số thuế GTGT đề nghị hoàn trong tờ khai thuế GTGT gửi cho cơ quan Thuế, nhưng khi lập hồ sơ hoàn thuế cơ sở kinh doanh xác định số thuế GTGT đề nghị hoàn thấp hơn số thuế GTGT đã kê khai hoàn thuế trong tờ khai thuế GTGT thì phải có công văn giải trình về sự chênh lệch nêu trên cùng phương án xử lý đối với số thuế GTGT chênh lệch và gửi cho cơ quan thuế kèm theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Trường hợp hồ sơ xin hoàn thuế với tờ khai thuế GTGT có sự chênh lệch về số thuế GTGT đề nghị hoàn mà không có công văn giải trình kèm theo của cơ sở kinh doanh thì hồ sơ xin hoàn thuế nêu trên là không hợp lệ.

IV - THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT HOÀN THUẾ GTGT:

1. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế:

1.1- Cục trưởng Cục thuế xem xét, ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Mục I Phần này.

1.2 Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng và trường hợp đặc biệt khác.

2. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn thuế:

2.1- Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của các đối tượng nộp thuế. 

2.2- Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tại cơ quan Thuế, phân loại đối tượng hoàn thuế để áp dụng quy trình hoàn thuế, đảm bảo quản lý chặt chẽ việc hoàn thuế.

2.3- Thông báo bằng văn bản và gửi trả hồ sơ cho cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng được hoàn thuế; trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhưng hồ sơ chưa lập đầy đủ, đúng quy định, trong thời thời hạn 7 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ) thông báo bằng văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh bổ sung hồ sơ hoặc lập lại hồ sơ.

2.4- Kiểm tra số liệu, xác định số thuế được hoàn của các đối tượng được hoàn thuế.

2.5- Ra Quyết định hoàn thuế cho đối tượng được hoàn thuế theo mẫu số 12/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này.

2.6- Thực hiện kiểm tra, thanh tra hoàn thuế tại cơ sở đối với các trường hợp phát hiện hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn, đối tượng hoàn thuế vi phạm quy định của Luật thuế.

3. Thời hạn giải quyết hoàn thuế:

3.1- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng hoàn thuế trước kiểm tra sau tối đa là 15 ngày (03 ngày đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điểm 6, Mục I, Phần D Thông tư này) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.

3.2- Thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với đối tượng áp dụng kiểm tra, thanh tra tại cơ sở trước khi hoàn thuế tối đa là 60 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.

4. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:

Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc chi hoàn thuế GTGT cho các đối tượng trong thời gian tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định hoàn thuế của cơ quan Thuế; trường hợp hoàn thuế theo quy định tại Điểm 1.b, Mục IV, Phần này, Kho bạc Nhà nước Trung ương thực hiện chi hoàn thuế theo Quyết định hoàn thuế của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ nhiệm chi của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

5. Tiền hoàn thuế GTGT được sử dụng từ Quỹ hoàn thuế GTGT. Việc quản lý, sử dụng Quỹ hoàn thuế GTGT theo quy định riêng của Bộ Tài chính. 

6. Số ngày xem xét giải quyết hoàn thuế trong các trường hợp trên đây tính theo ngày làm việc.

Đ- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của Luật thuế giá trị gia tăng.

Ra thông báo nhắc nhở các cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế; xử lý phạt vi phạm hành chính về thuế các trường hợp đã được thông báo nhưng vẫn không thực hiện.

2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh giải trình, điều chỉnh, bổ sung hoặc kê khai lại trong trường hợp tờ khai thuế giá trị gia tăng không khai đủ, khai đúng số thuế phải nộp. Thông báo của cơ quan thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước 3 ngày so với ngày phải nộp thuế.

Thông báo nộp thuế cho những tổ chức, cá nhân (hộ) kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế theo mẫu Thông báo nộp thuế số 08A/GTGT, 08B/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước 3 ngày so với ngày phải nộp thuế ghi trên thông báo.

3. Ra thông báo chậm nộp thuế về số tiền thuế và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng đối với các cơ sở kinh doanh không nộp thuế đúng thời hạn.

Thời hạn tính phạt chậm nộp thuế hàng tháng đối với đối tượng được thực hiện như sau:

3.1- Kể từ ngày 21 của tháng tiếp sau đối với đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp có kê khai.

3.2- Kể từ ngày 1 của tháng tiếp sau đối với đối tượng nộp thuế theo mức khoán ổn định.

3.3- Kể từ ngày sau ngày phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu.


4. Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về thuế hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật thuế giá trị gia tăng đối với các trường hợp không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo của cơ quan thuế.

Nếu sau khi thực hiện các biện pháp mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.

5. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.

6. Giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật.

7. Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới  việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp các tài liệu có liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.

8. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.

9. Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với các đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau:

9.1- Cơ sở kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Đối với hộ kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng và cơ sở kinh doanh buôn chuyến chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh để xác định giá trị gia tăng và thuế phải nộp theo phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT nêu tại Điểm 2.3, Mục III, Phần B của Thông tư này.

Đối với cá nhân, hộ kinh doanh vừa và nhỏ (gọi chung là hộ kinh doanh), số thuế ấn định phải nộp từng tháng đã phù hợp với hộ kinh doanh thì mức thuế này được xác định làm căn cứ thu thuế ổn định trong thời gian là 6 tháng hoặc 12 tháng. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo công khai về mức doanh thu và số thuế ấn định đối với các đối tượng này.

Hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế theo mức ổn định trong từng thời gian, nếu trong thời gian đó có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để xem xét, điều chỉnh mức thuế đã ấn định; trường hợp hộ kinh doanh không khai báo, hoặc khai báo không trung thực cơ quan Thuế có quyền ấn định mức thuế phải nộp cho phù hợp với tình hình kinh doanh. Những hộ nghỉ kinh doanh trong tháng từ 15 ngày trở lên được xét giảm 50% số thuế phải nộp của tháng, nếu nghỉ cả tháng thì được miễn nộp thuế của tháng đó.

Hộ kinh doanh vừa và nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế theo mức ổn định, nếu có số ngày nghỉ kinh doanh tới mức được giảm, miễn thuế, hộ kinh doanh phải làm đơn đề nghị (theo mẫu và hướng dẫn của cơ quan thuế), khai báo cụ thể số ngày nghỉ kinh doanh, lý do nghỉ gửi cơ quan thuế quận, huyện. Cơ quan thuế kiểm tra, nếu thực tế nghỉ kinh doanh thì giải quyết miễn, giảm thuế theo chế độ.

Việc xác định hộ kinh doanh vừa và nhỏ do Cục thuế xác định theo ngành nghề phù hợp với tình hình cụ thể ở từng địa phương và để áp dụng phương pháp quản lý, thu thuế theo quy định.

9.2- Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai mà đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng;

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không gửi tờ kê khai thuế, hoặc kê khai không đầy đủ, không đúng các căn cứ xác định số thuế GTGT phải nộp như thuế GTGT đầu ra (giá bán, thuế suất), thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, cơ quan thuế có quyền căn cứ vào tình hình kinh doanh của cơ sở và các số liệu điều tra để ấn định giá bán, doanh thu và tiền thuế GTGT phải nộp, thông báo cho cơ sở thực hiện. Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức thuế do cơ quan thuế ấn định có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền nhưng trong khi chờ giải quyết vẫn phải nộp theo mức thuế đã được ấn định của cơ quan thuế.

9.3- Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế giá trị gia tăng;

9.4- Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký, kê khai, nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện;

Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh trong các trường hợp nêu trên đây.

E- XỬ LÝ VI PHẠM

I-XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ:

Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế GTGT bị xử lý như sau:

1.Không thực hiện đúng những quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, kê khai lập sổ kế toán và giữ chứng từ hóa đơn liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế thì tùy theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo, hoặc phạt tiền.

2. Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.

3. Khai man, trốn thuế, gian lận trong hoàn thuế thì ngoài việc phải truy thu, truy hoàn đủ số thuế theo quy định của Luật thuế GTGT, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế, gian lận trong hoàn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng thì bị truy cứu trách  nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cơ sở kinh doanh có hành vi gian lận trong kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế không được khấu trừ, hoàn thuế đối với số thuế GTGT kê khai gian lận; trường hợp đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế thì cơ quan thuế phải thu hồi số thuế GTGT gian lận đã hoàn; số thuế GTGT của hồ sơ đề nghị hoàn thuế sau khi đã loại trừ số thuế GTGT kê khai gian lận, cơ sở kinh doanh phải kết chuyển sang kỳ kê khai nộp thuế sau để bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp.

4. Không nộp thuế, nộp phạt sẽ bị xử lý như sau:

4.1- Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt;

Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan Thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;

4.2- Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;

4.3- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.

Việc xử lý các vi phạm về thuế GTGT nói trên được thực hiện theo các thủ tục, trình tự quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm về thuế.

II- THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ:

Cơ quan thuế các cấp, khi phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm về Luật thuế GTGT, phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ, nguyên nhân vi phạm; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào các quy định và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan Thuế trong phạm vi thẩm quyền xử phạt vi phạm của từng cấp mà ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị lên cơ quan Thuế cấp trên hoặc cơ quan pháp luật để xử lý theo quy định của pháp luật.

1. Thủ trưởng cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế nêu tại Điểm 1, Điểm 2 và xử phạt vi phạm hành chính về thuế nêu tại Điểm 3, Mục I, Phần E của Thông tư này.

2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý nêu tại Điểm 4, Mục I, Phần E của Thông tư này theo quy định của pháp luật và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm nêu tại Điểm 3, Mục I, Phần E Thông tư này.

3. Đối với các hồ sơ hoàn thuế vi phạm, cơ quan thuế lập biên bản vi phạm và tuỳ theo mức độ vi phạm của cơ sở kinh doanh để áp dụng hình thức xử phạt theo quy định. Trường hợp vi phạm của cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính thì số thuế GTGT còn lại của hồ sơ hoàn thuế sau khi đã loại trừ số thuế GTGT vi phạm, cơ quan thuế làm thủ tục hoàn thuế theo kết luận kiểm tra của cơ quan thuế mà không yêu cầu cơ sở kinh doanh làm lại hồ sơ hoàn thuế.

G- KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU THI HÀNH

1. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế:

Theo quy định Điều 23 của Luật thuế GTGT, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan Thuế thi hành không đúng luật thuế GTGT đối với cơ sở. Đơn khiếu nại phải gửi cơ quan Thuế phát hành thông báo thuế, lệnh thu hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, tổ chức, cá nhân khiếu nại vẫn phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo. Nếu tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan Thuế giải quyết khiếu nại, hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi đơn chưa nhận được ý kiến giải quyết thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật.

Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện và việc xem xét, giải quyết phải thực hiện đúng theo các quy định pháp luật hiện hành.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế:

Theo quy định Điều 24 của Luật thuế GTGT, cơ quan Thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải điều tra xác minh mất nhiều thời gian, thì cần thông báo cho đương sự biết, nhưng thời gian giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho đương sự biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Cơ quan Thuế kiểm tra phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, xử lý phạt thì cơ quan Thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt tính không đúng trong thời hạn năm năm về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.

H- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I-TỔ CHỨC THU THUẾ GTGT:

1- Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh.

2- Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.

II- HIỆU LỰC THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Thông tư này thay thế các Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003, Thông tư số 84/2004/TT-BTC ngày 18/8/2004, Thông tư số 127/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 và Thông tư số 115/2005/TT-BTC ngày 16/2/2005 của Bộ tài chính.

Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế GTGT do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.

Nơi nhận
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước; Kiểm toán Nhà nước;
- Viện Kiểm sát NDTC, Toà án NDTC
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- UBND, Sở TC, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ PC, TCT (VT, PCCS).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trương Chí Trung

BẢNG GIẢI TRÌNH TỜ KHAI THUẾ GTGT

Kèm theo Tờ khai thuế GTGT tháng     năm 200

Mẫu số 02A/GTGT

Tên cơ sở kinh doanh:

Địa chỉ:

Mã số thuế:

I- Giải trình các chỉ tiêu điều chỉnh trên tờ khai:

Đơn vị tính: Đồng Việt Nam

Số TT

Chỉ tiêu điều chỉnh trên tờ khai thuế GTGT

Mã số chỉ tiêu điều chỉnh

Kỳ kê khai đề nghị điều chỉnh

Số liệu đã kê khai

Số liệu sau khi điều chỉnh

Số điều chỉnh kỳ này

Lý do điều chỉnh

Giá trị HHDV

Thuế GTGT

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Hàng hoá, dịch vụ mua vào:

Chứng từ HH, DV mua vào

Giá vốn:

[...]

X

Thuế:

[...]

X

...

Giá vốn

[...]

X

Thuế:

[...]

X

1.1

 Cộng điều chỉnh tăng:

X

X

X

1.2

Cộng điều chỉnh giảm:

X

X

X

2

Hàng hoá, dịch vụ bán ra:

[...]

Chứng từ HH, DV bán ra

Giá bán:

[...]

X

Thuế:

[...]

X

...

Giá bán:

[...]

X

Thuế:

X

2.1

Cộng điều chỉnh tăng:

X

X

X

2.2

Cộng điều chỉnh giảm:

X

X

X

II- Giải trình các trường hợp điều chỉnh khác:

Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã kê khai.


Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

..., ngày      tháng       năm 200
Đại diện hợp pháp của cơ sở kinh doanh
(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1. Hàng hoá, dịch vụ mua vào:

- Dòng giá vốn: Ghi mã số [18], nếu điều chỉnh tăng; Mã số [20], nếu điều chỉnh giảm.

- Dòng thuế: Ghi mã số [19], nếu điều chỉnh tăng; Mã số [21], nếu điều chỉnh giảm.

- Dòng 1.1- Cộng điều chỉnh tăng:

+ Tương ứng với cột số (7) là tổng giá trị các ô mã số [18] là số ghi vào ô mã số [18] trên Tờ khai thuế GTGT.

+ Tương ứng với cột số (8) là tổng giá trị các ô mã số [19] là số ghi vào ô mã số [19] trên Tờ khai thuế GTGT.

- Dòng 1.2- Cộng điều chỉnh giảm:

+ Tương ứng với cột số (7) là tổng giá trị các ô mã số [20] là số ghi vào ô mã số [20] trên Tờ khai thuế GTGT.

+ Tương ứng với cột số (8) là tổng giá trị các ô mã số [21] là số ghi vào ô mã số [21] trên Tờ khai thuế GTGT.

2. Hàng hoá, dịch vụ bán ra:

- Dòng giá bán: Ghi Mã số [34], nếu điều chỉnh tăng; Mã số [36], nếu điều chỉnh giảm.

- Dòng thuế: Ghi Mã số [35], nếu điều chỉnh tăng; Mã số [37], ếu điều chỉnh giảm.

- Dòng 2.1- Cộng điều chỉnh tăng:

+ Tương ứng với cột số (7) là tổng giá trị các ô mã số [34], là số ghi vào ô mã số [34] trên Tờ khai thuế GTGT.

+ Tương ứng với cột số (8) là tổng giá trị các ô mã số [35], là số ghi vào ô mã số [35] trên Tờ khai thuế GTGT.

- Dòng 1.2- Cộng điều chỉnh giảm:

+ Tương ứng với cột số (7) là tổng giá trị các ô mã số [36], là số ghi vào ô mã số [36] trên Tờ khai thuế GTGT.

+ Tương ứng với cột số (8) là tổng giá trị các ô mã số [37], là số ghi vào ô mã số [37] trên Tờ khai thuế GTGT

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 32/2007/TT-BTC

Hanoi, April 09, 2007
(as amended on 16 April 2008)

 

CIRCULAR

ON VALUE ADDED TAX PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF DECREES OF THE GOVERNMENT 148-2004-ND-CP DATED 23 JULY 2004 AND 156-2005-ND-CP DATED 15 DECEMBER 2005 IMPLEMENTING THE LAW ON VALUE ADDED TAX AND THE LAW ON AMENDMENTS TO THE LAW ON VALUE ADDED TAX

Pursuant to the Law on Value Added Tax (VAT) 02-1997-QH9 dated 10 May 1997;
Pursuant to the Law on Amendments to the Law on VAT dated 17 June 2003;
Pursuant to Decree 158-2003-ND-CP of the Government dated 10 December 2003 making detailed provisions for implementation of the Law on VAT and the Law on Amendments to the Law on VAT;
Pursuant to Decree 148-2004-ND-CP of the Government dated 23 July 2004 amending article 7.1 of Decree 158-2003-ND-CP above;
Pursuant to Decree 156-2005-ND-CP of the Government dated 15 December 2005 amending Decree 158-2003-ND-CP above;
Pursuant to Decree 77-2003-ND-CP of the Government dated 1 July 2003 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
The Ministry of Finance provides the following implementing guidelines on value added tax (VAT):

A. SCOPE OF APPLICATION OF VAT

I. TAXABLE OBJECTS AND VAT PAYERS

1. Taxable objects:

Goods and services (including goods and services purchased from organizations and individuals

overseas) used for the purposes of production, trading and consumption in Vietnam shall be subject to VAT, except as provided in Section II of Part A of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals producing and trading VAT taxable goods and services in Vietnam, irrespective of the line, form or organization of business (hereinafter collectively referred to as business establishments) and other organizations and individuals importing VAT taxable goods or purchasing VAT taxable services from overseas (hereinafter collectively referred to as importers) shall be liable to pay VAT.

Organizations and individuals producing and trading goods and services comprise:

2.1 Business organizations established pursuant to and with business registration in accordance with the Law on Enterprises, the Law on State Owned Enterprises (now the Law on Enterprises) and the Law on Co-operatives.

2.2 Economic organizations of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, units of the people's armed forces, professional organizations and other organizations.

2.3 Enterprises with foreign owned capital and foreign parties to business co-operation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam (now the Law on Investment); and foreign organizations and individuals conducting business in Vietnam but which have not established a legal entity in Vietnam.

2.4 Individuals, family households, independent groups of persons conducting business, and other business objects conducting production, trading or import activities.

II. OBJECTS NOT SUBJECT TO VAT

1. The following goods and services shall not be subject to VAT:

1.1 Products of cultivation (including forestry cultivation), husbandry, aquaculture or fishing which have not yet been processed into other products or which have only been semi-processed by organizations or individuals producing, catching and selling products at the import stage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) In the case of cultivated products, it means products which have only been sun-dried, dried, cleaned, preserved fresh by using chemicals, unshelled, classified and packed.

(b) In the case of products of husbandry, aquaculture or fishing, it means products which have only been sun-dried, dried, cleaned or frozen, classified and packed.

1.2 Products being domestic animal breeding stock and plant varieties such as breeding eggs, young animals, seedlings, seeds, sperm, embryos and genetic materials at the stages of rearing, importation and commercial trading. Products being domestic animal breeding stock and plant varieties which are not subject to VAT means products imported or commercially traded by establishments which possess a business registration certificate for domestic animal breeding stock and plant varieties issued by the State administrative body. With respect to products being domestic animal breeding stock and plant varieties which are subject to State regulations on standards, their quality must satisfy the conditions stipulated by the State.

1.3 Salt products, comprising salt produced from seawater or natural salt mines, table salt and iodine salt.

1.4. The following imported goods shall not be subject to VAT:

(a) Machinery, equipment or specialized means of transportation which form part of a technological line, and building materials which are not yet able to be produced domestically, and are required to be imported to form the fixed assets of enterprises.

(b) Machinery, equipment, supplies or means of transportation which are not yet able to be produced domestically and are imported for direct use in scientific research and technological development activities.

(c) Aircraft, drilling platforms and watercraft leased from foreign parties which are not yet able to be produced domestically, used for production or business.

(d) Machinery, equipment, accessories, specialized means of transportation and materials required to carry out prospecting, exploration and development of petroleum fields; aircraft parts and accessories, and specialized equipment for aircraft (in the category not yet able to be produced domestically). Services of repair of aircraft overseas including machinery, equipment and accessories replaced during the repair process.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises in the cases stipulated in this clause 1.4 shall include enterprises established under the Law on State Owned Enterprises (now the Law on Enterprises), the Law on Enterprises and the Law on Co-operatives; enterprises with foreign owned capital and foreign parties to business co-operation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam (now the Law on Investment); and foreign organizations and individuals conducting business in Vietnam but which have not established a legal entity in Vietnam.

Example 1: Where Textile Company A imports a number of textile machines in the category not yet able to be produced domestically and comprising a number of complete electrical motors in the category able to be produced domestically, the imported complete motors shall not be subject to VAT.

Importers must present the following file to the customs office in order to determine whether VAT is payable in respect of goods referred to in this clause at the stage of importation:

- Contract for importation. Where import is through an authorized agent, there must also be the contract authorizing the importation.

Where the establishment is the successful tenderer in a tender for supply of goods to entities to be used for the purposes referred to in this clause, there must also be the notice of successful tenderer and contract of sale to the enterprise in accordance with the tender results.

Where a financial leasing company imports for financial leasing, there must also be the financial leasing contract.

Where import is for scientific research and technological development, there must also be the document of the body authorized to assign organizations to perform programs, projects or subjects of scientific research and technological development or the scientific and technological contract between the party giving an order for performance of the scientific and technological contract and the party accepting such order.

- Certification of the director of the enterprise or the head of the scientific research body that the

goods are imported to form fixed assets; [or] for direct use in scientific research and technological development activities; [or] for use in petroleum exploration and development activities of petroleum fields; [or] to be specialized types for aircraft. In particular aircraft, drilling platforms and watercraft leased from foreign parties in the category not yet able to be produced domestically and used for production and business shall not be subject to VAT, and leasing establishments shall only be required to present to the customs office the lease signed  with the foreign party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.5 State owned residential houses sold by the State to existing tenants in accordance with the provisions of Decree 61-CP of the Government dated 5 July 1994 on purchase, sale and trading of residential houses.

1.6 Transfer of land use rights.

1.7 Credit services and investment fund services including lending activities; guarantees for loans; discounts of negotiable instruments and valuable papers such as money; sale of security property for loans for the purpose of debt recovery; finance leasing by financial and credit institutions in Vietnam; activities of assignment of capital in accordance with the Law on Enterprises, the Law on Cooperatives, and the Law on State Owned Enterprises (now the Law on Enterprises); and securities trading activities including broking, self-trading, managing investments, underwriting issues and securities investment consultancy.

1.8. Life insurance; student insurance and personal insurance services such as marine crew accident insurance and personal accident insurance (including accident insurance, life cover and combined cover of life insurance and hospitalization expenses), accident insurance covering customers, travellers, automobile drivers, driver assistants and passengers; insurance cover for hospitalization and surgical expenses; vasectomy insurance; other types of personal insurance; livestock insurance, crop insurance and other types of agricultural insurance; and non-profit insurance services such as social insurance, health insurance and workers' compensation insurance.

1.9 Medical examination and treatment services, disease prevention, family planning services, convalescence and rehabilitation services, and veterinary services.

1.10 Products and services in the sectors of culture and the arts, physical training and sports, as follows:

(a) Public cultural, exhibition, physical training and sporting activities; and training sessions and

competitions which are free-of-charge, or for which tickets are sold to audiences or participants but on a non-profit basis. Other items of revenue shall be subject to VAT, such as from the sale of goods, from the lease of parking areas, and from stalls at fairs, exhibitions and so forth.

(b) Artistic performances such as tuong opera, cheo opera, cai luong performances, singing, dancing, musical performances, dramas, and circuses; other types of artistic performance and services of organizing artistic performances by opera companies, performing groups and circuses and so forth which possess an operational licence issued by the State administrative body.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(d) Importation of films with images pre-recorded, publication and screening of cinematographic

and video documentary films: for cinematographic films, irrespective of their theme and type; and for video films and disks, only documentaries, news features and science videos. The theme and type of a film shall be determined in accordance with regulations of the Ministry of Culture and Information.

1.11 Education and vocational training including general education, foreign languages, informatics, training in dancing, singing, painting, music, drama, circus, sports and physical education, child care and other vocational training aimed at improving people's academic, professional and occupational knowledge.

1.12 Radio and television broadcasting according to programs funded by the State Budget.

1.13 Publication, importation and distribution:

(a) Dissemination of newspapers, magazines and specialized newsletters.

(b) Political books being propaganda books about the political orientation of the Party and the State, which by virtue of their special subject-matter and themes serve political tasks or which service anniversaries and traditional days of organizations and of all levels, branches and localities; all types of statistical books which disseminate information about good people and good deeds; and books which print the speeches and theoretical studies of the leaders of the Party and of the State.

(c) Textbooks (also in the form of disks, tapes and electronic databases) being books used by teachers and used for study in all schools from pre-primary to secondary (including reference books used for teachers and students in conformity with the contents of educational programs).

(d) Teaching materials being books used by teachers and used for study in all universities, colleges, vocational and specialist schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(e) Technical or scientific books being books to be used for introduction and guidance on scientific and technical knowledge relating directly to production and scientific or technical branches.

(g) Books printed in languages of ethnic minorities being bilingual books printed in commonly used languages as well as in languages of ethnic minorities.

(h) Pictures, photos, posters, leaflets and brochures for propaganda purposes; slogans and pictures of the leaders; the Party flag, the National flag, the flag of the Youth League and the flag of the Young Pioneers League.

(i) Printing of money and papers with monetary value (cheques, bonds, money orders, securities, and so forth); cash from overseas transmitted to Vietnam.

(k) Visual and audio videos, disks and tapes with the contents of any of the books stipulated in this clause 1.13.

1.14 Public hygiene services and water drainage; maintenance of zoos, public gardens, parks, trees in streets and public lighting services; funeral services, irrespective of the funding for payment of costs.

(a) Public hygiene services and water drainage in urban areas shall include collecting, cleaning and dealing with garbage and waste; drainage and waste water treatment for organizations and individuals. Where a business establishment uses such waste to make other products for sale, such products shall either not be subject to VAT in accordance with the guidelines in Section II of Part A of this Circular or subject to VAT in accordance with the guidelines in Section II of Part B of this Circular. Where a business establishment provides services such as cleaning offices of organizations or individuals, such services shall be subject to VAT at the rate of ten (10) per cent in accordance with the guidelines in clause 3.27 of Section II of Part B of this Circular.

(b) Maintenance of zoos, parks and trees in streets shall include the management, care and protection of birds and animals and the planting of trees in parks, zoos, public areas and national parks.

(c) Public lighting services shall include lighting in streets, side-streets and alleys in residential areas and in small parks in squares and in other parks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.15 Maintenance, repair, restoration and construction of cultural and artistic works, public works, infrastructure and welfare housing funded by public contribution and humanitarian aid, including cases in which the State funds thirty (30) per cent or less of the total capital actually expended.

1.16 Public passenger transportation by bus or electrical vehicle by bus or electrical vehicle companies established and operating under the regulations of the Ministry of Transport and Communications satisfying the transportation requirements of the people within cities, urban areas and industrial zones or between cities and neighbouring industrial zones and tourism zones on condition that the first and last stops do not run through more than two provinces or cities, or not more than three provinces or cities in the case of special urban zones as stipulated in article 3.2(b) and (c) of Decision 34-2006-QD-BGTVT dated 16 October 2006 of the Ministry of Transport and Communications, with the routes, stops, schedules and fares stipulated by the competent authority.

1.17 Basic surveys funded by the State (comprising geological surveys and exploration of minerals, water resources, hydrometeorology and the environment; surveys and formulation of maps).

1.18 Water supply and drainage serving agricultural production; clean water exploited by organizations and individuals for consumption in rural, mountainous and island areas and remote and distant regions.

1.19 Specialized arms and weaponry required for national defence and security:

(a) The list of specialized arms and weaponry required for national defence and security shall be as specified in Appendix 3 to this Circular. Such arms and weaponry not subject to VAT shall include complete products, synchronous items or sections, component parts, and specialized packaging for assembly and preservation of complete products. Repairs of specialized arms and weaponry required for national defence and security must be carried out by enterprises under the Ministry of Defence and the Ministry of Police in order to qualify as not subject to VAT.

(b) Specialized arms and weaponry (including materials, machinery, equipment and replacement accessories) required for national defence and security, whether imported as import duty exempt under the Law on Export and Import Duties or whether imported under the annual quota approved by the Prime Minister of the Government, shall not be subject to VAT.

Imports of specialized arms and weaponry required for national defence and security which are VAT exempt as referred to above must comply with the files and procedures currently stipulated for exemption, reduction or refund of import duty.

1.20 Imported goods in the following cases: humanitarian aid and non-refundable aid (including imported goods funded by non-refundable ODA); gifts to State bodies, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations and units of the people's armed forces; gifts to individuals in Vietnam; personal effects of foreign organizations and individuals under diplomatic immunity regulations; hand-luggage within duty-free limits; and personal effects of Vietnamese residing overseas accompanying them upon returning to Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Imported goods of organizations and individuals entitled to diplomatic immunity in accordance with the Ordinance on Diplomatic Immunity shall be exempt from VAT in accordance with the applicable regulations. In the case of purchase of VAT taxable goods or services in Vietnam, VAT shall be refunded in accordance with the guidelines in clause 8 of Section I of Part D of this Circular.

Taxpayers, goods, documents and procedures for VAT exemption referred to in this paragraph shall be subject to the guidelines provided in Circular 08-2003-TT-BTC of the Ministry of Finance dated 15 January 2003 providing guidelines for VAT refund with respect to diplomatic representative offices, consulates and representative offices of international organizations in Vietnam.

With respect to imported goods being humanitarian aid and non-refundable aid, there must be certification from the Ministry of Finance.

Imports which are VAT exempt as referred to above must comply with the files and procedures currently stipulated for exemption, reduction or refund of import duty.

1.21 Goods to be sold to international organizations and foreigners for humanitarian aid or non-refundable aid for Vietnam:

Procedures for international organizations and foreigners to purchase goods in Vietnam for humanitarian or non-refundable aid for Vietnam to be exempt from VAT: International organizations and foreigners must forward a letter to the seller stating clearly their name as purchaser of goods for humanitarian aid or non-refundable aid for Vietnam and the quantity or value of goods purchased; and include certification from the Ministry of Finance regarding such aid.

Upon sale, a selling establishment must prepare an invoice in accordance with clause 5.1 of Section IV of Part B of this Circular, specifying that the goods are being sold to a foreign organization or individual for humanitarian aid or non-refundable aid, must not include VAT, and must retain the letter from the international organization or Vietnamese representative office in order to provide the basis for tax declaration and finalization.

1.22 Goods in transit or trans-shipment or crossing Vietnamese borders; goods temporarily imported and re-exported and goods temporarily exported and re-imported; and raw materials and supplies imported for production or processing of goods for export in accordance with production or processing contracts for export signed with foreign parties.

The customs office shall resolve which goods are not subject to VAT in these circumstances. Goods which are VAT exempt as referred to above must comply with the files and procedures currently stipulated for exemption, reduction or refund of import duty.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Services for registration of international transportation facilities owned by entities overseas (unless such facilities are chartered or leased by Vietnamese entities to operate as transport carriers in accordance with law).

(b) Reinsurance services with insurers overseas; insurance of goods transported by road, sea, river, rail or air being exports or crude oil for sale to overseas parties; insurance of goods transported by road, sea, river, rail or air being goods imported to Vietnamese airports, seaports or bordergates; insurance services for works and equipment of foreign contractors (including ships carrying oil and flying a foreign flag) which foreign petroleum contractors or sub-contractors use to carry out prospecting, exploration and development of petroleum in exclusive economic zones of Vietnam (including neighbouring countries with which Vietnam has an agreement to apply a common regime) and also including when such equipment is repaired or maintained for a limited period in Vietnam; and insurance services provided for transportation facilities owned by entities overseas.

(c) International transportation namely transportation of Vietnamese goods and passengers to foreign countries or from foreign countries into Vietnam, and the transportation of goods and passengers between foreign ports.

Where a transportation service establishment signs a contract for transportation of passengers or goods to foreign countries, the turnover from transport services which is not subject to VAT shall be the revenue actually collected from passengers. Where a domestic transport stage is included in the transport contract but it is not possible to calculate separately turnover from domestic transportation and international transportation, the turnover not subject to VAT shall include the turnover from domestic transportation.

(d) Goods and services provided directly to international transportation carriers means a business

establishment in Vietnam directly sells goods and services to the owner of an international transportation carrier for use during such transportation or for use on the facility, including:

(d1) Goods and services for use during transportation such as food and water, napkins and tissues, hygiene services, buoys and life-jackets, pilot services including for shipping and for planes at airports, wharfing services and parking services and a number of other goods and services provided directly to international transporters.

(d2) Goods and services provided to ensure the operation of international transportation carriers such as petrol and oil, repairs, paint, maintenance and so forth except for services for registration or services as mentioned above which are provided to facilities owned by Vietnamese entities, or chartered or leased by Vietnamese entities from foreign parties, which shall be subject to VAT as provided for in Part B of this Circular.

International transportation carriers referred to in clause 1.23 (d2) above include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Transportation carriers owned by Vietnamese organizations and individuals or carriers chartered or leased by Vietnamese entities from foreign entities to conduct an international transportation operation.

(e) Duty-free goods sold at duty-free shops at international airports, seaports, international stations and bordergates.

(g) National reserves goods sold by the National Reserves Office.

(h) Goods and services exported overseas from non-tariff zones; goods and services exchanged or purchased and sold as between entities in non-tariff zones (including goods and services supplied to non-tariff zones by foreign organizations and individuals).

Non-tariff zones comprise export processing zones, export processing enterprises, import duty bonded stores, import duty bonded zones, bonded warehouses, special commercial economic zones, commercial-industrial zones and other economic zones established by Decisions of the Prime Minister of the Government. The relationship of exchanging or purchasing and selling goods as between these zones and outside parties is an import/export relationship.

(i) Goods and services sold overseas, except for export goods and services in the category subject to the VAT rate of 0%.

(k) Operations subject to collection of fees and charges in accordance with State regulations shall not be subject to VAT, unless they have been transferred to the regime on prices for services.

1.24 Technology transfers and computer software, except for exported computer software:

(a) Technology transfers shall be determined in accordance with the provisions of Part 6 of Chapter 36 "Transfer of Technology" of the Civil Code of the Socialist Republic of Vietnam and its implementing legislation. In the case of technology transfer contracts accompanied by machinery and equipment, only the value of the transferred technology shall not be subject to VAT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.25 Postal and telecommunications services and Internet services universalized pursuant to the program of the Government.

1.26 Gold imported in bars and foils and gold which is not yet processed into fine art articles, jewellery or other products.

Gold in bars and foils and unprocessed gold shall be determined in accordance with international provisions.

1.27 Exported minerals which are not yet processed into other products, specifically as follows:

(a) Crude oil;

(b) Stone slabs, sand and rare earth;

(c) Precious stones;

(d) Manganese ores, tin ores, iron ores, chromic ores, emanate ores and apatite ores.

1.28 Products being prosthetics; and crutches, wheelchairs and other specialized apparatus used for disabled people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Business households with a low income which are not required to pay VAT shall be determined after inspection by the tax division in co-ordination with the Tax Consultancy Board, and a list shall be compiled thereof and written notice shall be provided to such business households.

Business households shall not be required to pay VAT during the duration of the above notice, but if their situation changes such that their income exceeds the stipulated limit, the tax division must notify them and place them within the category of VAT payers as from the month when their income exceeded the stipulated limit.

2. Business establishments shall not be entitled to a credit and refund of input VAT on goods and services used for production or business of non-VAT taxable goods or services stipulated in this section but must include such input VAT in the value of goods or services, the original cost of fixed assets or business expenses.

B. BASES FOR AND METHODS OF TAX CALCULATION

The bases for calculation of VAT are taxable prices and tax rates.

I. VAT TAXABLE PRICE

Prices used for calculation of VAT on goods and services shall be specifically determined as follows:

1. In respect of goods and services sold or supplied by production or business establishments, the sale price excluding VAT. In respect of goods and services subject to special sales tax (SST), the sale price including SST but excluding VAT.

Prices used for calculation of VAT on all types of goods and services shall also include additional levies and supplementary fees on top of the price of the goods and services which the business establishment is entitled to, except for additional levies and supplementary fees the latter must pay to the State Budget. Where a business establishment applies a form of discount to the sale price, the VAT taxable price shall be the discounted sale price recorded in the invoice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where imported goods are entitled to exemption from or reduction of import duties, the VAT taxable price shall be the price of the imported goods plus (+) import duties calculated at the rate of duty payable after the exemption or reduction.

3. In respect of products, goods and services used for the purposes of exchange, gift or donation, or paid instead of wages, the VAT taxable price shall be the taxable price of products, goods and services of the same or equivalent category at the time of such use or activity as abovementioned.

Example 2: Establishment A manufactures electrical fans and exchanges 50 fans for steel from Establishment B, and the sale price (before VAT) is VND 400,000 per fan. The VAT payable in respect of the exchanged fans shall be VND 400,000/fan x 50 fans x 10% = VND2,000,000.

4. In respect of products, goods and services which a business establishment produces for its own use but not to serve production or trading, or uses for production and trading of goods and services which are not subject to VAT, VAT output must be calculated. The taxable price shall be the sale price of products, goods or services of the same or equivalent category at the time of such use.

In respect of goods circulated internally, such as goods produced for transfer into an internal warehouse or materials and semi-finished products produced in order to continue the process of production within the same production or business establishment, VAT shall not be calculated or payable.

5. In respect of services provided by foreign parties to consumers in Vietnam, the VAT taxable price shall be the service price payable to the foreign party.

Example 3: Company A in Vietnam engages a foreign company for repair of a sea-going vessel. If the contractual price payable to the foreign company is VND 100 million, the VAT calculated and paid by Company A shall be 10% of VND 100 million.

6. In respect of property leasing services such as houses, factories, warehouses, bus or landing stations, grounds, means of transportation, machinery and equipment and so forth:

The VAT taxable price shall be the rent excluding taxes. In the case of leases for which rent is received in instalments or received in advance for a period of the lease, VAT shall be calculated on the basis of the amount of rent received in each instalment or received in advance, including receipts in other forms such as receipts for renovation, repair or upgrading at the request of the lessee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



is stipulated by law, the rent shall be determined within such framework.

7. In respect of goods sold by instalment payments, the taxable price shall be the lump sum price of the goods excluding VAT on one occasion (excluding interest on instalments), without taking into account the instalments paid each time.

Example 4: If a motor dealer supplies 100cc Honda motorcycles at the one-off price excluding VAT of VND 25.5 million per bike (including interest on instalments being VND 0.5 million), the VAT taxable price shall be VND 25 million per bike.

8. In respect of goods processing, the VAT taxable price shall be the processing price excluding VAT but including charges for labour, fuel, power, auxiliary materials and other expenses of processing incurred by the processor.

9. In respect of construction and installation:

9.1 In respect of construction and installation in which the supply of raw materials is included in the contract, the VAT taxable price shall include the VAT-exclusive value of such raw materials.

Example 5: Where Construction Company A is awarded a construction contract which includes the value of the construction materials, the total payment price without VAT being VND 1,500 million of which the value of construction materials is VND 1,100 million, the VAT taxable price shall be VND 1,500 million.

9.2 In respect of construction and installation in which the supply of raw materials is not included in the contract, the VAT taxable price shall be the value of the construction and installation not including the VAT-exclusive value of the raw materials.

Example 6: Where Construction Company X is awarded a construction contract for which the owner of the works supplies the materials, the value of the construction without construction materials being VND 600 million, the VAT taxable price shall be VND 600 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 7: Textile Company X (Party A) engages Construction Company Y (Party B) to carry out expansion of a production workshop. The total cost of the project before VAT is VND 200 billion, comprising:

- Value of construction, 80 billion;

- Value of equipment provided and installed by Party B, 120 billion;

- In addition, Party B charges 10% VAT, 20 billion;

- Total payable by Party A is 220 billion.

- When the workshop is completed and delivered to Party A, Party A shall credit the value of fixed assets for depreciation purposes at 200 billion (value without VAT).

- The amount of VAT actually paid of 20 billion may be deducted from output VAT on goods sold, or else a request for a refund may be made in accordance with regulations.

If Party A agrees to pay Party B for each item of work completed (assuming that construction is completed first and paid for first), when Party A pays the construction costs of 80 billion, it must add 10% VAT to the payment to Party B; the payment to be made, inclusive of VAT, shall be 80 billion + 8 billion = 88 billion.

10. In respect of business establishments to which the State allocates land for the construction of technical infrastructure for transfer together with land use rights, the VAT taxable price [of the infrastructure transferred] shall be the actual sale price or the price of transfer without VAT, minus the land use fees at the land prices stipulated by the people's committee of the province or city under central authority as at the time of allocation of the land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In respect of business establishments to which the State leases land for investment in leasing infrastructure facilities in an industrial zone, high-tech zone or other economic zone in accordance with Government regulations on sub-leasing, the VAT taxable price shall be the lease rent without VAT, less the land lease rent payable to the State Budget.

Example 8: The State allocates to Housing Investment and Development Company X 10,000m2 of land for the construction of housing for sale, of which 3,000m2 of land is to be used for internal roads under the zone planning and so land use fee is not paid for that 3,000m2 of land. The rate of land use fee payable to the State Budget is based on VND 200,000 per m2. When Company X sells one house with a land area of 50m2, the sale price of the house plus the price of land use right transfer without VAT shall be VND 800 million (in which the price of the house is 600 million and the price of land use right transfer is 200 million). The VAT taxable price of the above house shall be: VND 800 million - (50m2 x 200,000 per m2) = VND 700 million. Output VAT shall be: VND 700 million x 10% = VND 70 million.

Example 9: The State leases to Industrial Zone Infrastructure Business Investment Company Y 500,000m2 of land for 50 years to construct infrastructure facilities for lease. Land lease rent is VND 300,000 per m2 per year. After investing in the infrastructure, Company Y leases to Company Z 5,000m2 of land for 20 years to construct a production workshop, the land lease rent without VAT (without including the cost of public utilities) being VND 800,000 per m2 per year. Company Z pays rent for the infrastructure facilities once per year. The VAT taxable price on the income from leasing the infrastructure facilities per year shall be: (5,000 m2 x VND 800,000) - (5,000 m2 x VND 300,000) x 1 year = VND 2,500,000,000. VAT shall be: VND 2,500,000,000 x 10% = VND 250,000,000.

11. In respect of real estate business activities, the VAT taxable price in respect of real estate or infrastructure attached to the land shall exclude the value of the land at the price provided by the people's committee of a province or city under central authority as at the time of receipt of ownership of or the right to use such real estate.

12. In respect of shipping agency services, broking services, import-export agency and other services for which wages or commission are received, the VAT taxable price shall be the wages or commission received without VAT.

13. In respect of transportation, loading and unloading activities, the VAT taxable price shall be the transportation, loading and unloading charges before VAT, irrespective of whether the establishment directly carries out or sub-contracts out the transportation, loading and unloading.

14. In respect of goods or services of a special nature which use source documents, such as transportation tickets, lottery tickets and so forth, where the price is stated as VAT inclusive, the pre- VAT price shall be determined as follows:

                                      Sale price (price of ticket or whatever)

Pre-VAT price =     ---------------------------------------------------------------

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. In respect of tourism services in the form of travel or tour package contracts (including accommodation, travel and meals) the tax-inclusive price shall be determined as the package contract price and turnover of the business establishment for the purpose of calculation of VAT.

Where the package contract price includes items such as airfares for tourists from other countries to Vietnam and from Vietnam to other countries, meals and accommodation costs and excursion costs in foreign countries (if there are legal source documents), such costs shall not be subject to VAT in Vietnam.

Example 10: Ho Chi Minh Tourism Company performs a package tour contract with Thailand for 50 tourists for 5 days in Vietnam with the total payment of USD 32,000. The Vietnamese company pays for all airfares, meals, accommodation and excursion tickets in accordance with the agreed program, and the cost of the return airfares between Thailand and Vietnam is USD 10,000. The output VAT under this contract shall be determined as follows:

- VAT taxable turnover shall be USD 32,000 - 10,000 = USD 22,000

- Output VAT shall be: USD 22,000   x 10% = USD 2,000

                                                1 + 10%

- Turnover of the establishment determined for the purpose of calculating its business results shall be USD 32,000 - 2,000 = USD 30,000.

- Deductible input VAT shall be determined as stipulated to calculate the amount of VAT payable.

Example 11: Hanoi Tourism Company has a contract to take Vietnamese tourists to China at the package price of USD 400/per person for 5 days. If Hanoi Tourism Company pays the Chinese Tourism Company USD 300/per person, the taxable turnover of Hanoi Tourism Company shall be USD 100/per person (USD 400 - USD 300).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 12: A pawnbroking Company has turnover from pawnbroking of VND 110 million in the tax period.

- Output VAT shall be: VND 110 million

                                      --------------------- x 10% = VND 10 million

                                              1 + 10%

- Turnover from pawnbroking by the company determined for the purpose of calculating its business results shall be: VND 110 million - VND 10 million = VND 100 million.

17. In respect of books, newspapers and magazines sold at the published price (cover price) in accordance with the Law on Publishing, the sale price shall be the VAT-inclusive price for the purpose of calculation of VAT and turnover of the establishment (in the case of types subject to VAT). Where not sold at the cover price, VAT shall be calculated on the basis of the sale price.

Publishing means the process of publishing publications which is carried out from the stage of manuscript to the distribution of the publications to readers.

Example 13: Literature Publishing House sells a literary work to a company which distributes the book. The cover price (VAT-inclusive price) is VND 6,300/book. The distribution fee (25%) is VND 1,575/book.

The VAT taxable price shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VAT taxable price at the publishing stage = (Cover price - Distribution costs) divided by (1 + tax rate).

VAT taxable price at the publishing stage (Literature Publishing House) shall be equivalent to:

VND 6,300 - VND 1,575

------------------------------- = VND 4,500/book.

             1 + 5%

Output VAT at the publishing stage shall be: VND 4,500 per book x 5% = VND 225/book.

Total amount paid shall be: VND 4,500/book + VND 225/book = VND 4,725/book.

VAT taxable price at the distribution stage (at the company distributing the book) shall be:

VND 6,300

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



   1 + 5%

Output VAT shall be: VND 6,000/book x 5% = VND 300/book.

VAT payable at the stage of distributing the book shall be: VND 300/book - VND 225/ book = VND 75/book (assuming that there is no other input VAT).

- In a case where the Publishing House provides the book direct to readers, the VAT taxable price on the publishing activity shall be determined as follows: VAT taxable price at the publishing stage = (Price printed on cover) divided by (1 + tax rate).

In a case where a publishing house consigns the sale of the publication at the correct price (agency), the use of invoices and receipts and the declaration and payment of tax by the publishing house and consignee shall be implemented the same as for the case of the sale of goods via an agency selling at the correct price and receiving commission.

The cover price less (-) the costs of distribution may not be less than the cost price of standard pages. If it is, and the publishing establishment generates input VAT in excess of output VAT, it shall not be entitled to a refund.

18. In respect of printing services, the VAT taxable price shall be the printing wages. Where the printing establishment performs printing contracts and the payment price includes the printing wages and the costs of the paper used for printing, the VAT taxable price shall include the costs of the paper.

19. In respect of services of assessment agency, agency of assessment for compensation and agency for third party claims with respect to insurance business services, the VAT taxable price shall be the wages or commission entitlement, including items of costs which the insurance business establishment receives.

The time for the determination of the VAT taxable price pursuant to Section I of Part B of this Circular shall be the time at which the business establishment becomes owner of or receives the right to use such goods or services (in the case of construction and installation on the basis of delivery of completed items or the value of a quantity of completed works of construction or installation, it shall be the time of testing and handing over the works, completed items or quantity of completed works of construction or installation), irrespective of whether money was received.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VAT rates applicable to goods and services shall be applied as follows:

The rate of zero (0) per cent shall apply as follows:

1. The rate of zero (0) per cent shall apply to exported goods or services, including goods processed for export; construction and installation operations overseas and construction works of export processing enterprises; goods sold to duty-free shops; and goods and services which are not subject to VAT but which are exported (except for international transportation; goods and services provided directly to international transportation carriers; tour package services to foreign countries; postal and telecommunication services from foreign countries into Vietnam; credit, financial investments and securities services to foreign countries and the goods and services provided for in clause 1.7 of Section II of Part A of this Circular).

1.1 Export shall include export to foreign countries including via authorized agents, sale to export processing enterprises (except for goods used for individual consumption) and cases deemed to be export as stipulated by Government regulations, such as:

(a) Transitional processed goods in accordance with the commercial law regulating international purchases and sales of goods and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties.

(b) Processed goods for on-the-spot export in accordance with the commercial law regulating international purchases and sales of goods and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties.

(c) Export goods for sale at fairs and exhibitions overseas.

1.2 Goods exported to and services provided to export processing enterprises for use in production or business of such enterprises, except for services used for individual consumption.

Export services means services provided directly to organizations and individuals overseas and consumed outside Vietnam where all of the following conditions are satisfied: the establishment providing the services must sign a contract with the purchaser overseas in accordance with the Commercial Law; and the purchaser overseas makes payment for the services to the establishment providing services in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The rate of five per cent shall apply to the following goods and services:

2.1 Clean water used for production and living consumption, exploited by production-business establishments from natural water sources and sold to other users (except for clean water exploited by establishments in rural areas, mountainous areas, offshore islands and other remote and distant areas for local production or daily activities which is not subject to VAT, and except for other types of beverages in the ten (10) per cent VAT rate group).

2.2 Fertilizer, ore used for production of fertilizer; pesticides and growth stimulants for domestic animals and cultivated plants:

(a) Fertilizer, including organic and non-organic fertilizers such as potash fertilizer, nitrogenous fertilizer (urea), NPK fertilizer, phosphatized fertilizer and so forth.

(b) Ore used for production of fertilizer such as apatite ore used to produce phosphatized fertilizer, and muddy soil used for the production of bacterial fertilizer and so forth.

(c) All pesticides, vermicides, disinfectants, insecticides, anti-fungus chemicals, weed removers, growth stimulants for domestic animals and cultivated plants, and so forth.

2.3 Specialized medical equipment, apparatus and instruments, such as x-ray machines used for disease diagnosis and treatment, equipment and specialized apparatus for surgery and treatment of injuries; ambulances; equipment for measuring blood pressure, heart and pulse, and blood transfusion; injection syringes; contraceptive devices, and other specialized medical equipment and instruments; medical sanitary cotton and bandages, and medical sanitary tissue.

2.4 Preventive and curative medicine for humans and domestic animals (including vaccines, biological products, distilled water for the preparation of anaesthetic); pharmaceutical products and medical drugs which are the raw materials for producing preventive and curative medicine on the lists in Appendices 1 and 2 of this Circular.

2.5 Teaching and study aids such as models, drawings, blackboards, chalk, rulers, compasses used for teaching and study, and specialized equipment and tools for teaching, research and experiments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.7 Children's toys.

2.8 All types of books (except for books which are not subject to VAT as provided for in clause 1.13 of Section II of Part A of this Circular).

2.9 Tapes and disks, irrespective of whether they have programs recorded on them or are blank.

2.10 Products of cultivation and husbandry; products of aquaculture or fishing which have not yet been processed or which have only been semi-processed for cleaning, shelling, drying, freezing or salt preserving at the commercial trading stage (except for products provided for in clause 1.1 of Section II of Part A of this Circular).

2.11 Fresh foodstuffs and foods; forestry products (except wood and bamboo shoots) which have not yet been processed.

Foods shall include rice, unhusked rice, corn, potato and cassava; wheat, rice flour, corn meal, sweet-potato flour, cassava and wheat flour.

Fresh foodstuffs means all types of foodstuffs which have not yet been processed or which have only been semi-processed in the form of cleaning, shelling, cutting, slicing, freezing or drying but still remain fresh foodstuffs such as cattle and poultry meat, shrimp, crab and fish, and other aquaculture and marine products.

Unprocessed forestry products means products exploited from natural forests in the categories of bamboo, rattan, mushrooms, Job's ear mushrooms, roots, leaves, flowers and plants used for production of medicine and other forestry products.

2.12 Sugar; by-products obtained in manufacture of sugar, including sugar-cane dregs, bagasse and mud waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.14 Semi-processed cotton being cotton which has been peeled, seeded and classified.

2.15 Feed for cattle and poultry and other domestic animals, including unprocessed or semi-processed types of feed, such as bran, crushed and dried peanuts, fish powder, bone powder and so forth.

2.16 Scientific and technological services including application activities and guidance on science and technology, specifically as follows: data processing, calculation and analysis used directly for scientific research and technological development; preparation of feasibility studies and pre-feasibility studies and testing methods for new products and technology; intellectual property activities as guided in Circular 08-2006-TT-BKHCN dated 4 April 2006 of the Ministry of Science and Technology; and services regarding information and application of scientific and technological intellectual property rights and their testing.

2.17 Services directly serving agricultural production including ploughing and harrowing of agricultural land; digging, embanking, dredging of canals, ponds and lakes serving agricultural production; rearing, planting, cultivation, pest control, harvest, semi-processing and preservation of agricultural products.

2.18 Black coal and coal dust, coke, peat, coal lumps and coal bricks.

2.19 Soil, stone, sand and gravel (but excluding products made from soil, stone, sand and gravel such as sawn stone, facing stone, granite tiles).

2.20 Basic chemicals, comprising all types of chemicals listed in Appendix 1 attached to this Circular.

2.21 Mechanical engineering products (except for mechanical engineering consumer goods), comprising:

(a) Machinery and equipment such as: diesel engines, mills, lathes, planers, rollers, piercing mills, stamping mills; all types of complete and separate equipment; electricity meters, voltage stabilizers with a capacity of over 50 KVA, water meters; bridge girder structures; warehouse frame structures and products of metal structures; all types of automobiles (except for automobiles subject to special sales tax), all types of ships and boats and other means of transportation; all types of metal spare parts and semi-finished products for the above products (including spare parts and semi-finished products of automobiles subject to special sales tax).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) Products being small production tools such as pliers, hammers, saws, chisels, shovels, hoes and sickles, tool sets which are mechanical engineering products, and nails.

(d) Steel wire fencing from type B27 to B41, barbed wire, metal roofing, metal messenger cabling and metal conveyor belts.

(e) High voltage electrical equipment and transforming equipment, safety boxes, electricity measuring equipment, safety fuses (12KV, 24KV and 36KV from 6A or more) and so forth.

2.22 Cast moulds of all types including all types of moulds used as a tool for production of products or goods shaped by moulds, such as moulding casts for machine parts or for production of pipes.

2.23 Explosives including blasting agents, fuses, detonators and other types which have been manufactured into specialized explosive products without changing their character and effect as explosives.

2.24 Grindstone.

2.25 Newsprint.

2.26 Insecticide spraying packs.

2.27 Semi-processed latex in the form of crepe, sheets, rubber or nuggets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.29 Artificial hard boards made from raw materials such as bamboo, wood flour, wood chips, wood fibre, sawdust, sugar-cane refuse, rice husk and so forth, excluding plywood products.

2.30 Industrial concrete products including concrete bridge grinders, concrete beams and frame structures of houses, concrete piles, concrete power poles, concrete pipes used for sewers, concrete boxes of all types, panels and non-standard pre-cast reinforced concrete components (except for concrete bricks) and commercial concrete (concrete mortar).

2.31 Automobile tyres and rubber tubing of size 900-20 and above.

2.32 Neutral glass tubing (such as ampoules for the purpose of injecting medicines and test tubes).

2.33 Netting, cord and fibre used for weaving into all types of fishing nets; specialized fibre or cord used for weaving into fishing nets, irrespective of raw materials.

2.34 Products from metallurgy, rolling and drawing of ferrous, non-ferrous or precious metals, except for imported gold as provided for in clause 1.26 of Section II of Part A of this Circular.

Products from metallurgy, rolling and drawing of ferrous, non-ferrous or precious metals shall include metallurgical flat-rolled or drawn products used as raw materials or products, such as metal products in the form of bars, bullion, plates or wire.

Products which have been manufactured or processed from metallurgical flat-rolled or drawn products shall be subject to VAT rates applicable to their particular line of goods.

2.35 Automatic data processors and their parts and accessories (including computers of all types and parts of computers, specialized printers used for such computers), except for uninterruptible power supply (UPS).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.37 Maintenance, repair and restoration of historical and cultural heritage sites and museums, except for the activities provided for in clause 1.15 of Section II of Part A of this Circular.

2.38 Transportation including transportation of goods, luggage or passengers irrespective of whether the establishment directly carries out the transportation or sub-contracts it out, except for broking and agency activities where only commission is earned. Loading and unloading of passengers and luggage.

2.39 Services for registration of facilities and equipment in the traffic and transportation sector.

2.40 Dredging for channelling rivulets, river ports or seaports; rescue and salvage activities.

2.41 Distribution and screening of video films.

3. The rate of ten (10) per cent shall apply to the following goods and services:

3.1 Petroleum, gas; ore and other minerals.

3.2 Commercial electricity sold by electricity generation and business establishments.

3.3 Electronic products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.5 Appliances.

3.6 Chemical products (excluding basic chemicals as provided for in clause 2.20 of Section II of Part B of this Circular) and cosmetics.

3.7 Electrical conductors, telephone lines and other types of conductors (except for wire being a new product of the rolling or drawing phase as provided for in clause 2.34 of Section II of Part B of this Circular).

3.8 Welding rods.

3.9 Fibre, cloth, garments and embroidery products; disposable nappies and sanitary napkins.

3.10 Paper and paper products (excluding newsprint as provided for in clause 2.25 of Section II of Part B of this Circular).

3.11 Leather and imitation leather products.

3.12 Milk, cakes, candy, beverages and other processed foodstuffs, except for types of foodstuffs subject to the five per cent VAT rate.

3.13 Porcelain and terracotta; glass, rubber, plastic, wood and wooden products; cement, bricks, tiles and other building materials (except for products in the five per cent VAT rate group).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.15 Houses and infrastructure facilities of establishments to which the State allocates or leases land or which receive the land use right from other entities for investment in construction of houses and infrastructures for sale or transfer.

3.16 Leasing technical infrastructure facilities by establishments to which the State allocates or leases land or which receive the land use right from other entities for investment in technical infrastructure facilities in industrial zones, high-tech zones and other economic zones for lease in accordance with regulations of the Government.

3.17 Postal and telecommunication services and Internet services (except for postal and telecommunication services and Internet services universalized pursuant to the program of the Government as provided for in clause 1.25 of Section II of Part A of this Circular).

3.18 Leasing houses, offices, warehouses, yards, factory buildings, machinery, equipment and means of transportation.

3.19 Legal consultancy services and other consultancy services.

3.20 Auditing and accountancy services; survey and design services; insurance, including insurance broking (except for the types of insurance not subject to VAT as provided for in clause 1.8 of Section II of Part A of this Circular).

3.21 Taking, printing and enlarging photos; recording, duplicating and hiring out tapes; duplicating and recording videos.

3.22 Hotels, tourism and restaurant services.

3.23 Goods and services subject to special sales tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.25 Maritime shipping agency.

3.26 Brokerage services.

3.27 Repair and maintenance services (except for services regulated in clause 2.36 of Section II of Part B of this Circular).

3.28 Goods not regulated in Section II of Part A, [or in] clauses 1 and 2 of Section II of Part B of this Circular.

The above VAT rates shall apply uniformly to each type of goods and services in the stage of importation, manufacture, processing or commercial trading. If in the process of implementation there is an inconsistent VAT rate in the List of Preferential Import Rates, or if the VAT rate is not applied uniformly to the same type of imported goods and domestically produced goods, then the local tax office and customs office should continue to apply the rate stipulated in the tax [i.e. VAT] notice to the enterprise and at the same time notify the Ministry of Finance which shall resolve the matter in accordance with Decrees of the Government 158-2003-ND-CP dated 10 December 2003, 148-2004-ND-CP dated 23 July 2004 and 156-2005-ND-CP dated 15 December 2005 and their implementing guidelines.

Example 14: The VAT rate applicable to garments is 10%, such rate shall apply at all stages of import, production, processing or commercial trading.

4. Application of VAT rate in the following specific cases:

4.1 If a construction and installation business establishment signed a contract for construction and installation work before 1 January 2004 with a price including VAT at 5%, and by 31 December 2003 such work remained unfinished, then the VAT rate of 5% shall continue to apply to the remainder of such work performed under the contract.

4.2 If a business establishment with a project for construction of housing [and] infrastructure signed contracts for sale of such housing [and] infrastructure with a price including VAT at 5%, and collected at least 30% of the contract price from the purchasers before 1 January 2004, then the VAT rate of 5% shall continue to apply to such contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 15: The VAT rate applicable to steel and iron scrap recovered by establishments and sold is 5%; the VAT rate applicable to recycled plastic when sold shall be the VAT rate applicable to plastic products, namely 10%.

III. METHODS OF VAT CALCULATION

VAT payable by business establishments shall be calculated by the tax credit method or calculated directly on the basis of added value. Where a business establishment subject to VAT payment by the tax credit method deals in gold, silver, precious stones and foreign currencies, such establishment must maintain a separate account with respect to this activity for the purpose of calculation of VAT directly on the basis of added value.

The applicability and calculation of tax payable by each method shall be as follows:

1. Tax credit method:

1.1 This method shall apply to business entities and organizations, enterprises established under the Law on State Owned Enterprises (now the Law on Enterprises), the Law on Enterprises or the Law on Co-operatives, and enterprises with foreign owned capital and other business entities or organizations permitted by guidelines of the Ministry of Finance to apply this method, with the exception of those applying the method of calculation directly on the basis of added value as provided for in clause 2 below of this Section.

1.2 Determination of VAT payable:

The amount of VAT payable shall be equal to (=) output VAT less (-) creditable input VAT.

In which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Business establishments applying the tax credit method shall, upon selling or providing goods or services, calculate and collect VAT on the sold goods or services. When preparing sales invoices for goods or services, business establishments shall specify the pre-tax sale price, VAT and total amount payable by the purchaser. Where an invoice only states the total payable amount and not the pre-tax price and VAT, VAT on the sold goods or services shall be calculated on the amount stated in the invoice or source document.

Example 16: An enterprise selling iron and steel sells 6mm steel rods at the pre-VAT price of VND 4,600,000/tonne. VAT at 5% is VND 230,000/tonne. However, some of the invoices issued by the enterprise only state the sale price of VND 4,800,000/tonne. The VAT calculated on the sales revenue shall be VND 4,800,000/tonne x 5% = VND 240,000/tonne instead of being calculated on the pre-tax price of VND 4,600,000/tonne, and revenue shall be re-calculated as VND 4,560,000 (= VND 4,800,000 - 240,000). The enterprise purchasing steel rods shall not be permitted to credit any input VAT in respect of the invoices which do not indicate VAT.

Business enterprises must implement the regime on accounting, invoices and source documents as stipulated by law and guided in Section IV of Part B of this Circular. If a business establishment writes an incorrect VAT rate on an invoice but fails to correct it, the tax office shall deal with it as follows:

If the VAT rate on the invoice is higher than the rate stipulated by law, the business establishment must pay VAT at such higher rate. If the VAT rate on the invoice is lower than the rate stipulated by law, the business establishment must pay VAT at the rate stipulated by law.

(b) Input VAT shall be equal to (=) the aggregate amount of VAT as recorded in the added value invoices for the purchase of goods or services (including fixed assets) used for production and trading of goods and services subject to VAT, [and/or] the VAT amounts stated on receipts for payment of tax on imported goods or receipts for payment of VAT on behalf of foreign parties in accordance with the guidelines of the Ministry of Finance applicable to foreign organizations and individuals conducting business in Vietnam but which have not established a legal entity in Vietnam.

In respect of purchased goods and services for which special vouchers stating the taxinclusive price are used, establishments shall be permitted to rely on the tax-inclusive price and the calculation method stipulated in clause 14 of Section I of Part B of this Circular in order to determine the pre-tax price and the deductible input VAT.

Example 17: During a tax period, Company A paid deductible input VAT for a special service.

The total payment was VND 110 million (VAT-inclusive). The service is subject to 10% VAT rate. The deductible input VAT shall be calculated as follows:

VND 110 million

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



       1 + 10%

The pre-tax price is VND 100 million and VAT is 10 million.

(c) Calculating deductible input VAT:

(c1) Deductible input VAT means the VAT on goods and services used for the production or trading of goods and services which are subject to VAT.

(c2) In respect of goods or services which are purchased for use for production or trading of VAT taxable and non-taxable goods and services, only the input VAT of goods and services used

for the production or trading of VAT taxable goods and services shall be deductible; the amount of non-deductible input VAT shall be included in expenses as costs of non-taxable goods and services.

In respect of fixed assets which are purchased specifically for use in production or trading of non-taxable goods and services, all input VAT shall be deductible, but in the following cases input VAT shall only be included in the original cost of the fixed assets: specialized fixed assets which are used in production of arms and weaponry required for national defence and security; housing used as offices and other specialized equipment used for the operation of credit institutions, life insurers, securities business establishments, hospitals and schools; and fixed assets which are used for welfare purposes of business establishments (irrespective of the investment capital funding source).

(c3) Deductible input VAT in respect of production establishments in agriculture or forestry and establishments rearing, cultivating, catching or exploiting aquatic products which organize complete production, carry out consolidated accounting of results of production and business, and use agricultural or forest products or reared, cultivated, caught or exploited aquatic or sea products as raw materials in order to continue the production or processing of products subject to VAT (including agricultural, forest or aquatic products which have not yet been processed for export or processed products which are subject to VAT) shall be calculated as follows:

The business establishment shall be entitled to declare and credit VAT of goods and services purchased for use for production or trading at all stages, such as investment in capital construction, production or processing; where the establishment sells goods being agricultural, forest or aquatic products which have not yet been processed or which have only been semiprocessed, not subject to VAT, the amount of VAT of the purchased goods and services shall be deductible at a percentage (%) turnover of the taxable goods and services over the aggregate turnover of goods and services sold. The declaration and payment of VAT shall be made at the head office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c5) Input VAT on goods and services which is deductible arising in whatever month shall be declared as deductible when the amount of tax payable for that month is determined, irrespective of whether goods have been put to use or kept in store; except for input VAT on goods and services used to invest in construction or formation of fixed assets of an establishment yet to go into operation and when 200 million VND of input or output VAT has not yet arisen in which case it may be deducted gradually over a three month period. Where an added value invoice or a receipt for payment of input VAT on the purchased goods and services arises in a month but is not declared within that month, the deductibility shall be declared in the following month; the maximum period for declaration shall be three months from the month in which [deductible input VAT] arises.

In the case of a corporation having offices which do not directly conduct business activities and administrative units under its control such as hospitals, clinics, convalescent homes, institutes, training schools and so forth, which are not required to pay VAT, claims for deduction or refund

of input VAT on goods and services purchased to service the activities of those subsidiaries shall not be permitted. If such subsidiaries engage in trading of goods and services subject to VAT, there must be registration, declaration and payment of VAT for such activities.

Example 18: An office of Corporation A does not directly engage in production or business but exists on the budget contributed by its subsidiaries. If the office of Corporation A leases out the unused part of its office, it must keep separate accounts and separately declare and pay VAT for such leasing activity. Input VAT on goods and services servicing the activities of the office of Corporation A shall not be deductible or refundable, and it must use the budget contributed as stated above in order to make payment.

(c6) Deductible input VAT shall apply to expenses for advertising and promoting the production and trading of goods and services subject to VAT, and this shall include VAT on goods purchased externally or produced by the enterprise itself.

(d) Exported goods or services (except as stipulated in clauses 1(dd) and 1(e) of Section III of this Part B) which are entitled to a credit or refund of input VAT must satisfy all of the following

conditions and procedures:

(d.1) A contract for sale of goods or processing of goods (in the case of processing of goods) or for provision of services to foreign organizations or individuals. In the case of authorized export, a contract authorizing export and minutes of liquidation of the contract authorizing export (if the contract has expired) or periodical debt reconciliation statement between the principal and the authorized dealer, specifying the quantity and types of products, and the value of goods which were exported under the authorization; the number and date of the export contract which the authorized dealer has signed with the foreign party; the serial number, date and amount stated in the source document for payment by the principal to the authorized dealer; and the serial number and date of the customs declaration of goods exported by the authorized dealer.

(d2) A customs declaration with certification by the customs office of actual export of the goods. In the case of export of computer software which is wrapped and sealed in hard packaging, establishments must comply with custom declaration procedures the same as for normal exports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Business establishments supplying electricity, water, stationery [or] goods servicing daily living conditions of an export processing enterprise shall not be required to complete customs procedures. In the particular case of stationery [or] goods servicing daily living conditions of an export processing enterprise, the supplier need only register with the management committee of the export processing zone, industrial zone, high-tech zone, economic zone or commercial zone.

(d3) Payment for exported goods or services shall be made in accordance with the following provisions:

- Payment for goods or services must be made via a bank.

Payment made via a bank means the transfer of money from the bank of the importer to the bank of the exporter to pay for goods or services in accordance with the method of payment agreed in the contract and the regulations of the bank. The source document for payment shall be the credit advice issued by the bank of the exporter, notifying the amount of money received from the bank account at the bank of the importer. Where deferred payment is agreed in the export contract, the business establishment must produce a source document for payment via a bank upon the due date. In the case of authorized export, the authorized dealer must conduct payment with the foreign party via a bank.

- Payment shall be deemed to be made via a bank in the following cases:

Where the payment for exported goods or services is set off against a foreign loan, the business establishment must satisfy all of the following conditions, procedures and documents: Loan agreement (with respect to loans with a term of under one year); or certificate of registration of a loan issued by the State Bank of Vietnam (with respect to loans with a term of over one year); and source document for transfer of money by the foreign party into Vietnam via a bank.

- The method of payment for exported goods or services by way of set-off against a foreign loan must be set out in the export contract; and there must be confirmation from the foreign party regarding the set-off against a loan.

Where there is any difference after set-off of the value of exported goods or services against the foreign loan, the payment of the difference shall be made via a bank. The source document for payment via a bank shall be in accordance with the guidelines in this clause.

Where an establishment exporting goods or services conducts payment via a bank, but the foreign party authorizes a third party being an organization or individual overseas to make the payment, the payment made in accordance with the authorization must be stipulated in the export contract (or in an addendum to the contract, if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Where the foreign party makes payment via a request to a third party organization in Vietnam to pay off a debt via a bank payment and this is stipulated in the export contract (or in an addendum to the contract, if any) there must be proof from the exporter's bank of the payment received from the third party and also proof of payment of the debt certified by both the foreign party and the third party.

- Where the foreign party makes payment from a current account at an authorized bank in Vietnam to the account of the exporter, this payment must be stipulated in the export contract (or in an addendum to the contract, if any) and the source document for payment shall be the credit advice issued by the bank of the exporter, notifying the amount of money received from the current account of the foreign purchaser.

- Other cases of payments in accordance with regulations of the Government:

- In the case of labour export with collection of fees directly from employees working overseas, there must be source documents for collection of fees in cash from employees.

- Where a business establishment exports goods to sell at a fair or exhibition overseas, if foreign currency in cash is earned in the country where the commercial fair and exhibition is held and is remitted into Vietnam, there must be a declaration of the remitted amount of foreign currency earned from the sale of goods with the customs office and a source document for deposit of money with a bank in Vietnam.

- In the case of export of goods or services for repayment of a foreign debt for the Government, there must be confirmation from the foreign trade bank that the foreign party has accepted the consignment of exported goods to set off against the debt or confirmation that the set of documents has been sent to the foreign party to set off against the debt; the source documents for payment shall be produced in accordance with separate regulations of the Ministry of Finance.

- The export of goods or services for which payment is made in the form of goods means the export of goods (including processing of goods for export) or services to a foreign organization or individual (referred to as the foreign party) where the payment between the Vietnamese enterprise and the foreign party is made in the form of exchange of the value of exported goods or services or of the payment for processing of goods for export for the value of goods or services purchased from the foreign party.

- With respect to exported goods or services for which payment is made in the form of goods, the following additional procedures and documents shall be required:

- Method of payment for exported goods in the form of goods must be set out in the export contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Customs declaration of imported goods for which the payment is exchanged for the exported goods or services;

- Confirmation from the foreign party regarding the amount of money of the exchange of the exported goods or services for imported goods or services purchased from the foreign party;

- Where there is any difference after exchange of the value of exported goods or services for the value of the imported goods or services, the payment of the difference shall be made via a bank. The source document for payment via a bank shall be in accordance with the guidelines in this clause.

- Export to neighbouring countries pursuant to Decision 254-2006-QD-TTg of the Prime Minister of the Government dated 7 November 2006 must comply with guidelines of the Ministry of Finance and of the State Bank.

- Other forms of payment applicable to some special cases of export as provided in regulations of the Prime Minister of the Government.

(d.4) Added value invoices for the sale of goods or services or delivery of processed goods to the foreign party or export processing enterprise.

(dd) Conditions, procedures and documents for a credit of input VAT in a number of cases where goods are deemed to be exported:

(dd.1) Transitional processed goods stipulated in the Commercial Law regulating international purchases and sales of goods and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties:

- Contract for processing for export together with attached appendices (if any) signed with the foreign party, specifying the receiver in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Order form for delivery of transitional processed products (referred to as the delivery form) fully certified by the deliverer and the receiver in respect of transitional processed products, and certified by customs managing the processing contracts of the deliverer and of the receiver;

- Payment for processed goods for the foreign party must be made via a bank in accordance with the guidelines provided in clause 1.2(d.3) of this Section.

Procedures for the delivery and receipt of transitional processed products and delivery forms shall be implemented in accordance with guidelines provided by the General Department of Customs.

Example 19: Company A signs a processing contract with a foreign party for 200,000 pairs of shoe soles for export, with processing fees at VND 800 million. The contract specifies the shoe soles are to be transferred to Company B to produce the finished shoe product. In this case, Company A falls within the category of a transitional processor of goods for export.

When preparing the vouchers for transferring the shoe soles to Company B, Company A shall specify the quantity, type and specifications of the products for delivery, and the total revenue for processing the shoe soles at VND 800 million including VAT at 0%.

(dd.2) Goods processed being on-the-spot export pursuant to the law regulating international purchases and sales of goods and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties:

- Contract for sale of goods signed with the foreign party specifying goods, quantity and value of goods, the name and address of the receiver in Vietnam;

- Customs declaration form of on-the-spot import-export goods with the certification of the customs office that such goods have been delivered to an enterprise in Vietnam on instructions of the foreign party;

- Payment for goods sold to a foreign entity but delivered in Vietnam must be made via a bank in freely convertible foreign currency. The source document for payment made via a bank shall be in accordance with the guidelines in clause (d.3) above;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- On-the-spot export of goods by an enterprise with foreign owned capital must comply with the provisions in its investment licence.

(dd3) Goods exported for offshore investment by a Vietnamese organization must have:

- Customs declaration for export goods;

- The list of the goods exported for the offshore investment (on the stipulated form which the Ministry of Trade issues);

- Investment certificate;

- Investment approval from the investment recipient country;

- Export contract.

With respect to exported goods or goods which are deemed to be exported pursuant to clause (dd) above, if there is certification of the customs office (in the case of export goods) but other procedures and documents are not satisfied, the business establishment shall not be required to calculate output VAT but its input VAT shall not be deductible. With respect to transitional processed goods and on-the-spot exports, if one of the above procedures is not satisfied, the business establishment must calculate and pay VAT the same as for goods sold domestically.

With respect to export services establishments, if they fail to satisfy the requirement for payment via a bank, they shall not be required to calculate output VAT and their input VAT shall not be deductible.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3 The basis for determining the amount of deductible input VAT provided for in clause 1 above shall be the amount of VAT stated on the added value invoice for the goods and services purchased; the receipt for VAT payment at the import stage; or the receipt for VAT payment on behalf of a foreign party in accordance with the guidelines provided by the Ministry of Finance applicable to foreign organizations and enterprises conducting business in Vietnam but which have not established a legal entity in Vietnam.

A business establishment shall not be permitted to include deductible input VAT in cases where an added value invoice is not used in accordance with law, such as the added value invoice does not state the VAT (except for special cases where the VAT invoice states the payment price as VAT inclusive) or does not provide the name, address and tax code of the seller or does not state them correctly such that the seller cannot be identified; or if false invoices or receipts for payment of VAT are used or unauthorized amendments are made in the invoices or blank invoices are issued (without purchase or sale of goods or services) or the value stated on the invoice is greater than the actual value of goods or services.

2. Method of calculation of VAT directly on the basis of added value:

2.1 The method of tax calculation directly on the basis of added value shall apply to the following:

(a) Production and business individuals being Vietnamese.

(b) Foreign organizations and individuals conducting business in Vietnam but which have not established a legal entity in Vietnam and not maintaining adequate books of account, invoices and source documents to enable tax calculation by the tax credit method.

(c) Gold, silver, precious stones and foreign currency trading establishments.

2.2 Determination of VAT payable:

Amount of

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VAT rate of taxable

goods or services          x

Added value of

goods or services

 

Added value of

goods or services   =

 

Turnover of goods

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Net cost price of

goods or services sold

With respect to certain lines of business, the added value shall be determined as follows:

(a) With respect to production and sales trading activities, the difference between the turnover of sales and the turnover of materials, goods and services purchased for production or trading.

Where a business establishment does not separately account for the value of purchased materials, goods and services corresponding to the turnover of sales of goods, it shall be determined as follows:

Prime cost price of goods shall be equal to (=) revenue at start of period plus (+) turnover of purchases during the period less (-) revenue at end of period.

Example 20: Establishment A manufactures timber products. In a particular month it sells 150 products, its total sales turnover being VND 25 million.

(b) Total cost of raw materials and supplies purchased externally to produce these 150 products is VND 19 million, comprising:

- Main materials (timber): VND 14 million;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



At the applicable VAT rate of 10%, the VAT payable by establishment A shall be calculated as follows:

- Sale output VAT: VND 25 million - 19 million = VND 6 million;

- VAT payable: VND 6 million x 10% = VND 0.6 million.

(c) With respect to construction or installation: The difference between the revenue received from construction and installation of works or items of works less (-) cost of materials, power, transportation and services and other expenses of externally purchased goods or services attributable to the activities of construction and installation of works or items of works.

(d) With respect to transportation activities: The difference between the revenue received from transportation, loading and unloading charges less (-) fuel costs, spare parts costs and other costs of externally purchased goods and services attributable to the transportation activities.

(dd) With respect to catering activities: The difference between the revenue received from selling food and drink, service charges and other revenue less (-) costs of input goods and services attributable to the provision of catering.

(e) With respect to activities of trading in gold, silver, precious stones and foreign currency: Added value shall be the difference between the turnover on sales of gold, silver, precious stones and foreign currency, less (-) the net cost price of these goods.

(g) Where business establishments in the category of those calculating tax by the tax credit method also trade in the purchase and sale of gold, silver, precious stones and foreign currency to which the method of tax calculation directly on the basis of added value applies, they must account separately for input VAT in order to declare the amount of VAT payable on goods and services for each kind of business activity and under each method of calculating VAT.

Where separate accounts are not kept, an apportionment of deductible input VAT shall be determined equivalent to the turnover on goods and services subject to VAT calculated by the tax credit method over the total turnover from sales generated in the period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(i) With respect to other business activities: Added value shall be the difference between the revenue from the business activities less (-) the prime cost price of goods and services purchased externally to conduct those business activities.

Revenue from sale of goods and services stipulated above shall include all additional charges and fees to which business establishments are entitled in addition to the sale price, irrespective of whether or not they have been collected.

Input purchase price of goods and services stipulated above shall include all taxes and levies already paid and included in the payment price for purchased goods and services.

(k) Business establishments which belong to the category of those paying VAT by the method of tax calculation directly on the basis of added value shall not be entitled to include the value of assets purchased externally and investment and construction for forming fixed assets in their input purchase price of goods and services for the purpose of calculating added value.

2.3 The determination of added value as the basis for calculation of the VAT payable for each business establishment shall be as follows:

(a) In the case of business establishments which conduct purchases and sales with complete invoices, receipts and entries into books of account relating to the sale and purchase of goods and services, the added value shall be determined on the basis of the sale price and the purchase price stated in such source documents (taxpayers making declarations).

(b) Where a business establishment carries out the sale of goods and services with adequate invoices or receipts and is able to determine correctly the revenue earned from the sale of goods and services in accordance with the invoices for selling goods and services, but maintains insufficient purchase invoices relating to such goods or services, the added value shall be calculated by multiplying the revenue by (x) the proportion (%) of added value levied on such turnover.

(c) Where a business individual (household) fails to carry out the purchase or sale of goods and services with adequate invoices or receipts or carries out the purchase or sale of goods or services with inadequate invoices or receipts, the tax office shall fix the taxable turnover on the basis of the business situation. The added value shall be calculated by multiplying the fixed turnover by (x) the proportion (%) of added value levied on such turnover.

Invoices which are used as the basis for calculation of VAT in accordance with this method shall be invoices which are used in accordance with law. Any invoices which are not used in accordance with law as provided in clause 1.3 of Section III of Part B of this Circular shall not be used as the basis for calculation of the VAT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IV. SALE AND PURCHASE INVOICES AND RECEIPTS FOR GOODS AND SERVICES

Business enterprises must implement the regime of invoices and receipts as stipulated by law when they purchase or sell goods and services.

1. Business establishments paying VAT by the tax credit method, when selling or providing VAT taxable goods or services must use added value invoices, including cases of sales of goods and services subject to special sales tax (except when using special invoices and receipts which state the VAT inclusive payment price).

2. Business establishments paying VAT directly on the basis of added value, when selling goods and services must use sales invoices.

3. When billing, business establishments must record fully and correctly all the stipulated items on the invoice. Added value invoices must specify the sale price excluding tax, any additional charges and fees (if any), the VAT amount and the total payment price including tax. If the sale price excluding tax and the VAT are not specified separately, but only the payment price is specified, output VAT shall be calculated on the payment price.

4. Lawful invoices and receipts shall comprise:

4.1 Invoices issued by the Ministry of Finance (General Department of Taxation) and supplied by the tax office to business establishments.

4.2 Self-printed invoices for use in accordance with the stipulated forms which the General Department of Taxation has agreed an establishment may use.

4.3 All types of other special invoices and receipts which are permitted to be used.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Purchase and sale invoices without the stipulated contents (unless supplied by the tax office);

(b) Purchase and sale invoices recording transactions which did not actually take place;

(c) Fraudulent purchase and sale invoices;

(d) Purchase and sale invoices with different items on different counterfoils of the same invoice;

(dd) Purchase and sale invoices past their use expiry date;

(e) Purchase and sale invoices dated prior to a date on which a competent authority issued a decision on invalidity of such invoice;

(g) Purchase and sale invoices for a transaction dated prior to a date on which a competent authority reached a conclusion on invalidity of such invoice.

5. Guidelines for the use of, and recording on, invoices in a number of specific cases shall be provided for as follows:

5.1 Production and business establishments paying tax by the tax credit method selling non-VAT taxable goods or services; selling goods or services to entities which are VAT exempt; or selling gold, silver, precious stones and foreign currency must use added value invoices but may write only the VATexclusive price on the line for sale price and cross out the line for tax rate and VAT amount. In cases of sales of non-VAT taxable goods or services or sales of goods or services to entities which are VAT exempt, the invoice must specify that the goods are non-taxable or that they are being sold to an entity which is VAT exempt.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



An authorized dealer which delivers imported goods on which VAT has been paid at the import stage shall provide an added value invoice as the basis for the principal to declare deductible input VAT on the goods imported by the authorized dealer. Where the authorized dealer has not paid VAT on the imported goods at the import stage, when delivering the imported goods it must prepare an exwarehouse order concurrently being an internal transportation order as published by the Ministry of Finance (General Department of Taxation) accompanied by an internal transfer order as the vouchers for circulation of the goods on the market. The establishment may only provide the above added value invoice after VAT has been paid at the import stage on the goods it has imported as authorized dealer.

An added value invoice for the delivery of goods imported by an authorized dealer shall state:

(a) Pre-VAT selling price, comprising: the value of the goods actually imported at the CIF price, import duty, special sales tax, and other items payable in accordance with State regulations at the import stage (if any).

(b) VAT rate and VAT amount stated on the tax notice from the customs department.

(c) Total amount of payment (= (a) + (b)).

An authorized dealer which imports goods shall provide a separate added value invoice for the purpose of payment of its commission.

5.3 In the case of a production and business establishment paying tax by the tax credit method which has goods for export (including an establishment processing goods for export) which are subject to VAT, an added value invoice shall be used upon export of the goods.

Upon removal of the goods for transportation to the bordergate or to the place where export procedures will be carried out, if there is not yet a basis for providing an added value invoice, the

establishment shall use an ex-warehouse order concurrently being an internal transportation order as published by the Ministry of Finance (General Department of Taxation) accompanied by an internal transfer order as the vouchers for circulation of the goods on the market. After it has completed the procedures to export the goods, the establishment shall provide an added value invoice for the exported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



other establishments), when moving the goods to the authorized dealer, the principal shall use an exwarehouse order concurrently being an internal transportation order as published by the Ministry of Finance (General Department of Taxation) accompanied by an internal transfer order. After the customs office has certified the goods actually exported and their quantity and value based on a comparison of the source documents of the authorized dealer, the principal in the export of the goods shall provide an added value invoice for the declaration and payment of tax and refund of VAT. In this case, the export business establishment shall retain the second copy of the invoice at the enterprise. Where the export business establishment registers with the tax office to print by itself and issue invoices for export goods to foreign customers, it shall use self-printed invoices for declaration and payment of tax and tax refund.

5.4 Use of invoices and receipts for goods and services being promotions, advertising, samples, gifts, donations, substitutes for wages of employees, or for internal consumption:

(a) With respect to goods and services used for promotion, advertising or samples to service production and trading of goods and services (namely products, goods and services used for promotion, advertising and samples as stipulated in Decree 37-2006-ND-CP of the Government dated 4 April 2006 implementing the Commercial Law on commercial promotional activities), establishments must prepare VAT invoices, specifying on the invoice the volume of the goods and that they are promotional, advertising or sample goods for which money is not receivable, and a diagonal line should be drawn across the invoice.

(b) With respect to goods and services used for gifts, donations, exchange, substitutes for wages of employees or for internal consumption, the establishment must prepare VAT invoices (or sales invoices) on which items are fully recorded and VAT is calculated the same as in the case of an invoice for selling goods and services to customers.

5.5 With respect to goods and services for which a price reduction is stated on the invoice, the invoice must specify the percentage or rate of price reduction, VAT exclusive price (the sale price as already reduced), VAT and total payment price including VAT.

Where a price reduction applies when a quantity or turnover from purchases reaches a certain fixed level, the amount of reduction for goods already sold and calculated earlier shall be adjusted on the sales invoice for the goods and services upon the final purchase occasion or in the following period.

Such invoice must specify the invoice number and the price reduction. If the client fails to make further purchases [to the fixed level] then there must be a repayment slip as required by law.

5.6 In the case of a production and business establishment which transfers goods to dependent cost accounting establishments such as branches, shops and so forth in other localities (provinces and cities under central authority) for the purpose of sale or for transfer by these dependent branches and units between each other; or returns goods from one dependent cost accounting unit to a trading establishment; or moves goods to an authorized dealer to sell at a fixed price on commission depending on the method of business organization and cost accounting, the establishment may choose only one of the following two methods of using invoices and receipts: use an added value invoice as the basis for payment and for declaration and payment of VAT by each unit and at each stage independently; [and] use an ex-warehouse order concurrently being an internal transportation order as published by the Ministry of Finance (General Department of Taxation) accompanied by an internal transfer order in the case of goods being moved internally; or use a consignment order as published by the Ministry of Finance (General Department of Taxation) accompanied by an internal transfer order for the transportation of goods to an establishment acting as agent.

Production and business establishments may only implement one of these two methods of using invoices and receipts, and prior to doing so they must register with the tax office directly managing them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.7 An establishment acting as commission agent for the purchase of goods shall prepare an invoice for goods purchased by the agent and commission (if any) upon return of goods to the principal.

5.8 In the case of a business establishment which purchases and takes possession of goods for which the seller provides an invoice but, after that, the purchaser discovers that the goods fail to meet specifications or quality and a part or all of them are returned: Upon return of the goods to the seller the establishment must provide an invoice specifying that the goods are returned to the seller for failure to meet specifications or quality and the amount of VAT. This invoice shall be the basis for the seller and purchaser to amend the turnover on the sale or purchase and the amount of VAT they declared.

If the purchaser is in the category of purchasers without invoices, upon return of the goods the seller and purchaser must prepare minutes or reach written agreement specifying the type, quantity and value of goods returned at the VAT-exclusive price and the amount of VAT in accordance with the sales invoice (number, code and date of invoice) and the reason for their return, and forward same to the seller together with the sales invoice. Such minutes shall be retained with the sales invoice to provide the basis for amendment of the declaration of the turnover on the sale and VAT of the seller.

If the seller has already sent out the goods and prepared an invoice but, prior to receipt, the purchaser discovers that the goods fail to meet specifications or quality and that a part or all of the goods must be returned: Upon return of the goods the seller and purchaser must prepare minutes specifying the type, quantity, VAT-exclusive value of goods and the amount of VAT in accordance with the sales invoice (with its number, code and date), and the reason for their return, and forward same to the seller together with the invoice for the seller to prepare a replacement added value invoice for the amount of goods received and aimed at providing the basis for the seller to amend its turnover and output VAT.

5.9 In the case of a business establishment which has already delivered or supplied goods and services and provided an invoice but, because the goods or services fail to meet specifications or quality, the selling price must be amended (reduced or increased), the seller and purchaser must prepare minutes or reach written agreement specifying the quantity of goods, their specifications, the amount of the price increase (or reduction) in accordance with the sales invoice (code number, date of the invoice and duration), and the reason for the price increase (or reduction). At the same time, the seller shall prepare an invoice to reflect the amended price, specifying the amendment that has been made for the price of goods and services in accordance with the sales invoice with number and code, and so forth. The invoice amending the price shall provide the basis for the seller and purchaser to make amended declarations of the turnover on the sale or purchase and output VAT and input VAT.

Business establishments shall not be permitted to write negative (-) numbers on any amended invoice they use.

5.10 When a business establishment sends out goods for sale at a mobile place, it shall use an exwarehouse order concurrently being an internal transportation order as published by the Ministry of Finance (General Department of Taxation) accompanied by an internal transfer order, and upon sale of the goods, it shall prepare an invoice as stipulated.

5.11 When a business establishment directly retails goods or provides services at a low price below the stipulated level, it shall only be required to prepare an invoice at the request of a purchaser, but if it does not prepare an invoice, it must prepare a list of retail goods sold (in Form 06-GTGT attached to this Circular) as the basis for tax calculation.

5.12 When a construction business establishment performs construction or installation works over a long period for which payment is made in accordance with a schedule or depending on the quantity of works completed and handed over, it must prepare an invoice for payment for a quantity of works constructed or installed and handed over. The added value invoice must specify pre-tax revenue and VAT. In the case of construction works for which an invoice for payment for the value of the work has been completed, if there is a reduction of the value of the volume of construction upon finalization of the value of capital construction work, an invoice or source document shall be prepared for the adjustment of the value of the work to be paid as in the case of the amendments provided for in clause 5.9 of this Section.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) In the line for sale price, they shall write the selling price of the house, the rent for the infrastructure facilities, the revenue from transportation, or the revenue from package tour services, pre-VAT.

(b) In the line for VAT taxable price, they shall write the selling price of the house (or the rent for the infrastructure facilities) less (-) the land use fee (or land rent) payable to the State Budget;

or the revenue from package tour services less (-) the expenses arising overseas, such as food and accommodation and transportation fees; or the revenue from transportation less (-) the revenue from international transportation.

(c) In the line for tax rate, they shall write the amount of VAT and the payment price as stipulated.

If a business establishment investing in construction of housing for sale collects payment from the purchasers in advance then later builds and delivers the housing pursuant to the contract, the

business establishment need not prepare a VAT invoice when collecting such advance payments,

but only when delivering the housing. The VAT invoice should then be prepared in accordance with the above guidelines.

5.14 Establishments engaged in finance leasing which lease property subject to VAT shall prepare invoices in accordance with the regulations.

When establishments engaged in finance leasing lease assets subject to VAT, they must provide an added value invoice (for assets purchased domestically) or a receipt for payment of VAT at the import stage (for imported assets); the total amount of VAT stated on the invoice for the finance leasing services must match the amount of VAT stated on the added value invoice (or on the receipt for payment of VAT at the import stage).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When VAT on finance leased assets has been fully credited and the assets have been transferred to the ownership of the lessee, the lessor shall transfer to the lessee the added value invoice or the purchase invoice for imported assets together with the receipt for payment of VAT on the finance leased assets.

5.15 Establishment engaged in activities of the purchase and sale of foreign currencies arising overseas shall prepare lists detailing turnover on the purchase and sale of each type of foreign currency.

Establishments must retain all source documents of transactions with buyers and sellers overseas strictly in accordance with the law on accounting. Invoices in accordance with regulations must be prepared for all activities of the purchase and sale of foreign currencies arising domestically.

5.16 Where business establishments purchase or sell gold, silver and precious stones from non-trading individuals without an invoice, they shall prepare a list of input purchased goods in accordance with Form 04-GTGT issued with this Circular.

5.17 When export processing enterprises sell goods or services, they shall use sales invoices (or invoices they themselves issue) in accordance with regulations of the Ministry of Finance.

5.18 Invoices and receipts regarding assets being capital contribution and assets transferred [internally] shall comprise:

(a1) In the case of non-business organizations and individuals making a capital contribution by assets to a limited liability company or shareholding company, the receipt shall be the minutes certifying capital contribution and the minutes recording delivery of the assets.

 (a2) In the case of an individual using his or her own assets or value of a land use right to form a private enterprise or law office without transferring ownership, if there is no proof of the value of the assets then there must be a valuation for accounting purposes to fix the value of the fixed assets.

(b1) In the case of business establishment making a capital contribution by assets to an enterprise, there must be minutes certifying capital contribution and the joint venture agreement; minutes of valuation of the assets and a file on the origin of the assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.19 Where an individual or administrative unit produces or trades in goods or services subject to VAT but this arises on an irregular basis and they require to use an invoice, the tax office shall provide a oneoff invoice for use in each case.

Where a non-business entity or family household or individual sells second hand personal goods,

VAT shall not be payable and an invoice shall not be required to be presented.

5.20 Business establishments sending goods for auction shall be required to present an invoice after the sale.

5.21 Business establishments selling goods in execution of a judgment shall be required to present an invoice after the sale.

5.22 In the case of a State company undergoing equitization which delivers goods not included in the value of the company to another enterprise purchasing and selling debts, the latter shall not be required to prepare an invoice after the sale or to declare or pay VAT on the sale.

5.23 In the case of a business establishment assigning capital, when delivering goods included in the value of the capital assignment it shall be required to prepare a VAT invoice.

5.24 In the case of a business establishment receiving aid from another business establishment, the former shall prepare a receipt certifying "other income" in order to declare and pay corporate income tax in accordance with regulations. The business establishment paying out the aid shall rely on the purpose of the aid as recorded in a contract to prepare a disbursement voucher.10

5.25 Any business establishment donating, lending or returning assets must prepare a VAT invoice the same as for a normal purchase or sale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. REGISTRATION FOR PAYMENT OF VAT

1. Business establishments including their companies, factories, enterprises, branches and affiliated shops, must register with the Department of Taxation, or with the tax division in the case of business individuals, their location of business, line of business, labour, capital, tax office where tax payments are to be made and other information in accordance with the form for registration for payment of tax and the guidelines provided by the tax office.

With respect to newly-established establishments, registration for payment of tax must be made

within ten (10) days from the date of issuance of their investment licence or business registration

certificate and seal. Where the establishment commences its business operations prior to issuance

of a business registration certificate, registration for payment of tax must be made prior to commencement of its business operations.

Business establishments which have registered for payment of tax must make a declaration of any changes due to merger, consolidation, division, demerger, dissolution, bankruptcy or establishment of new companies, factories, enterprises, branches or shops, or change of business activities or change of line or location of business, and so forth, and must make an additional registration thereof with the tax office at least five days prior to the occurrence of such change.

2. Where an establishment carrying out production and business activities has its head office in a

locality (province or city under central authority) but has a dependent cost accounting establishment such as a company, factory, enterprise, branch or shop directly selling goods in another locality, the business establishment must register for tax payment with the tax office where it has its head office, and the dependent cost accounting establishments must register for VAT payment with the local tax office where they have their head offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Construction and installation establishments must register and pay tax at the local tax office where they have their head offices. Where affiliated establishments without legal entity status such as groups, teams or management boards, construct or install works, and so forth, in another locality (province or city under central authority), the construction establishment must at the same time register, declare and pay tax at the local tax office where the works are constructed.

4. In the case of establishments which sub-contract to business collectives or individuals undertaking responsibility for their own business results, the sub-contracting collectives or individuals shall register, declare and pay VAT directly at the tax office where their business is carried out.

5. If business establishments which are subject to payment of tax calculated directly on the basis of added value satisfy all conditions in respect of the sale and purchase of goods and services and fulfil all requirements in respect of invoices, source documents, books of account, declaration and payment of tax in accordance with applicable provisions and voluntarily register for application of the tax credit method, such business establishments shall be permitted to apply the tax credit method.

Establishments shall prepare and submit the registration for tax payment (in accordance with Form 09-GTGT attached to this Circular) to the tax office where they register for tax payment. Upon receipt of the registration of an establishment, the tax office shall be responsible for examination thereof and for promptly notifying the establishment as to whether it is permitted to apply the tax credit method (specifying the reason in the case of refusal of the application) within thirty (30) days from the date of receipt of the application of the establishment. Establishments may only pay tax by the tax credit method upon being notified by the tax office of the approval of the application.

Where business individuals (households) subject to payment of tax calculated directly on the basis of added value apply the tax credit method but, in the course of such application, they fail to fulfil the regulations, the tax office may apply measures to fix the tax payable and shall issue a notice suspending the tax credit method.

6. Issuance of tax codes to taxpayers: The tax office shall be responsible for issuing tax codes and certificates of tax registration to establishments which have registered for tax payment with the tax office.

Foreign project owners (or their authorized representatives, such as works management boards) and main foreign contractors who are entitled to a refund of VAT but do not yet have a tax code must carry out the procedures with the Department of Taxation where they have their head office for the purpose of issuance of a tax code.

II. DECLARATION OF VAT PAYABLE TO STATE BUDGET

Business and production establishments and importers shall be responsible for declaring VAT payable in accordance with the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Establishments must make full declarations strictly in accordance with the forms for tax declaration and shall be responsible for the accuracy of their declarations. If, after submission of a declaration to the tax office, a business establishment discovers there was an error in the data on that declaration prior to the deadline for tax payment, the business establishment must notify the tax office and at the same time prepare a replacement declaration. Where the error is discovered after the deadline for tax payment, the establishment shall make an amendment on the declaration for the next month.

2. In the case of business establishments paying tax by the tax credit method, declaration of tax payable for a number of specific cases shall be implemented as follows:

2.1 Where a business establishment carries out production or trading of VAT-taxable goods and services and of non-taxable goods and services, but the establishment does not maintain separate accounts for deductible input VAT, the input VAT shall only be deductible at a percentage (%) turnover of the taxable goods and services sold over the aggregate turnover of goods and services in the period.

The business establishment shall provisionally calculate deductible input VAT as a percentage (%) arising in the month of the declaration on a monthly basis and then, upon tax finalization for the year, shall re-calculate the amount of deductible input VAT as an actual percentage (%) of the turnover for the year of finalization.

2.2 Where construction and installation establishments have affiliated establishments without legal entity status, such as building groups and teams or management boards, constructing works in other localities (provinces or cities under central authority), the construction and installation affiliate or the head establishment must declare revenue and VAT payable at the locality where the works or items of works are constructed, at two per cent of the pre-VAT payment price for the works or items of work. The construction and installation establishment shall be responsible to declare and make VAT tax finalization in accordance with regulations with the tax office where it has its head office. The amount of VAT paid at the locality where the works are constructed shall be included in the amount of VAT paid when the construction establishment declares and pays VAT at the tax office where it has its head office. Dependent cost accounting units constructing works or items of work in locality shall use the tax code and invoices of their superior unit and shall use the VAT declaration form (in accordance with Form 07C-GTGT attached to this Circular). Where construction and installation establishments sign a construction or installation contract (as a main contract) but they assign a part of the work or items of the work to another establishment (as a sub-contractor) for implementation, the construction and installation establishment must register and declare the construction or installation contract and the sub-contract with another establishment with the tax office where they have the construction work for such establishment to declare and pay VAT for its part of the work performed at the locality. Where the construction and installation establishment (sub-contractor) does not register, declare and pay tax, the construction and installation establishment (main contractor) must declare and pay VAT on the whole contractual value of the work.

A business establishment engaged in construction or installation of works in localities other than the locality in which its head office is located or having affiliated establishments in other localities which are liable to pay VAT at a percentage (%) turnover shall, upon making a declaration and payment of VAT at its head office, include an additional declaration of the serial number of VAT declaration form, the amount of VAT payable, the number of source documents and the amount of VAT already paid in the localities of the works of construction or installation or in the locality of sale of goods in the monthly VAT declaration form which shall be used as the basis for the tax office managing such business establishment to calculate an amount of VAT already paid, payable or paid in excess.

2.3 If a construction and installation establishment is engaged in construction of works or items of work which involve a number of localities, such as construction of highways, power lines, pipelines for water, petroleum or gas and so forth, and is unable to determine the revenue and expenses arising in each locality, the business establishment shall register, declare and pay VAT in the locality where it has its head office.

2.4 Business establishments acting as an agent selling goods or services not subject to VAT; business establishments acting as an agent providing postal services or selling insurance, lotteries or air tickets at the price fixed by the principal and receiving commission shall not be required to declare and pay VAT on both the turnover from sale of goods or services as agent and agency commissions received.

2.5 In the case of an establishment selling goods via an agent (a commission agent for the sale of goods at the price fixed by the principal), the establishment shall declare and pay tax on such goods monthly, based on the invoices prepared for the goods sold via the agent as provided for in clause 5.6 of Section IV of Part B of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



declare and pay tax in the locality where the affiliated establishments have their head offices, based on input and output invoices for the goods that are delivered internally to them and for the goods they directly purchase or sell.

2.6 An agency establishment selling goods subject to VAT in any forms shall declare, calculate and pay VAT on goods sold as agent and on commission received from agency activities.

An agency establishment selling goods at the price fixed by the goods owner and receiving commission must declare and pay tax pursuant to the sale price fixed by the goods owner even if it carried out the sale at a lower price than the price fixed by the goods owner.

Establishments acting as purchase agents in any form shall declare and pay VAT on goods purchased as agent and on commission earned (if any).

2.7 With respect to purchased goods and services used for the production or trading of VAT taxable goods and services for which input VAT has been credited or refunded but which are transferred to be used in activities producing or trading non-VAT taxable goods and services or used for another purpose other than servicing production or trading, the establishment must declare VAT on the purchased goods and services at their residual value or price not yet allocated in the accounting books and as at the time of the transfer.

With respect to fixed assets which are purchased for use in production or trading of goods and services for which input VAT has been deducted or refunded, and then they are transferred to be

used in activities other than producing or trading, the establishment must declare VAT on the fixed assets at their residual value or price not yet allocated in the accounting books.

Input VAT on goods and services forming fixed assets of an enterprise such as rooms for eating midshift meals, rooms for resting between shifts, free accommodation, changing rooms, parking lots, toilets and cisterns used by employees in production and business areas and accommodation and medical stations for employees in industrial zones shall be fully deductible.

With respect to purchased goods and services (including fixed assets) for the purpose of use for production or trading of non-VAT taxable goods and services (for which input VAT has not been

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.8 In the case of establishments using goods and services for internal consumption not to service

production and business, such as transportation, airlines, railways and post offices, which do not

calculate output VAT, they must have regulations on the subjects and the limits of internal consumption of goods and services, and a competent body must have provided written approval of the regulations.

2.9 In the case of agents selling construction lotteries for commission, they shall not declare and pay VAT; VAT shall be declared and paid by the lottery companies.

2.10 In respect of corporations and companies with subsidiary units, declaration of VAT payable shall be made as follows:

(a) In respect of independent cost accounting units and dependent cost accounting units, such as

companies, enterprises, factories, branches and shops which have incomplete legal entity status, have their own seal and bank account and directly sell goods and services and generate turnover, they shall declare and pay VAT by the tax credit method in the locality where the business establishments have their head office.

(b) In respect of dependent accounting units in localities other than the head office of the company or corporation which do not have legal entity status, do not have their own seal or deposit accounts at a bank, and directly sell goods and services and generate turnover, then the company or corporation shall be responsible to make registration for issuance of a tax code to the dependent accounting units. The dependent accounting units shall use invoices of their superior unit and the VAT declaration form (in Form 07C-GTGT attached to this Circular). The company shall declare and pay VAT in the locality where the turnover is generated as at the rate of one per cent and two per cent on the VAT-exclusive turnover with respect to goods and services in the category to which the VAT rates of five per cent or ten (10) per cent respectively apply. The corporation or company shall be responsible to declare and make VAT tax finalization in accordance with regulations with the tax office where it has its head office.

The amount of VAT paid by the dependent accounting units at their locality shall be included in

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c) In respect of dependent cost accounting units with their office in the same locality (province or city under central authority) as that of their superior unit, such as the corporation or company,

such corporation or company shall declare and pay VAT on behalf of its dependent cost accounting unit. If a dependent accounting unit which has incomplete legal entity status, has its own seal and bank account, directly sells goods and services and makes full declaration of input and output VAT wishes to declare and pay its tax, it must make registration for payment of tax and issuance of a dependent tax code and use its own invoices.

(d) In respect of dependent accounting units in localities (provinces and cities under central authority) other than the head office of the company, if they do not directly sell goods and generate turnover and account fully for input VAT, their declaration and payment of tax shall be made by the head office of the Company.

Corporations and companies shall, on the basis of their organizational structure and business activities, determine and register establishments which are subject to tax declaration and payment at the tax office where such establishments are conducting business. Where it is necessary to declare and pay VAT other than in accordance with the above guidelines, corporations or companies must refer to the Ministry of Finance for specific guidelines.

2.11 Business establishments providing finance leasing services shall not declare and pay VAT on such finance leasing services. They shall declare and calculate VAT on assets which they provide to other units on hire-purchase being VAT-taxable in accordance with invoices prepared under the provisions in clause 5.14 of Section IV of Part B of this Circular.

Establishments shall only declare VAT on finance leasing services in accordance with the provisions in this Circular by using the list in Form 02-GTGT and the list in Form 03-GTGT for leased assets which are VAT taxable, only recording in "column 10: VAT" of Form 03-GTGT the amount of VAT on leased assets apportioned consistently with the added value invoices prepared for turnover from finance leasing services in the period of the declaration.

Where a lessee does not implement a contract resulting in the lessor recovering the leased assets,

the lessor must notify the lessee and calculate accurately the amount of VAT paid and the amount of VAT unpaid. If the lessor then leases to another party, it must calculate the amount of uncollected VAT in order to collect it under the new contract.

If assets are leased for a period and then sold by the lessor to the lessee or another party, the lessor must calculate VAT on the assets sold and issue an added value invoice, and shall only be entitled to a credit for input VAT on assets not collected in full.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where a finance leasing contract is fulfilled and the lessee has paid all VAT and the two parties agree to continue the lease, the invoice prepared for the next revenue term shall not include VAT.

2.12 In the case of a business establishment which pays VAT by the tax credit method and which has trading activities of purchase and sale of gold, silver, precious stones and foreign currency paying tax directly on added value, it shall declare and pay VAT as follows:

(a)12 In respect of goods and services on which VAT is calculated by the tax credit method, it shall prepare a detailed declaration (in Form 01-GTGT attached to this Circular) and not record item 24.

It shall prepare a separate detailed declaration for the business activities of the purchase and sale of gold, silver and precious stones and for the foreign currency business activities.

Form 07A-GTGT attached to this Circular) and record the corresponding details of the goods and of the foreign currencies.

On the basis of all of the above declarations, it shall prepare an overall VAT declaration (in Form 01-GTGT attached to this Circular) and only record items 24, 40, 41, 42 and 43.

Every month, it must submit to the tax office the overall VAT declaration and the detailed VAT declarations with a list of the source documents for the goods and services purchased and sold in Forms 02-GTGT, 03-GTGT and 04-GTGT (with respect to gold, silver and foreign currency purchased from sellers without an invoice).

In the case of business establishments, such as banks, with dependent accounting units in the same locality, such affiliated units must prepare lists of goods and services purchased and sold for filing at the head establishment. When preparing a list of goods and services purchased and sold, the head establishment shall only collate an overall report from these lists.

2.13 Aircraft transportation companies shall declare and pay VAT on their aircraft transportation activities in the locality where the company has its head office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.15 An office of a corporation which does not directly trade shall not be within the category of VAT taxpayers if it sells its assets, including taxable assets, and shall not calculate, declare and pay VAT on the assets sold. Upon sale of assets, the unit must prepare an invoice in the form HD-TS-TL-3L in Decision 55-2000-QD-BTC of the Minister of Finance dated 19 April 2000 issuing Regulations on Management of and Dealing with Assets of Administrative Bodies (the invoice is issued by the Department of Finance of any province or city under central authority). Production and business establishments which purchase liquidated assets shall not be entitled to a credit on input VAT.

2.16 When a business establishment is demerged or divided, dissolves or is bankrupt or converts the form of ownership, and there is a sale of assets being VAT taxable goods, VAT must be calculated, declared and paid on the goods sold. Upon sale of assets, the establishment must prepare invoices in accordance with regulations and declare and pay VAT.

2.17 In the case of a business establishment with a subsidiary unit provisionally paying VAT as a

percentage (%) in another locality from that in which the former has its head office, the business

establishment must declare at its tax office all aggregates of input VAT, of deductible input VAT, of VAT payable, and of VAT provisionally paid (including the amounts provisionally paid as a percentage (%).

2.18 Business and production establishments shall not be required to declare and pay VAT in the

following cases: - Receipt of compensation or assistance regarding land or resettlement on recovery of land;

- Contribution of assets to form an enterprise;

- A business establishment transfers assets to a dependent cost accounting establishment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Third party recoveries in insurance business;

- Payments collected on behalf of payees unrelated to the sale of goods and services by of the business establishment.

2.1913

3. Business establishments and importers of goods subject to VAT must declare and submit VAT declaration forms on each occasion when goods are imported at the same time as making import

duty declarations to the customs office collecting import duties.

4. Declaration of VAT by import-export business establishments importing VAT-taxable goods as authorized agents:

An authorized agent shall not declare and pay VAT on goods it imports as authorized agent, but must declare the added value invoices for such imported goods that it has paid for the principal with the tax office on list 02-GTGT together with the invoices and receipts for any other goods and services sold. The invoices for the goods imported as authorized agent shall be listed separately on the list.

5. Business establishments trading in lots must declare and pay tax in respect of each lot of goods to the division of taxation where the goods are purchased prior to dispatch of such goods (except in cases of VAT exemption under Government regulations). The VAT payable in respect of goods traded in lots shall be calculated directly on the basis of added value.

6. Where a business establishment deals in different items of goods and services subject to different rates of VAT, it must declare VAT for each individual item of goods or services at the applicable tax rates. Where it is unable to determine individual applicable tax rates, payment of tax shall be at the highest tax rate applicable to the goods produced or services provided.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



business establishments must still make and lodge declarations with the tax office.

8. In respect of business establishments which engage in the purchase and sale of gold, silver, precious stones and foreign currency, pay tax directly on added value, and fully implement a system of purchasing and selling goods and services with proper invoices, receipts and accounting entries: if, in one month, their declaration of VAT payable is a negative (-) amount, they shall not pay VAT but the negative amount of VAT shall be carried forward to deduct from the amount payable in the following month for the purpose of calculation of the amount of VAT payable and tax finalization for the whole year, but a negative amount of VAT may not be carried forward from one finalized year to the next year.

9. In respect of administrative units and other organizations which are engaged in production or business of goods and services subject to VAT, these units shall register, declare and pay VAT and corporate income tax as stipulated by law. Where a unit does not carry out cost accounting and is unable to separate costs and input VAT of taxable goods and services, amounts of VAT and corporate income tax payable shall be determined on the basis of turnover and percentage (%) of added value and percentage (%) of corporate income on turnover as determined by the tax office for the purpose of tax declaration and payment.

10. Foreign organizations and individuals which are engaged in production or business in Vietnam not in the forms of investment under the Law on Foreign Investment in Vietnam (now the Law on Investment) hereinafter referred to as foreign contractors shall declare and pay VAT under separate regulations of the Ministry of Finance.

Where an organization or individual in Vietnam acts as agent for sale of goods or services of a foreign organization or individual, the organization or individual in Vietnam must declare and pay VAT on the goods or services on behalf of the foreign party.

11. VAT shall not be payable on goods which establishments being successful tenderers directly import (including import through an authorized agent), the goods being goods covered by the provisions in clause 1.4 of Section II of Part A of this Circular, for the purpose of sale to an enterprise to form fixed assets for an approved investment project.

When transmitting or delivering goods imported by an authorized agent, an establishment must issue an invoice in accordance with the provisions in clause 5.1 of Section IV of part B of this Circular.

12. The list of goods or services purchased and sold which is attached to tax declaration forms submitted to the tax office on a monthly basis shall be prepared in a number of cases as follows:

12.1 In respect of goods and services directly retailed to consumers, such as electricity, water, petrol and oil, postal services, hotel or food and beverage services, passenger transportation, trading of gold, silver, precious stones and foreign currency and retail sales of other consumer goods and services, declaration may be made for the total turnover from such retail sales and it shall not be necessary to declare each invoice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. PAYMENT OF VAT

VAT taxpayers shall be responsible for paying VAT in full and in a timely manner to the State Budget.

The order and procedures for the payment of VAT shall be as follows:

1. Business establishments which pay tax by the tax credit method shall pay VAT to the State Budget upon submission of the VAT declaration form to the tax office. The time-limit for tax payment for the month shall be no later than the twentieth day of the following month.

Any establishment which has a bank account may carry out procedures to pay tax using a payment slip by telegram transfer to the State Budget; the date of payment of tax to the State Budget shall be the date on which the bank accepts and performs the procedures for transfer from the account of the business establishment to the State Budget and which is recorded by the bank on the payment slip.

Where a business establishment pays tax in cash, the date of payment of tax to the State Budget shall be the date on which the State Treasury office or tax office receives tax payment.

A business establishment shall be responsible to pay the VAT shortfall to the State Budget after ten (10) days from the date of submission of the tax finalization. Any excess amount of VAT paid shall be credited against the VAT payable in the following tax period or shall be refunded if the establishment is a subject entitled to VAT refund.

2. Where a business organization or individual (household) pays tax directly on the basis of added value and makes declaration and tax payment in accordance with the tax payment notice issued by the tax office, the time-limit for tax payment shall be no later than the twentieth day of the following month. With respect to business individuals (households) paying tax on fixed turnover, the time-limit for tax payment shall be no later than the day stipulated on the tax payment notice.

In respect of households and individuals doing business (except for taxpayers which pay tax based on a declaration) in locations which are far from the State Treasury or doing itinerant or irregular business, the tax office shall collect tax and pay it to the State Budget. The time-limit for the tax office to pay the collected tax to the State Budget shall not exceed three days (from the date of collection of tax), and in the case of mountainous areas, islands or areas where transportation is difficult shall not exceed six days, from the date of collection of tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1 With respect to goods which are not subject to import duties, or where the import duty rate is zero (0) per cent, the time-limit for declaration and payment of VAT shall be within the time-limit applicable to goods subject to import duties.

3.2 With respect to imported goods which are non-commercial or small volume border imports, they shall not be subject to tax payment notices, but VAT must be declared and paid immediately upon import.

3.3 Where imported goods which are not subject to VAT upon importation, such as raw materials imported for production or processing of goods for export, gifts, donations, humanitarian aid or nonrefundable aid and so forth, are sold or used for other purposes, the establishments must declare and pay VAT to the tax office directly managing the establishment.

4. Business establishments which purchase, sell or transport imported goods must perform strictly the regulations on invoices and receipts. In the absence of the stipulated vouchers, such establishments shall be dealt with for a breach of the regulations on invoices and receipts or for an administrative breach of the tax regulations, or (in respect of goods imported without invoices and receipts) shall have the goods confiscated in accordance with law.

When tax is collected, the tax office or the State Treasury office shall issue to business establishments tax collection receipts or vouchers confirming the tax collected in the form of receipts or vouchers issued uniformly by the Ministry of Finance. The tax office shall be responsible for guiding and examining business establishments in maintaining recording and accounting regimes and in clearly stating the amounts of VAT in receipts and vouchers as the basis for calculation of the amount of VAT payable and amount of VAT to be credited.

5. Any excessive amount of VAT which a business establishment has paid in a previous tax period shall be credited against the VAT payable in the following tax period. Any shortfall in the previous tax period shall be paid in full in the following tax period.

Where a business establishment transfers to another locality (another district in the case of a taxpayer directly managed by a tax division; or another province or city under central authority in the case of a taxpayer directly managed by a Taxation Department), it must pay the full amount of any shortfall and have such payment verified by the tax office directly managing it, prior to transferring its head office.

In the case of establishments paying tax on the tax credit method which transfer their head office, if they have input VAT not fully credited or have paid an excess amount, when they declare and pay tax at the tax office directly managing them in the new locality, they shall be entitled to a credit or deduction. Such business establishments must prepare a report on the totals of tax generated and totals of amounts paid and excess payments, and forward it to the Taxation Department for verification as the basis for declaring, calculating and paying tax at the tax office directly managing them in their new locality.

If during any tax period a business establishment subject to VAT by the tax credit method has deductible input tax exceeding output tax payable, the excess amount of tax shall be carried forward to the following tax period. Where a business establishment invests in new fixed assets and is entitled to a large credit of input tax, a gradual credit or refund shall be carried out in accordance with the provisions stipulated in Part D of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



D. REFUND OF VAT

I. SUBJECTS AND CASES OF ENTITLEMENT TO VAT REFUND

1. Business establishments paying tax by the tax credit method shall be considered for tax refund in the following cases:

(a) Business establishments which have not yet been fully credited for input tax of three or more consecutive months (irrespective of the accounting period). The refunded tax amount shall be the input tax which has not yet been fully credited for the tax refund period. This shall apply to business establishments with a new investment or intensive investment.

Example 21: Enterprise A declares VAT with input VAT and output VAT as follows:

(Unit: VND million)

Month of tax

declaration

Deductible

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



in the

month

Output

VAT

arising in

the month

Tax

payable

Accumulated amount of

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



December

2000

200

100

- 100

- 100

January

2001

300

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ 50

- 50

February

2001

300

200

- 100

- 150

In the above example, Enterprise A has accumulated three consecutive months of input tax which exceeds output tax. Enterprise A shall therefore be entitled to a refund of VAT in the amount of VND 150 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A business establishment exporting goods or services in a month and also selling goods domestically with input VAT on export goods or services not yet credited of VND 200 million or

more but is later compensated for the input VAT on the goods sold domestically, it shall not be considered for a refund of VAT for the month if the input VAT on VAT declarations not yet credited is less than VND 200 million, but it shall be considered for a refund of VAT for the month if the input VAT on VAT declarations not yet credited is VND 200 million or more.

In respect of goods exported by an authorized agent or transitional processing of goods for export, the subject eligible for the VAT refund shall be the principal authorizing the export or carrying out transitional processing of goods for export, or in the case processing by an authorized processor, the establishment directly processing the export goods.

2. Where a business establishment carries out a new investment, has made business registration and registration for tax payment by the tax credit method and is in the period of investment and has not commenced operations and has not yet generated any output VAT: if the period of investment is one year or more, it shall be considered for refund of input tax on an annual basis. If the amount of input VAT on invested assets to be refunded is more than VND 200 million, it shall be considered for a quarterly refund.

Example 22: A new business establishment is established in 2003; it invests VND 6 billion in construction and installation and VND 2 billion in machinery and equipment during the year.

- Input VAT in respect of materials used for construction and installation is VND 400 million;

- VAT in respect of machinery and equipment is VND 200 million.

At the end of 2003, the project has not commenced operations and has no turnover and therefore no VAT liability. Following the VAT finalization report for 2003, input VAT is fixed at VND 600 million, and so the establishment shall prepare an application file to the tax office for refund of VND 600 million VAT. If input VAT of the enterprise overall for each quarter is greater than VND 200 million, the enterprise may request a tax refund each quarter (for three consecutive months).

3. Where a business establishment paying tax by the tax credit method carries out an investment project in a production facility which is in the period of investment and has not commenced operations and has not yet made business registration and registration for tax payment, it must prepare Form 01B-GTGT in respect of each investment project each year, and if it has the amount of input VAT on goods and services used for the investment project of VND 200 million or more, it shall be considered for a quarterly refund (for three consecutive months).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Tax refunds shall be made to business establishments in accordance with a decision of a competent tax authority in accordance with law.

6. Refund of VAT paid by ODA funded projects shall be subject to separate regulations of the Ministry of Finance.

7. Organizations in Vietnam using humanitarian or non-refundable aid from foreign organizations or individuals to purchase goods in Vietnam shall be entitled to a refund of VAT already paid as recorded on the added value invoice for purchase of the goods.

Example 23: The Red Cross receives VND 200 million aid money from an international organization to purchase humanitarian aid goods for the citizens in a province affected by a natural disaster. The VAT-exclusive price of the goods is VND 200 million and VAT is VND 10 million. The Red Cross shall be entitled to a refund of VAT namely VND 10 million.

All business establishments and organizations which are entitled to a refund of VAT in accordance with the provisions in clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 7 of this Section I must pay tax by the tax credit method, must have been issued with a certificate of business registration (investment licence), have a seal, maintain accounting books and accounting source documents in accordance with regulations and must have a deposit account at a bank with the tax code of the establishment.

Once an establishment has prepared its application for a VAT refund, it may not include any input VAT which is the subject of the application in the amount of tax to be credited in the next month after the time of preparation of the application for a tax refund.

If, in the month prior to the application for a VAT refund, the establishment has paid an excess amount of VAT, it shall add the excessive VAT into the refund request amount for the period. Where an establishment has any amount of shortfall, it must pay fully the amount of shortfall to the State Budget before the tax refund is made.

8. Entities which are entitled to diplomatic immunity in accordance with the Ordinance on Diplomatic Immunity and purchase goods and services shall be entitled to a refund of the amount of VAT paid and recorded on the value added invoice. Business establishments in Vietnam which sell goods and services to such entities shall calculate VAT upon preparation of an added value invoice. Entities, goods, services and procedures for tax refund in this case shall be as provided for in Circular 08-2003-TT-BTC dated 15 January 2003.

II. APPLICATION FILE FOR VAT REFUND

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.1 Application for refund of VAT already paid, specifying the grounds for the application, the amount requested to be refunded, and the refund period (in Form 10-GTGT attached to this Circular).

1.2 List of totals of output VAT, deductible input VAT, VAT already paid (if any), and the excessive amount of input VAT over output VAT requested to be refunded.

1.3 List of goods and services purchased and sold in the period relating to the calculation of input VAT and output VAT (in Forms 02-GTGT and 03-GTGT attached to this Circular). In respect of

purchased goods and services for which special vouchers stating the tax-inclusive price are used, list in Form 05-GTGT attached to this Circular shall be used.

If monthly tax declarations are sufficient and accurate and match lists of totals, establishments shall not be required to submit lists of goods and services purchased and sold in the months for which refunds are requested. Where there is an amendment to deductible input VAT or output VAT in the months for which a refund is requested, the establishment shall declare the amount of deductible input VAT and the amount of output VAT arising in each month of the period for which the refund is requested, and the amount of the amendment must be clearly explained.

2. The file for VAT refund in the cases stipulated in clause 1(b) of Section I of Part D of this Circular shall comprise:

2.1 For export goods and services paid for in cash:

(a) Documents stipulated in clause 1 of this Section;

(b) Minutes of liquidation of the contract authorizing export or authorizing processing goods for export (if the contract has expired) or periodical debt reconciliation statement between the principal and the authorized dealer (for export via authorized agents or processing by authorized processors for export);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(c1) Serial number and date of the export declaration for the export goods (in the case of authorized export, the serial number and date of the export declaration by the authorized entity);

(c2) Serial number and date of the export contract or serial number and date of the contract authorizing export or contract authorizing processing with respect to export via authorized agents or processing by authorized processors for export;

(c3) Method of payment, serial number, date and amount of money recorded on the source document for payment for exported goods or services.

2.2 The file for VAT refund in the case of exported goods or services for which payment is made in the form of goods shall comprise:

(a) Documents stipulated in clause 1 of this Section;

(b1) Serial number and date of the contract for export of goods or services signed with the foreign party;

(b2) Serial number and date of the contract for purchase of goods or services from the foreign party (referred to as import contract) for which payment is made by exchange for exported goods or services;

(b3) Serial number and date of declaration of exported goods;

(b4) Serial number and date of declaration of imported goods purchased from the foreign party for which payment is made by exchange for exported goods or services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where there is any difference after the payment is made by exchange of the value of exported goods or services for the value of imported goods or services, the amount of the difference must be paid via a bank and the business establishment shall include the serial number, date of the source document for payment via a bank and the amount of payment in the list.

Contracts for export of goods or services and contracts for import of goods purchased from foreign parties shall comply with the provisions of the Commercial Law and specify the quantity, types, value of goods or services, sale (purchase) price or processing price (with respect to processing of goods), method of payment by exchange of the value of export goods or services for the value of imported goods or services purchased from the foreign party.

Where an establishment producing, trading or processing goods for export makes payment in the form of imported goods under a long-term contract with the foreign party, the business establishment must register the export contract, import contract and the schedule of payment with the foreign party with the tax authority and forward periodical confirmation of the quantity and value of goods for which payment is made by exchange with the foreign party.

2.3. The file for VAT refund in the case of on-the-spot export of goods shall comprise:

(a) Documents stipulated in clause 1 of this Section;

(b) List of documents, signed and sealed by the establishment, specifying:

(b1) Serial number and date of the on-the-spot export contract signed with foreign party;

(b2) Serial number and date of the customs declaration of goods exported and imported on-thespot;

(b3) Serial number, date and amount of money recorded on the source document for payment for goods exported on-the-spot made via a bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Documents stipulated in clause 1 of this Section;

(b) List of documents, signed and sealed by the establishment, specifying:

(b1) Serial numbers and dates of the processing contract and supplying contract;

(b2) Serial number and date of the customs declaration of transitional processed goods for export;

(b3) Serial number, date and amount of money recorded on the source document for payment for

goods exported on-the-spot made via a bank.

2.5 The file for VAT refund in the case of goods exported for offshore investment shall comprise:

(a) Documents stipulated in clause 1 of this Section;

(b) List of documents, signed and sealed by the establishment, specifying:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(b2) Serial number and date of the investment approval from the investment recipient country;

(b3) The list of the goods exported for the offshore investment (issued by the Ministry of Trade).

3. The file for VAT refund in the case of merger, consolidation, division, demerger, dissolution or bankruptcy of business establishments shall comprise:

(a) Official letter requesting refund of VAT paid in excess to the State Budget;

(b) Decision on merger, consolidation, division, demerger, dissolution, bankruptcy or conversion of ownership; transfer, sale, contractual management or lease of a State owned enterprise issued by the competent authority;

(c) Finalization of VAT up until time of merger, dissolution, bankruptcy or conversion of ownership; transfer, sale, contractual management or lease of a State owned enterprise.

4. The file for VAT refund in the case falling within clause 6 of Section I of this Part shall be in accordance with separate regulations of the Ministry of Finance.

5. The file for VAT refund in the cases falling within clause 7 of Section I of this Part shall comprise:

5.1 Documents stipulated in clause 1 of this Section with a list of all input VAT refundable, a list of invoices for goods and services purchased in Form 03-GTGT and Form 05-GTGT (in respect of purchased goods and services for which special vouchers are used, the tax-inclusive price shall be recorded).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.3 Confirmation from the committee administering aid received at the Ministry of Finance regarding any item of aid received from a non-government foreign organization, specifying the name of the donor organization, the amount, the body which received it, the body administering it (copy verified by the establishment).

III. RESPONSIBILITIES OF SUBJECTS ENTITLED TO VAT REFUND

1. To prepare an application file requesting a tax refund in accordance with the provisions of Section II of this Circular and to submit it to the tax office. To provide correct and truthful data in their declarations and to be responsible before the law for such data.

2. To make additions or supplementary explanations upon request by the tax office in the case where the file is unclear or incomplete.

3. To submit a tax refund file as stipulated in Section II of this Part to the tax office; to retain at their establishments other complete files relevant to VAT refunds and VAT credits; to provide complete invoices, source documents and relevant files as the basis for ascertaining the amounts of VAT refundable when the tax office requests inspections on VAT refunds at an establishment.

4. To submit an explanation to the tax office if the establishment discovers any discrepancy in the amount of VAT declared as paid and the amount claimed in a refund application, and to have a plan for dealing with same; and if the establishment fails to do so, its refund application shall be deemed invalid.

IV. AUTHORITY AND ORDER FOR RESOLUTION OF VAT REFUND

1. Authority for approval of VAT refund:

1.1 Directors of Taxation Departments shall consider and issue decisions on VAT refunds to subjects entitled to refunds in accordance with Section I of this Part.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Responsibilities of tax authorities for tax refunds:

2.1 To receive application files for tax refund from taxpayers.

2.2 To inspect the application files at the tax office, to classify subjects entitled to VAT refund in order to apply the procedures for tax refund and ensure the close management of the tax refund.

2.3 To notify in writing and return the application files to business establishments which are not subjects entitled to VAT refund; where a business establishment is a subject entitled to VAT refund but its file is not complete or does not comply with the regulations, within seven days (from the date of receipt of the application file), to notify in writing and request the business establishment to make additions to the file or prepare a replacement file.

2.4 To verify the data and determine the amount refundable to the subject entitled to VAT refund.

2.5 To make decisions on tax refund for subjects entitled to VAT refund in Form 12-GTGT attached to this Circular.

2.6 To organize a check or inspection at an establishment regarding the tax refund in cases where its file has shown any suspicious signs or the subject entitled to VAT refund is in breach of the laws on taxation.

3. Time-limits for resolution of tax refund:

3.1 The time-limit for resolution of a tax refund shall be fifteen (15) days in the case of taxpayers to which the system of VAT refund first and inspection after applies (three days in the cases referred to in clause 6 of Section I of Part D of this Circular) as from the date of receipt of a complete file as stipulated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Responsibilities of the State Treasury:

The State Treasury of a province or city under central authority shall pay the tax refund to the taxpayer within a maximum of three days from the date of receipt of the decision on tax refund of the tax authority. In the case of refunds under clause 1(b) of Section IV of this Part, the Central State Treasury shall pay the tax refund on the basis of the decision of the Minister of Finance, or of the General Director of the General Department of Taxation as authorized by the Minister.

5. Money to pay tax refunds shall come from the Fund for VAT Refunds. The administration and use of the Fund for VAT Refunds shall be provided for in separate regulations by the Ministry of Finance.

6. The number of days for the consideration and resolution of tax refund claims in the above cases shall be calculated according to the number of working days.

DD. DUTIES, POWER AND RESPONSIBILITIES OF TAXATION AUTHORITIES

1. To provide business establishments which have registered their businesses with guidelines for registration, declaration and payment of VAT in accordance with the Law on VAT.

To issue a reminder notice to business establishments which fail to comply with the provisions on registration, declaration and payment of tax; to impose administrative penalties for tax offences in cases where business establishments fail to comply with such notices upon receipt.

2. To issue notices to business establishments for explanations, adjustments or additions or replacement declarations to be made in the case where they fail to declare fully and correctly the amount of tax payable in the declaration form. Tax notices from the tax office must be sent to taxpayers no later than three days prior to the date on which tax must be paid.

To issue tax notices to business organizations and individuals (households) paying VAT directly on the basis of added value of the amounts of tax payable and the time-limits for tax payment in accordance with Tax Notice Form 08A-GTGT or 08B-GTGT attached to this Circular. Tax notices must be sent to taxpayers no later than three days prior to the date on which tax must be paid as stated in the tax notices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The duration used to calculate the fines payable for delayed payment of tax with respect to taxpayers shall be as follows:

3.1 From the twenty first day of the following month, with respect to taxpayers paying VAT by the tax credit method and taxpayers paying VAT directly on the basis of added value and making a declaration.

3.2 From the first day of the following month, with respect to taxpayers paying tax on a fixed turnover.

3.3 From the day following the date on which duty must be paid as stipulated in the Law on Import and Export Duties, with respect to imported goods.

4. To take, or to request the competent body to take, measures for imposing administrative penalties as provided for in article 19.4 of the Law on VAT in the case where the establishment fails to pay the tax and fines stated in a notice issued by the tax office.

Where the business establishment continues to fail to pay in full the tax and fines after such administrative measures have been taken, the tax office shall forward the relevant documents to  the competent bodies for resolution in accordance with law.

5. To examine and inspect declarations, payments and finalizations of tax by business establishments in order to ensure strict compliance with law.

6. To deal with tax complaints in accordance with provisions of the law.

7. To request taxpayers to provide books of account, invoices, source documents and other documents relating to the calculation and payment of tax; to request credit organizations, banks and other relevant organizations and individuals to provide documents relating to the calculation and payment of tax.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. The tax office shall have the right to fix the amount of VAT payable by taxpayers in the following cases:

9.1 Business establishments fail to maintain, or maintain adequately, books of account, invoices and source documents as required by regulations.

Where a business establishment paying VAT calculated directly on the basis of added value or a business establishment trading in lots fails to carry out, or carry out adequately, the purchase or sale of goods with invoices or source documents, the tax office shall, based on the business situation, determine the added value and amount of tax payable calculated directly on the basis of added value as referred to in clause 2.3 of Section III of Part B of this Circular.

With respect to small or medium business individuals and households (referred to as business households), the fixed amount of tax payable each month may be used as the basis for collection of tax within a period of six or twelve (12) months. The tax office shall be responsible for notifying publicly such taxpayers of the level of turnover and the fixed amounts of tax.

Where a small or medium business household paying a fixed amount of tax over a period changes its lines of business or business scale during such period, it must notify the tax office of such change for consideration and adjustment of the fixed amount of tax; where the household fails to notify, or notifies untruthfully, of such change, the tax office shall have the right to fix an amount of tax payable in conformity with its business situation. Where the household suspends business activities for fifteen (15) or more days in one month, it shall be considered for a reduction of fifty (50) per cent of the amount of tax payable for such month. If the household suspends business activities for a whole month, it shall be exempted from payment of the amount of tax payable for such month.

Where a small or medium business household paying a fixed amount of tax over a period suspends business activities for a number of days giving rise to entitlement to tax reduction or exemption, it shall prepare an application (in the form issued by and in accordance with guidelines of the tax office) which specifies the number of days for which business is suspended and the reasons therefor and submit same to the district tax office. The tax office shall verify and carry out the tax reduction or exemption as stipulated where the household actually suspends business.

Taxation Departments shall determine medium and small business households in accordance with the trade or industry and the specific conditions in each locality for the purpose of application of stipulated tax collection and management methods.

9.2 Failure to declare tax or failure to comply with the time-limit for submission of declaration forms despite delivery to a taxpayer of a reminder notice of such declaration; failure, upon submission of tax declaration form, to declare correctly the basis for calculation of VAT.

Where a business establishment fails to forward declarations of tax, or fails to declare adequately or declares incorrectly the basis for calculation of VAT payable such as output VAT (sale prices and tax rates) and deductible input VAT, the tax authority shall make a decision, based on the business situation of the establishment and data from an investigation, to fix sale prices, revenue and VAT payable, and shall issue a notice for the establishment for implementation. Where a business establishment is not satisfied with the amount of tax fixed by the tax authority, it may lodge a complaint with the immediately superior tax office or the authorized body, but pending resolution of the complaint it must pay the amount of tax fixed by the tax office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9.4 Conducting business activities without business registration certificates; failure to register, declare and pay tax as identified after inspection.

The tax office shall determine the amount of tax payable by each business establishment in the above cases, taking into account the results of a survey of the business situation of the establishment, or according to the amount of tax payable by other business establishments of similar size operating in the same line of business.

E. DEALING WITH BREACHES

I. DEALING WITH TAX OFFENCES

A taxpayer in breach of the Law on VAT shall be dealt with as follows:

1. For failure to comply with stipulations on procedures for business registration; on tax registration, declaration, payment, or finalization; on declaration of the establishment and maintenance of books of account, invoices and source documents relating to tax calculation or tax payment: a warning or a fine shall be imposed, depending on the seriousness of the offence.

2. For late payment of tax or fine stated in a tax notice, tax collection order or penalty decision: in addition to payment of the tax or fine, a fine equal to one tenth of one (0.1) per cent of the late

payment shall be applied for each day of delay.

3. For fraudulent declaration and tax evasion or fraud in relation to tax refund: in addition to collection of tax or reimbursement in full in accordance with the Law on VAT, subject to the nature and seriousness of the offence, a fine of between one and five times the amount of tax evaded shall apply. Tax evasion or fraud in relation to tax refund involving a substantial amount, or where an administrative penalty was imposed for a tax offence but the breach continues, or any other serious breach shall be subject to prosecution for criminal liability in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Failure to pay tax or fines shall be subject to the following measures:

4.1 Appropriation of funds deposited by taxpayers at banks, the State Treasury or credit institutions for payment of taxes and fines. Banks, the State Treasury and credit institutions shall be responsible for appropriating funds deposited by taxpayers to pay taxes and fines to the State Budget, in accordance with decisions of the tax office or competent authority prior to the recovery of any debts.

4.2 Seizure of goods or material evidence to ensure the collection of taxes and fines in full.

4.3 Confiscation of assets in accordance with law to secure the collection of outstanding taxes and fines.

The above VAT offences shall be dealt with in accordance with the procedures stipulated in legal

instruments relating to tax offences.

II. AUTHORITY TO DEAL WITH TAX OFFENCES

Tax offices at all levels shall, upon discovery of offences by business establishments under the Law on VAT, investigate and clearly identify the nature, seriousness and causes of offences as well as the responsibilities of the organizations or individuals concerned with respect to such offences and shall prepare relevant files as stipulated. Based on the relevant regulations and administrative tax penalties for offences in relation to taxation, tax offices shall, within the scope of their respective powers to deal with offences, issue penalty decisions or refer offences to a superior tax office or judicial body for resolution in accordance with provisions of the law.

1. The head of the tax office directly managing tax collection shall have the right to deal with offences of taxpayers stipulated in clauses 1 and 2 and impose tax administrative penalties as stipulated in clause 3 of Section I of Part E of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In the case of VAT refund application files which are in breach of law, the tax office shall prepare minutes and apply a penalty. The tax office shall prepare its conclusions without requesting the establishment to submit a further file.

G. COMPLAINTS AND TIME-LIMITS FOR RESOLUTION

1. Taxpayers shall have the following rights and responsibilities with respect to tax complaints:

Pursuant to article 23 of the Law on VAT, organizations and individuals shall have the right to complain about the failure of a tax officer or tax office to apply correctly the Law on VAT in their cases. A letter of complaint must be lodged with the tax office which issued the tax notice, tax payment order or penalty decision within thirty (30) days of receipt of such notice, order or decision.

Pending resolution of the complaint, the complainant shall pay in full and on time the tax or fine stated in the notice. Where a complainant disagrees with the decision on resolution of the complaint by the tax office, or in the absence of a response after thirty (30) days of lodging the letter of complaint, the complainant shall have the right to appeal to a superior tax office or to take legal action at a court in accordance with law. Where a complainant lodges a complaint with a superior tax office, any decision of the Minister of Finance resolving the matter shall be a final decision.

The procedures for complaints or legal action and the consideration and resolution thereof shall be carried out strictly in accordance with applicable provisions of the law.

2. Responsibilities and powers of tax offices with respect to resolution of tax complaints:

Pursuant to article 24 of the Law on VAT, tax offices at all levels shall consider and resolve any tax complaint from taxpayers within fifteen (15) days of receipt of the letter of complaint. In complicated cases which require long periods of investigation or verification, the parties concerned must be notified and the time-limit for resolution shall not exceed thirty (30) days from receipt of the letter of complaint; where a case is beyond the authority for resolution of a tax office, the tax office shall refer the file or report to the competent body for resolution and notify the parties concerned thereof within ten (10) days from receipt of the letter of complaint. Where an investigating tax office discovers a fraudulent declaration, tax evasion, or a tax mistake or a mistake about a penalty imposed and there is a finding to that effect, it shall be responsible for the collection or refund of the incorrectly calculated tax or fine within five preceding years from the date of discovery of such fraudulent declaration, tax evasion or tax mistake. Where a business establishment does not register for tax declaration and tax payment, the time-limit for collection of unpaid tax and fines shall be calculated as from the commencement of operation of the business establishment.

H. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Tax offices shall be responsible to organize the implementation of collection of VAT from, and VAT refunds to, business establishments.

2. Customs offices shall be responsible to organize the implementation of collection of VAT on imported goods.

II. EFFECTIVENESS

This Circular shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its publication in the Official Gazette.

This Circular shall replace the following:

- Circular 120-2003-TT-BTC of the Ministry of Finance dated 12 December 2003;

- Circular 84-2004-TT-BTC of the Ministry of Finance dated 18 August 2004;

- Circular 127-2004-TT-BTC of the Ministry of Finance dated 27 December 2004;

- Circular 115-2005-TT-BTC of the Ministry of Finance dated 16 December 2005.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER





Truong Chi Trung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP, Nghị định 148/2004/NĐ-CP và Nghị định 156/2005/NĐ-CP thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


53.320

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.218.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!