ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2687/KH-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 04 tháng 7 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 18/5/2023 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH PHỤC HỒI, TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG
Thực hiện Nghị quyết số
82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh
phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. QUAN ĐIỂM,
MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
- Phát triển du lịch là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội; có sự
lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực
của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
- Phát triển du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trụ cột của tỉnh và là ngành kinh tế
tổng hợp tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác. Phát triển
du lịch bền vững cả chiều rộng và chiều sâu; khai thác hiệu quả các tiềm năng,
lợi thế, tài nguyên thiên nhiên, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ
vững quốc phòng, an ninh quốc gia và khẳng định hình ảnh, vị thế, uy tín của
Ninh Thuận.
- Chú trọng phát triển du lịch
văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc
văn hóa dân tộc. Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tạo ra các sản phẩm mới
lạ, khác biệt, đặc sắc mang nét đặc trưng riêng của Ninh Thuận và có khả năng cạnh
tranh cao, trọng tâm là phát triển sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa Chăm.
- Phát triển du lịch theo hướng
chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao.
- Phát triển đồng thời du lịch quốc
tế và du lịch nội địa; tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch;
chú trọng liên kết ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá
trị hình thành nên sản phẩm du lịch.
2. Mục tiêu:
- Phát triển du lịch theo hướng
toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, với
phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện,
đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn,
văn minh, thân thiện”; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch
tương đối đồng bộ, hiện đại; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch;
xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có tính cạnh tranh cao, có thương
hiệu. Phát triển văn hoá du lịch tỉnh Ninh Thuận mang tính đặc thù, văn minh,
thân thiện, an toàn gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống và đa dạng sinh học.
Hình thành khu du lịch quốc gia; quy hoạch rõ khu vực phát triển du lịch chất
lượng cao, du lịch phổ thông. Hướng tới hình thành các khu du lịch có quy mô lớn,
loại hình độc đáo với chất lượng dịch vụ tốt nhất, có tính cạnh tranh cao. Tăng
cường liên kết, kết nối với các tuyến du lịch quốc gia và các địa phương trong
khu vực. Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến quan trọng trong chuỗi du lịch
duyên hải miền Trung; phấn đấu thu hút du khách tăng 7-8%/năm.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH PHỤC HỒI, TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆU QUẢ, BỀN
VỮNG
1. Đẩy mạnh
cơ cấu lại ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững:
1.1. Nhiệm vụ:
Tiếp tục triển khai thực hiện
cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn,
trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch. Tiếp
tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhanh thị trường du lịch nội địa
và quốc tế, tạo nền tảng cho tăng trưởng bứt phá trong ngắn hạn.
1.2. Giải pháp thực hiện:
- Đa dạng hóa, khai thác hiệu
quả thị trường nguồn khách quốc tế lớn, chú trọng thị trường có khả năng chi trả
cao, nghỉ dưỡng dài ngày, phát triển phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề
nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao giải trí
mà Ninh Thuận có thế mạnh, đáp ứng với xu thế toàn cầu và thích ứng với những
biến động của kinh tế thế giới; tăng cường nghiên cứu, nắm bắt những xu hướng
du lịch mới và đưa ra các sản phẩm kịp thời, phù hợp.
- Tăng cường công tác thống kê
du lịch, thực hiện phần mềm báo cáo thống kê du lịch theo quy định tại Thông tư
số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phối
hợp triển khai điều tra thông tin khách du lịch theo Chương trình điều tra thống
kê quốc gia.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030; Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí phát triển du lịch xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023 - 2025, bảo vệ môi trường tự
nhiên và xã hội tại các điểm đến du lịch trọng điểm theo định hướng “Điểm đến
du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện”.
- Nghiên cứu, rà soát, triển
khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch để huy động các nguồn lực, cơ
cấu lại ngành du lịch để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu phục hồi,
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảm tính thống nhất, đồng
bộ với thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết số 04-NQ/TU
ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Ninh Thuận trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Thúc
đẩy thu hút các nhà đầu tư chiến lược, phát triển các tổ hợp vui chơi, nghỉ dưỡng,
trung tâm du lịch và các ngành dịch vụ hỗ trợ du lịch như hàng không, cơ sở lưu
trú, trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ để thúc đẩy chi tiêu của du khách.
- Tập trung liên kết phát triển
sản phẩm, thị trường; kết nối tour, tuyến, điểm du lịch trong vùng và liên
vùng. Hình thành mô hình liên kết giữa các địa phương, có sự tham gia của cơ
quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch. Phát huy giá trị văn hóa vật thể
và phi vật thể gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản
sắc văn hóa dân tộc. Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tạo ra các sản phẩm
mới lạ, khác biệt, đặc sắc mang nét đặc trưng riêng của Ninh Thuận và có khả
năng cạnh tranh cao, trọng tâm là phát triển sản phẩm du lịch biển, du lịch văn
hóa Chăm.
- Đa dạng hóa hình thức, sản phẩm
du lịch, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị,
gắn với phát triển xanh, bền vững và phương châm “lấy trải nghiệm của khách du
lịch làm trung tâm”. Tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt
động, kế hoạch hành động vùng, liên vùng trong phát triển du lịch, bảo đảm đồng
bộ, bền vững và hội nhập quốc tế; bám sát định hướng quy hoạch vùng, cực tăng
trưởng, khu vực động lực, hành lang du lịch, trung tâm du lịch và các khu du lịch
quốc gia.
- Hiệp hội Du lịch, các doanh
nghiệp dịch vụ du lịch phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của
doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển du lịch; phát huy vai trò trong hỗ trợ
doanh nghiệp thành viên, đẩy mạnh kết nối, giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt
qua khó khăn, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Đổi mới
mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và
sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch, mô hình du lịch mới; nâng cao năng lực
cạnh tranh; mở rộng thị trường.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
2. Tiếp tục
tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế:
2.1. Nhiệm vụ:
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các
nhiệm vụ về công tác ngoại giao kinh tế, trong đó có du lịch; phối hợp các cơ
quan, ban, ngành phát huy vai trò của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
trong cung cấp thông tin, quảng bá, giới thiệu du lịch Ninh Thuận, tạo điều kiện
thuận lợi thu hút khách quốc tế đến Ninh Thuận; thực hiện chính sách, tạo thuận
lợi về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại cho khách du lịch quốc tế. Nâng cấp các đầu
mối kết nối hàng không với đường bộ, đường biển và đầu tư nâng cấp sân bay
Thành Sơn, ga tàu, bến xe. Triển khai hiệu quả các dự án đầu tư công về hạ tầng;
nâng cấp hạ tầng giao thông đảm bảo các phương tiện tiếp cận các khu du lịch,
điểm du lịch trọng điểm của địa phương. Tăng cường quản lý môi trường du lịch,
bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, chú trọng vệ sinh môi trường, vệ sinh an
toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn phòng dịch.
2..2. Giải pháp thực hiện:
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với
các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ thông tin, quảng
bá, giới thiệu du lịch Ninh Thuận, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách quốc tế
đến Ninh Thuận.
- Tăng cường công tác quản lý
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa
phương và người địa phương ra nước ngoài du lịch; quản lý các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả
Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong
tình hình mới, bảo đảm môi trường an ninh, an toàn, thuận lợi thu hút khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam.
- Thực hiện công tác kiểm soát
người, phương tiện xuất, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa
quy trình kiểm tra, kiểm soát đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi cho các hoạt động
xuất cảnh, nhập cảnh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực
biên giới; phối hợp công tác phòng, chống dịch bệnh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn
theo quy định.
- Triển khai thực hiện các giải
pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn cho khách du lịch
tham gia giao thông, sử dụng dịch vụ bổ trợ tại nhà ga, sân bay, bến cảng; nâng
cấp hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa nhằm hỗ trợ và tạo động lực
phát triển du lịch, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
- Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi
trường, tài nguyên du lịch, ứng phó với sự cố môi trường có thể xảy ra; thực hiện
nghiêm các biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường và khắc phục hậu quả do sự cố
môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, chú trọng vệ sinh môi trường,
vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn phòng dịch; tuyên truyền việc ưu
tiên phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng vật liệu tái chế, góp phần phát triển
du lịch xanh, bền vững.
- Thực hiện cắt giảm, đơn giản
hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
kinh doanh, phục vụ khách du lịch lưu trú và trải nghiệm dịch vụ du lịch.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao
thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp
dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
3. Tăng cường
thu hút đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào khu
du lịch quốc gia:
3.1. Về công tác quy hoạch:
3.1.1. Nhiệm vụ:
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung
hoàn chỉnh các loại quy hoạch phát triển du lịch, từ quy hoạch du lịch tích hợp
với quy hoạch chung của tỉnh, tới những quy hoạch mang tính chất vùng, đặc thù,
quy hoạch phân khu phải sớm được hình thành, đảm bảo hiệu quả, khả thi và đồng
bộ với các quy hoạch khác; ưu tiên đầu tư cho khu vực động lực, khu vực tiềm
năng phát triển thành khu du lịch quốc gia; tổ chức triển khai các chương
trình, đề án chuyên đề thúc đẩy phát triển kinh tế đêm và kinh tế chia sẻ trong
hoạt động du lịch.
3.1.2. Giải pháp thực hiện:
- Tập trung triển khai xây dựng
quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm, cụ thể: Quy hoạch chung xây dựng
Khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2040; điều chỉnh Quy hoạch
phân khu Khu du lịch bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ; điều chỉnh Quy hoạch chung
xây dựng thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị
mới Đầm Cà Ná,…
- Chủ động lồng ghép nội dung
phát triển kinh tế ban đêm vào trong nội dung Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, cần dự kiến các khu vực, địa bàn, tuyến được tập
trung phát triển kinh tế ban đêm, các khu vực trung tâm và vệ tinh, các loại
hình dịch vụ kinh tế ban đêm chủ yếu để có cơ sở triển khai trong tương lai.
- Quy hoạch các khu vực phát
triển kinh tế ban đêm cần gắn với phát triển cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao
thông...), đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, hạn chế tác động của ô nhiễm
tiếng ồn, rác thải sinh hoạt,... Nội dung phát triển kinh tế ban đêm cần gắn chặt
với kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh và các hoạt động dịch vụ, ăn uống, mua
sắm; phát triển mạng lưới các cơ sở dịch vụ gắn với các khu, điểm du lịch.
- Quy hoạch khu vực nông thôn
xác định các loại đất nông nghiệp và khu vực đất được quy hoạch cho mục đích
nông nghiệp kết hợp với hoạt động du lịch.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Xây dựng,
Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
3.2. Công tác đầu tư phát
triển hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ngành du lịch:
3.2.1. Về phát triển kết
cấu hạ tầng:
3.2.1.1. Nhiệm vụ:
Dành nguồn lực thích hợp từ
ngân sách Nhà nước gắn với nguồn lực từ khu vực tư nhân theo hình thức đối tác
công - tư để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chất lượng tại các điểm,
Khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ và các khu vực tiềm năng phát triển để hình thành
các điểm đến đẳng cấp quốc tế.
3.2.1.2. Giải pháp thực
hiện:
- Tập trung dành nguồn lực đầu
tư hạ tầng đô thị thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị du lịch,
đầu tư hạ tầng Khu du lịch Quốc gia Ninh Chữ và các khu vực du lịch thuộc dải
ven biển từ Bình Tiên - Vĩnh Hy đến Cà Ná - Mũi Dinh, đầu tư bến cảng thuỷ nội
địa chuyên dùng tại khu vực Bình Tiên - Vĩnh Hy, Ninh Chữ, Cà Ná, đầu tư các hạng
mục du lịch của dự án cảng tổng hợp Cà Ná. Nâng cấp, cải thiện hạ tầng và chất
lượng dịch vụ tại ga Tháp Chàm và Bến xe tỉnh. Tiếp tục đầu tư hạ tầng du lịch
sinh thái tại Vườn Quốc gia Núi Chúa và Phước Bình để phát huy các tiềm năng du
lịch.
- Tăng cường nâng cấp, liên kết,
mở rộng kết nối giao thông với các đầu mối giao thông du lịch quan trọng: Sân
bay Cam Ranh; cảng Cam Ranh; dự án sân bay Phan Thiết (sau khi hoàn thành), kết
nối giao thông tới các khu, điểm du lịch; phát triển hệ thống giao thông công cộng
(tuyến xe buýt đặc trưng gắn với hình ảnh du lịch Ninh Thuận, tuyến xe buýt du
lịch ven biển, nội tỉnh,..); triển khai hiệu quả các dự án đầu tư công về hạ tầng;
nâng cấp hạ tầng giao thông đảm bảo các phương tiện tiếp cận các khu, vùng du lịch
trọng điểm của địa phương; đầu tư các công trình cấp thoát nước, bãi đỗ xe, nhà
vệ sinh công cộng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, kêu gọi đầu tư dự án khôi
phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt, dự án sân bay Thành Sơn kết hợp
phát triển du lịch.
- Dành nguồn lực thích hợp từ
ngân sách Nhà nước gắn cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân theo
hình thức đối tác công tư (PPP) trong đầu tư hạ tầng giao thông kết nối tới các
khu, điểm du lịch tiềm năng của tỉnh với các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ.
- Huy động nguồn lực, thu hút đầu
tư phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là đầu tư vào
các khu, điểm du lịch theo quy hoạch và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối phù hợp,
các sản phẩm du lịch đặc thù; triển khai các biện pháp cải thiện môi trường đầu
tư, tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
3.2.2. Về phát triển cơ sở
vật chất, kỹ thuật ngành du lịch:
3.2.2.1. Nhiệm vụ:
- Tập trung kêu gọi, thu hút đầu
tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch chất lượng cao,
hiện đại, tiện nghi đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; trong đó tập
trung phát triển các khách sạn, khu resort cao cấp; tổ hợp khách sạn kết hợp
trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế kết hợp
nghỉ dưỡng ở các khu vực ven biển. Phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi
với thiên nhiên phục vụ loại hình du lịch sinh thái. Thu hút mạnh mẽ đầu tư nước
ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng về khách sạn đầu
tư vào Ninh Thuận.
- Dành nguồn lực thích hợp từ
ngân sách Nhà nước đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích văn
hóa - lịch sử; cơ sở vật chất tại các làng nghề truyền thống có giá trị khai
thác du lịch; đầu tư nâng cấp các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển
du lịch.
- Đổi mới, hoàn thiện hệ thống
hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong
ngành du lịch; số hóa các thông tin về các điểm đến du lịch Ninh Thuận.
3.2.2.2. Giải pháp thực
hiện:
- Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và
phát triển cơ sở vật chất tại các làng nghề điển hình, có giá trị khai thác du
lịch cao, nhằm kết hợp quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử, gắn với thương hiện sản
phẩm truyền thống để trở thành những điểm nhấn quan trọng về du lịch của tỉnh;
cải tạo, nâng cấp và đầu tư, phát triển các thiết chế văn hóa phù hợp với nhu cầu
phát triển du lịch (Bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa nghệ
thuật, làng văn hóa, làng du lịch cộng đồng,...).
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư, hình
thành và kết nối một số cụm, cực, khu vực động lực phát triển du lịch có chất
lượng, quy mô lớn, thúc đẩy, lan tỏa các lợi ích và giá trị của du lịch. Ưu
tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, chất
lượng tại các khu du lịch quốc gia và các khu vực tiềm năng phát triển để hình
thành các điểm đến đẳng cấp quốc tế.
- Chú trọng đầu tư xây dựng các
khu vui chơi, giải trí phục vụ khách du lịch cũng như người dân địa phương,
thúc đẩy phát triển kinh tế đêm.
- Thu hút kêu gọi đầu tư hệ thống
cơ sở lưu trú hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của du khách.
- Thời gian thực hiện: giai đoạn
2021-2025.
- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
4. Phát triển
sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch:
4.1. Phát triển các sản
phẩm du lịch:
4.1.1. Nhiệm vụ:
Phát triển, làm mới loại hình,
dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn
với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc như du lịch nghỉ dưỡng
biển, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông
thôn, du lịch golf, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực. Nâng cao khả năng cạnh
tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ. Tập trung kêu gọi các thành phần kinh tế,
khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm
du lịch mới lạ, sản phẩn du lịch bổ trợ mang nét đặc trưng riêng của Ninh Thuận
và có khả năng cạnh tranh cao.
4.1.2. Giải pháp thực hiện:
- Giai đoạn 2021 - 2025: Gắn với
mục tiêu phục hồi doanh thu và lượng khách du lịch; chuẩn bị cơ sở cho sự phát
triển ở giai đoạn sau. Do đó, giai đoạn này tập trung vào các sản phẩm phù hợp
với thị trường nội địa, thị trường gần - chính là các sản phẩm đang được khai
thác của Ninh Thuận; các sản phẩm trụ cột: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển;
du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch di sản văn hóa Chăm. Ngoài ra chú trọng
đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh;
tăng cường tổ chức các hoạt động thu hút du khách, tạo thương hiệu sản phẩm du
lịch Ninh Thuận như: tổ chức Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận, Tuần lễ Lướt ván diều
Quốc tế và các sự kiện Văn hóa Du lịch Ninh Hải - Ninh Thuận, Lễ hội trái cây
Ninh Sơn, Ngày hội Văn hóa Raglai tại huyện Bác Ái,…; đa dạng hóa các sản phẩm
sẵn có: du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái gắn với đặc trưng khu bảo tồn
Rùa biển của Vườn quốc gia Núi Chúa,…
- Giai đoạn 2025 - 2030: Tập
trung phát triển bứt phá, tạo thương hiệu du lịch, phát huy những đặc trưng
khác biệt của Ninh Thuận; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo, mới
lạ; tập trung vào các sản phẩm trụ cột: du lịch nghỉ dưỡng trải nghiệm biển, du
lịch khám phá chủ đề cát - muối - khí hậu bán hoang mạc đặc trưng, du lịch nông
nghiệp.
- Thời gian thực hiện: giai đoạn
2021-2025.
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch và các đơn vị liên
quan.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
4.2. Phát triển các sản
phẩm du lịch nông thôn:
4.2.1. Nhiệm vụ:
Xây dựng và phát triển du lịch
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, tăng loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng,
độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát triển nông nghiệp
nông thôn. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ.
4.2.2. Giải pháp thực hiện:
- Triển khai hiệu quả Chương
trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
- 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày
02/8/2022.
- Thúc đẩy phát triển các sản
phẩm du lịch liên quan đến nông nghiệp, dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan nông
thôn, văn hóa cộng đồng, tăng trải nghiệm, phát huy tối đa du lịch tại các vùng
nông nghiệp, gắn với nông thôn và nông dân, phát huy các ngành nghề, làng nghề,
dịch vụ nông thôn.
- Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng
đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua các doanh nghiệp lữ
hành; hình thành các “điểm đến vệ tinh” với các trung tâm du lịch lớn nhằm lan
tỏa những điểm đến ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
4.3. Phát triển thị trường
khách du lịch:
4.3.1. Nhiệm vụ:
Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa
thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu
cao và lưu trú dài ngày; trong đó tập trung khai thác, mở rộng thị trường nội địa
và quốc tế, cụ thể:
- Giai đoạn 2021 - 2023: Tập
trung vào thị trường nội địa, khôi phục lượng khách và doanh thu. Trong đó thị
trường mục tiêu là: Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, Hà Nội và Tây Nguyên.
- Giai đoạn 2023 - 2025: Tiếp tục
phát triển thị trường nội địa, khôi phục thị trường quốc tế truyền thống - thị
trường Nga và Đông Âu.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Hướng
tới những đối tượng khách cao cấp của các thị trường sẵn có, phát triển các thị
trường mới theo các sản phẩm du lịch mới lạ, sản phẩm được nâng cao chất lượng
của Ninh Thuận.
4.3.2. Giải pháp thực hiện:
Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa
thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu
cao và lưu trú dài ngày; nghiên cứu, xác định phân khúc thị trường khách du lịch
nội địa và thị trường quốc tế của Ninh Thuận theo từng giai đoạn cụ thể, phù hợp
với các sản phẩm du lịch biển và thể thao biển, du lịch sinh thái gắn với những
giá trị độc đáo của Vườn Quốc gia Núi Chúa, du lịch khám phá gắn với văn hóa
Chăm và những hoạt động vui chơi giải trí mới lạ, du lịch nghỉ dưỡng - điều dưỡng
trải nghiệm chủ đề biển và những giá trị đặc trưng của Ninh Thuận (cát, muối,
nông nghiệp, văn hóa Chăm).
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp
dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
4.4. Phát triển thương hiệu
du lịch:
4.4.1. Nhiệm vụ:
Phát triển thương hiệu du lịch
Ninh Thuận gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tài nguyên
biển; xây dựng Ninh Thuận thật sự là điểm đến an toàn, hấp dẫn, nhân văn, hiếu
khách, thuận lợi, “làm hài lòng du khách, ấm lòng chủ nhà”; xây dựng, hình
thành và phát triển thương hiệu du lịch Ninh Thuận ngang tầm với tiềm năng, lợi
thế của tỉnh trên cơ sở xây dựng và phát triển thương hiệu của các khu du lịch,
điểm du lịch tại các địa phương và thương hiệu sản phẩm du lịch.
4.4.2. Giải pháp thực hiện:
Xây dựng và duy trì thương hiệu,
hình ảnh du lịch mới cấp tỉnh và chủ đề du lịch cho các huyện, mang tới màu sắc
mới toàn diện và độc đáo hơn cho du lịch Ninh Thuận, cụ thể:
a) Thương hiệu du lịch tỉnh:
Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt; Ninh Thuận huyền bí và
hoàn hảo; Ninh Thuận đa dạng những sắc màu; Ninh Thuận - Bí ẩn thời gian.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp
dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
b) Thương hiệu du lịch các huyện,
thành phố:
- Huyện Ninh Hải: Vịnh thiên đường,
Ninh hải - 360º say mê.
- Huyện Bác Ái: Giấc mơ Chapi.
- Huyện Ninh Sơn: Suối nguồn nắng
gió.
- Huyện Ninh Phước: Huyền thoại
văn hóa Chăm.
- Huyện Thuận Nam: Vương quốc
Muối và Cát (Kingdom of Salt and Sand).
- Huyện Thuận Bắc: Vùng gió
hát.
- Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm: Trái tim biển khơi.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Du
lịch, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
4.5. Đẩy mạnh, nâng cao
chất lượng hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch:
4.5.1. Nhiệm vụ:
Đổi mới, đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; trong đó chú trọng đổi mới
về hình thức, nội dung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động xúc tiến,
quảng bá du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả; sử dụng hợp lý để phát
huy hiệu quả tuyên truyền của hệ thống truyền thông đại chúng và trang mạng xã
hội.
4.5.2. Giải pháp thực hiện:
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương và đơn vị liên quan tổ chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, thể thao, hội
nghị, hội thảo, tăng cường quảng bá văn hóa, hình ảnh con người, vùng đất Ninh
Thuận gắn với các hoạt động về ngoại giao, sự kiện quốc tế trong nước và khu vực.
- Triển khai hiệu quả công tác
tuyên truyền, quảng bá du lịch đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm thông
tin đối ngoại; đa dạng hóa hình thức truyền tải để thông tin đến gần hơn với
công chúng nước ngoài.
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến,
quảng bá ngắn hạn và dài hạn; thường xuyên cập nhật, bổ sung kế hoạch phù hợp với
nhu cầu thị trường và thực tế phát triển sản phẩm du lịch của địa phương.
- Điều tra đánh giá (thường
xuyên và định kỳ) thị trường và các thông tin phản hồi từ khách du lịch và các
đối tác cũng như đánh giá hiệu quả của các hoạt động, chương trình quảng bá,
xúc tiến để có các điều chỉnh, bổ sung phù hợp.
- Kết hợp hiệu quả công - tư
trong hoạt động xúc tiến, quảng bá với xu hướng sự tham gia và đóng góp ngày
càng tích cực của Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trong tỉnh.
- Tập trung xây dựng các chương
trình quảng bá trên các phương tiện: Facebook, Zalo, Twitter, Instagram, truyền
hình…. Xây dựng hình ảnh đại sứ du lịch Ninh Thuận; tổ chức các cuộc thi tìm kiếm
- Người đẹp Ninh Thuận để quảng bá du lịch Ninh Thuận.
- Phối hợp tổ chức các sự kiện
văn hóa du lịch liên vùng, liên tỉnh: Hành trình du lịch biển Nam Trung Bộ, tứ giác
phát triển du lịch Phan Rang - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết;…
- Lồng ghép quảng bá thương hiệu,
hình ảnh du lịch Ninh Thuận trong các chương trình xúc tiến thương mại trong và
ngoài nước, gắn xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch; lồng ghép quảng bá
thương hiệu, hình ảnh du lịch Ninh Thuận trong phát triển các loại hình hạ tầng
thương mại phục vụ du lịch.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Sở Công
Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
4.6. Đẩy mạnh hoạt động
liên kết, hợp tác phát triển du lịch:
4.6.1. Nhiệm vụ:
Tăng cường hoạt động liên kết,
hợp tác song phương và đa phương về du lịch; trong đó ưu tiên về liên kết, hợp
tác với các tỉnh lân cận hình thành trọng điểm du lịch khu vực để phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù, xúc tiến quảng bá du lịch, trao đổi kinh nghiệm, thu hút
đầu tư, khai thác thị trường du lịch và đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
4.6.2. Giải pháp thực hiện:
- Chủ động, tích cực tham gia
có hiệu quả các hợp tác, liên kết liên địa phương, liên vùng thúc đẩy phát triển
du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch xây dựng, phát triển
các sản phẩm mới.
- Duy trì hợp tác du lịch 9 tỉnh
duyên hải miền Trung; 6 tỉnh Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Thành phố
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm: các sự kiện,
hội chợ du lịch, lễ hội, … Tập trung vào các thị trường mục tiêu, thị trường mới
(Đông Nam Bộ và Tây Nguyên).
- Liên kết Đông - Tây: Liên kết
với trung tâm du lịch của Tây Nguyên - Đà Lạt qua các mối liên hệ về giao thông
đường bộ và khôi phục giao thông đường sắt Phan Rang - Trại Mát trong tương
lai.
- Tăng cường liên kết, hợp tác
với các tỉnh, thành phố đầu mối du lịch, khu vực du lịch nổi tiếng trong các hội
nghị xúc tiến du lịch quốc tế như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh
Hòa, Bình Thuận,…
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
5. Hỗ trợ
doanh nghiệp kinh doanh du lịch
5.1. Nhiệm vụ:
Tiếp tục nghiên cứu, triển khai
các chính sách kích cầu, gói hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch tiếp cận
các nguồn vốn, gói kích cầu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành phù hợp
với tình hình mới. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính tạo thuận lợi
thúc đẩy du lịch.
5.2. Giải pháp thực hiện:
- Nghiên cứu, bổ sung nhóm
khách hàng “cơ sở lưu trú du lịch” để áp dụng giá bán lẻ điện ngang bằng giá
bán lẻ điện cho khách hàng sản xuất.
- Triển khai phát triển hệ thống
doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du lịch
toàn cầu; đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp du lịch phù hợp với xu hướng và
yêu cầu phát triển.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương nghiên cứu các chính sách kích cầu, gói hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh
doanh du lịch tiếp cận các nguồn vốn, gói kích cầu, trình cấp có thẩm quyền xem
xét, ban hành phù hợp với tình hình mới.
- Nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ
ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn vốn
vay ưu đãi.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các
hãng hàng không mở rộng khai thác, phục vụ tốt nhất nhu cầu phát triển du lịch,
nâng cao khả năng cạnh tranh với các hãng quốc tế.
- Hiệp hội Du lịch phát huy vai
trò nòng cốt, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành
mạnh, làm giàu chính đáng, tuân thủ đúng pháp luật và các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước. Phát hiện, tổng hợp ý kiến và đề xuất, kiến nghị với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp du lịch.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Hiệp
hội Du lịch.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
6. Nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:
6.1. Nhiệm vụ:
Phát triển nguồn nhân lực du lịch
theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề
và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập; có chính sách khuyến
khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng
cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp
và kỹ năng nghề du lịch; chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao động
có tay nghề; khuyến khích hình thành đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ
khách du lịch.
6.2. Giải pháp thực hiện:
- Phát triển nguồn nhân lực du
lịch hướng tới mục tiêu đủ số lượng, cân đối cơ cấu ngành nghề, bảo đảm chất lượng,
đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các định hướng phát triển sản phẩm, tổ
chức không gian.
- Thực hiện chuẩn hóa nhân lực
du lịch, đa dạng các hình thức đào tạo. Chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ năng
nghề du lịch và năng lực quản lý du lịch, đủ điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng
du lịch toàn cầu. Tăng cường liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường
đào tạo trong đào tạo nhân lực du lịch.
- Tiếp tục nghiên cứu, triển
khai lồng ghép các chính sách: an sinh xã hội, đào tạo nghề nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch, thu hút nguồn nhân lực cho địa phương trong chương
trình, đề án mà ngành đang triển khai; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, cộng đồng dân cư tại các khu du lịch
nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ ứng xử văn minh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức cho cộng đồng tham gia phục vụ du lịch.
- Tăng cường nâng cao kỹ năng
nghề và bổ sung hình thành các kỹ năng chuyển đổi, các kỹ năng mới, linh hoạt
thích ứng với sự thay đổi của thế giới việc làm đối với nguồn nhân lực du lịch.
- Tiếp tục hỗ trợ năng lực các
cơ sở đào tạo nghề du lịch; triển khai chương trình, đề án hỗ trợ nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ lao động nghề du lịch. Phát triển đội ngũ giáo viên và đào tạo
viên du lịch; tạo điều kiện để các thành phần trong xã hội có thể tham gia phát
triển nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là thu hút các doanh nhân, nghệ nhân,
lao động nghề bậc cao tham gia đào tạo. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo tại doanh nghiệp du lịch. Thúc đẩy hợp tác quốc
tế về đào tạo nhân lực du lịch.
- Ưu tiên nguồn lực cập nhật
chuẩn đầu ra các ngành, nghề đào tạo ngành du lịch theo chuẩn quốc tế; đẩy mạnh
hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển đa dạng chương trình đào tạo,
giải quyết nhu cầu nhân lực du lịch trong ngắn hạn và dài hạn.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến
tình hình quan hệ lao động, tình hình biến động lao động tại các doanh nghiệp,
khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp để kịp thời kết nối
nguồn cung lao động tại các doanh nghiệp. Phối hợp với các cơ quan có liên quan
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người
sử dụng người lao động nước ngoài trong các loại hình doanh nghiệp. Hỗ trợ việc
thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài nhằm vừa bảo đảm
lợi ích, môi trường lao động trong nước, thu hút người nước ngoài vào Việt Nam
lao động.
- Lồng ghép các đề án, dự án
phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
- Triển khai xây dựng và ban
hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực du lịch, khách sạn các trình độ của
giáo dục đại học bảo đảm chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khu vực và
thế giới; phát triển đội ngũ giảng viên du lịch; đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
- Nâng cao năng lực quản trị,
thực hiện tốt văn hóa doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người
lao động, quan tâm xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, hài hòa và
bền vững; nhân viên cởi mở, vui vẻ, lịch sự, mến khách.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển
nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu; đa dạng hóa hình thức đào tạo; giáo dục
nghề nghiệp trong ngành du lịch thông qua phương thức đối tác công - tư (PPP),
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực ngành du lịch.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
7. Đẩy
nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong
lĩnh vực du lịch:
7.1. Nhiệm vụ:
Đẩy nhanh việc chuyển đổi số đối
với hoạt động ngành du lịch; trong đó tập trung ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt
động du lịch thông minh, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, quản lý khách du
lịch; thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch, kết nối với hệ
thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và
tăng tính trải nghiệm cho khách du lịch; sử dụng tối đa các giao dịch điện tử
trong hoạt động du lịch.
7.2. Giải pháp thực hiện:
- Phát triển hệ sinh thái du lịch
thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm
cho khách du lịch; mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ kết hợp giữa kênh thực và
kênh số; sử dụng tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.
- Ứng dụng công nghệ số, công
nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ trong
thanh toán dịch vụ du lịch hướng tới giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, hướng
dẫn và khuyến khích khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên
các thiết bị thông minh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
để hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành
du lịch, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Phối hợp với Công an tỉnh triển
khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022) để xây
dựng cơ sở dữ liệu lớn về du lịch, trong đó ưu tiên tích hợp cơ sở dữ liệu căn
cước công dân với cơ sở dữ liệu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho thống kê,
quản lý khách du lịch.
- Xây dựng hệ sinh thái du lịch
thông minh; phối hợp hỗ trợ công tác kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải
nghiệm du khách, liên thông hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia trên các
trang mạng du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam -
Vietnam Travel”, thẻ Việt - thẻ du lịch thông minh phục vụ khách du lịch và nền
tảng số “Quản trị và kinh doanh du lịch”.
- Triển khai hiệu quả Chương
trình Chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của
Thủ tướng Chính phủ; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, các nền
tảng số kết nối liên thông hệ thống thông tin du lịch với các ngành liên quan
phục vụ công tác hoạch định chính sách và điều hành, quản lý nhà nước và phục vụ
doanh nghiệp, khách du lịch trong nước, quốc tế.
- Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp
đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các doanh nghiệp du lịch và các tập
đoàn lớn về viễn thông, công nghệ thông tin theo cơ chế thị trường trên tinh thần
lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
- Thời gian thực hiện: Hàng
năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Du lịch, các doanh
nghiệp dịch vụ du lịch.
- Đơn vị thực hiện: Các Sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
- Nguồn vốn thực hiện: Ngân
sách Nhà nước và xã hội hóa.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; đôn đốc, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện; tổng hợp, báo cáo.
- Phối hợp với Hiệp hội Du lịch
triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ thu hút khách du lịch trên
địa bàn tỉnh. Tạo điều kiện để phát huy vai trò và trách nhiệm của Hiệp hội Du
lịch trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh,
hỗ trợ doanh nghiệp liên kết, cùng phát triển, phối hợp tổ chức các hoạt động
xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Tổ chức triển khai thực hiện
các biện pháp quản lý di tích gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản với phát
triển du lịch; phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống dân gian, dân ca Ninh
Thuận phục vụ phát triển du lịch.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan triển khai hiệu quả Chương
trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021
- 2025.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với
các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tập trung giải quyết, xử lý dứt
điểm những vướng mắc các dự án đầu tư vào du lịch; rà soát tình hình đầu tư, chấm
dứt hoạt động đối với những nhà đầu tư hoạt động không đúng với mục tiêu ban đầu
dự án, hoạt động không hiệu quả, làm thất thoát, lãng phí tiềm năng du lịch hoặc
gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch của tỉnh. Có kế hoạch xúc tiến đầu tư
kêu gọi thu hút các tập đoàn, các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đầu
tư phát triển du lịch.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch cơ cấu lại các hoạt động du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế
của Ninh Thuận, đáp ứng với xu thế toàn cầu và thích ứng với những biến động của
kinh tế thế giới.
- Chủ trì, phối hợp các Sở,
ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp đẩy mạnh hợp tác công - tư, huy động
các nguồn lực xã hội trong nước và quốc tế để đầu tư phát triển cơ sở vật chất,
kết cấu hạ tầng du lịch, cải thiện khả năng cạnh tranh về chi phí logistics,
nhân lực.
- Chủ trì theo dõi việc lồng
ghép các nội dung về phát triển kinh tế ban đêm vào Quy hoạch tỉnh; Kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh; xây dựng Đề án Phát triển
kinh tế ban đêm tỉnh giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo phù
hợp với lợi thế, điều kiện thực tiễn của tỉnh.
3. Công an tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật
tự trong lĩnh vực du lịch; tăng cường công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa phương và người địa
phương ra nước ngoài du lịch; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự hoạt động trong lĩnh vực du lịch; phối hợp với Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch đến tham quan,
nghiên cứu, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh; xây dựng, triển khai các phương án, kế
hoạch đảm bảo an ninh, trật tự các hội nghị, sự kiện du lịch quốc tế lớn, cấp
quốc gia tại địa phương; có biện pháp quản lý, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 31/3/2021
của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an
toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới, bảo đảm môi trường an
ninh, an toàn, thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
- Chủ động tham mưu, hoàn thiện
hệ thống chính sách, pháp luật liên quan trong lĩnh vực du lịch; tạo thuận lợi
về nhập cảnh, xuất cảnh, đi lại cho khách du lịch quốc tế theo hướng vừa tạo điều
kiện thông thoáng, thuận lợi thu hút đầu tư và khách nước ngoài đến Ninh Thuận,
vừa gắn với bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Phối hợp với các ngành liên
quan bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới biển, các địa
bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh liên quan đến hoạt động du lịch; phối hợp
quản lý, nắm chắc hoạt động của tổ chức, cá nhân người nước ngoài liên quan đến
yếu tố quốc phòng, an ninh tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn; tham
gia thẩm định góp ý các dự án, đề án, quy hoạch phát triển du lịch liên quan đến
yếu tố quốc phòng, an ninh.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh:
Có trách nhiệm xác định các khu
vực, hành lang, địa điểm cho nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng cần chú ý trong quy hoạch
và phát triển du lịch; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên
giới biển tại các địa bàn trong phạm vi quản lý và các địa bàn trọng điểm, xung
yếu về quốc phòng liên quan đến hoạt động du lịch; phối hợp với Công an tỉnh thực
hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng,
chống tội phạm; phối hợp xây dựng các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, xử
lý các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự tại các khu vực, địa điểm du lịch,
các sự kiện lớn của ngành du lịch theo quy định; phối hợp công tác phòng, chống
dịch bệnh và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định.
6. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; triển khai hiệu quả
các dự án đầu tư công về hạ tầng; nâng cấp hạ tầng giao thông đảm bảo các
phương tiện tiếp cận các khu du lịch, vùng du lịch trọng điểm của địa phương;
hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp vận tải tăng cường đầu tư phương tiện
đạt chuẩn, xe buýt chất lượng cao để phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh,
khuyến khích đầu tư khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt, dự
án sân bay Thành Sơn.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương liên quan đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp nâng
cao chất lượng dịch vụ vận tải, nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy
nội địa nhằm hỗ trợ và tạo động lực phát triển du lịch, đảm bảo quốc phòng, an
ninh trong tình hình mới, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận
các điểm, khu du lịch.
7. Sở Xây dựng:
Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với
các Sở, ban, ngành và địa phương liên quan tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh các quy
hoạch du lịch, khu đô thị du lịch, điều chỉnh hợp lý các điểm dừng, bãi đỗ xe;
xây dựng, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch, hoạt động xây dựng, kinh
doanh, quản lý các dự án, công trình du lịch.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, triển khai các chính sách, pháp luật về
đất đai, nhất là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở liên quan
lĩnh vực du lịch; tăng cường quản lý việc cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch; ưu tiên nguồn lực cho công tác
bảo vệ tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát, xử lý những hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động kinh doanh dịch
vụ du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các loại đất nông nghiệp và khu vực đất
được quy hoạch cho mục đích nông nghiệp kết hợp với hoạt động du lịch.
9. Sở Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn:
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch thực
hiện theo lĩnh vực được giao quản lý để triển khai, giám sát việc tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này nhằm đẩy nhanh phục hồi, phát
triển du lịch hiệu quả, bền vững; hướng dẫn, khuyến khích người dân tham gia
phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp công
nghệ cao gắn với phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm đặc thù OCOP quảng
bá, xúc tiến du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; thúc đẩy phát triển các sản
phẩm du lịch liên quan đến nông nghiệp, dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan nông
thôn, văn hóa cộng đồng, tăng trải nghiệm, phát huy tối đa du lịch tại các vùng
nông nghiệp, gắn với nông thôn và nông dân, phát huy các ngành nghề, làng nghề,
dịch vụ nông thôn.
- Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng
đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua các doanh nghiệp lữ
hành; hình thành các “điểm đến vệ tinh” với các trung tâm du lịch lớn nhằm lan
tỏa những điểm đến ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế.
10. Sở Thông tin và Truyền
thông:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; chỉ đạo, hướng dẫn
cơ quan báo chí ở địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch với nhiều
hình thức nhằm tạo khí thế phấn khởi, đồng thuận xã hội.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số, phần
mềm du lịch thông minh (App Du lịch Ninh Thuận); phát triển hệ thống cơ sở dữ
liệu du lịch quốc gia, các nền tảng số kết nối liên thông hệ thống thông tin du
lịch với các ngành liên quan phục vụ công tác hoạch định chính sách và điều
hành, quản lý nhà nước và phục vụ doanh nghiệp, khách du lịch trong nước, quốc
tế; đẩy mạnh truyền thông quảng bá về du lịch, xây dựng chương trình truyền
thông quảng bá, chiến dịch truyền thông theo cách làm mới.
11. Sở Công Thương:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; lồng ghép các hoạt
động xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch để quảng bá du lịch tỉnh Ninh Thuận;
phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho các
doanh nghiệp du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu triển khai các chính sách
thương mại và dịch vụ do Bộ Công Thương ban hành trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù
hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp thanh tra, kiểm tra
hoạt động thương mại điện tử của các thương nhân, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
du lịch; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
thương mại điện tử; phương thức thủ đoạn và các hành vi gian lận trong thương mại
điện tử; tiếp nhận và giải quyết kịp thời những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật.
12. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; triển khai thực hiện
chuẩn hóa nhân lực du lịch, đa dạng các hình thức đào tạo; triển khai hiệu quả
các chính sách về lao động, việc làm, thanh tra, kiểm tra lao động nhằm đảm bảo
môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động làm việc trong ngành du lịch.
- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu
chính sách về an sinh xã hội; chính sách về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực du lịch; triển khai chương trình, đề án hỗ trợ nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ lao động nghề du lịch; thúc đẩy hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực
du lịch.
- Đẩy mạnh hỗ trợ các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp phát triển đa dạng chương trình đào tạo, giải quyết nhu cầu
nhân lực du lịch trong ngắn hạn và dài hạn; lồng ghép các đề án, dự án phát triển
du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
13. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh và bổ sung các mã ngành đào tạo
theo quy định đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch; triển khai chương trình
đào tạo lĩnh vực du lịch, khách sạn các trình độ của giáo dục bảo đảm chuẩn đầu
ra đáp ứng yêu cầu hội nhập trong khu vực và thế giới; phát triển đội ngũ giảng
viên du lịch; phối hợp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng
yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
14. Sở Tài chính:
- Căn cứ dự toán chi Ngân sách Nhà
nước được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân tỉnh giao; tham
mưu hỗ trợ kinh phí đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi từ nguồn ngân sách
nhà nước gồm: Vốn sự nghiệp: Trung ương bổ sung, vốn chương trình mục tiêu và
nguồn vốn ngân sách tỉnh; kinh phí tài trợ, vận động xã hội hóa và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật cho các đơn vị, địa phương để
thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển du lịch đã được cấp có thẩm
quyền quyết định phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh và trong khả năng cân đối
Ngân sách địa phương.
- Nghiên cứu các chính sách, biện
pháp đãi thuế đối với hoạt động kinh tế ban đêm và các chính sách, biện pháp nhằm
tạo nguồn cho các chi phí liên quan tới quản lý kinh tế ban đêm sau khi Bộ Tài
chính đề xuất các chính sách và hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách.
15. Cục Thuế tỉnh:
Chủ trì, triển khai các chính
sách, biện pháp của Trung ương ban hành về ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh tế
ban đêm.
16. Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh:
Hướng dẫn, triển khai các gói hỗ
trợ ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp du lịch tiếp cận các nguồn
vốn vay ưu đãi.
17. Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch
vụ ăn uống thực hiện đúng quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiên quyết xử
lý các cơ sở kinh doanh vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; triển khai, hướng dẫn
thực hiện các quy trình về kiểm soát, phòng chống dịch bệnh theo quy định, đặc
biệt là các dịch bệnh mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
18. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; chủ động nghiên cứu
và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện
thực tiễn ở địa phương; đồng thời, phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ,
sản phẩm du lịch mới, nhất là các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, gắn với thế
mạnh của địa phương, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.
- Quy hoạch, sắp xếp phát triển
hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương; phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch
đảm bảo phát triển du lịch đúng hướng, bền vững; chịu trách nhiệm chính trong
việc giữ gìn môi trường du lịch tại các điểm tham quan du lịch; chấn chỉnh, sắp
xếp lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng văn minh, trật tự tại các
điểm du lịch, các bãi biển, các điểm vui chơi giải trí, khu vực công cộng, vệ
sinh môi trường, tuyên truyền phổ biến nội dung nâng cao nhận thức và ứng xử
văn minh du lịch.
- Phân bổ nguồn lực (nhân lực,
ngân sách) phù hợp cho quản lý, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, trật
tự an toàn xã hội, y tế, môi trường, ... tại khu vực phát triển du lịch.
19. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh, Báo Ninh Thuận:
Xây dựng chuyên đề để tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin về Kế hoạch đến Nhân dân, tạo đồng thuận
cao trong tổ chức triển khai thực hiện; mở các chuyên mục về tuyên truyền quảng
bá hình ảnh du lịch Ninh Thuận và đưa tin kịp thời các hoạt động liên quan đến
lĩnh vực du lịch của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
20. Hiệp hội Du lịch, các
doanh nghiệp dịch vụ du lịch:
- Chủ trì, tập trung triển khai
thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, đảm bảo thiết thực,
hiệu quả; phối hợp các doanh nghiệp phát huy tính năng động, sáng tạo và vai
trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển du lịch; hỗ trợ các
doanh nghiệp là thành viên đẩy mạnh kết nối, giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt
qua khó khăn, chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Đổi mới
mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và
sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch, mô hình du lịch mới; nâng cao năng lực
cạnh tranh; mở rộng thị trường.
- Phát huy vai trò nòng cốt, hướng
dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính
đáng, tuân thủ đúng pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Phát hiện, tổng hợp ý kiến và đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp du lịch.
- Nâng cao năng lực quản trị,
thực hiện tốt văn hóa doanh nhân. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người
lao động, quan tâm xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, hài hòa và
bền vững; nhân viên cởi mở, vui vẻ, lịch sự, mến khách.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển
nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu; đa dạng hóa hình thức đào tạo; giáo dục
nghề nghiệp trong ngành du lịch thông qua phương thức đối tác công - tư (PPP),
nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực ngành du lịch. Đẩy
mạnh hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các doanh nghiệp du lịch và các tập
đoàn lớn về viễn thông, công nghệ thông tin theo cơ chế thị trường trên tinh thần
lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
- Xây dựng các chương trình du
lịch khám phá vùng đất mới với các sản phẩn du lịch đặc thù hấp dẫn, giới thiệu
chào bán cho du khách; liên kết, hợp tác các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ
trong và ngoài tỉnh, phối hợp các công ty lữ hành lớn tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Cần Thơ,... quảng bá sản phẩm mới,
thu hút khách đến Ninh Thuận.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên
quan căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này để triển khai thực hiện đảm
bảo nghiêm túc, hiệu quả; định kỳ 6 tháng/lần, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp). Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế,
các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kịp thời có văn bản gửi
về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Mục III;
- VPUB: LĐ, các phòng, ban, đơn vị;
- Lưu: VT.
ĐNĐ
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Long Biên
|