BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1212/BC-BYT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2008
|
BÁO CÁO
CÔNG TÁC Y TẾ THÁNG 11 NĂM 2008
(từ ngày 21/10/2008 đến 20/11/2008)
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC Y TẾ THÁNG 11 NĂM 2008
A. CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG
1.
Tình hình dịch bệnh:
1.1.Viêm
phổi do vi rút (Cúm A H5N1): không ghi nhận trường hợp mắc mới; tổng số mắc/chết
từ đầu năm đến nay trên cả nước là 5/5. Tích luỹ cả nước tính từ trường hợp mắc
đầu tiên (tháng 12/2003) đến nay là 106 trường hợp mắc, 52 trường hợp chết tại
36 tỉnh/thành phố.
1.2.Tiêu chảy cấp:
ghi nhận 123 trường hợp mắc mới, không có tử vong. Tích luỹ số mắc/chết trên cả
nước từ đầu năm đến nay là 4.801/0, tích lũy số dương tính với phẩy khuẩn tả là
791 trường hợp.
1.3.Thương hàn (A01): có 9 địa phương ghi nhận với tổng số
mắc/chếtlà 38/0. tích luỹ số mắc/chết trên cả nước từ đầu năm đến nay
là 701/0. So với cùng kỳ năm2007, số mắc giảm
8,7%, không có tử vong.
1.4.Viêm
não vi rút (A83-A89): có 12 địa phương ghi nhận với tổng số mắc/chết là 31/0.
Tích luỹ số mắc/chết trên cả nước từ đầu năm đến nay là 1.115/14. so với cùng kỳ năm 2007, số mắc tăng 18,7%, số tử vong giảm 03
trường hợp.
1.5.Sốt
xuất huyết (A90): có 40 địa phương ghi nhận
với tổng số mắc/chết là 14.937/15. Tích luỹ số mắc/chết trên cả nước từ
đầu năm đến nay là 78.512/79. so với cùng kỳ năm 2007
(77733/66), số mắc tăng 1%, số tử vong tăng 13 trường hợp.
1.6.Viêm
gan Vi rút (B15-B19): có 51 địa phương ghi nhận với tổng số mắc/chết là 766/2. Tích luỹ số mắc/chết trên cả nước
từ đầu năm đến nay là 6.625/5. So với cùng kỳ năm 2007, số mắc giảm 3,8%, số chết
tăng 04 trường hợp.
1.7.Viêm màng não do não mô cầu (A39.0): có 9 địa
phương ghi nhận với tổng số mắc/chết là 33/0.
Tích luỹ số mắc/vong trên cả nước từ đầu
năm đến nay là 531/2. so với cùng
kỳ năm 2007, số mắc tăng 3,5%, số tử vong bằng với cùng kỳ năm 2007.
1.8.Dịch
hạch (A20): không ghi nhận trường hợp nào. Tích luỹ số mắc/chết trên cả nước từ
đầu năm đến nay là 0/0.
1.9.Sốt
rét: có 60 địa phương ghi nhận với tổng số mắc/chết
là 5.739/0. Tích luỹ số mắc/tử vong trên cả nước từ đầu năm đến nay là
44.718/12. so với cùng kỳ năm
2007 (41531/9), số mắc tăng 7,7%, số tử vong tăng 3 trường hợp.
2.
Hoạt động Y tế dự phòng:
Bộ
Y tế tập trung vào công tác phòng chống
dịch, đặc biệt dịch tiêu chảy cấp đang xảy ra ở một số địa phương; kiểm tra,
giám sát việc lấy mẫu và kết quả xét nghiệm của các địa phương về dịch; tập
trung khoanh vùng, kiểm soát dịch tả. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch
sốt xuất huyết, kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa và dập dịch, đặc
biệt là ở các tỉnh phía Nam; tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ
Giao thông Vận tải để đảm bảo vệ sinh trên các đoàn tàu hỏa và môi trường khu vực
đường sắt đi qua; tăng cường công tác
phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt. Tổ
chức các đoàn công tác đi chỉ đạo chống
dịch tiêu chảy cấp tại Hải Phòng. Hỗ trợ địa phương vật tư hóa chất cho các tỉnh để
chủ động phòng chống dịch bệnh. Theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh tại các tỉnh
bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, đặc biệt là
Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng
Ninh.
Đã
tổ chức Hội thảo góp ý cho dự thảo
Nghị định kiểm dịch y tế, Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi
phí, lệ phí y tế dự phòng. Hoàn chỉnh
dự thảo lần 3 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia nước ăn uống theo góp ý của các Bộ, ngành, các nhà khoa học. Tiếp tục
hoàn chỉnh dự thảo lần 3 Thông tư hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm
trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; hoàn thiện Kế hoạch truyền
thông về nước sạch, vệ sinh môi trường và thay đổi hành vi vệ sinh. Triển khai
dự án Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm Asenic tới
sức khoẻ người dân ở một số xã thuộc các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Tiền
Giang, Đồng Tháp.
B. CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH
Bộ
Y tế đã thành lập các đoàn đi kiểm tra công tác thực hiện Đề án 1816, (Đề án
"Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh
viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh", được ban hành
theo Quyết định 1816/QĐ-BYT của Bộ Y tế); soạn thảo biểu mẫu khảo sát, đánh giá
tình hình thực hiện Đề án; kết hợp với việc kiểm tra bệnh viện năm 2008, tiến
hành kiểm tra tình hình thực hiện Đề án 1816 ở một số bệnh viện tuyến Trung
ương. Đã tổ chức hội thảo về công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại; hướng dẫn
lớp tập huấn về quản lý chất thải y tế cho cán bộ các bệnh viện ở Lạng Sơn và
Thái Bình. Tổ chức Hội nghị “Định
hướng tăng cường công tác phòng chống tiêu chảy ở trẻ em Việt Nam”. Chuẩn bị
công tác y tế phục vụ Hội nghị ACMECS lần 3 và CLMV lần 4 tại Việt Nam (từ ngày
01-07/11/2008).
Bộ Y tế đang xin ý kiến chuyên gia về sửa đổi bổ sung “Hướng
dẫn chẩn đoán và Điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue”. Tổng hợp và báo
cáo về thiệt hại do úng lụt và biện pháp khắc phục tại các bệnh viện trên địa
bàn Hà Nội. Tổng hợp và hoàn chỉnh báo cáo kết quả khắc phục hậu quả chất độc
hoá học/ dioxin của Bộ Y tế giai đoạn 2004-2008.
C. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1.
Tình hình nhiễm HIV/AIDS:
Tính
đến 18/9/2008, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 135.761 người, số bệnh
nhân AIDS hiện tại là 29.224, số người nhiễm HIV đã tử vong là 41.511 trường hợp,
trong đó:
Nội dung báo cáo
|
Tháng 11/08
(17/10/08 đến 16/11/08)
|
Tháng 11/07
(17/10/07 đến 16/11/07)
|
Tháng 10/08
(17/9/08 đến 16/10/08)
|
Số người nhiễm HIV
|
1.310
|
2.380
|
2.981
|
Số bệnh
nhân AIDS
|
457
|
757
|
1.363
|
Số tử
vong do AIDS
|
258
|
234
|
236
|
-
So với tháng 10/2008, số người phát hiện có
HIV giảm 1671 trường hợp, số bệnh nhân AIDS giảm 906trường hợp, số tử vong do
AIDStăng 22 trường hợp.
-
So với tháng 11/2007, số người phát hiện có HIV giảm 1070 trường hợp, số bệnh
nhân AIDS giảm 300 trường hợp, số tử vong do AIDS tăng 24 trường hợp.
2.
Hoạt động kiểm soát và phòng, chống HIV/AIDS:
Trong
tháng, Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động nhân Tháng hành động quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS như: Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ
phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phong trào toàn dân
tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư vào ngày 16/11 và chuẩn bị
tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành vào ngày 30/11; họp với các đơn vị có liên
quan về việc tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật gây Quỹ hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS; tổ chức buổi gặp mặt báo chí thông báo nội dung triển khai Tháng hành
động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
tổ chức giao ban Tổng biên tập các cơ quan báo chí; tổng hợp mẫu dự thi sáng
tác biểu trưng về phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam (đã nhận được 3.039 sản phẩm
trong đó có 160 sản phẩm đạt yêu cầu). Tổng hợp kế hoạch triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của
các tỉnh/ thành phố.
Ngoài
ra, Bộ Y tế cũng đã tổ chức Hội nghị ATFOA lần thứ 16 tại Hà Nội; tháp tùng Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kiểm
tra việc triển khai Đề án Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh và phối hợp với
thành phố Hà Nội chuẩn bị triển khai Đề án Methadone tại Hà Nội; tiếp tục chỉ đạo
triển khai Điều trị thí điểm sử dụng Methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ
Chí Minh theo đúng nội dung Đề án đã được phê duyệt; tổ chức Hội nghị Điều trị,
chăm sóc trẻ em có HIV/AIDS tại Đà Nẵng; tổ chức Hội nghị Giao ban công tác phòng,
chống HIV/AIDS khối Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; tổ chức cuộc họp giao ban
Ban Điều hành Trung ương Dự án Phòng, chống HIV/AIDS; đề nghị Chính phủ bổ sung
ngân sách cho Dự án Phòng, chống HIV/AIDS; phối hợp với các đơn vị có liên quan
tổ chức Lớp tập huấn cho đồng đẳng viên tại Quảng Ninh và Cần Thơ.
D. CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.
Tình hình ngộ độc thực phẩm:
Trong
tháng xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm ở tại 09 tỉnh/thành phố: Thanh Hoá, thành
phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế (03), Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Hà Giang, Kiên
Giang, Trà Vinh và Nghệ An. Trong tổng số 4471 người ăn, có 544 người mắc, 503
người nhập viện và 06 người tử vong (02 người ở Thừa Thiên Huế, 04 người ở Kiên
Giang). Về nguyên nhân, 02 vụ do độc tố tự nhiên, 09vụ chưa xác định được
nguyên nhân. Tính từ đầu năm đến hết ngày 14/11/2008 đã xảy ra 175 vụ ngộ độc
thực phẩm với 7785 người mắc, trong đó có 56 người tử vong.
2.
Hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:
Để
triển khai Nghị định 79/2008/NĐ-CP , Bộ Y tế đã tiến hành các hoạt động sau: xây
dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Nghị định;
hoàn thành các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an
toàn thực phẩm; hoàn thiện Dự thảo Dự án Đầu tư, xây dựng Viện Kiểm nghiệm quốc
gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, 03 Viện Kiểm nghiệm khu vực về an toàn vệ
sinh thực phẩm, hiện đang xin ý kiến các Bộ ngành.
Đã
xử lý xong vấn đề liên quan đến sữa có Melamine. Ngày 24/10/2008, Bộ Y tế đã có
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý sữa và các sản phẩm sữa có chất
Melamine, trong đó có kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng triển
khai các nhiệm vụ để giải quyết dứt điểm việc xử lý sữa và các sản phẩm sữa có
chất Melamine, các sản phẩm sữa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện
đang bị các cơ quan chức năng cấm lưu thông trên thị trường. Ngày 06/11/2008,
Văn phòng Chính phủ đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện
Nhân về triển khai các biện pháp xử lý đối với các sản phẩm sữa nhiễm Melamine
theo đề nghị của Bộ Y tế. Hiện nay các Bộ, ngành đang phối hợp để triển khai ý
kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành quy định về
thẩm quyền được công bố kết quả kiểm nghiệm sữa đối với 22 phòng thí nghiệm được
Bộ Y tế chỉ định tham gia công tác kiểm tra chất lượng sữa. Bộ Y tế cũng đã hướng
dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm
tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát tình hình ngộ độc rượu.
Ngoài
ra, Bộ Y tế tập trung, triển khai các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
sau mưa lũ tại Hà Nội và một số địa phương khác, xây dựng thông điệp về an toàn
thực phẩm trong mùa mưa lũ gửi 63 tỉnh/thành phố và liên tục phát trên Truyền
hình VTV1 từ 18h30 - 19h hàng ngày. Hoàn thiện dự thảo Chiến lược thông tin -
Giáo dục truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2020; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xây dựng Dự
thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về chè đen, chè xanh túi lọc và chè thảo mộc túi lọc.
E. THỰC HIỆN CÁC CÔNG TÁC TRỌNG TÂM KHÁC
1.
Công tác Kế hoạch – Tài chính:
Tiếp tục triển khai Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp
bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn
trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm
2008, và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số
18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân.
Dự thảo kế hoạch ngân sách năm 2009 cho các đơn vị; kế hoạch
2009 về các Chương trình, mục tiêu quốc gia để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hoàn
thành tổng hợp báo cáo tiến độ các Dự án ODA theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư. Xuất bản Niên giám thống kê y tế năm 2007. Tiến hành các thủ tục bổ sung kinh
phí khám, chữa bệnh của trẻ em dưới 6 tuổi cho các đơn vị trực thuộc Bộ. Xây dựng
hướng dẫn thủ tục quyết toán các Chương trình, Dự án khi kết thúc.
2.
Công tác Pháp chế:
Tiếp tục tiến hành các hoạt động để hoàn thiện Dự án Luật
Khám bệnh, chữa bệnh: tổ chức hội thảo xin ý kiến của tổ chức pháp chế các Bộ,
ngành và phối hợp với Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức hội thảo xin ý kiến các hội
nghề nghiệp có liên quan về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Tổ chức hội thảo
báo cáo tiến độ xây dựng và nội dung chính của Dự án Luật Phòng chống tác hại
thuốc lá. Trình Chính phủ dự thảo Nghị định Hướng dẫn chi tiết thi hành một số
Điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Tổ chức lễ đón nhận danh hiệu
"Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" cho cán bộ làm công
tác đào tạo của Bộ Y tế. Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thực hiện Đề án
1816. Tổ chức tổng kết cuộc thi sáng tác logo biểu trưng của ngành y tế; biên tập
2 cuốn sách thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú tập 3 và tập 4, tổ chức giới
thiệu chương trình O2TV ở các tỉnh phía Nam.
3.
Công tác Thanh tra
Trong
tháng, phòng tiếp dân của cơ quan Bộ Y tế đã tiếp 9 lượt công dân đến yêu cầu
giải quyết các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến công tác khám chữa bệnh, giải
quyết chế độ, việc mở phòng khám,... Thanh tra Bộ cũng đã nhận được 55 đơn thư
khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân, với 25 đơn đề nghị, phản ánh, 17 đơn
khiếu nại và 13 đơn tố cáo. Trong các đơn thư nhận được, số đơn có danh là 48
đơn, nặc danh 7 đơn, về giải quyết 36 vụ việc (19 vụ việc trùng). Nội dung đơn
thư chủ yếu đề cập công tác khám chữa bệnh (29 đơn), kinh tế xã hội (24 đơn),
công tác vệ sinh (2 đơn).
Bộ
Y tế đã giải quyết vụ khiếu nại về “rác thải y tế” tại bệnh viện Giao thông Vận
tải; thanh tra giải quyết đơn khiếu nại ở bệnh viện Đa khoa Tam nông Phú Thọ, bệnh
viện Phụ sản trung ương; Thanh tra về kiểm dịch y tế biên giới tại miền Trung;
Thanh tra về bảo quản và sử dụng văcxin sinh phẩm y tế tại miền Trung; Tiếp tục
thanh tra và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất
và kinh doanh sữa và các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu sữa; Thanh tra về công
tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh
doanh bia rượu tại 06 tỉnh phía bắc: Hà Nội, Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Phú Thọ.
4.
Công tác hợp tác Quốc tế:
Bộ trưởng Bộ Y tế đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức
Trung Quốc, ký Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới Việt Nam - Trung Quốc và kết
hợp thăm song phương; dự Lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Hun Xen và Đoàn đại biểu
Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia; tiếp đoàn Quốc vụ khanh Bộ Y tế và xã hội Thuỵ
Điển để thảo luận về phương hướng hợp tác trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới.
Tham dự hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ 3 tại Hà Nội.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã tiến hành nhiều hoạt động hợp tác quốc
tế khác như: tiếp ông Omi Sheregu, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây
Thái Bình Dương, khi ông sang dự Hội nghị Phòng chống tai nạn thương tích từ
ngày 04-06/11/2008 tại Hà Nội; họp với tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng
Liên hiệp quốc (UNICEF) về chương trình nuôi con bằng sữa mẹ; làm việc với đại
diện công ty YUKJIN-Hàn Quốc về công tác lưu trữ thông tin y tế bằng hình ảnh;
làm việc với Ông Jean-Marc Ollivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
tại Việt Nam về công tác y tế dự phòng; tiếp đoàn lãnh đạo Bộ Giao thông, Khoa
học và Công nghệ Áo và ký kết thoả thuận hợp tác về khoa học công nghệ trong
lĩnh vực y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và bộ Giao thông, Khoa học và Công nghệ Áo;
tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Phi.
5.
Công tác tổ chức cán bộ:
Trong
tháng, Bộ Y tế đã tiến hành các hoạt động triển khai Nghị định số 188/2007/NĐ-CP của Chính phủ như: xác định lại tên, chức
năng, nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp để xây dựng các đề án sắp xếp lại các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; thu gọn các đầu mối, xây dựng đề án sắp xếp
lại các đơn vị công nghệ thông tin, các tạp chí; chuyển đổi Trung tâm
Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế thành Tổ chức khoa học và công
nghệ tự chủ toàn bộ kinh phí; xây dựng đề án thành lập Viện Kiểm nghiệm quốc
gia về An toàn vệ sinh thực phẩm. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án tổ
chức, sắp xếp lại Trường Đại học Răng Hàm Mặt.
Phân bổ biên chế hành chính bổ sung năm 2008 cho các tổ
chức thuộc Bộ Y tế. Xây dựng kế hoạch
và dự toán kinh phí thực hiện tinh giảm biên chế theo Nghị định số
132/2007/NĐ-CP của Chính phủ, báo cáo các bộ, ngành liên quan. Tổ chức quán triệt và xây dựng đề án chuyển đổi vị
trí công tác theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Tiến hành rà
soát, thống kê, báo cáo Bộ Nội vụ danh sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc
thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Hướng
dẫn các đơn vị thực hiện tốt Nghị định số 143/2007/ NĐ-CP của Chính phủ quy định
về thủ tục nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức.
Về
các chế độ chính sách cho nhân viên y tế, Bộ Y tế đã hoàn thành dự thảo và
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản: dự thảo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về chế độ phụ cấp đối nhân viên y tế thôn bản; dự thảo Nghị định của
Chính phủ chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại chỗ và cán bộ y tế biệt
phái luân phiên về công tác tại vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục dự
thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp thường trực chống dịch và phụ cấp phẫu thuật
trong ngành y tế.
6.
Công tác Bảo hiểm Y tế:
Bộ
Y tế đã phối hợp với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Uỷ ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội hoàn thiện Dự án Luật bảo hiểm y tế và đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp
thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008. Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ Nghị định sửa
đổi, bổ sung Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ về Điều lệ Bảo
hiểm y tế; khảo sát để sửa đổi, bổ sung Quyết định 102/2002/QĐ-BYT ngày
14/1/2002 của Bộ Y tế về ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng;
hoàn thiện Dự thảo Quy chế phối hợp giữa ngành y tế và bảo hiểm xã hội. Đang tiến
hành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành một số Điều của
Luật Bảo hiểm y tế.
7.
Công tác quản lý dược:
Đã
hoàn thiện dự thảo Thông tư liên tịch Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ về
ban hành Dược điển Việt Nam; Quy chế lấy mẫu thuốc để xác định chất lượng và
Quy chế quản lý chất lượng; dự thảo Thông tư hướng dẫn quyền xuất, nhập khẩu; hoàn
thiện danh mục thuốc hiếm, danh mục thuốc không kê đơn; Đề án Quy hoạch chi tiết
phát triển Công nghiệp dược Việt Nam; Quy chế Đăng ký thuốc theo hướng hội nhập;
Quy định về thử lâm sàng phục vụ cho đăng ký thuốc.
Hướng
dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác quản
lý nhà nước về Dược trên địa bàn; kiểm tra soát chặt chẽ giá thuốc, bảo đảm
cung ứng đủ thuốc có chất lượng với giá hợp lý phục vụ nhu cầu phòng bệnh, chữa
bệnh ở địa phương. Về củng cố và kiện toàn tổ chức hệ thống dược, đang triển
khai Quyết định của Bộ Y tế về việc thành lập Tạp chí Dược và Mỹ phẩm, hoàn thiện
đề án thành lập Trung tâm thông tin thuốc và theo dõi ADR quốc gia, kiện toàn
hoạt động của Trung tâm theo dõi ADR ở Hà Nội. Đang hoàn thiện dự thảo Quyết định
phân cấp cho Sở Y tế thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công bố sản
phẩm mỹ phẩm tại địa phương; hoàn thiện thủ tục để bố trí kinh phí khung cho việc
thành lập và triển khai Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, vắc-xin, sinh
phẩm y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm BA/BE tại thành phố Đà Nẵng.
8.
Công tác Khoa học - Đào tạo:
Phối
hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cơ chế tuyển
sinh đặc thù cho các trường đại học y dược, nhằm bảo đảm tuyển đủ chỉ tiêu tuyển
sinh hàng năm. Xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt
là đào tạo bác sỹ nội trú; đề xuất các chính sách ưu đãi, phương án đào tạo và
sử dụng đối với bác sỹ nội trú; hướng dẫn các Viện, Bệnh viện xây dựng và trình
Lãnh đạo Bộ phê duyệt đề án đào tạo chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực, tiếp
nhận việc chuyển giao công nghệ y học cao của các nước tiên tiến và đào tạo bác
sỹ nội trú.
9.
Công tác Y Dược cổ truyền:
Trong
tháng, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương pháp chung chế
biến các vị thuốc Y học cổ truyền; tổng hợp số liệu để chuẩn bị cho Hội nghị
đánh giá kết quả 5 năm triển khai Quyết định 222/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chính sách quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2010. Tổng
hợp, chỉnh sửa Thông tư hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông.
10.
Công tác chăm sóc Sức khoẻ Bà mẹ – Trẻ em:
Tập trung giám sát tình hình thực hiện Dự án Sức khỏe
sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh
dịch nguy hiểm, HIV/AIDS; tiếp tục hoàn thiện Cập nhật Hướng dẫn Chuẩn quốc gia
về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (dự thảo lần thứ 5); rà soát và
bổ sung định mức thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao trong các dịch vụ thủ thuật
chăm sóc sức khỏe sinh sản; tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch hoạt động và dự toán
ngân sách năm 2009 của Dự án sức khỏe sinh sản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc
gia; tổ chức các lớp tập huấn giảng viên tuyến tỉnh cho 20 tỉnh về nội dung phá
thai an toàn, chăm sóc sơ sinh theo kế hoạch năm 2008 của Dự án sức khỏe sinh sản
thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ Y TẾ
Trong
tháng, Lãnh đạo Bộ Y tế tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp
do phẩy khuẩn tả, sốt suất huyết, sốt rét và các bệnh dịch mùa đông xuân; tiếp
tục chỉ đạo việc xử lý sữa có nhiễm Melanine; báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho
phép dừng thi hành Quyết định 33 và 34 của Bộ Y tế về tiêu chuẩn sức khỏe cho
người tham gia giao thông cơ giới. Chỉ
đạo việc kiểm tra các đơn vị thực hiện Đề án 1816 tăng cường bác sĩ tuyến trung
ương hỗ trợ cho địa phương để kịp thời giải quyết các khó khăn của đơn vị.
Chỉ đạo xây dựng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10
của Pháp lệnh Dân số năm 2003 trình Chính phủ trong phiên họp tháng 11; hoàn thiện Dự án Luật Bảo hiểm Y tế trình Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII.
Tiếp
thu ý kiến của Ban Bí thư, Bộ Y tế phối hợp
với Ban Tuyên giáo Trung ương hoàn thiện dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về sơ
kết 3 năm triển khai Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị (khóa
IX) về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới" và Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về "Tiếp
tục đẩymạnh thực hiện chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình" và đánh giá
05 năm triển khai Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư về "Củng
cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở".
Tổ
chức giao ban công tác y tế 11 tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên để kịp thời tháo
gỡ khó khăn cho cơ sở. Tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện chức năng nhiệm vụ các đơn vị
của Bộ Y tế triển khai Nghị định 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2008, kiện toàn cán
bộ lãnh đạo cấp Vụ và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
Trong
tháng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi văn bản trả lời 15 vị Đại biểu Quốc hội về các
câu hỏi Đại biểu chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp đại biểu Quốc hội trên
hội trường ngày 12/11/2008. Bộ trưởng đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm
chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính
phủ ký Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới Việt-Trung; thăm chính thức Bộ Y tế
Trung Quốc. Các đồng chí Lãnh đạo bộ khác đi công tác chỉ đạo địa phương phòng
chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả lũ lụt ở miền Bắc.
III. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 12 NĂM 2008
1.
Hoàn thành kế hoạch xây dựng các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
trong Chương trình công tác của Chính phủ tháng 12. Tích cực triển khai các đề
án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiến hành tổng kết công
tác y tế năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009.
2. Tập trung chỉ
đạo công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm do
phẩy khuẩn tả; tiếp tục kiểm soát tình hình dịch bệnh khác, triển khai các hoạt
động phòng chống dịch cúm A H5N1, sốt rét,...
3.
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh
an toàn thực phẩm, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Tiếp tục giải quyết các vấn đề liên quan đến sữa, bột trứng
nhiễm Melamine. Tích cực triển khai các biện pháp phòng chống ngộ độc rượu. Tiếp
tục triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định 79/2008/NĐ-CP. Hoàn thiện Dự án Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật. Đẩy nhanh tiến độ giải
ngân của các Dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực
phẩm giai đoạn 2006-2010.
4.
Hoàn thiện đề án sắp xếp các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ. Tiến hành các quy trình,
thủ tục kiện toàn đội ngũ cán bộ Lãnh đạo các đơn vị hành chính và đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Hoàn thành các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ
đề án về chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp thường trực chống dịch và phụ cấp
phẫu thuật trong ngành y tế.
5.
Tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra bệnh viện năm 2008, thanh tra về y tế học đường,
thanh tra về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
thanh tra về an toàn vệ sinh thực phẩm; thanh tra việc thực hiện quy định về nhập
khẩu, kinh doanh, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; thanh tra việc thực
hiện quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
6.
Tiếp tục hoạt động thanh tra kiểm tra, thu hồi sữa, các sản phẩm sữa có
Melamine; tổ chức các đoàn kiểm tra bệnh viện năm 2008 (thường niên), trong đó
chú trọng kiểm tra tình hình thực hiện Đề án 1816 và việc thực hiện chính sách
bảo hiểm y tế ở các bệnh viện; thanh tra, kiểm tra về y tế học đường; thanh tra
việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tiếp tục
thanh tra việc thực hiện quy định về nhập khẩu, kinh doanh, sản xuất thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.
7.
Tổ chức hội thảo xin ý kiến của các Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ về Dự
án Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Tổ chức hội thảo xin ý kiến về thông tư hướng dẫn
thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
8.
Tổ chức Hội thảo về một số giải pháp ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
y tế cơ sở để hoàn thiện chính sách cho y tế cơ sở; chuẩn bị nội dung và hoạt động
thiết thực kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2008.
9.
Tiếp tục hoàn chỉnh Dự thảo “Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị
24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển Đông y Việt
Nam và Hội Đông y trong tình hình mới” và Dự thảo Đề án “Củng cố và phát triển
mạng lưới khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền giai đoạn 2009 - 2020”. Tổ chức
hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 222/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm 2010.
Trên
đây là kết quả hoạt động của Bộ Y tế tính từ 21/10/2008 đến 20/11/2008. Bộ Y tế
xin gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Quốc Triệu
|