ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4823/KH-UBND
|
Ninh
Thuận, ngày 07 tháng 11 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THÀNH LẬP KHU KINH TẾ VEN BIỂN PHÍA NAM TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Nghị định số 35/2022/NĐ-CP
ngày 28/5/2022 của Chính phủ về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày
11/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày
22/7/2022 của HĐND tỉnh về Phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Thực hiện Kế hoạch số 153-KH/TU ngày
18/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Thông báo số
171/TB-VPCP ngày 08/6/2022 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận;
Thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh
ủy tại Thông báo số 473-TB/TU ngày 12/7/2022 về tình hình triển khai các nhiệm
vụ tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh và ý kiến của Thường trực Tỉnh
ủy tại Thông báo số 502-TB/TU ngày 20/9/2022 về tình hình triển khai các nhiệm
vụ, dự án tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh; dự thảo Kế hoạch triển
khai thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
triển khai thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận với các nội
dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Thành lập khu kinh tế ven biển
phía Nam tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh để khai
thác tiềm năng lợi thế về kinh tế biển nhằm huy động tối đa nguồn lực để tạo động
lực phát triển kinh tế xã hội Tỉnh. Tranh thủ tối đa các chính sách ưu đãi, vượt
trội của nhà nước để tập trung thu hút đầu tư các dự án động lực, có quy mô lớn:
Cảng và dịch vụ Cảng, logistics, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các ngành
công nghiệp nặng, quy mô lớn, các khu đô thị hiện đại, nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Tăng cường liên kết vùng giữa Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh
với các khu kinh tế ven biển miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của
ca nước để khai thác các thế mạnh, thúc đẩy sự phát triển của vùng. Góp phần
hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu hiện đại, đồng bộ để nâng cao mức sống người
dân; bảo vệ bền vững môi trường; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự
an toàn xã hội.
2. Việc tổ chức xây dựng Khu kinh tế
ven biển phía Nam tỉnh phải bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà
nước, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với chủ trương
phát triển kinh tế biển cũng như định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và điều kiện thực tiễn của Tỉnh.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với thời
gian hoàn thành của từng cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả, khả thi;
tăng cường công tác phối hợp một cách chặt chẽ trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG VÀ
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
1. Nội dung xây dựng
Khu kinh tế ven biển phía nam
1.1. Phạm vi, quy mô:
Ranh giới dự kiến thành lập Khu kinh
tế với tổng diện tích là 439 km2 bao gồm 9 xã, trong đó có 7 xã thuộc
huyện Thuận Nam (Xã Nhị Hà, xã Phước Minh, Xã Phước Ninh, Xã Cà Ná, Xã Phước
Nam, Xã Phước Dinh, Xã Phước Diêm) và 2 xã thuộc huyện Ninh Phước (Xã An Hải,
Xã Phước Hải).
1.2. Điều kiện thành lập:
Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại
Khoản 4 Điều 5 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 35/2022HNĐ-CP ngày 28/5/2022 của
Chính phủ về quản lý Khu kinh tế, cụ thể:
a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh[1];
b) Có khả năng huy động các nguồn lực
để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu
kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
1.3. Quy trình, tiến độ, thủ tục
a) Hồ sơ thủ tục: Theo quy định tại
Điều 15 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ, gồm:
- Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển
phía Nam tỉnh; bao gồm 6 nội dung: (1) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc
thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh; (2) Đánh giá hiện trạng, các yếu
tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn
chế và lợi thế so sánh của khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh so với các khu vực
khác trên địa bàn cả nước; (3) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều
kiện thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh; (4) Dự kiến phương hướng
phát triển của khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh gồm: mục tiêu phát triển, quy
mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các
ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu
kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; (5) Kiến
nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; (6) Thể hiện phương án thành lập khu
kinh tế ven biển phía Nam tỉnh trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000- 1:25.000.
- Tờ trình và Dự thảo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh.
b) Quy trình, tiến độ:
- Xây dựng Phương án phát triển Khu
kinh tế ven biển phía Nam tỉnh và tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian hoàn thành theo tiến độ quy hoạch
tỉnh.
- Xây dựng Đề án điều chỉnh Cảng Tổng
hợp Cà Ná thành Cảng Tổng hợp loại I, trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định,
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoàn thành trong năm 2025.
- Xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế
ven biển phía Nam tỉnh và báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua nội dung Đề
án. Hoàn thành trong năm 2025.
- Trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định
Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh. Hoàn thành trong năm
2025.
- Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh. Hoàn thành
trong năm 2025.
2. Nhiệm vụ trọng
tâm xây dựng khu kinh tế ven biển phía Nam:
2.1. Các Sở, ngành, địa phương tập
trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam để đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế ven biển theo quy định
tại Khoản 4 Điều 5 và Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022
của Chính phủ về quản lý Khu kinh tế; trong đó:
a) Về công tác
quy hoạch:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và
tích hợp Phương án phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh vào Quy hoạch
tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian hoàn thành theo tiến
độ Quy hoạch tỉnh.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh, đẩy nhanh tiến độ lập các đồ án Quy
hoạch chung và Quy hoạch phân khu trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
của tỉnh, đảm bảo đồng bộ, khớp nối, phù hợp với định hướng phát triển, các khu
chức năng phát triển vùng kinh tế phía nam tiến tới đảm bảo pháp lý thành lập
khu kinh tế ven biển theo quy định.
- Sở Công Thương chủ trì lập Đồ án
Quy hoạch phân khu Tổng kho xăng dầu và Quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm
logistics; xây dựng Đề án bổ sung Trung tâm trung chuyển, tái tạo khí LNG Cà Ná
với quy mô 4,8 triệu tấn/năm vào Quy hoạch quốc gia hạ tầng dự trữ, cung ứng
xăng dầu, khí đốt.
- Sở Giao thông vận tải chủ trì, đẩy
nhanh tiến độ lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ (1/2000) Cảng cạn; tham mưu điều chỉnh
Quy hoạch phân khu Cảng tổng hợp Cà Ná.
- Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh:
chủ trì, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Quy hoạch phân khu Khu Công nghiệp Cà Ná.
b) Về xây dựng Cảng tổng hợp Cà Ná
thành Cảng loại I:
Theo Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày
28/7/2021 của Chính phủ về Quy định tiêu chí phân loại Cảng biển, việc phân loại
dựa trên 2 nhóm tiêu chí: (1) Về ảnh hưởng của Cảng biển đối với phát triển
kinh tế xã hội[2];
(2) Quy mô cảng biển[3]. Tiêu chí đánh giá phân loại Cảng biển theo thang điểm tối đa 100 điểm,
trong đó tiêu chí Cảng loại I đạt từ 70-90 điểm. Theo đó, để Cảng biển Ninh Thuận
cơ bản trở thành Cảng loại I:
- Đối với tiêu chí ảnh hưởng của Cảng
biển: Cảng biển Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2025 phục vụ cho phát triển kinh tế
xã hội liên vùng (vùng Nam Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Miền Trung):
đạt 40/50 điểm.
- Đối với nhóm tiêu chí Quy mô Cảng
biển:
+ Tiêu chí lượng hàng hóa qua Cảng tối
thiểu từ 2-2,5 triệu tấn/năm, trong đó hàng khô, tổng hợp tối thiểu dưới 1 triệu
tấn/năm; hàng container dưới 1 triệu tấn/năm và hàng lỏng dưới 0,5 triệu tấn/năm).
Theo tính toán khả năng đến năm 2025, tổng hàng hóa qua Cảng có khả năng đạt
3,3 triệu tấn/năm, như vậy việc đạt tiêu chí lượng hàng hóa qua cảng tối thiểu
từ 2-2,5 triệu tấn/năm là có khả năng đạt được. (Theo Phụ biểu I đính kèm).
+ Về tiêu chí trọng tải tàu tiếp nhận
tại cảng, bến chuyên dùng là đáp ứng đủ tối đa (20/20 điểm).
Để sớm đảm bảo điều kiện đạt các tiêu
chí Cảng loại I, giao các Sở, ngành, địa phương có trách nhiệm triển khai thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- Về phạm vi ảnh hưởng của Cảng biển
đảm bảo mục tiêu liên vùng: Để Cảng tổng hợp Cà Ná đủ điều kiện phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của liên vùng, trên cơ sở chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông khẩn
trương tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập đề xuất chủ trương đầu
tư dự án xây dựng hạ tầng cảng biển tổng hợp Cà Ná và hệ thống giao thông kết nối
cảng với đường liên vùng lên các tỉnh Nam Tây Nguyên để phát huy hiệu quá đầu
tư Cảng đối với các tỉnh vùng Nam Tây nguyên, trình Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua tại kỳ họp cuối năm 2022. Thời gian hoàn thành trong tháng
11/2022.
+ Sở Giao thông vận tải, Sở Công
Thương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp các cơ quan liên
quan đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu cảng cạn Cà Ná, huyện Thuận Nam
và hoàn thiện hồ sơ xây dựng Trung tâm logistics hạng II tại tỉnh Ninh Thuận để
đáp ứng điều kiện tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa.
+ Sở Giao thông vận tải tham mưu, đề
xuất phương án phân chia tổ hợp các bến cảng còn lại của Cảng Tổng hợp Cà Ná
(trừ bến 1 A, 1B giai đoạn 1) để công bố danh mục mời gọi đầu tư. Thời gian
hoàn thành trong tháng 11/2022. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh về cơ chế quản lý
Cảng Tổng hợp Cà Ná, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến trong tháng
12/2022.
- Về đảm bảo thu hút, đầu tư, huy động
hàng hóa qua Cảng đến năm 2025 đạt tối thiểu 2-2,5 triệu tấn/năm, giao các Sở,
ngành thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: hoàn thành
các thủ tục cấp chủ trương đầu tư, để các dự án sớm đi vào hoạt động nhất là
các dự án: Dự án đầu tư Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná giai đoạn I 1-500 Mw; nhà
máy trạm nghiền xi măng; Nhà máy hóa chất sau muối; Dự án Nhà máy sản xuất
Hydrogen:...: Tăng cường xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án trọng điểm.
+ Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Ban Quản lý các dự án giao thông đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng
các công trình, dự án giao thông trọng điểm, kết nối: Hoàn thành đầu tư Cảng Tổng
hợp Cà Ná giai đoạn 1 (các bên 1A và 1B) vào năm 2024 để thu hút lượng hàng hóa
qua Cảng; đường liên vùng từ Thị trấn Tân Sơn đi Tà Năng huyện Đức Trọng- Lâm Đồng;
tuyến đường kết nối Cảng Cà Ná với cao tốc Bắc Nam; chủ động tham mưu UBND tỉnh
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự áo giao
thông trọng điểm quốc gia: Cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh; xúc tiến kêu gọi đầu
tư khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm- Đà Lạt theo hình thức PPP: tuyến
đường sắt kết nối với Nhà ga Cà Ná mới đến Cảng Tổng hợp Cà Ná để tăng tính kết
nối vùng, phát huy hiệu quả lưu thông hàng hóa qua cảng từ các tỉnh Tây nguyên.
Nghiên cứu phương án điều chỉnh cục bộ
quy hoạch phân khu Cảng tổng hợp Cà Ná, trong đó đề xuất phương án bến nhập
hàng lỏng 100.000 DWT và đường ống dẫn xăng dầu để có thể triển khai kêu gọi đầu
tư Dự án Tổng kho xăng dầu, bến chuyên dùng phục vụ cho dự án hóa chất sau muối,
dự án trạm nghiền xi măng và một số dự án quy mô, lớn khác khi có yêu cầu trong
quá trình phát triển.
+ Sở Công Thương chủ trì, phối hợp
các sở, ngành, địa phương tham mưu đẩy nhanh tiến độ công bố hồ sơ mời thầu, tổ
chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn
1 theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo 499-TB/TU ngày 08/9/2022; dự
kiến trong tháng 11/2022. Đồng thời, lập Đồ án Quy hoạch phân khu Dự án Tổng
kho xăng dầu Cà Ná quy mô 100.000m3 để đảm bảo cơ sở pháp lý tổ chức
kêu gọi đầu tư dự án theo quy định để đảm bảo điều kiện về hàng lỏng thông qua
cảng biển. Hoàn thành trong tháng 12/2022.
Tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng
nhân dân tỉnh bổ sung Cụm công nghiệp Phước Minh 1 (diện tích 75ha) và Cụm công
nghiệp Phước Minh 2 (diện tích 26ha) vào Quy hoạch phát triển các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh vào kỳ họp cuối năm.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với UBND huyện Thuận Nam rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
để cập nhật, bổ sung các dự án đầu tư vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện
Thuận Nam, làm cơ sở thu hút đầu tư; hướng dẫn các nhà đầu tư tổ chức rà soát,
đánh giá tác động môi trường của các dự án theo quy định.
+ Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh:
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, tham mưu UBND tỉnh hoàn tất
các hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp
Cà Ná trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định tại Nghị định
số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu
kinh tế. Thời gian hoàn thành Quý IV/2022.
Đồng thời, tăng cường xúc tiến, kêu gọi,
thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, thu hút đầu
tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và lắp đầy các Khu, Cụm công nghiệp trên địa
bàn, nhất là các khu, cụm công nghiệp phía Nam của tỉnh để thúc đẩy lượng hàng
hóa qua cảng từ các nguồn;
+ Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình giao thông khẩn trương hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và
tổ chức khởi công Dự án Đường giao thông nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1 và Cảng
tổng hợp Cà Ná. Làm việc với Nhà tài trợ để hoàn thành việc ký kết thỏa thuận
tài trợ thực hiện triển khai thi công dự án thành phần 2.
+ Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan,
UBND huyện Thuận Nam, Ninh Phước theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung
triển khai thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại kế hoạch số
3745/KH-UBND ngày 26/8/2022 triển khai Đề án “Phát triển vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; phát huy
các tiềm năng, lợi thế, ưu tiên nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn,
đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
vùng trọng điểm phía Nam nhằm sớm đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời có trách nhiệm theo dõi tiến độ, đôn đốc
các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch
này, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các
Khu công nghiệp tỉnh, các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu xây dựng
Đề cương, dự toán kinh phí và Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh;
trình UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua: trình Bộ Kế hoạch và Đầu
tư thẩm định Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh để trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
2. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy hoạch, Đề án điều chỉnh Cảng tổng hợp
Cà Ná thành Cảng tổng hợp loại I, báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh
cân đối, xem xét để bố trí kinh phí để xây dựng các quy hoạch, Đề án thành lập
Cảng tổng hợp Cà Ná lên loại I, Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh.
4. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các
thể chế, thiết chế để vận hành, quản lý Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh sau
khi thành lập.
5. Các Sở, ngành và UBND huyện Thuận
Nam, Ninh Phước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này chủ động
tổ chức triển khai thực hiện; phối hợp chặt chẽ với Sở kế hoạch và Đầu tư trong
quá trình tổ chức xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh,
bảo đảm theo đúng nội dung yêu cầu của Kế hoạch này.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện nếu
có phát sinh, vướng mắc các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan
báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để kịp thời
chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Thường trực: Tỉnh ủy,
HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, KTTH, BTCDNC, VXNV;
- Lưu: VT, Hào
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Tấn Cảnh
|
PHỤ BIỂU 1
DỰ KIẾN LƯỢNG HÀNG HÓA QUA CẢNG
(Đính kèm Kế hoạch số 4823 ngày 07 /11/2022 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
STT
|
Tên loại hàng hóa
|
Công suất thiết kế/hiện tại
(tấn)
|
Dự báo công suất đạt được đến 2025
(tấn)
|
Ghi chú
|
|
Tổng cộng
|
|
3.334.000
|
|
1
|
Hàng khô,
tổng hợp
|
|
1.950.000
|
|
-
|
Đá xây dựng
|
1.300.000
|
500.000
|
Dự kiến 40%
|
-
|
Muối
|
450.000
|
300.000
|
Dự kiến 75%
|
-
|
Xi măng Luck
|
300.000
|
150.000
|
Dự kiến 50%
|
-
|
Xi măng Vissan
Ninh Bình
|
1.000.000
|
1.000.000
|
Dự kiến đạt 50% cả nhập, xuất.
|
2
|
Hàng
container
|
|
559.000
|
|
-
|
Nhân điều
|
5.000
|
2.500
|
Dự kiến 50%
|
-
|
May mặc (3,5-4
triệu SP)
|
800
|
1.500
|
|
-
|
Thiết bị, vật
tư, linh kiện của các dự án năng lượng tái tạo.
|
|
40.000
|
|
-
|
Tôm đông lạnh,
hải sản chế biến
|
10.000
|
15.000
|
|
-
|
Alumin Nhân Cơ
(Nam Tây nguyên khoảng 1.000.000 tấn/ năm)
|
1.000.000
|
400.000
|
Dự kiến 40%
|
-
|
Các sản phẩm
Nông sản khu vực Nam Tây Nguyên
|
1.000.000
|
100.000
|
Dự kiến 10%
|
3
|
Hàng lỏng
|
|
325.500
|
|
-
|
Xăng dầu
(100.000 m3)
|
80.000
|
24.000
|
Dự kiến 30%
|
-
|
Hóa chất sau muối
(khí Etylen)
|
1.000.000
|
300.000
|
Dự kiến 30%
|
-
|
Hydrogen (Quy
mô 1 máy 20 modul, khoảng 5.000 tấn/năm)
|
5.000
|
1.500
|
Dự kiến 30%
|
*
|
Các sản phẩm
công nghiệp của tỉnh (bình quân 8.000 tấn/ha; dự kiến tổng diện tích đất công
nghiệp đất năm 2025 là 500 ha)
|
4.000.000
|
400.000
|
Dự kiến 10%
|
PHỤ BIỂU 2
CÁC CÔNG VIỆC VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC
HIỆN CÁC NỘI DUNG THÀNH LẬP KHU KINH TẾ VEN BIỂN PHÍA NAM TỈNH
(Đính kèm Kế hoạch số 4823 ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh)
STT
|
Nội dung công việc
|
Thời gian hoàn thành
|
Đơn vị thực hiện
|
Cơ quan phối hợp
|
Ghi chú
|
I
|
Các Nhiệm vụ
trọng tâm xây dựng khu kinh tế ven biển phía Nam.
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng và
tích hợp Phương án phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh vào Quy hoạch
tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Theo tiến độ
phê duyệt của Quy hoạch tỉnh.
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
2
|
Đẩy nhanh tiến
độ lập các đồ án Quy hoạch chung và Quy hoạch phân khu trên địa bàn vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam của tỉnh
|
|
Sở Xây dựng
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
3
|
Lập Quy hoạch
phân khu Tổng kho xăng dầu.
|
Tháng 12/2022
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
4
|
Quy hoạch Chi
tiết xây dựng Trung tâm logistics.
|
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
5
|
Xây dựng Đề án bổ
sung Trung tâm trung chuyển, tái tạo khí LNG Cà Ná với quy mô 4,8 triệu tấn/năm
vào Quy hoạch Quốc gia hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt.
|
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
6
|
Sở Giao thông vận
tải chủ trì, đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch phân khu tỷ lệ (1/2000) Cảng cạn.
|
|
Sở Giao thông vận
tải
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
7
|
Tham mưu điều
chỉnh Quy hoạch phân khu Cảng tổng hợp Cà Ná.
|
|
Sở Giao thông vận
tải
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
8
|
Lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi, lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng Hạ tầng
cảng biển tổng hợp Cà Ná và hệ thống giao thông kết nối cảng với đường liên
vùng lên các tỉnh Nam Tây Nguyên.
|
Tháng 11/2022.
|
Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
9
|
Đẩy nhanh tiến
độ lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án Đường giao thông nối cao tốc Bắc Nam với
Quốc lộ 1 và Cảng tổng hợp Cà Ná: Làm việc với Nhà tài trợ để hoàn thành việc
ký kết thỏa thuận tài trợ thực hiện triển khai thi công dự án thành phần 2.
|
Tháng 11/2022
|
Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông
|
Các Sở, ngành,
địa phương
|
|
10
|
Đề xuất phương án
phân chia tổ hợp các bến cảng còn lại của Cảng Tổng hợp Cà Ná (trừ bến 1A, 1B
giai đoạn 1) để công bố danh mục mời gọi đầu tư.
|
Tháng 11/2022
|
Sở Giao thông vận
tải
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
11
|
Tham mưu UBND tỉnh
về cơ chế quản lý Cảng Tổng hợp Cà Ná, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến.
|
Tháng 12/2022
|
Sở Giao thông vận
tải
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
12
|
Chủ trì, phối hợp
với Ban Quản lý các dự án giao thông đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các
công trình, dự án giao thông trọng điểm, kết nối: Hoàn thành đầu tư Cảng Tổng
hợp Cà Ná giai đoạn 1 (các bến 1A và 1B) vào năm 2024 để thu hút lượng hàng
hóa qua Cảng; đường liên vùng từ Thị trấn Tân Sơn đi Tà Năng huyện Đức Trọng-
Lâm Đồng; tuyến đường kết nối Cảng Cà Ná với cao tốc Bắc Nam; chủ động tham
mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các dự án giao thông trọng điểm quốc gia: Cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh; xúc
tiến kêu gọi đầu tư khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm- Đà Lạt theo
hình thức PPP; tuyến đường sắt kết nối với Nhà ga Cà Ná mới đến Cảng Tổng hợp
Cà Ná.
|
|
Sở Giao thông vận
tải
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
13
|
Hoàn thiện hồ sơ
xây dựng Trung tâm logistics hạng II.
|
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
14
|
Đẩy nhanh tiến
độ công bố hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trung
tâm điện lực LNG Cà Ná theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo
499-TB/TU ngày 08/9/2022.
|
Tháng 11/2022
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
15
|
Tham mưu UBND tỉnh
trình Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung Cụm công nghiệp Phước Minh 1 và Cụm công
nghiệp Phước Minh 2 vào Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh vào kỳ họp cuối năm.
|
|
Sở Công Thương
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
16
|
Chủ trì, phối hợp
với UBND huyện Thuận Nam rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cập nhật,
bổ sung các dự án đầu tư vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thuận Nam,
làm cơ sở thu hút đầu tư; hướng dẫn các nhà đầu tư tổ chức rà soát, đánh giá
tác động môi trường của các dự án theo quy định.
|
|
Sở Tài nguyên
và Môi trường.
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
17
|
Tham mưu UBND tỉnh
hoàn tất các hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
Khu Công nghiệp Cà Ná trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
|
Quý IV/2022.
|
Ban Quản lý các
Khu Công nghiệp tỉnh.
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
18
|
Tăng cường xúc
tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm,
thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và lấp đầy các Khu, Cụm công nghiệp
trên địa bàn, nhất là các Khu, Cụm Công nghiệp phía Nam của tỉnh để thúc đẩy
lượng hàng hóa qua cảng
|
|
Ban Quản lý các
Khu Công nghiệp tỉnh.
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
19
|
Rà soát quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, để xem xét, nghiên cứu đề xuất diện tích, vị trí phù hợp,
làm cơ sở hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án Dự án Nhà máy sản
xuất Hydrogen.
|
Theo tiến độ dự
án
|
UBND huyện Thuận
Nam.
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư; Sở Tài nguyên và Môi trường; các Sở, ngành, địa phương
|
|
20
|
Hoàn thành các
thủ tục cấp chủ trương đầu tư, để các dự án sớm đi vào hoạt động nhất là các
dự án: Dự án đầu tư Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná giai đoạn I 1.500 Mw; nhà máy
trạm nghiền xi măng; Nhà máy hóa chất sau muối; Dự án Nhà máy sản xuất
Hydrogen;...; Tăng cường xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện các dự án trọng điểm
|
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư:
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện Thuận Nam, Ninh Phước.
|
|
II
|
Các nhiệm vụ
Xây dựng Đề án Thành lập Khu kinh tế ven biển
phía Nam tỉnh
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng Phương
án phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh và tích hợp vào Quy hoạch tỉnh
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
|
Theo tiến độ
phê duyệt của Quy hoạch tỉnh.
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư
|
Các Sở, ngành;
UBND các huyện, thành phố.
|
|
2
|
Lập và trình
phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án thành lập Khu kinh
tế ven biển phía Nam tỉnh.
|
Quý I/2025
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư Sở Tài Chính
|
UBND huyện Ninh
Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
3
|
Tham mưu UBND tỉnh
bố trí kinh phí thường xuyên để xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển
Phía Nam tỉnh.
|
Quý I/2025
|
Sở Tài chính
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư
|
|
4
|
Đấu thầu, lựa
chọn đơn vị tư vấn xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh.
|
Quý I/2025
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư
|
UBND huyện Ninh
Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
5
|
Phê duyệt kết
quả lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng triển khai xây dựng Đề án thành lập Khu kinh
tế ven biển phía Nam tỉnh.
|
Quý II/2025
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư
|
UBND huyện Ninh
Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
6
|
Khảo sát, thu
thập thông tin, đánh giá tổng hợp phục vụ Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển
phía Nam tỉnh.
|
Quý II/2025
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư và đơn vị tư vấn
|
Các Sở, ngành cấp
tỉnh; UBND huyện Ninh Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
7
|
Hoàn thành Đề
án điều chỉnh Cảng Tổng hợp Cà Ná thành Cảng Tổng hợp loại I.
|
Quý III/2025
|
Sở Giao thông vận
tải
|
Các Sở, ngành cấp
tỉnh; UBND huyện Ninh Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
8
|
Xây dựng và
hoàn thành Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh
|
Quý III/2025
|
Sở Kế hoạch và
Đầu tư đơn vị tư vấn.
|
Các Sở, ngành cấp
tỉnh UBND huyện Ninh Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
9
|
Lấy ý kiến các
cơ quan, đơn vị có liên quan, ý kiến phản biện của UBMTTQVN tỉnh, ý kiến thẩm
định của Đảng Đoàn HĐND tỉnh.
|
Quý III/2025
|
UBND tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư và đơn vị tư vấn.
|
Các Sở, ngành cấp
tỉnh; UBND huyện Ninh Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
10
|
Hoàn thiện Đề
án thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh, trình Ban thường vụ Tỉnh ủy
thông qua
|
Quý IV/2025
|
UBND tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư và đơn vị tư vấn.
|
Các Sở, ngành cấp
tỉnh; UBND huyện Ninh Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
11
|
Hoàn thiện,
trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Đề án thành lập Khu kinh tế ven biển
phía Nam tỉnh.
|
Quý IV/2025
|
UBND tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư và đơn vị tư vấn.
|
Các Sở, ngành cấp
tỉnh; UBND huyện Ninh Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
12
|
Trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh.
|
Quý IV/2025
|
UBND tỉnh, Sở Kế
hoạch và Đầu tư và đơn vị tư vấn.
|
Các Sở, ngành cấp
tỉnh; UBND huyện Ninh Phước, Thuận Nam, BQL các KCN tỉnh.
|
|
13
|
Nghiên cứu, xây
dựng, đề xuất các thể chế, thiết chế để vận hành, quản lý khu kinh tế ven biển
sau khi thành lập.
|
Theo tiến độ lập
Đề án
|
Ban Quản lý các
Khu Công nghiệp tỉnh.
|
Ban Quản lý Khu
công nghiệp tỉnh và các Sở, ngành, địa phương.
|
|
[1] Điều kiện để đưa vào Danh mục: (1) Địa điểm thành lập thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc
biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội; gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại
I trở lên; (2) Có quy mô diện tích từ 10,000 ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;
(3) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô
lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng; (4) Không tác động
tiêu cực đến di tích lịch sử - văn
hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu; (5) Phù hợp với phương hướng xây dựng
khu kinh tế);
[2] Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung
chuyển quốc tế hoặc cửa ngõ quốc tế
(50 điểm): Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng (40 điểm); Phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội của vùng (30 điểm); Phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (20 điểm).
[3] Tối đa 50 điểm, trong đó:
(1) Lượng hàng thông qua cảng: 30 điểm
- Hàng khô, tổng hợp thông qua cảng
biển: 12 điểm, (Đạt trên 4 triệu tấn/năm: 12 điểm; Từ 02 đến 04 triệu tấn/năm;
10 điểm; Từ 01 đến 02 triệu tấn/năm; 08 điểm; Dưới 10 triệu tấn/năm; 06 điểm).
- Hàng container thông qua cảng biển: 10 điểm. (Đạt
trên 4 triệu tấn/năm: 10 điểm; Từ 02 đến 04 triệu tần/năm: 08 điểm; Từ 01 đến
02 triệu tấn/năm; 06 điểm; Dưới 01 triệu tấn/năm: 04 điểm).
- Hàng lỏng thông qua cảng biển: 08
điểm (Đạt trên 02 triệu tấn/năm: 08 điểm; Từ 01 đến 02 triệu tấn/năm: 06 điểm;
Từ 0,5 đến 01 triệu tấn/năm: 04 điểm; Dưới 0,5 triệu tấn/năm: 02 điểm).
(2) Cỡ trọng tài tàu tiếp nhận tại Cảng:
20 điểm.
- Cảng biển có bến cảng tổng hợp,
container phục vụ thương mại: 10 điểm. (Tiếp nhận cỡ trọng tài tàu từ 70.000
DWT trở lên; 10 điểm; Từ 30.000 DWT đến dưới 70.000 DWT: 08 điểm; Từ 10.000 DWT
đến dưới 30.000 DWT; 06 điểm; Dưới 10.000 DWT; 04 điểm)
- Cảng biển có bến cảng chuyên dùng:
10 điểm. (Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu từ 70.000 DWT trở lên: 10 điểm; Từ
30.000 DWT đến dưới 70.000 DWT; 08 điểm; Từ 10.000 DWT đến dưới 10.000 DWT; 06
điểm; Dưới 10.000 DWT: 04 điểm).