Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3442/QĐ-BNN-KH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 12/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3442/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT BỘ CHỈ SỐ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 156/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Bộ chỉ số giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với Biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ số GSĐG) với những nội dung sau:

1. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Mục tiêu

Chi tiết hóa và phân công trách nhiệm cho các đơn vị để triển khai thu thập các chỉ số giám sát và đánh giá thích ứng biến đổi khí hậu mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.

b) Phạm vi và đối tượng áp dụng

Phục vụ theo dõi, đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

c) Đối tượng áp dụng

- Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Nội dung bộ chỉ số GSĐG

a) Công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu:

b) Tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu:

c) Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu

d) Nguồn lực đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu:

đ) Đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu:

e) Tác động của biến đổi khí hậu:

3. Hình thức thu thập, chia sẻ thông tin

CSDL GSĐG hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu (sau đây gọi tắt là CSDL) là một phần tích hợp của CSDL GSĐG ngành nông nghiệp và PTNT (địa chỉ truy cập https://giamsatdanhgia.mard.gov.vn) được sử dụng để tổng hợp, chia sẻ thông tin của Bộ chỉ số GSĐG theo thẩm quyền cho các cơ quan, đơn vị.

Đối với các chỉ tiêu thuộc hệ thống dữ liệu sẵn có của Bộ thì đơn vị chủ trì có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin vào CSDL. Đối với các chỉ tiêu không có sẵn dữ liệu, định kỳ hàng năm Bộ sẽ hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương cung cấp thông tin hoặc tổ chức tiến hành điều tra, thu thập dữ liệu.

4. Kinh phí thực hiện

Kinh phí cho việc điều tra, thu thập số liệu các chỉ số GSĐG được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ quốc tế và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Kế hoạch:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thu thập, tổng hợp thông tin thuộc Bộ chỉ số GSĐG bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời. Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, đánh giá hàng năm của Bộ theo hướng dẫn tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022.

- Chủ trì quản lý và vận hành CSDL GSĐG. Kết nối, liên thông hai chiều với các CSDL khác có liên quan.

- Tham mưu Bộ phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách và các nguồn tài trợ hợp pháp khác để phục vụ công tác điều tra, thu thập số liệu.

- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Bộ chỉ số bảo đảm phù hợp với thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện.

- Cập nhật, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn thu thập số liệu cho bộ chỉ số.

2. Vụ Tài chính: Tham mưu, trình Bộ bố trí ngân sách để thu thập, tổng hợp thông tin theo định mức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

3. Các Tổng cục, Cục, Vụ, Văn phòng điều phối Nông thôn mới trung ương, có trách nhiệm: Thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công trước ngày 31 tháng 03 hàng năm và cập nhật vào CSDL theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục IPhụ lục II của Quyết định này).

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố: Cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ và báo cáo theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, KH;

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

PHỤ LỤC I:

NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-KH ngày tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung GSĐG

TT

Tên chỉ số

Đơn vị tính

Cơ quan chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp cung cấp thông tin

Tần suất thu thập

I

Công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu

1

Hoàn thiện thể chế, chính sách

1

Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thích ứng biến đổi khí hậu do Bộ NN&PTNT xây dựng và ban hành

Văn bản

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

2

Xây dựng và ban hành chương trình, đề án, dự án

2

a. Số lượng chương trình, đề án thích ứng với biến đổi khí hậu được Bộ NN&PTNT thực hiện

Chương trình, đề án

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

b. Số lượng dự án đầu tư công liên quan tới thích ứng với biến đổi khí hậu của Bộ Nông nghiệp và PTNT

dự án

Vụ Kế hoạch

Vụ Hợp tác quốc tế

Hàng năm

3

Lồng ghép nội dung thích ứng biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

3

a. Số lượng chiến lược liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành

Chiến lược

Vụ Kế hoạch

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

b. Số lượng quy hoạch liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành

quy hoạch

c. Số lượng kế hoạch liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành

Kế hoạch

II

Tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu

4

Lĩnh vực Trồng trọt

4

Số lượng và chủng loại giống cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn tạo

Giống

Cục Trồng trọt

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và PTNT

2 năm

5

Quy mô áp dụng các giống cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu

ha

Cục Trồng trọt

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và PTNT

2 năm

6

Diện tích cây trồng áp dụng các giải pháp (kỹ thuật canh tác, quản lý nước, CSA, IPM, ICM v.v) thích ứng với BĐKH (cấp tỉnh/ quốc gia)

ha

Cục Trồng trọt

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và PTNT

2 năm

a. Diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP và tương đương

b. Diện tích cây trồng được chứng nhận hữu cơ

c. Diện tích canh tác áp dụng biện pháp sử dụng nước

d. Diện tích canh tác áp dụng giải pháp quản lý tổng hợp

e. Diện tích áp dụng điều chỉnh lịch vụ mùa

f. Diện tích canh tác nông lâm kết hợp

7

Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

ha

Cục Trồng trọt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

8

Diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm

ha

Tổng cục Thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

5

Lĩnh vực Chăn nuôi

9

Số lượng và chủng loại giống vật nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn tạo

nghìn con

Cục Chăn nuôi

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và PTNT

2 năm

10

Số gia súc của các cơ sở chăn nuôi (trang trại, hộ) có áp dụng các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu (biện pháp kỹ thuật, quản lý chuồng trại, quản lý dịch bệnh)

con

Cục Chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT

2 năm

11

Số gia cầm được sản xuất có áp dụng các giải pháp (biện pháp kỹ thuật, quản lý chuồng trại) thích ứng biến đổi khí hậu

con

Cục Chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT

2 năm

12

Số hộ chăn nuôi tại địa phương

Hộ

Cục Chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT

5 năm

13

Số trang trại chăn nuôi tại địa phương

Trang trại

Cục Chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

6

Lĩnh vực Lâm nghiệp

14

Diện tích rừng trồng mới tập trung

ha

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

15

Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

ha

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

16

Diện tích rừng được bảo vệ

ha

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

17

Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

ha

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

18

Tỷ lệ che phủ rừng

%

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

19

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Ha

Tổng cục Lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

7

Lĩnh vực thủy sản

20

Số lượng và chủng loại giống thủy sản mới thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn tạo

giống

Tổng cục Thủy sản

Các đơn vị thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và PTNT

2 năm

21

Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng các giải pháp (kỹ thuật, quản lý ao nuôi, điều tiết nước v.v) thích ứng biến đổi khí hậu

ha

Tổng cục Thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

22

Diện tích chuyển đổi từ loại hình sản xuất nông nghiệp khác sang nuôi trồng thủy sản do xâm nhập mặn

ha

Tổng cục Thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

8

Lĩnh vực phát triển nông thôn

23

Số hộ nông nghiệp tham gia áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH/giống thích ứng BĐKH

hộ

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT.

Sở Nông nghiệp và PTNT

5 năm

24

a. Số HTX nông nghiệp tham gia áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH/giống thích ứng BĐKH

HTX

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

5 năm

b. Số HTX nông nghiệp tham gia áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH/giống thích ứng BĐKH do phụ nữ làm chủ/lãnh đạo

HTX

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

5 năm

III

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu

9

Quản lý rủi ro thiên tai

25

Số hộ gia đình thuộc vùng có nguy cơ rủi ro thiên tai được di dời đến nơi an toàn

hộ

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

26

Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Công trình

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

27

Số huyện có hệ thống cảnh báo sớm thiên tai

huyện

Tổng cục phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

IV

Nguồn lực đầu tư cho thích ứng với biến đổi khí hậu

10

Đầu tư cho BĐKH qua Bộ NN&PTNT

28

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ứng phó BĐKH qua Bộ NN&PTNT theo kế hoạch

tỷ đồng

Vụ Kế hoạch

Chủ đầu tư

Hàng năm

11

Quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư

29

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ứng phó BĐKH qua Bộ NN&PTNT theo thực tế giải ngân

tỷ đồng

Vụ Kế hoạch

Chủ đầu tư

Hàng năm

V

Đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu

12

Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về biến đổi khí hậu

30

a. Số lượng công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về biến đổi khí hậu

người

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

b. Số lượng nữ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về biến đổi khí hậu

người

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Các đơn vị thuộc Bộ

Hàng năm

VI

Tác động của BĐKH

14

Trồng trọt

31

Diện tích lúa thiệt hại do thiên tai

Ha

Tổng cục Phòng, chống thiên tai;

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

32

Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Ha

Tổng cục Thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

33

Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng

ha

Tổng cục Thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

15

Chăn nuôi

34

Số lượng gia súc bị thiệt hại do thiên tai

con

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

35

Số lượng gia cầm bị thiệt hại do thiên tai

con

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

16

Lâm nghiệp

36

Diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai

ha

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

17

Thủy sản

37

Diện tích nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại

Ha

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

38

Lồng, bè nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại

chiếc/ cái

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

39

Phương tiện khai thác thủy, hải sản bị thiệt hại

chiếc/ cái

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

18

Thủy lợi

40

Chiều dài kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng do thiên tai

km

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

41

Số lượng cống và đập thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai

Cái

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

42

Số trạm bơm bị hư hỏng do thiên tai (bao gồm cả trạm bơm kiên cố và bán kiên cố)

Cái

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

19

Người & tài sản

43

Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai

người

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

44

Giá trị tài sản bị thiệt hại do thiên tai

tỷ đồng

Tổng cục Phòng, chống thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

PHỤ LỤC II:

HƯỚNG DẪN THU THẬP VÀ BÁO CÁO BỘ CHỈ SỐ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-KH ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Chỉ số 1: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thích ứng BĐKH do Bộ NN&PTNT xây dựng và ban hành

a. Khái niệm

Nhiệm vụ 65 trong Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris (Quyết định

2053/QĐ-TTg/2016) đã chỉ rõ “.. triển khai lồng ghép các vấn đề BĐKH và TTX vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình Ưu tiên cho đầu tư phát triển” là nhiệm vụ bắt buộc (theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris và Chiến lược quốc gia về BĐKH). Chỉ số này nhằm xem xét quá trình thực hiện nhiệm vụ 65 của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở cấp Bộ và cấp tỉnh. Chỉ số này là tỷ lệ phần trăm các văn yêu cầu phải lồng ghép đã lồng ghép các vấn đề BĐKH vào trong nội dung văn bản và đã được phê duyệt trong kỳ báo cáo trên tổng số các văn bản được yêu cầu lồng ghép được các cấp có thẩm quyền phê quyệt trong kỳ báo cáo.

Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thích ứng BĐKH do Bộ NN&PTNT xây dựng và ban hành:

TT

Tên văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thích ứng BĐKH do Bộ NN&PTNT xây dựng và ban hành

Tình trạng

Đang xây dựng

Đã ban hành

1

2

c. Nguồn số liệu: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (thống kê từ các đơn vị thuộc Bộ).

1.2. Chỉ số 2: Số lượng chương trình, đề án, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu được Bộ NN&PTNT thực hiện

a. Khái niệm

Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê các chương trình, đề án, dự án thích ứng với BĐKH được Bộ NN&PTNT thực hiện;

TT

Tên chương trình, đề án, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu được Bộ NN&PTNT thực hiện

Tình trạng

Đang xây dựng

Đã ban hành

1

2

...

c. Nguồn số liệu

- Chương trình, Đề án: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (thống kê từ các đơn vị thuộc Bộ).

- Dự án: Vụ Kế hoạch

1.3. Chỉ số 3: Số lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được lồng ghép nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ NN&PTNT xây dựng và ban hành

a. Khái niệm

Nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch bao gồm: (i) Kịch bản biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định mục tiêu dài hạn của chiến lược, quy hoạch; (ii) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào nội dung của chiến lược, quy hoạch; (iii) Kết quả phân tích, đánh giá giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển do Bộ NN&PTNT được lồng ghép thích ứng BĐKH:

TT

Tên các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Tình trạng

Đang xây dựng

Đã ban hành

1

Các chiến lược liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành

2

Các quy hoạch liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành

3

Các kế hoạch liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng và ban hành

c. Nguồn số liệu: Vụ Kế hoạch

II. TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU, NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.1. Chỉ số 4: Số lượng và chủng loại giống cây trồng mới thích ứng với BĐKH được chọn tạo

a. Khái niệm

Giống cây trồng mới (cây ngắn ngày, dài ngày) cho năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, kháng bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu (chịu được hạn, mặn, rét, chịu ngập lụt v.v.).

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê số lượng và chủng loại giống cây trồng thích ứng với BĐKH theo bảng:

TT

Tên giống cây trồng

Quy mô áp dụng (ha)

1

Giống chịu hạn

2

Giống chịu mặn

3

Giống chịu sâu bệnh

c. Nguồn số liệu: Cục Trồng trọt

2.2. Chỉ số 5: Quy mô áp dụng các giống cây trồng mới thích ứng với BĐKH

a. Khái niệm

Là diện tích các giống cây mới thích ứng với biến đổi khí hậu được gieo trồng.

b. Phương pháp đo đếm

Được thống kê theo các loại giống tương ứng với quy mô áp dụng tại bảng thống kê của chỉ số 4.

c. Nguồn số liệu: Cục Trồng trọt (thống kê từ các Sở NN&PTNT, điều tra);

2.3. Chỉ số 6: Diện tích cây trồng áp dụng các giải pháp (kỹ thuật canh tác, quản lý nước, CSA, IPM, ICM v.v) thích ứng với BĐKH (cấp tỉnh/ quốc gia)

a. Khái niệm

CSA là từ viết tắt của nông nghiệp thông minh với khí hậu (Climate-smart agriculture) hay còn gọi nông nghiệp ứng phó BĐKH. CSA hướng tới đồng thời 3 mục tiêu: (i) đảm bảo ANLT, thông qua tăng trưởng sản xuất lương thực và tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế; (ii) tăng khả năng thích ứng với BĐKH của các hệ thống sản xuất nông nghiệp; và (iii) giảm phát thải khí nhà kính (KNK) từ các hoạt động nông nghiệp.

IPM (Integrated Pests Management): Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp là “Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

INM (Integrated Nutrient Management): Quản lý Dinh dưỡng Tổng hợp là hình thức quản lý mà chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho cây trồng dựa trên cơ sở đặc điểm của môi trường sinh thái (đất, nước, thời tiết khí hậu,...), của tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng (tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây), của tình hình dịch hại,....

ICM (Integrated Crop Management): Chương trình quản lý cây trồng tổng hợp là việc thực hiện đồng thời chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM).

b. Phương pháp đo đếm

Số liệu được thống kê theo bảng sau (tính diện tích gieo trồng trong năm (bao gồm nhiều vụ)):

Diện tích (ha)

Được chứng nhận VietGAP và tương đương (ha)

Được chứng nhận hữu cơ (ha)

Áp dụng biện pháp sử dụng nước (ha)

Áp dụng giải pháp quản lý tổng hợp (ha)

Áp dụng điều chỉnh lịch mùa vụ (ha)

Canh tác nông lâm kết hợp (ha)

TỔNG SỐ

1

Lúa

2

Cà phê

3

Hồ tiêu

4

Điều

5

Chè

6

Rau

7

Cây ăn quả

8

Dược liệu

9

Cây nông nghiệp khác

Trong đó:

- Diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP là diện tích cây trồng được tổ chức chứng nhận VietGAP chứng nhận phù hợp TCVN 11892-1:2017 .

- Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tương đương VietGAP như: GlobalG.A.P, ASIAGAP, ASEANGAP, Rainforest Alliance, 4C, UTZ và các GAP khác.

- Diện tích cây trồng được chứng nhận hữu cơ theo các tiêu chuẩn: Nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam (TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017 ; TCVN 11041-5:2018 ; TCVN 11041-6:2018 ), nông nghiệp hữu cơ của EU, Mỹ (USDA), Nhật Bản (JAS).

- Diện tích canh tác áp dụng giải pháp tưới ướt khô xen kẽ (AWD), hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) (hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa) - canh tác lúa sinh thái, mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trên những tác động kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tiết kiệm nước tưới;

- Diện tích canh tác áp dụng giải pháp quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (ICM), giảm lượng giống gieo sạ, phân bón, thuốc trừ sâu, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả (3G3T), giảm lượng hạt giống, giảm lượng phân đạm bón thừa, giảm thuốc hóa học, giảm lượng nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch (1P5G);

- Diện tích áp dụng điều chỉnh lịch vụ mùa để ứng phó với hạn, mặn và lũ lụt dựa trên bản đồ dự báo rủi ro (CS MAP);

- Diện tích canh tác nông lâm kết hợp như: cà phê/chè với cây lâm nghiệp/cây ăn quả/cây thức ăn gia súc và chống xói mòn, rửa trôi đất; thủy sản-rừng ngập mặn v.v)

c. Nguồn số liệu

- Cấp Bộ NN&PTNT: Cục Trồng trọt (thống kê từ các Sở NN&PTNT);

- Cấp tỉnh: Sở NN&PTNT các tỉnh;

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;

Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các đơn vị liên quan khác.

2.4. Chỉ số 7: Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

a. Khái niệm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Đất trồng lúa là đất có điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nương và đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.

Cây trồng lâu năm (sau đây gọi tắt là cây lâu năm) là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

b. Phương pháp đo đếm

Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được tính bằng tổng diện tích đất chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Diện tích gieo trồng (ha)

Ghi chú

TỔNG

Diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang cây hàng năm

Diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang cây lâu năm

Diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

Diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang hoạt động canh tác nông nghiệp khác

c. Nguồn số liệu

- Cấp Bộ NN&PTNT: Cục Trồng trọt (thống kê hàng năm từ sở NN&PTNT);

- Cấp tỉnh:

Sở NN&PTNT các tỉnh;

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;

Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các đơn vị liên quan khác.

2.5. Chỉ số 8: Diện tích sản xuất nông nghiệp được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm

a. Khái niệm

Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt - khô xen kẽ cho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.

Công nghệ tưới tiết kiệm nước gồm tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới ngầm cục bộ, tưới ướt - khô xen kẽ (nông - lộ - phơi)

- Tưới nhỏ giọt là hình thức/phương pháp đưa nước trực tiếp đến vùng gốc và rễ cây trồng dưới dạng từng giọt nước thông qua thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây.

- Tưới phun mưa là hình thức/phương pháp cấp nước cho cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo thông qua thiết bị tạo dòng phun mưa thích hợp.

- Tưới ngầm cục bộ là hình thức/phương pháp đưa nước trực tiếp đến vùng gốc và rễ cây trồng dưới dạng các giọt nước tạo ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng hoạt động của rễ cây.

- Tưới ướt - khô xen kẽ (hay còn gọi là tưới nông - lộ - phơi) là công nghệ tưới tiết kiệm nước áp dụng trong canh tác lúa nước, căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để điều tiết lớp nước mặt ruộng phù hợp, trong đó có những giai đoạn rút nước cho bằng hoặc thấp hơn mặt ruộng.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê diện tích sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước theo loại cây trồng và loại công nghệ tưới theo Bảng sau:

TT

Loại cây trồng

Diện tích được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước (ha)(*)

Tưới nhỏ giọt

Tưới phun mưa

Tưới ngầm cục bộ

Tưới tiết kiệm nước khác (trong nhà lưới, nhà kính,...)

Tưới ướt - khô xen kẽ
(Nông - lộ - phơi)

Tổng

I

Cây lúa

II

Cây trồng cạn

1

Cà phê

2

Chè

3

...

4

....

...

...

Tổng

(*) Ghi chú:

- Đối với Mục I (cây lúa): thống kê diện tích áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước theo diện tích gieo trồng.

- Đối với Mục II (cây trồng cạn): thống kê diện tích áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước theo diện tích canh tác. Cây trồng cạn bao gồm: cây hàng năm (lạc, mía, ngô,...), cây lâu năm (cà phê, chè, hồ tiêu, điều, cây ăn quả (xoài, cam, quýt, bưởi, chuối, dứa,...),...), cỏ chăn nuôi, rau, hoa,...

- Diện tích thống kê tại Bảng này bao gồm diện tích cây trồng (lúa, cây trồng cạn) áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước do tất cả các tổ chức, doanh nghiệp và người dân thực hiện trên địa bàn của tỉnh.

c. Nguồn số liệu

- Cấp Bộ NN&PTNT: Tổng cục Thủy lợi;

- Cấp tỉnh:

Sở NN&PTNT các tỉnh;

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;

Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các đơn vị liên quan khác.

2.6. Chỉ số 9: Số lượng và chủng loại giống vật nuôi mới thích ứng với BĐKH được chọn tạo

a. Khái niệm

Giống vật nuôi (gia súc, gia cầm) mới cho năng suất, chất lượng và khả năng chịu được các ngưỡng sinh thái rộng, dịch bệnh, hạn, mặn, rét v.v.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê số lượng và chủng loại giống vật nuôi thích ứng với BĐKH theo bảng:

TT

Tên giống vật nuôi thích ứng BĐKH

Quy mô áp dụng (con)

1

Giống gia súc chịu rét

2

Giống gia súc chịu hạn

3

Giống gia cầm

4

Giống thủy cầm chịu mặn

5

Giống vật nuôi có khả năng thích ứng với BĐKH khác

c. Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi (Thống kê, điều tra)

2.7. Chỉ số 10: Số gia súc của các cơ sở chăn nuôi (trang trại, hộ) có áp dụng các giải pháp thích ứng BĐKH (biện pháp kỹ thuật, quản lý chuồng trại, quản lý dịch bệnh)

a. Khái niệm

Các biện pháp kỹ thuật thích ứng BĐKH lĩnh vực chăn nuôi: Chuồng lạnh; Dùng đệm lót sinh học; Bổ sung thức ăn mùa đông; Di chuyển đàn tránh rét; Củng cố chuồng trại; Hệ thống biogas; Vườn ao chuồng; Công nghệ sinh học; Chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung; Chuyển đổi chăn nuôi hộ gia đình sang trang trại; Nuôi VietGAP; Nuôi VietGAHP; Nuôi GlobalGAP;…

b. Phương pháp đo đếm

Số liệu được thống kê theo biểu sau, tương ứng với mỗi kỹ thuật/giải pháp là một hàng thuộc tính:

TT

Kết quả
(nghìn con)

Ghi chú

TỔNG SỐ

1

Số lượng gia súc có áp dụng các giải pháp (giống, biện pháp kỹ thuật, quản lý chuồng trại) thích ứng BĐKH

2

c. Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi (Thống kê từ các Sở Nông nghiệp và PTNT, điều tra)

2.8. Chỉ số 11: Số gia cầm được sản xuất có áp dụng các giải pháp (biện pháp kỹ thuật, quản lý chuồng trại) thích ứng BĐKH cấp tỉnh/ quốc gia

a. Khái niệm

Các biện pháp kỹ thuật thích ứng BĐKH trong chăn nuôi gia cầm: Dùng đệm lót sinh học; Củng cố chuồng trại; Công nghệ sinh học; Chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung; Chuyển đổi chăn nuôi hộ gia đình sang trang trại; Áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt;…

b. Phương pháp đo đếm

Số liệu được thống kê theo biểu sau, tương ứng với mỗi kỹ thuật/giải pháp là một hàng thuộc tính:

TT

Kết quả (nghìn con)

Ghi chú

TỔNG SỐ

1

Số lượng gia cầm có áp dụng các giải pháp (giống, biện pháp kỹ thuật, quản lý chuồng trại) thích ứng BĐKH

2

c. Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi (Thống kê từ các Sở Nông nghiệp và PTNT, điều tra)

2.9. Chỉ số 12: Số hộ chăn nuôi tại địa phương

a. Khái niệm

Hộ chăn nuôi là có tổng số đơn vị vật nuôi dưới 10 đơn vị. Các cách quy đổi ra đơn vị vật nuôi được tính như sau:

+ Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi

(Tức là: Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500*số con nhỏ hơn 10).

Hệ số đơn vị vật nuôi = Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500.

Công thức tính đơn vị vật nuôi thông qua hệ số đơn vị vật nuôi:

ĐVN = HSVN x Số con

Trong đó: ĐVN: Đơn vị vật nuôi; HSVN: Hệ số vật nuôi.

b. Phương pháp đo đếm

Số hộ chăn nuôi tại địa phương được đếm và thống kê những hộ có dưới 10 đơn vị nuôi (Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500*số con nhỏ hơn 10).

c. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê (Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản)

2.10. Chỉ số 13: Số trang trại chăn nuôi tại địa phương (theo quy mô)

a. Khái niệm

Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.

Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;

Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.

Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:

+ Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên

(Tức là: Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500 * số con lớn hơn 300);

+ Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi

(Tức là: Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500*số con từ 30 đến 300);

+ Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi[1]

(Tức là: Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500*số con từ 10 đến 30);

+ Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi

(Tức là: Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500*số con nhỏ hơn 10).

Hệ số đơn vị vật nuôi = Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500.

Công thức tính đơn vị vật nuôi thông qua hệ số đơn vị vật nuôi:

ĐVN = HSVN x Số con

Trong đó: ĐVN: Đơn vị vật nuôi; HSVN: Hệ số vật nuôi.

b. Phương pháp đo đếm

- Số trang trại chăn nuôi tại địa phương

= (Số trang trại quy mô lớn)

+ (Số trang trại quy mô vừa)

+ (Số trang trại quy mô nhỏ)

Biểu thu thập số lượng trang trại theo các quy mô:

Quy mô

Số lượng trang trại

Tổng đàn (con)

Trọng lượng trung bình (kg)

Trang trại quy mô lớn

Trang trại quy mô vừa

Trang trại quy mô nhỏ

c. Nguồn số liệu: Cục Chăn nuôi (thống kê hàng năm từ sở NN&PTNT, niên giám thống kê);

2.11. Chỉ số 14: Diện tích rừng trồng mới tập trung

Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Phân tổ chủ yếu: Rừng đặc dụng; Rừng phòng hộ ven biển; Rừng phòng hộ đầu nguồn

2.12. Chỉ số 15: Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Phân tổ chủ yếu: Rừng đặc dụng; Rừng phòng hộ ven biển; Rừng phòng hộ đầu nguồn

2.3. Chỉ số 16: Diện tích rừng được bảo vệ

Khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp: Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

Phân tổ chủ yếu: Rừng đặc dụng; Rừng phòng hộ ven biển; Rừng phòng hộ đầu nguồn

2.14. Chỉ số 17: Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

2.15. Chỉ số 18: Tỷ lệ che phủ rừng

Theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT

2.16. Chỉ số 19: Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

a. Khái niệm

Quản lý rừng bền vững: là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững có xác nhận: là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững được xác nhận bởi các cơ quan/tổ chức/đơn vị có thẩm quyền.

b. Phương pháp đo đếm

Tổng hợp từ các cơ quan/tổ chức/đơn vị có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

c. Nguồn số liệu: Tổng cục Lâm nghiệp;

2.17. Chỉ số 20: Số lượng và chủng loại giống thủy sản mới thích ứng với BĐKH được chọn tạo

a. Khái niệm

Giống thủy sản mới thích ứng BĐKH là giống có ngưỡng sinh thái rộng, chịu được mặn, hạn, kháng bệnh v.v.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê số lượng và chủng loại giống thủy sản thích ứng với BĐKH theo bảng:

TT

Tên giống thủy sản thích ứng BĐKH

Quy mô áp dụng (ha)

1

Giống có biên độ sinh thái rộng

2

Giống chịu mặn

3

Giống chịu hạn

4

Giống kháng bệnh

c. Nguồn số liệu: Tổng cục Thủy sản (Thống kê, điều tra);

2.18. Chỉ số 21: Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng các giải pháp (kỹ thuật, quản lý ao nuôi, điều tiết nước v.v) thích ứng BĐKH

a. Khái niệm

Diện tích nuôi trồng thủy sản (tôm, cá, rau câu, nhuyễn thể v.v) có sử dụng con giống có khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết cực đoan/BĐKH như giống như nóng, chịu mặn nông độ cao (cho thủy sản nước ngọt/lợ), chịu rét). Các giống chống chịu này có thể chống chịu đơn hoặc đa nhân tố. Đây là một trong những giải pháp thích ứng BĐKH chủ động của ngành nuôi trồng thủy sản trong điều kiện BĐKH.

Các giải pháp thích ứng BĐKH lĩnh vực Thủy sản: Giống: các loài thủy sản có ngưỡng sinh thái rộng, giống cá nước lạnh; Giống sinh sản nhân tạo sử dụng hóc môn tự nhiên; Giống từ sinh sản tự nhiên; Giống sạch bệnh; Giống kháng bệnh

Các biện pháp kỹ thuật thích ứng BĐKH lĩnh vực Thủy sản được tổng hợp thông qua ba nhóm giải pháp

* Nuôi biển (lồng bè HDPE, công nghệ cao ...);

** Diện tích nuôi thủy sản được cấp chứng chỉ hoặc theo hướng chứng chỉ (chứng nhận cấp cao nhất của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu xây dựng-BAP, tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản-ASC, VietGAP,...);

*** Diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp (tôm - lúa, thủy sản kết hợp rừng ngập mặn, ...).

b. Phương pháp đo đếm

Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng các giải pháp thích ứng BĐKH được thống kê theo bảng sau:

TT

Đối tượng thủy sản nuôi trồng

Diện tích
(ha/m3)

Ghi chú

TỔNG SỐ

1

Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng các giải pháp nuôi biển (lồng bè HDPE, nuôi công nghệ cao, …)

(liệt kê theo loại thủy sản nuôi trồng (cá, tôm,…)

2

Diện tích nuôi thủy sản được cấp chứng chỉ hoặc theo hướng chứng chỉ

(liệt kê theo loại thủy sản nuôi trồng (cá, tôm,…)

3

Diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp

+ Tôm - lúa

c. Nguồn số liệu: Tổng cục Thủy sản(Thống kê từ các Sở Nông nghiệp và PTNT, điều tra)

2.19. Chỉ số 22: Diện tích chuyển đổi từ loại hình sản xuất nông nghiệp khác sang nuôi trồng thủy sản do xâm nhập mặn

a. Khái niệm

b. Phương pháp đo đếm

c. Nguồn số liệu Tổng cục Thủy sản(Thống kê từ các Sở NN&PTNT)

2.20. Chỉ số 23: Số hộ nông nghiệp tham gia áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH/giống thích ứng BĐKH

a. Khái niệm

Mô hình/giải pháp/thực hành nông nghiệp thích ứng BĐKH (gọi chung là mô hình) là các mô hình sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết bất thuận (hạn, nắng, nóng kéo dài; rét đậm rét hại; bão; lụt, v.v), BĐKH, xâm nhập mặn, nước biển dâng mà vẫn cho năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thu nhập cho người sản xuất.

b. Phương pháp đo đếm

Tổng hợp số hộ áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành sản xuất nông nghiệp thích ứng BĐKH của từng tiểu ngành/lĩnh vực (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Diêm nghiệp, Lâm nghiệp, mô hình tổng hợp Nông-Lâm-Thủy, Làng thuận thiên v.v) từ xã - huyện - tỉnh được tổng hợp và đếm số lượng.

Biểu thu thập thông tin về số hộ nông nghiệp tham gia áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH/giống thích ứng BĐKH:

Lĩnh vực

Tên mô hình

Số hộ áp dụng
(hộ)

Tổng diện tích (ha)/Quy mô (con)

Trồng trọt

....

Chăn nuôi

....

Thuỷ sản

...

Lâm nghiệp

...

Diêm nghiệp

....

Mô hình tổng hợp

...

c. Nguồn số liệu: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Điều tra thống kê).

2.21. Chỉ số 24: Số HTX nông nghiệp tham gia áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH/giống thích ứng BĐKH

a. Khái niệm

Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tham gia áp dụng mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH là các HTX có tham gia áp dụng trong thực tế sản xuất trong HTX của mình ít nhất một trong số các mô hình nông nghiệp thích ứng/giống thích ứng BĐKH.

b. Phương pháp đo đếm

Số HTX nông nghiệp có áp dụng mô hình /giải pháp/thực hành thích ứng BĐKH trên phạm vi tỉnh thống kê tính đến 31/12 của năm gần nhất với năm báo cáo.

Để được tính là một HTX nông nghiệp có áp dụng mô hình /giải pháp/thực hành thích ứng BĐKH thì phải có ít nhất 50% số hộ thành viên HTX tham gia mô hình/biện pháp/thực hành thích ứng BĐKH/giống thích ứng BĐKH;

c. Nguồn số liệu: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Điều tra thống kê).

d. Phân tổ chủ yếu: Tổng số; trong đó là phụ nữ làm chủ/lãnh đạo hợp tác xã.

III. GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI, GIẢM THIỂU THIỆT HẠI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1. Chỉ số 25: Số hộ gia đình thuộc vùng có nguy cơ rủi ro thiên tai được di dời đến nơi an toàn

a. Khái niệm

Số hộ di dời là những hộ nằm trong khu vực bị ảnh hưởng của thiên tai đã được di dời khẩn cấp để tránh nguy cơ bị thiệt hại do thiên tai.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê tổng số hộ được di dời trong vùng có nguy cơ rủi ro thiên tai.

c. Nguồn số liệu: Tổng cục phòng, chống thiên tai;

3.2. Chỉ số 26: Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Theo quy định tại Thông tư số 16/2020/TT-BNNPTNT

3.3. Chỉ số 27: Số huyện có hệ thống cảnh báo sớm thiên tai

a. Khái niệm

Các hệ thống cảnh báo thiên tai bao gồm:

- Hệ thống dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão

- Hệ thống dự báo, cảnh báo nước biển dâng

- Hệ thống dự báo, cảnh báo mưa lớn

- Hệ thống dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt

- Hệ thống dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất

- Hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn

- Hệ thống dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên

b. Phương pháp đo đếm

Số huyện có hệ thống cảnh báo sớm thiên tai

Biểu thống kê chi tiết

Loại hệ thống dự báo, cảnh báo thiên tai

Số lượng hệ thống được lắp đặt tại huyện
(hệ thống)

Hệ thống dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt

Hệ thống dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất

Hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn

Hệ thống dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên

c. Nguồn số liệu

- Cấp Bộ NN&PTNT: Tổng cục phòng, chống thiên tai;

- Cấp tỉnh:

Sở NN&PTNT tỉnh/thành phố;

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh

Các đơn vị liên quan.

IV. NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ CHO THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4.1. Chỉ số 28: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ứng phó BĐKH qua Bộ NN&PTNT theo kế hoạch

a. Khái niệm

Là chỉ số dùng để thống kê nguồn vốn đầu tư cho ứng phó BĐKH từ nguồn vốn đâu tư qua bộ NN&PTNT.

Vốn chi cho ƯPBĐKH ngành NN&PTNT từ ngân sách nhà nước (NSNN): được phân loại theo hướng dẫn tại các mục A7, A8, A10, A12, A13, A15 (thích ứng BĐKH); M7, M8, M10, M12, M13, M15 (giảm nhẹ) thuộc Phụ lục 2 và Phụ lục 3 Quyết định 1085/QĐ-BKHĐT ngày 16/07/2018 về Ban hành hướng dẫn phân loại đầu tư công cho Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh;

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ứng phó BĐKH qua Bộ NN&PTNT theo kế hoạch được thống kê thông qua hệ thống giám sát đầu tư công, qua các văn bản phê duyệt.

b. Phương pháp đo đếm: Thống kê và cộng tổng nguồn vốn NSNN

c. Nguồn số liệu: Vụ Kế hoạch (tổng hợp từ chủ đầu tư các dự án)

d. Phân tổ chủ yếu: Vốn trong nước, vốn hỗ trợ quốc tế

4.2. Chỉ số 29: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ứng phó BĐKH qua Bộ NN&PTNT theo thực tế giải ngân

a. Khái niệm

Được hiểu như khái niệm tại chỉ số 37a

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ứng phó BĐKH qua Bộ NN&PTNT theo kế hoạch được thống kê thông qua thực tế giải ngân đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo gần nhất.

b. Phương pháp đo đếm: Thống kê và cộng tổng nguồn vốn NSNN

c. Nguồn số liệu: Vụ Kế hoạch (tổng hợp từ chủ đầu tư các dự án)

d. Phân tổ chủ yếu: Vốn trong nước, vốn hỗ trợ quốc tế

V. ĐÀO TẠO, TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

5.1. Chỉ số 30: Số lượng công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn về biến đổi khí hậu

a. Khái niệm

Là chỉ số theo dõi việc thực hiện việc nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật và quản lý cho đội ngũ cán bộ chuyên môn tham gia trực tiếp trong các Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH ở cấp bộ ngành và địa phương.

b. Phương pháp đo đếm

Thống kê theo số liệu thực tế.

c. Nguồn số liệu: Các cục/vụ trong Bộ;

d. Phân tổ chủ yếu: Tổng số; trong đó là nữ

VI. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

6.1. Chỉ số 31: Diện tích lúa thiệt hại do thiên tai

Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.2. Chỉ số 32: Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Theo quy định tại Thông tư số 16/2020/TT-BNNPTNT

6.3. Chỉ số 33: Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng

Theo quy định tại Thông tư số 16/2020/TT-BNNPTNT

6.4. Chỉ số 34: Số lượng gia súc bị thiệt hại do thiên tai

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.5. Chỉ số 35: Số lượng gia cầm bị thiệt hại do thiên tai

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.6. Chỉ số 36: Diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.7. Chỉ số 37: Diện tích nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.8. Chỉ số 38: Lồng, bè nuôi thủy, hải sản bị thiệt hại

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.9. Chỉ số 39: Phương tiện khai thác thủy, hải sản bị thiệt hại

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.10. Chỉ số 40: Chiều dài kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng do thiên tai

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.11. Chỉ số 41: Số lượng cống và đập thủy lợi bị hư hỏng do thiên tai

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.12. Chỉ số 42: Số trạm bơm bị hư hỏng do thiên tai (bao gồm cả trạm bơm kiên cố và bán kiên cố)

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.13. Chỉ số 43: Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT

6.14. Chỉ số 44: Giá trị tài sản bị thiệt hại do thiên tai

Theo Quy định tại Thông tư 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT



[1] Chính phủ (2020), Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 về Hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3442/QĐ-BNN-KH ngày 12/09/2022 phê duyệt bộ chỉ số giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.169

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.133.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!