ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
49/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 08 tháng 02 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU
GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM
2030”, NĂM 2022
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg
ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg
ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia
phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1622/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án
“Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi
xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công
nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án
“Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi
xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” năm 2022, với các nội dung
như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Xây dựng 03 phóng sự và 02 chuyên
mục trên Báo Thừa Thiên Huế, 03 hội thảo về phát triển vùng nguyên liệu dược liệu
và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2. Hỗ trợ 01 - 02 dự án đầu tư phát
triển cây dược liệu theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND
tỉnh.
3. Hỗ trợ 02 - 03 doanh nghiệp dược
liệu đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ
theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh.
4. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, phát triển
chuỗi giá trị cho 02-03 sản phẩm dược liệu có tiềm năng thương mại hóa.
5. Đề xuất 01 - 02 nhiệm vụ KHCN về phát
triển dược liệu đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
6. Có ít nhất 01 doanh nghiệp đầu tư
dự án phát triển dược liệu.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tăng cường
công tác quản lý nhà nước, thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển vùng
nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh
a) Thực hiện công tác tuyên truyền,
đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực hỗ trợ phát triển vùng nguyên
liệu dược liệu:
- Tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền, giúp người dân và cộng đồng nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn,
phát triển bền vững ngành dược liệu, đặc biệt là các loài dược liệu, các mô
hình trồng dược liệu có tiềm năng phát triển, xác định ngành dược liệu là một
ngành ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển nền y học.
- Tuyên truyền về giá trị kinh tế của
việc trồng dược liệu, giá trị sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, y
học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông,
hội thảo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về phát triển vùng nguyên liệu dược liệu.
+ Xây dựng 03 phóng sự.
+ Thực hiện 02 chuyên mục trên Báo Thừa
Thiên Huế hoặc báo chuyên ngành.
+ Tổ chức 03 Hội thảo khoa học cấp tỉnh,
dự kiến: (1) Hội thảo “Thương mại hóa các sản phẩm dược liệu gắn với OCOP”;
(2) Hội thảo “Quy hoạch phân vùng nguyên liệu dược liệu cho các loài dược liệu
quý tại tỉnh Thừa Thiên Huế”; (3) Hội thảo “Cơ sở dữ liệu cây dược liệu
tỉnh Thừa Thiên Huế: Định hướng và giải pháp”.
+ Tổ chức tập huấn: (1) Tập huấn các
quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng và sơ chế các loại dược liệu có triển vọng
phát triển (Lồng ghép trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ KHCN); (02) Tập huấn
về đăng ký thương hiệu, phát triển chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc các sản
phẩm dược liệu (Lồng ghép với Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, dự án
“Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Thừa
Thiên Huế”).
+ Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh
nghiệm quản lý, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu và các sản phẩm dược liệu
gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.
b) Xây dựng, triển khai thực hiện các
chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu
- Lồng ghép các chính sách hỗ trợ
phát triển ngành nông nghiệp tại Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND để hỗ trợ cho
người dân, doanh nghiệp phát triển dược liệu. Năm 2022, hỗ trợ từ 01 - 02 dự án
về dược liệu.
- Lồng ghép các chính sách hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển dược liệu.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới
công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các doanh
nghiệp đang đầu tư phát triển các sản phẩm dược liệu trên địa bàn theo Nghị quyết
số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh, ưu tiên các doanh nghiệp đã đầu
tư công nghệ để phát triển các sản phẩm dược liệu ở các địa phương. Năm 2022, hỗ
trợ 02-03 doanh nghiệp.
- Thực hiện các nội dung chính sách
ưu đãi của Chương trình mỗi xã một sản phẩm để hỗ trợ cho các dự án, doanh nghiệp
trong chế biến dược liệu.
- Xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát
triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và bảo tồn đa dạng sinh học trên cơ sở kết quả của đề tài “Điều tra, đánh giá
thực trạng và đề xuất định hướng phát triển ngành công nghiệp hóa dược tỉnh Thừa
Thiên Huế” và đề tài “Đánh giá tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa về các
loài cây dược liệu phục vụ phát triển công nghiệp hóa dược tỉnh Thừa Thiên Huế”,
trong đó chú trọng tăng cường bảo tồn nguyên vị các loài dược liệu quý tại Vườn
Quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền và Khu Bảo tồn Sao La.
- Tiếp tục xây dựng Dự án Đầu tư Vùng
Dược liệu quý tại huyện A Lưới theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển
KTXH Vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.
- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, phát triển
chuỗi giá trị cho các sản phẩm dược liệu có tiềm năng. Năm 2022, hỗ trợ cho
02-03 sản phẩm.
- Tiếp tục rà soát, bổ sung danh mục loài
dược liệu có giá trị y tế và kinh tế để bổ sung vào danh mục các loài dược liệu
ưu tiên có thể phát triển và tập trung đầu tư.
- Tiếp tục vận động thu hút đầu tư và
tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tư phát
triển dược liệu, chế biến, bảo quản các sản phẩm dược liệu tại địa phương. Năm
2022, có ít nhất 01 doanh nghiệp đầu tư dự án phát triển dược liệu.
2. Xác định vùng
dược liệu và lựa chọn loài dược liệu ưu tiên
2.1. Xác định phân vùng phát triển
các loài dược liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề tài “Nghiên
cứu giải pháp quy hoạch và phát triển tài nguyên dược liệu theo các tiểu vùng
sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế” để có cơ sở xác định vùng
nguyên liệu dược liệu và lựa chọn loài dược liệu có giá trị kinh tế theo các tiểu
vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Thực hiện các nhiệm vụ KHCN
liên quan đến nghiên cứu cơ bản, xây dựng mô hình để phát triển các loài dược
liệu thuộc 12 loài dược liệu đã được lựa chọn trong Đề án.
a) Đề xuất nhiệm vụ KHCN Quỹ gen cấp
quốc gia thuộc “Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”
Nhiệm vụ KHCN “Ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây tràm
(Melaleuca spp.)” tại các tỉnh Bắc Trung bộ” do Viện Công nghệ Sinh
học, Đại học Huế đề xuất.
b) Triển khai các nhiệm vụ từ nguồn hỗ
trợ của Trung ương:
Tiếp tục triển khai 02 dự án do Trung
ương quản lý thuộc Chương trình nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện năm 2021:
- Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.)
tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Công ty TNHH MTV Nông Lâm Nghiệp Hương Cát chủ
trì thực hiện.
- Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế dược liệu cà gai leo
(Solanum hainanense Hance) và sa nhân tím (Amomum longgiligulare TL.Wu) gắn với
chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công Thành chủ trì thực hiện.
c) Thực hiện các nhiệm vụ KHCN đã được
UBND tỉnh phê duyệt thực hiện thuộc kế hoạch năm 2020, 2021:
- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án
“Xây dựng mô hình phát triển một số cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên dựa
vào cộng đồng dân cư xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” do
Hội Thiên nhiên vì cuộc sống xã Phong Mỹ chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ
KHCN năm 2020 (đợt 1)).
- Triển khai thực hiện dự án “Xây
dựng mô hình trồng và chăm sóc cây ba kích tím, cây tràm gió invitro phục vụ
phát triển vùng nguyên liệu dược liệu tỉnh Thừa Thiên Huế” do Công ty TNHH
nhà nước MTV lâm nghiệp Tiền Phong chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN
năm 2021 (đợt 1)).
d) Đề xuất Quỹ Phát triển KHCN tài trợ
01 nhiệm vụ KHCN năm 2022.
3. Xây dựng “Trục
văn hóa - Thảo dược” phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình
OCOP tại Thừa Thiên Huế
a) Tiếp tục triển khai thực hiện đề
tài do Quỹ Phát triển KHCN tỉnh tài trợ “Bảo tồn và phát triển tinh hoa Đông
y tỉnh Thừa Thiên Huế” do Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.
b) Xây dựng Đề án Bảo tồn và phát triển
tinh hoa Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tham khảo kết quả của đề tài “Bảo
tồn và phát triển tinh hoa Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế”.
c) Ưu tiên hỗ trợ thực hiện các nhiệm
vụ KHCN trong việc xây dựng “Trục văn hóa - Thảo dược” phát triển các sản phẩm
dược liệu gắn với Chương trình OCOP tại Thừa Thiên Huế.
d) Tiếp tục tổ chức xây dựng đề án
thành lập Viện Thái Y trên cơ sở đổi tên và nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền
tỉnh nhằm quảng bá tinh hoa Đông y và gắn phát triển dược liệu với du lịch.
đ) Tiến hành khảo sát tổng thể tài
nguyên dược liệu - văn hóa - cảnh quan của tỉnh, từ đó xác định các tiềm năng,
hiện trạng phát triển, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân, xác định các giải
pháp triển khai phù hợp.
e) Vận động các cộng đồng, doanh nghiệp,
hợp tác xã tại các địa phương tham gia Chương trình OCOP theo đúng các bước
trong Chương trình OCOP.
g) Thúc đẩy khởi nghiệp gắn với OCOP,
như Thanh niên khởi nghiệp OCOP, Phụ nữ khởi nghiệp OCOP, từ đó tăng tính chủ động,
sáng tạo của cộng đồng.
h) Hướng dẫn, vận động người dân,
doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm... để sản xuất
các sản phẩm từ dược liệu, dịch vụ du lịch.
i) Tiếp tục hỗ trợ quảng bá, phát triển
các sản phẩm OCOP từ thảo dược gắn với phát triển văn hóa và du lịch tại địa
phương, cụ thể:
- Tại thành phố Huế:
+ Hỗ trợ phát triển các loại đồ ăn
(các loại bánh), đồ uống (các loại trà), sản phẩm từ thảo dược (thực phẩm chức
năng, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền), đặc biệt là ẩm thực cung đình Huế...
+ Xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị
trong đó ưu tiên công viên thảo dược ở một số địa điểm thích hợp phục vụ du lịch
và chữa bệnh.
+ Phục hồi Thái y đường tại địa điểm
thích hợp trong Đại Nội Huế.
- Tại huyện A Lưới, Nam Đông:
+ Phát triển các sản phẩm từ thảo dược
(gội đầu, xông răng, tắm lá thuốc,...) và ẩm thực (nếp A coát, rượu đoác, rượu
cần, cá suối,...)
+ Nghiên cứu phát triển loại hình du
lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, các điểm dừng chân - đường Hồ Chí Minh.
- Tại huyện Phú Lộc (Lộc Thủy, Lộc Tiến,...):
Phát triển các sản phẩm từ tinh dầu Tràm, Chổi Xuể, dịch vụ trải nghiệm cất
tinh dầu Tràm.
- Tại thị xã Hương Thủy: Phát triển
các dịch vụ tham quan, trải nghiệm Làng thuốc Nam Dạ Lê để xây dựng làng văn
hóa - du lịch thảo dược và phát triển các dược liệu đóng gói từ thuốc Nam.
- Tại huyện Phong Điền: Phát triển
các loài dược liệu và tinh dầu Hương nhu trắng, Hương nhu tía, Hoắc hương, Ba
kích...
4. Ứng dụng KHCN
trong phát triển vùng nguyên dược liệu và các sản phẩm dược liệu theo chuỗi giá
trị gắn với chương trình OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Đề xuất và triển khai các nhiệm vụ
từ nguồn hỗ trợ của Trung ương
- Tiếp tục đề xuất hạng mục “Đầu
tư vùng trồng dược liệu quý” (thuộc tiểu dự án 2 chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030): Dự án “Phát triển vùng trồng dược liệu quý theo hướng chuỗi
giá trị tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
- Hướng dẫn tổ chức/doanh nghiệp đề
xuất các nhiệm vụ hỗ trợ kinh phí từ Trung ương. Năm 2022, có 01 - 02 nhiệm vụ
KHCN về dược liệu dược Trung ương hỗ trợ kinh phí.
b) Thực hiện các nhiệm vụ KHCN phát
triển dược liệu đã được UBND tỉnh phê duyệt thuộc kế hoạch năm 2020, năm 2021
- Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm
vụ KHCN đã được UBND tỉnh phê duyệt thuộc kế hoạch năm 2020:
Dự án “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm
có giá trị cao từ cây atiso đỏ tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế” do Trường Đại
học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN
đã được UBND tỉnh phê duyệt thuộc kế hoạch năm 2021:
+ Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ để hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và trồng một số loài dược liệu
tiềm năng (chùm ngây, hà thủ ô, giảo cổ lam, nhân trần cát) trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế” do Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế chủ trì thực hiện.
+ Đề tài “Nghiên cứu phát triển
nguồn nguyên liệu và sản phẩm trà từ cây Gừng đen (tên loài) có tác dụng chống
oxy hóa và kháng viêm”.
+ Đề tài “Xây dựng mô hình trồng
và sản xuất thử nghiệm sản phẩm chất lượng cao từ cây Xuyên tâm liên
(Andrographis paniculata) phục vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng và phát triển dược liệu tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung chủ trì thực hiện (nhiệm vụ hợp
tác với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).
+ Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn phục vụ di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”
do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì thực hiện.
+ Dự án “Phát triển cây dược liệu
- Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl) và Bình vôi
(Stephanie japonica) - dưới tán rừng ở Vườn quốc gia Bạch Mã và vùng đệm gắn với
thương mại hóa sản phẩm”.
c) Triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN
do Quỹ Phát triển KHCN tỉnh tài trợ năm 2021:
Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân
giống cây gừng đen (Distichochlamys sp.), một loài dược liệu đặc hữu của Thừa
Thiên Huế”.
d) Các nhiệm vụ KHCN do UBND tỉnh đặt
hàng đưa vào kế hoạch năm 2022:
- Đề tài “Nghiên cứu phân lập,
nhân giống, trồng và chăm sóc nấm lim Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” (do Viện
Công nghệ Sinh học, Đại học Huế đề xuất).
- Dự án “Phát triển vùng dược liệu
tại một số xã trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế để phục vụ phòng
chống bệnh và điều trị các bệnh lý thường gặp” (do Công ty Cổ phần dược liệu
và công nghệ y tế Đông Tây đề xuất).
- Dự án “Phát triển vùng dược liệu,
tiêu chuẩn hóa cao nguyên liệu và đa dạng hóa sản phẩm từ Sâm bố chính
(Abelmaschus sagittifolius (Kurz) Merr.) tại địa bàn huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế” (do Công ty TNHH SBC Hoàng Gia đề xuất).
- Đề tài “Xây dựng quy trình bào
chế và sản xuất thử nghiệm sản phẩm trà cốm từ Sa nhân (Amomum xanthioides Wall.
Ex Baker) tại Thừa Thiên Huế có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa” (do
Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế đề xuất.
5. Một số nhiệm vụ
hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình
OCOP trên địa bàn.
a) Hỗ trợ một số tổ chức/doanh nghiệp
có năng lực cung cấp nguồn giống dược liệu và xây dựng quy trình canh tác các
loài dược liệu
- Hỗ trợ Viện Công nghệ Sinh học, Trường
Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế triển khai các nghiên cứu
liên quan về giống, quy trình sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ một số doanh nghiệp có năng
lực sản xuất giống dược liệu như Công ty Lâm nghiệp Hương Cát, Công ty TNHH MTV
Lâm nghiệp Tiên Phong, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công thành... tiến hành
các hoạt động cung cấp nguồn giống dược liệu.
- Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng
dụng tiến bộ KH&CN có khả năng triển khai các dự án phát triển nguồn giống
dược liệu công nghệ cao để phục vụ nhu cầu giống cũng như chuyển giao công nghệ
liên quan trên địa bàn.
b) Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu
dược liệu
- Xây dựng Đề án về nguồn giống, xây
dựng vườn bảo tồn cây dược liệu (nguyên vị và chuyển vị) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Khuyến khích người dân chuyển đổi
cơ cấu cây trồng từ những cây trồng không có hiệu quả sang cây dược liệu có tiềm
năng phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp có nhu cầu sử dụng đất, tiếp cận đất đai để phát triển nguyên liệu dược
liệu dưới tán rừng.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ưu tiên phát triển các vùng dược liệu tiềm
năng.
- Xây dựng các mô hình điểm tại mỗi địa
phương, như phát triển vùng dược liệu an toàn, sạch, sản phẩm organic...
c) Hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu tư
công nghệ thông qua chính sách hỗ trợ công nghệ, cải tiến công nghệ, chuyển
giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực chế biến các sản phẩm dược liệu
- Tiếp tục hỗ trợ một số nhiệm vụ
KHCN nghiên cứu quy trình chế biến một số loài dược liệu đang có doanh nghiệp
tham gia như: atiso đỏ, sa nhân, thiên niên kiện, sâm cau, ba kích, nhân trần,
chùm ngây... nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dược liệu.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp
nhận chuyển giao các công nghệ mới thông qua hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đổi
mới công nghệ để sản xuất các sản phẩm dược liệu có chất lượng cao.
d) Hỗ trợ nâng cao khả năng thương mại
hóa các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP
- Lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản
phẩm theo chương trình OCOP để hỗ trợ các sản phẩm dược liệu trên địa bàn.
- Tiếp tục ưu tiên nguồn lực từ các
chương trình phát triển tài sản trí tuệ, năng suất chất lượng, truy xuất nguồn
gốc sản phẩm... để hỗ trợ cho các sản phẩm dược liệu về mẫu mã sản phẩm, đăng
ký tiêu chuẩn sản phẩm, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... nhằm
tăng khả năng thương mại hóa các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng
dược liệu theo quy chuẩn kỹ thuật.
d) Hỗ trợ phát triển thị trường các sản
phẩm dược liệu
- Xác định nhu cầu thị trường, hỗ trợ
các doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dược liệu theo các chương trình của
ngành công thương.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại, phát triển thị trường thương hiệu các sản phẩm dược liệu trên địa
bàn tỉnh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai ứng
dụng thương mại điện tử để kinh doanh trực tuyến sản phẩm dược liệu (hỗ trợ
tham gia các chợ, sàn thương mại điện tử lớn và uy tín của Việt Nam và Thế giới...).
- Xây dựng các làng văn hóa - du lịch
thảo dược, điểm dừng chân trưng bày các sản phẩm dược liệu,... để đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ.
(Đính
kèm Phụ lục 01. Nội dung và trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch).
III. DỰ KIẾN KINH
PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện:
23.120.000.000 đồng, cụ thể:
1. Nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN
không cấp qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ: 270.000.000 đồng.
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN cấp
qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ: 3.500.000.000 đồng.
3. Nguồn kinh phí do Quỹ Phát triển
khoa học và công nghệ tài trợ: 300.000.000 đồng.
4. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung
ương: 15.000.000.000 đồng.
5. Nguồn kinh phí huy động: 4.050.000.000
đồng.
(Đính
kèm Phụ lục 02. Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Y tế; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan:
- Trên cơ sở những nội dung của kế hoạch
này, các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai theo các nhiệm vụ đã
phân công tại Phụ lục 01, đảm bảo thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều
kiện cụ thể của ngành, địa phương.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch
gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước ngày 20/12/2022 để tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch theo nội dung được phê
duyệt.
- Làm đầu mối, theo dõi việc thực hiện
kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.
- Quản lý kinh phí thực hiện kế hoạch
theo quy định về quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.
3. Sở Tài chính: Chịu trách nhiệm thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển
khai thực hiện Kế hoạch; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, sử
dụng, thủ tục thanh quyết toán theo đúng quy định.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,
Báo Thừa Thiên Huế: Phối hợp với Sở Khoa học và Công
nghệ và các đơn vị liên quan xây dựng các chuyên mục thông tin, tuyên truyền
theo nội dung của kế hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện
kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời
phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Bộ KH&CN (để báo cáo);
- Ủy ban Dân tộc (để báo cáo);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, tp Huế;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- VP: CVP, các PCVP, CV: TC, NN;
- Lưu: VT, CN.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU GẮN VỚI
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030”,
NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 49/KH-UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh)
STT
|
Nội dung
|
Đơn vị chủ trì thực hiện
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
1.
|
Tăng cường
công tác quản lý nhà nước, thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển vùng
nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh
|
|
|
|
a)
|
Thực hiện
công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực hỗ trợ
phát triển vùng nguyên liệu dược liệu
|
|
|
|
-
|
Tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền, giúp người dân và cộng đồng nâng cao nhận thức về
công tác bảo tồn, phát triển bền vững ngành dược liệu, đặc biệt là các loài
dược liệu, các mô hình trên dược liệu có tiềm năng phát triển, xác định ngành
dược liệu là một ngành ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với
phát triển nền y học.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành; UBND các
huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Tuyên truyền về
giá trị kinh tế của việc trồng dược liệu, giá trị sử dụng dược liệu và các sản
phẩm từ dược liệu, y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, chữa
bệnh.
|
-
|
Tổ chức các hoạt
động truyền thông, hội thảo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về phát triển
vùng nguyên liệu dược liệu: Xây dựng 03 phóng sự; Thực hiện 02 chuyên mục
trên Báo Thừa Thiên Huế hoặc báo chuyên ngành; tổ chức 03 Hội thảo khoa học cấp
tỉnh; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển vùng
nguyên liệu dược liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình mỗi xã 1
một sản phẩm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài TRT, VTV8,
Báo Thừa Thiên Huế
|
Tháng 02 - 11/2022
|
b)
|
Xây dựng,
triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu
|
|
|
|
-
|
Lồng ghép các
chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp tại Nghị quyết số
20/2020/NQ-HĐND để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp phát triển dược liệu.
Năm 2022, hỗ trợ từ 01 - 02 dự án về dược liệu.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành; UBND các
huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Lồng ghép các
chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Nghị quyết số
03/2021/NQ-HĐND để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển dược liệu.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Thực hiện chính
sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản
trí tuệ cho các doanh nghiệp đang đầu tư phát triển các sản phẩm dược liệu
trên địa bàn theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của HĐND tỉnh,
ưu tiên các doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ để phát triển các sản phẩm dược
liệu ở các địa phương. Năm 2022, hỗ trợ 02-03 doanh nghiệp.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố;
doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Thực hiện các nội
dung chính sách ưu đãi của Chương trình mỗi xã một sản phẩm để hỗ trợ cho các
dự án, doanh nghiệp trong chế biến dược liệu.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Xây dựng Kế hoạch
bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó chú trọng tăng cường bảo
tồn nguyên vị các loài dược liệu quý tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn
thiên nhiên Phong Điền và Khu Bảo tồn Sao La.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Quý III/2022
|
-
|
Xây dựng Dự án
Đầu tư Vùng Dược liệu quý tại huyện A Lưới theo Chương trình Mục tiêu Quốc
gia phát triển KTXH Vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
UBND huyện A Lưới; Ban Dân tộc; Viện CNSH; các đơn vị
liên quan
|
Quý II/2022
|
-
|
Hỗ trợ đăng ký
nhãn hiệu, phát triển chuỗi giá trị cho các sản phẩm dược liệu có tiềm năng.
Năm 2022, hỗ trợ cho 02-03 sản phẩm.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố;
doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Tiếp tục rà
soát, bổ sung danh mục loài dược liệu có giá trị y tế và kinh tế để bổ sung
vào danh mục các loài dược liệu ưu tiên có thể phát triển và tập trung đầu
tư.
|
Sở Y tế
|
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; các đơn vị liên quan
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Tiếp tục vận động
thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các tổ chức, cá nhân
đăng ký đầu tư phát triển dược liệu, chế biến, bảo quản các sản phẩm dược liệu
tại địa phương. Năm 2022, có ít nhất 01 doanh nghiệp đầu tư dự án phát triển
dược liệu.
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố;
doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
2.
|
Xác định
vùng dược liệu và lựa chọn loài dược liệu ưu tiên
|
|
|
|
a)
|
Xác định
phân vùng phát triển các loài dược liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
|
|
|
|
|
Hỗ trợ triển
khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp quy hoạch và phát triển tài
nguyên dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên
Huế” để có cơ sở xác định vùng phát triển dược liệu và lựa chọn loài dược
liệu có giá trị kinh tế theo các tiểu vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
b)
|
Hỗ trợ thực
hiện các nhiệm vụ KHCN liên quan đến nghiên cứu cơ bản, xây dựng mô hình để
phát triển các loài dược liệu thuộc 12 loài dược liệu đã được lựa chọn trong
Đề án.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
3.
|
Xây dựng “Trục
văn hóa - Thảo dược” phát triển các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình
OCOP tại Thừa Thiên Huế
|
|
|
|
a)
|
Hỗ trợ thực hiện
các nhiệm vụ KHCN trong xây dựng Trục văn hóa - thảo dược.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
b)
|
Xây dựng Đề án
Bảo tồn và phát triển tinh hoa Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế.
|
Sở Y tế
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
Quý III/2022
|
c)
|
Xây dựng đề án
thành lập Viện Thái Y trên cơ sở đổi tên và nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền
tỉnh nhằm quảng bá tinh hoa đông y và gắn phát triển dược liệu với du lịch.
|
Sở Y tế
|
Các sở, ban, ngành liên quan
|
Quý II/2022
|
d)
|
Tiến hành khảo
sát tổng thể tài nguyên dược liệu - văn hóa - cảnh quan của tỉnh, từ đó xác định
các tiềm năng, hiện trạng phát triển, các vấn đề tồn tại và nguyên nhân, xác
định các giải pháp triển khai phù hợp.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Quý III/2022
|
đ)
|
Vận động các cộng
đồng, doanh nghiệp, hợp tác xã tại các địa phương tham gia Chương trình OCOP
theo đúng các bước trong Chương trình OCOP.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ban, ngành; UBND các
huyện/thị xã/thành phố; doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
e)
|
Thúc đẩy khởi
nghiệp gắn với OCOP, như Thanh niên khởi nghiệp OCOP, Phụ nữ khởi nghiệp
OCOP, từ đó tăng tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng.
|
g)
|
Hướng dẫn, vận
động người dân, doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm...
để sản xuất các sản phẩm từ dược liệu, dịch vụ du lịch.
|
h)
|
Hỗ trợ quảng
bá, phát triển các sản phẩm OCOP từ thảo dược gắn với phát triển văn hóa và
du lịch tại địa phương
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố (chủ trì tại địa
phương được quản lý)
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và
Công nghệ
|
Tháng 01- 12/2022
|
4.
|
Hỗ trợ ứng dụng
KHCN trong phát triển vùng nguyên dược liệu và các sản phẩm dược liệu theo
chuỗi giá trị gắn với chương trình OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các sở, ban,
ngành; UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
5.
|
Một số nhiệm
vụ hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm dược liệu gắn với chương
trình OCOP trên địa bàn.
|
|
|
|
a)
|
Hỗ trợ một số
tổ chức/doanh nghiệp có năng lực cung cấp nguồn giống dược liệu và xây dựng
quy trình canh tác các loài dược liệu.
|
|
|
|
-
|
Hỗ trợ các đơn
vị/doanh nghiệp có năng lực nghiên cứu, sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Khoa học và Công nghệ; các đơn vị liên quan
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Nâng cao năng lực
của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN có khả năng triển khai các dự án
phát triển nguồn giống dược liệu công nghệ cao để phục vụ nhu cầu giống cũng
như chuyển giao công nghệ liên quan trên địa bàn.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các đơn vị liên quan
|
Tháng 01 - 12/2022
|
b)
|
Hỗ trợ phát
triển vùng nguyên liệu dược liệu
|
|
|
|
-
|
Xây dựng Đề án
về nguồn giống, xây dựng vườn bảo tồn cây dược liệu (nguyên vị và chuyển vị)
tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Khoa học và Công nghệ; các đơn vị liên quan
|
Quý I/2022
|
-
|
Khuyến khích
người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây trồng không có hiệu quả
sang cây dược liệu có tiềm năng phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất, tiếp cận đất đai để
phát triển nguyên liệu dược liệu dưới tán rừng.
|
Sở Tài nguyên và môi trường
|
Các doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Xây dựng kế hoạch
sử dụng đất thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ưu tiên phát triển các vùng
dược liệu tiềm năng.
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố (chủ trì tại địa
phương được quản lý)
|
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; các đơn vị liên quan
|
Quý I/2022
|
-
|
Xây dựng các mô
hình điểm tại mỗi địa phương, như phát triển vùng dược liệu an toàn, sạch, sản
phẩm organic...
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố (chủ trì tại địa
phương được quản lý)
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và
Công nghệ; các đơn vị liên quan
|
Quý IV/2022
|
c)
|
Hỗ trợ một số
doanh nghiệp đầu tư công nghệ thông qua chính sách hỗ trợ công nghệ, cải tiến
công nghệ, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực chế biến các sản phẩm
dược liệu
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
d)
|
Hỗ trợ nâng
cao khả năng thương mại hóa các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP
|
|
|
|
-
|
Lồng ghép các
chương trình hỗ trợ sản phẩm theo chương trình OCOP để hỗ trợ các sản phẩm dược
liệu trên địa bàn.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Tiếp tục ưu
tiên nguồn lực từ các chương trình phát triển tài sản trí tuệ, năng suất chất
lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... để hỗ trợ cho các sản phẩm dược liệu về
mẫu mã sản phẩm, đăng ký tiêu chuẩn sản phẩm, mã số mã vạch, truy xuất nguồn
gốc sản phẩm... nhằm tăng khả năng thương mại hóa các sản phẩm dược liệu trên
địa bàn tỉnh.
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Các doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Đề xuất giải
pháp quản lý chất lượng dược liệu theo quy chuẩn kỹ thuật.
|
Sở Y tế
|
Sở Khoa học và Công nghệ; các đơn vị liên quan
|
Tháng 01 - 12/2022
|
đ)
|
Hỗ trợ phát
triển thị trường các sản phẩm dược liệu
|
|
|
|
-
|
Xác định nhu cầu
thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dược liệu theo
các chương trình của ngành công thương.
|
Sở Công thương
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và
Công nghệ; các doanh nghiệp
|
Tháng 01 - 12/2022
|
-
|
Tổ chức các hoạt
động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường thương hiệu các sản phẩm dược
liệu trên địa bàn tỉnh.
|
-
|
Hỗ trợ các
doanh nghiệp triển khai ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh trực tuyến
sản phẩm dược liệu (hỗ trợ tham gia các chợ, sàn thương mại điện tử lớn và uy
tín của Việt Nam và Thế giới...).
|
-
|
Xây dựng các
làng văn hóa - du lịch thảo dược, điểm dừng chân trưng bày các sản phẩm dược
liệu,... để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
|
UBND các huyện/thị xã/thành phố (chủ trì tại địa
phương được quản lý)
|
Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
các đơn vị liên quan
|
Tháng 01 - 12/2022
|
PHỤ LỤC 02
DỰ KIẾN KINH PHÍ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU VÀ CÁC SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU GẮN VỚI
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2030”,
NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh)
ĐVT:
1000 đ
STT
|
Nội dung
|
Tổng kinh phí
|
Trong đó
|
Kinh phí sự nghiệp KHCN không cấp qua Quỹ PTKHCN
|
Kinh phí sự nghiệp KHCN cấp qua Quỹ PTKHCN
|
Kinh phí do Quỹ PTKHCN tài trợ
|
Kinh phí hỗ trợ từ Trung ương
|
Kinh phí huy động
|
I
|
Tăng cường
công tác quản lý nhà nước, thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát
triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh
|
270,000
|
270,000
|
0
|
0
|
|
0
|
1
|
Xây dựng 03
phóng sự (3 chương trình x 20.000.000đ)
|
60,000
|
60,000
|
0
|
|
|
0
|
2
|
Thực hiện 02
chuyên mục trên Báo Thừa Thiên Huế hoặc báo chuyên ngành (2 chuyên mục x
8.000.000đ)
|
16,000
|
16,000
|
0
|
|
|
0
|
3
|
Tổ chức 03 Hội
thảo khoa học cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội thảo “Thương
mại hóa các sản phẩm dược liệu gắn với OCOP” (Từ 100-150 người)
|
50,000
|
50,000
|
|
|
|
|
|
Hội thảo “Quy
hoạch phân vùng nguyên liệu dược liệu cho các loài dược liệu quý tại tỉnh Thừa
Thiên Huế” (Từ 100 - 150 người)
|
50,000
|
50,000
|
|
|
|
|
|
Hội thảo “Cơ
sở dữ liệu cây dược liệu tỉnh Thừa Thiên Huế: Định hướng và giải pháp” (Từ
100 - 150 người)
|
50,000
|
50,000
|
0
|
|
|
0
|
4
|
Tổ chức các hoạt
động trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu và
các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm giữa các địa
phương trong và ngoài tỉnh
|
44,000
|
44,000
|
0
|
|
|
0
|
II
|
Triển khai
các nhiệm vụ KHCN do UBND tỉnh đặt hàng đưa vào kế hoạch năm 2022
|
7,500,000
|
0
|
3,500,000
|
0
|
|
4,000,000
|
1
|
Đề tài “Xây
dựng quy trình bào chế và sản xuất thử nghiệm sản phẩm trà cốm từ Sa nhân
(Amomum xanthioides Wall. Ex Baker) tại Thừa Thiên Huế có tác dụng điều
trị rối loạn tiêu hóa” (do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế đề xuất)
|
750,000
|
0
|
750,000
|
0
|
|
0
|
2
|
Đề tài “Nghiên
cứu phân lập, nhân giống, trồng và chăm sóc nấm lim Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế” (do Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế đề xuất).
|
750,000
|
0
|
750,000
|
0
|
|
0
|
3
|
Dự án “Phát
triển vùng dược liệu tại một số xã trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa
Thiên Huế để phục vụ phòng chống bệnh và điều trị các bệnh lý thường gặp”
(do Công ty Cổ phần dược liệu và công nghệ y tế Đông Tây đề xuất)
|
4,000,000
|
0
|
1,000,000
|
0
|
|
3,000,000
|
4
|
Dự án “Phát
triển vùng dược liệu, tiêu chuẩn hóa cao nguyên liệu và đa dạng hóa sản phẩm
từ Sâm bố chính (Abelmaschus sagittifolius (Kurz) Merr.) tại địa bàn
huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế” (do Công ty TNHH SBC Hoàng Gia đề xuất)
|
2,000,000
|
0
|
1,000,000
|
0
|
|
1,000,000
|
III
|
Triển khai
các nhiệm vụ KHCN đề nghị Quỹ Phát triển KHCN tỉnh tài trợ năm 2022
|
350,000
|
0
|
0
|
300,000
|
|
50,000
|
IV
|
Triển khai
các nhiệm vụ KHCN Quỹ gen cấp quốc gia thuộc “Chương trình bảo tồn và sử dụng
bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
|
15,000,000
|
0
|
0
|
0
|
15,000,000
|
0
|
|
Nhiệm vụ “Ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn
gen cây tràm (Melaleuca spp.)” tại các tỉnh Bắc Trung bộ” (do Viện Công
nghệ Sinh học, Đại học Huế đề xuất)
|
15,000,000
|
0
|
0
|
0
|
15,000,000
|
0
|
Tổng cộng
|
23,120,000
|
270,000
|
3,500,000
|
300,000
|
15,000,000
|
4,050,000
|
Ghi chú: Kinh phí sự nghiệp KHCN cấp qua Quỹ PTKHCN: Dự kiến chuyển 50% kinh
phí theo Quyết định và Hợp đồng (theo Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020
của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ
Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước)