ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
51/2020/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 11
tháng 11 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số
Điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu
nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCT
ngày 15 tháng 06 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số
32/2019/TT-BCT ngày 21 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo
quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất
thuốc nổ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Công Thương tại Tờ trình số 294/TTr-SCT ngày 06 tháng 10 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý vật
liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25
tháng 11 năm 2020 và thay thế Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm
2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy chế Quản lý vật liệu nổ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 3.
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở
Công Thương; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Công Thương;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Sở Tư pháp (kiểm tra văn bản);
- Đài PTTH tỉnh, Báo AG;
- Trung tâm Công báo – Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, P. KTN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Thư
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2020/QĐ-UBND ngày 11/11/2020 của Ủy ban
nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về hoạt
động vật liệu nổ công nghiệp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Quy chế này không áp dụng đối
với các hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng
và trong các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến quản lý, hoạt động vật liệu nổ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬT
LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 3.
Kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức, doanh nghiệp kinh
doanh vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) hoạt động trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng
các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng
VLNCN phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 41, Điều 45 của Luật Quản
lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và phải đảm bảo điều kiện về
nhân lực theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng
vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất
thuốc nổ (Nghị định 71/2018/NĐ-CP của Chính phủ) và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền
cấp phép, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực
hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ và Nghị định số 71/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật
liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
4. Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ
Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp Giấy phép sử dụng VLNCN khi sử dụng VLNCN trên địa
bàn tỉnh An Giang phải gửi thông báo việc sử dụng VLNCN tới UBND tỉnh, Sở Công
Thương trước 10 ngày làm việc, theo mẫu Thông báo tại Phụ lục X của Thông tư số 13/2018/TT-BCT
của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp,
tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (Thông tư số
13/2018/TT-BCT).
5. Khi nổ mìn trong khu vực dân
cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn
thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của
quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật; tổ chức, doanh nghiệp
sử dụng VLNCN (trừ tổ chức, doanh nghiệp đã được Sở Công Thương cấp giấy phép sử
dụng VLNCN tại các khu vực trên) phải gửi thiết kế hoặc phương án nổ mìn đến Sở
Công Thương. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận thiết kế hoặc
phương án nổ mìn của tổ chức, doanh nghiệp, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có
văn bản trả lời cho tổ chức, doanh nghiệp.
Điều 4. Dịch
vụ nổ mìn
1. Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động
dịch vụ nổ mìn phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 43, Điều 45 của
Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản quy
phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ
nổ mìn có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều
43 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ
Công Thương cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn, khi sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh
An Giang phải gửi thông báo việc sử dụng VLNCN tới UBND tỉnh, Sở Công Thương
theo mẫu Thông báo tại Phụ lục X của
Thông tư số 13/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương.
4. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh môi trường; bảo đảm các khoảng cách đối với các công trình, đối
tượng cần bảo vệ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử
nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công
nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ ban hành kèm theo Thông tư số
32/2019/QĐ-BCT ngày 21/11/2019 của Bộ Công Thương (QCVN 01:2019/BCT) và các quy
định có liên quan.
5. Trường hợp cần thiết nhằm bảo
đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ
công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm
có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội…
6. Trong trường hợp đơn vị dịch
vụ nổ mìn cần bảo quản VLNCN để thi công công trình thì phải có kho bảo quản
VLNCN hoặc hợp đồng thuê kho chứa VLNCN phải đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Vận
chuyển vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức, doanh nghiệp vận
chuyển VLNCN phải đảm bảo các quy định tại Điều 44, Điều 45 của Luật Quản lý, sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định tại mục 3 QCVN
01:2019/BCT.
2. Việc vận chuyển chung VLNCN
trên cùng phương tiên vận chuyển và thùng chứa VLNCN để vận chuyển lên núi cao
thực hiện theo các quy định tại Phụ lục 12 QCVN 01:2019/BCT.
3. Chấp hành nghiêm túc các
thông báo tạm dừng vận chuyển VLNCN do Công an tỉnh quy định.
Điều 6.
Giám sát các ảnh hưởng nổ mìn
1. Khi nổ mìn ở những vị trí gần
khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn
hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh quốc phòng hoặc công trình quan trọng
khác của quốc gia và các công trình nhà cửa không thuộc quyền sở hữu của tổ chức
sử dụng VLNCN; tổ chức, doanh nghiệp sử dụng VLNCN phải thực hiện việc giám sát
các ảnh hưởng của chấn động và sóng xung kích trong không khí đối với con người,
công trình trong các trường hợp quy định tại Điều 40 của QCVN 01:2019/BCT.
2. Tổ chức,
doanh nghiệp sử dụng VLNCN (thuộc trường hợp phải giám sát nổ mìn theo quy định
tại Điều 40 QCVN 01:2019/BCT) phải xây dựng phương án giám sát các ảnh hưởng do
nổ mìn gửi về Sở Công Thương trước ngày tiến hành nổ mìn ít nhất 15 ngày và thực
hiện các hoạt động giám sát ngay từ đợt nổ mìn đầu tiên.
3. Hoạt động giám sát các ảnh
hưởng do nổ mìn phải được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có chức năng và đủ
năng lực thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 7. Quản
lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
1. Các tổ chức, doanh nghiệp phải
quản lý, bảo quản VLNCN theo quy định tại Điều 16 Nghị định 71/2018/NĐ-CP và
các quy định tại QCVN 01:2019/BCT.
2. Vật liệu nổ công nghiệp phải
được bảo quản trong các kho, phương tiện chứa phù hợp với các yêu cầu của QCVN
01:2019/BCT.
3. Tổ chức hoạt động VLNCN có
thể ký hợp đồng thuê kho với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN đảm bảo các điều
kiện về chất lượng xây dựng, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và đã được
các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đồng ý đưa vào sử dụng. Sau khi thanh lý Hợp
đồng thuê kho, các tổ chức thuê kho bảo quản VLNCN phải báo cáo bằng văn bản đến
Sở Công Thương, Công an tỉnh về tình hình xuất, nhập VLNCN và phương án xử lý đối
với khối lượng VLNCN còn tồn kho (nếu có).
4. Công tác thống kê, xuất, nhập
vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Phụ lục 8 QCVN
01:2019/BCT.
5. Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động
vật liệu nổ công nghiệp không còn nhu cầu sử dụng có VLNCN tồn kho phải thông
báo bằng văn bản đến Sở Công Thương và Công an tỉnh nơi đơn vị đặt kho VLNCN về
số lượng, chủng loại, quy cách VLNCN tồn kho và phải bán lại cho tổ chức được
phép kinh doanh VLNCN; được phép tiêu hủy theo quy định tại Điều 31 QCVN
01:2019/BCT đối với VLNCN tồn kho quá hạn sử dụng hoặc VLNCN chuyên dùng được
nhập khẩu, không thể tái xuất, không thể bán lại cho tổ chức được phép kinh
doanh.
6. Tổ chức nghiên cứu, sản xuất,
kinh doanh, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp phải bảo quản,
lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại vật liệu nổ công nghiệp sản xuất,
kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu
hủy trong thời hạn 10 năm kể từ ngày thực hiện sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu,
nhập khẩu, sử dụng, vận chuyển, bảo quản, tồn kho, tiêu hủy.
Điều 8. Xây
dựng Kho, sắp xếp bảo quản vật liệu nổ công nghiệp
1. Việc xây
dựng Kho chứa, sắp xếp bảo quản VLNCN phải đáp ứng các điều kiện theo quy định
tại Phụ lục 10 của QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn
trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy
vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ.
2. Việc xây
dựng, mở rộng, cải tạo kho bảo quản VLNCN phải tuân thủ các quy định pháp luật
về đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình, đảm bảo các điều
kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và phải được sự đồng ý của các cơ
quan chức năng.
3. Tổ chức,
doanh nghiệp khi xây dựng kho phải gửi hồ sơ tới Sở Công Thương để thẩm định
thiết kế cơ sở dự án, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính
phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và Điều 13 Thông tư số
26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản pháp
luật hiện hành.
4. Đối với các tổ chức, doanh
nghiệp sử dụng VLNCN để thi công công trình giao thông, nổ mìn đặc thù, nổ xử
lý bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, có nhu cầu bảo quản vật
liệu nổ công nghiệp tại công trình để đảm bảo tiến độ thi công, hiệu quả kinh tế,
phải được Sở Công Thương kiểm tra, đồng ý cho phép tiến hành lắp đặt kho lưu động
để bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trong thời gian ngắn (có thời hạn) và phải
thực hiện đầy đủ quy trình thiết kế, thi công, nghiệm thu theo đúng quy định của
pháp luật.
Điều 9. Hiệu
lệnh nổ mìn
1. Khi sử dụng VLNCN, tổ chức,
doanh nghiệp phải thông báo trước 03 ngày tới Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao
động, các đơn vị lân cận và dân cư sống xung quanh nơi nổ mìn về địa điểm, biển
báo, hiệu lệnh, thời gian tiến hành nổ mìn của đơn vị.
2. Tín hiệu báo hiệu nổ mìn được
thực hiện bằng còi hoặc âm thanh loa, phải đảm bảo mọi người trong khu vực có
bán kính tối thiểu 300m nghe được rõ và thỏa mãn các quy định tại khoản 3 Điều
32 QCVN 01:2019/BCT.
3. Các tổ chức, doanh nghiệp
không được tự ý thay đổi quy định, quy ước về hiệu lệnh nổ mìn.
Điều 10.
Thời gian nổ mìn
1. Từ 11 giờ 00 phút đến 13 giờ
00 phút và từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ 00 phút trong ngày, trừ thời gian quy định
tại khoản 2 điều này. Việc khởi nổ chỉ được thực hiện khi tổ chức, doanh nghiệp
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đã báo cáo cho Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi tiến hành nổ mìn biết bằng văn bản.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đặc thù có nhu cầu nổ mìn ngoài thời gian quy định
tại khoản này, Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra để cấp phép.
2. Nghiêm cấm nổ mìn vào thời
gian sau:
a) Tết Nguyên đán (âm lịch): từ
ngày 25 tháng Chạp năm trước đến hết ngày mồng 5 tháng Giêng năm sau.
b) Các ngày nghỉ lễ theo quy định
của Bộ Luật Lao động và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan: Trước ngày nghỉ lễ 01 (một) ngày, trong ngày nghỉ lễ và sau ngày nghỉ lễ
01 (một) ngày.
c) Các ngày trên địa bàn tỉnh
An Giang diễn ra các cuộc họp, hội nghị quan trọng mà cơ quan Công an cấp tỉnh
yêu cầu không được vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong các ngày
đó để đảm bảo an ninh trật tự.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 11.
Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Sở Công Thương là cơ quan
chuyên môn đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Tuyên truyền, phổ biến và hướng
dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
đối với các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
3. Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy
phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn cho các tổ chức, doanh nghiệp
thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Công Thương.
4. Tiếp nhận thông báo của các
tổ chức có Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép dịch vụ nổ mìn
do Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương cấp và Giấy
phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Quốc phòng cấp. Tổ chức, phối hợp với
các cơ quan có liên quan kiểm tra hiện trạng đảm bảo an ninh, an toàn về phòng
cháy, chữa cháy đối với địa điểm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
5. Quản lý chất lượng công
trình xây dựng liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của
pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.
6. Thẩm định, phê duyệt thiết kế
hoặc phương án nổ mìn và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời cho tổ
chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khu vực dân cư, cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử - văn hoá, bảo tồn thiên
nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của quốc
gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật (trừ tổ chức, doanh nghiệp đã
được Sở Công Thương cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các khu vực
trên).
7. Tổ chức huấn luyện, kiểm
tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho
các đối tượng của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc
thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 71/2018/NĐ-CP .
8. Chủ trì kiểm tra việc thực
hiện phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm
vi ảnh hưởng của nổ mìn và trong các trường hợp cần thiết khác.
9. Báo cáo Bộ Công Thương, Ủy
ban nhân dân tỉnh về tình hình hoạt động VLNCN theo quy định tại Điều 21 Thông
tư số 13/2018/TT-BCT .
10. Chủ trì, phối hợp với các
ngành chức năng có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi
vi phạm về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo quy định pháp luật.
Điều 12.
Trách nhiệm của Công An tỉnh
1. Tổ chức kiểm tra, cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; thẩm duyệt, kiểm tra, nghiệm thu về phòng cháy, chữa
cháy đối với kho, phương tiện chuyên dùng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp cho
các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; kiểm tra, cấp giấy phép vận chuyển
vật liệu nổ công nghiệp và xác nhận Giấy đăng ký tiếp nhận vật liệu nổ công
nghiệp (mẫu VC16) cho các tổ chức không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc
phòng.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở
Công Thương thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự,
vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các tổ chức, doanh
nghiệp tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo
của ngành.
3. Tham gia thanh tra, kiểm tra
định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa
bàn tỉnh do Sở Công Thương chủ trì.
4. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân
có liên quan thực hiện các quy định về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm
an ninh, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
5. Xử lý vi phạm về an ninh trật
tự; phòng cháy và chữa cháy; phương tiện chuyên dùng vận chuyển vật liệu nổ
công nghiệp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Điều 13.
Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý
vi phạm về thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của các tổ chức, doanh
nghiệp hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định hiện hành.
2. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm
tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của tổ chức, cá nhân có hoạt động vật liệu
nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 14.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Công Thương
trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối
với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích khai
thác khoáng sản khi được yêu cầu.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở
Công Thương kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên
và bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động vật liệu nổ
công nghiệp.
Điều 15.
Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Công Thương
trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và
tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với tổ chức, doanh
nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích khai thác khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, thi công các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh khi được yêu
cầu.
Điều 16.
Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với Sở Công Thương
trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và
tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với tổ chức, doanh
nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp vào mục đích thi công các công trình
giao thông trên địa bàn tỉnh khi được yêu cầu.
Điều 17.
Trách nhiệm của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Công Thương
trong việc thẩm định điều kiện cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và
tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với tổ chức, doanh
nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thi công các công trình xây dựng trong
khu vực có các di tích lịch sử - văn hoá, bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh
khi được yêu cầu.
Điều 18.
Trách nhiệm của các cơ quan khác (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy
Bộ đội biên phòng tỉnh)
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của đơn vị theo dõi, kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm của các tổ
chức, cá nhân trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên phạm vi địa bàn.
Điều 19.
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1. Tổ chức thực hiện các nội
dung công tác quản lý nhà nước về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa
bàn quản lý.
2. Phối hợp với các cơ quan chức
năng trong việc quản lý hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức
năng và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại theo dõi, giám sát, giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
4. Xử lý vi phạm về hoạt động vật
liệu nổ công nghiệp theo thẩm quyền được phân cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý.
5. Báo cáo kịp thời các sự cố
liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn quản lý cho Sở
Công Thương và các cơ quan chức năng liên quan để phối hợp xử lý.
6. Tham gia đoàn thanh tra, kiểm
tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động vật liệu
nổ công nghiệp trên địa bàn do Sở Công Thương hoặc Công An tỉnh chủ trì khi có
yêu cầu.
Điều 20.
Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật về quản lý VLNCN cho các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động
VLNCN và Nhân dân trên địa bàn.
2. Tham gia giám sát các tổ chức,
doanh nghiệp thực hiện các quy định theo phương án nổ mìn, giấy phép sử dụng
VLNCN; phương án phòng ngừa, khắc phục sự cố của đơn vị sử dụng VLNCN trên địa
bàn quản lý.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng và tổ chức hoạt động VLNCN xử lý các trường hợp khẩn cấp về sự cố,
tai nạn cháy, nổ trong quá trình sử dụng, bảo quản và vận chuyển VLNCN tại địa
bàn.
4. Thống nhất với các tổ chức,
doanh nghiệp sử dụng VLNCN trên địa bàn về quy ước hiệu lệnh nổ mìn tại địa
phương và thông báo cho Nhân dân được biết.
5. Khi phát hiện các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn có các hành vi vi phạm pháp luật về VLNCN tiến hành xử phạt
theo thẩm quyền đồng thời báo cáo UBND huyện và các cơ quan chức năng để xử lý
kịp thời.
Điều 21.
Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
Thực hiện theo đúng các quy định
của pháp luật và các quy định sau:
1. Trước 10 ngày khi thực hiện
hoạt động nổ mìn, các tổ chức, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Sở
Công Thương, Công an tỉnh và chính quyền địa phương về thời gian, địa điểm, quy
mô nổ mìn, khoảng cách an toàn... để kiểm tra, giám sát việc sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp.
2. Trước 03 ngày khi khi thực
hiện hoạt động nổ mìn phải thông qua chính quyền địa phương để thông báo cho
Nhân dân trong khu vực biết quy định về thời gian, tín hiệu và giới hạn của
vùng nguy hiểm khi nổ mìn.
3. Khi nổ mìn trong khu vực dân
cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn
thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng khác của
quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật hoặc khu vực đang xảy
ra khiếu nại, tố cáo, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải
thông báo bằng văn bản về Sở Công Thương trước 48 giờ (02 ngày) để tổ chức giám
sát ảnh hưởng nổ mìn.
4. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn
thanh tra, kiểm tra.
Điều 22. Tổ
chức thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ngành có
liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện
Quy chế này.
2. Trường hợp các quy định của
Quy chế này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại
văn bản mới.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
phát sinh vướng mắc, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp phản ánh bằng văn bản về Sở Công Thương
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.