1
|
Thủ tục lựa chọn, ký hợp
đồng với luật sư
|
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực
hiện trợ giúp pháp lý, trong đó có nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện theo quy
định tại khoản 3 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý và giới thiệu về quá trình
hành nghề của luật sư, vụ việc tham gia tố tụng; kinh nghiệm tham gia trợ
giúp pháp lý (nếu có);
- Bản sao thẻ luật sư;
- Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn luật
sư (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
1. Trình tự thực hiện:
- Căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa
phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là Trung tâm) đánh giá
khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm để dự kiến số lượng
luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là luật sư).
- Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh
giá hồ sơ lựa chọn luật sư.
- Thông báo lựa chọn luật sư được đăng tải trên
Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp (tối thiểu là 05 ngày làm việc) gồm những
nội dung: số lượng luật sư dự kiến lựa chọn; điều kiện ký hợp đồng thực hiện
trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ; yêu cầu
về hồ sơ; địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ; dự thảo hợp đồng thực hiện trợ giúp
pháp lý; các yêu cầu khác (nếu có).
Bước 1: Trên cơ sở thông báo lựa chọn
luật sư, luật sư nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công. Địa chỉ: Số 01 đường
Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Số điện thoại:
02613 838 838.
Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ do
người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ
viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy
đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản
hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện,
ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định
mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận
hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó
ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu
chính hoặc đăng ký trực tuyến thì Trung tâm hành chính công gửi giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ khi nhận
được yêu cầu hợp lệ, Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp để
giải quyết theo quy định.
Bước 3: Tổ đánh giá luật sư hoàn
thành việc đánh giá trong thời hạn 9,5 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. Trường
hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 03 ngày làm
việc.
- Luật sư được lựa chọn phải có số điểm đánh giá
từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số
lượng dự kiến lựa chọn.
Bước 4: Sau khi hoàn thành việc
đánh giá, Trung tâm Trợ giúp pháp lý ban hành thông báo kết quả lựa chọn luật
sư chuyển qua Trung tâm Hành chính công.
Bước 5: Sau khi nhận được kết quả từ Sở Tư
pháp, Trung tâm Hành chính công tỉnh trả kết quả cho công dân.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông báo, luật
sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm, trừ trường hợp có
lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận
được thông báo. Quá thời hạn trên mà luật sư được lựa chọn không ký hợp đồng
thì Trung tâm thông báo để ký hợp đồng với luật sư có số điểm cao kế tiếp (nếu
còn).
2. Thời gian giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp
hồ sơ, Tổ đánh giá luật sư phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết,
có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 03 ngày làm việc.
- Trung tâm có trách nhiệm thông báo kết quả lựa
chọn đến các luật sư đã nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông
báo, luật sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm, trừ
trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể
từ ngày nhận được thông báo.
|
Không
|
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý
và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một
số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ
giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng
vụ việc trợ giúp pháp lý.
|
Trung tâm Trợ giúp
pháp lý nhà nước
|
2
|
Thủ tục lựa chọn, ký hợp
đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật
|
1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị tham gia lựa chọn ký hợp đồng
thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định
tại khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý và giới thiệu về tổ chức, hoạt động
của tổ chức tham gia lựa chọn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, nêu rõ
số luật sư, số tư vấn viên pháp luật làm việc tại tổ chức; vụ việc tham gia tố
tụng; kinh nghiệm tham gia trợ giúp pháp lý (nếu có);
Bản sao Giấy đăng ký hoạt động;
- Các tài liệu khác theo thông báo lựa chọn tổ
chức (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
1. Trình tự thực hiện:
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Sở
Tư pháp đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm để dự
kiến số lượng tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là
tổ chức).
- Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Tổ
đánh giá hồ sơ lựa chọn tổ chức.
- Thông báo lựa chọn tổ chức được đăng tải trên
Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp (tối thiểu là 05 ngày làm việc) gồm những
nội dung: số lượng tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật dự kiến
lựa chọn; điều kiện ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; cách thức, tiêu
chí, thang bảng điểm đánh giá hồ sơ; yêu cầu về hồ sơ; địa điểm, thời hạn nộp
hồ sơ; dự thảo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; các yêu cầu khác (nếu
có).
Bước 1: Trên cơ sở thông báo lựa chọn
tổ chức, tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công. Địa chỉ: Số 01 đường
Điểu Ong, Phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Số điện thoại:
02613 838 838.
(Thời hạn nộp hồ sơ được quy định cụ thể trong
thông báo lựa chọn tổ chức; bảo đảm thời hạn tối thiểu là 20 ngày, tối đa
không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo được đăng tải).
Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của
các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ
viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy
đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản
hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện,
ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định
mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận
hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó
ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu
chính hoặc đăng ký trực tuyến thì Trung tâm hành chính công gửi giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ khi nhận
được yêu cầu hợp lệ, Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp để
giải quyết theo quy định.
Bước 3: Tổ đánh giá hoàn thành
việc đánh giá trong thời hạn 9,5 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ. Trường hợp
cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 03 ngày làm việc.
- Tổ chức được lựa chọn phải có số điểm đánh giá
từ 50 điểm trở lên và được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp đến đủ số
lượng dự kiến lựa chọn.
Bước 4: Sau khi hoàn thành việc
đánh giá, Sở Tư pháp ban hành thông báo kết quả lựa chọn tổ chức ký hợp đồng
thực hiện trợ giúp pháp lý gửi về Trung tâm Hành chính công.
Bước 5: Sau khi nhận được kết quả từ
Sở Tư pháp, Trung tâm Hành chính công tỉnh trả kết quả cho các tổ chức.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được
thông báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp, trường
hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo. Quá thời hạn trên mà tổ chức được lựa chọn không ký
hợp đồng thì Sở Tư pháp thông báo để ký hợp đồng với tổ chức có số điểm cao kế
tiếp (nếu còn).
2. Thời gian giải quyết:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp
hồ sơ, Tổ đánh giá tổ chức phải hoàn thành việc đánh giá. Trường hợp cần thiết,
có thể kéo dài thời gian đánh giá nhưng không quá 03 ngày làm việc.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo kết quả lựa
chọn đến các tổ chức đã nộp hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông
báo, tổ chức được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Sở Tư pháp, trừ
trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể
từ ngày nhận được thông báo.
|
Không
|
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý
và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một
số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ
giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng
vụ việc trợ giúp pháp lý.
|
Sở Tư pháp
|
3
|
Thủ tục cấp thẻ cộng tác
viên trợ giúp pháp lý
|
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý
theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BTP (Mẫu TP-TGPL-10);
- Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo
quy định;
- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3
cm.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
|
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người có đủ tiêu chuẩn quy định
tại khoản 2 Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý nếu có nguyện vọng làm cộng tác
viên trợ giúp pháp lý (sau đây gọi chung là cộng tác viên) và nhất trí với
các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của
Bộ Tư pháp.
Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm
kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ do
người yêu cầu xuất trình hoặc nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ
viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy
đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;
trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản
hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện,
ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định
mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận
hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó
ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
- Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu
chính hoặc đăng ký trực tuyến thì Trung tâm hành chính công gửi giấy tiếp nhận
hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.
Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ khi nhận
được yêu cầu hợp lệ, Trung tâm hành chính công chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp để
giải quyết theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 3,5 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người
dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ
trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp hồ sơ
không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người người đề nghị làm cộng tác viên và
thông báo rõ lý do bằng văn bản.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc
Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên. Trường hợp từ chối phải
thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên. Người bị
từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ chối cấp thẻ cộng tác viên. Việc
giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
- Sở Tư pháp gửi Quyết định cấp thẻ cộng tác viên
hoặc thông báo từ chối đến Trung tâm Hành chính công.
Bước 5: Sau khi nhận được kết quả từ
Sở Tư pháp, Trung tâm Hành chính công tỉnh trả kết quả cho công dân.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ,
cộng tác viên trợ giúp pháp lý có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng
thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo
dài nhưng không quá 35 ngày kể từ ngày được cấp thẻ.
2. Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
|
Không
|
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý
và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một
số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ
giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng
vụ việc trợ giúp pháp lý.
|
Sở Tư pháp
|