Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1367/QĐ-UBND 2022 phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi

Số hiệu: 1367/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 02/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1367/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

Căn cứ Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 16/5/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3223/SNNPTNT-TCCB ngày 19/9/2022 và đề xuất của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 357/TTr-SNV ngày 25/11/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án vị trí việc làm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ danh mục vị trí việc làm; biên chế công chức và lao động hợp đồng; cơ cấu ngạch công chức; bảng mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong Đề án kèm theo Quyết định này để làm cơ sở thực hiện tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý công chức và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- VPUB: PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, NCvi788.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Đặng Văn Minh

ĐỀ ÁN

VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 1367/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực công tác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 30/11/2016; thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện việc sử dụng, sắp xếp, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng công chức phù hợp với bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm; chất lượng đội ngũ công chức được nâng lên, đạt chuẩn về chuyên ngành đào tạo.

Ngày 01/6/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và các Nghị định có liên quan về quản lý biên chế công chức. Theo đó, vị trí việc làm sẽ được phân loại theo các tiêu chí cụ thể: Theo khối lượng công việc gồm vị trí việc làm do một người đảm nhiệm, nhiều người đảm nhiệm hoặc vị trí việc làm kiêm nhiệm. Theo tính chất, nội dung công việc gồm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành; vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ. Đồng thời, thẩm quyền phê duyệt, ban hành danh mục vị trí việc làm đã có sự thay đi.

Triển khai thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình UBND tỉnh quyết định sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bên trong các Chi cục thuộc Sở đảm bảo tinh gọn, theo đúng quy định, do đó, một số vị trí việc làm thuộc Sở có sự thay đổi so với Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức được phê duyệt năm 2016.

Xuất phát từ những lý do trên; đồng thời để triển khai thực hiện mục tiêu về cải cách chế độ công vụ đến năm 2025 quy định tại Nghị quyết s76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ “Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đáp ng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định thì việc triển khai xây dựng lại Đề án vị trí việc làm để thực hiện việc sắp xếp, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ công chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyên ngành đào tạo phù hợp với từng vị trí việc làm, có số lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới là cần thiết.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;

2. Nghđịnh số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;

3. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương;

4. Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (viết tt là Nghị định 68, 161);

5. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

6. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

7. Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư; Thông tư số 06/2022/TT-BNV ngày 28/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư;

8. Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ;

9. Thông tư s15/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

10. Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi.

Phần II

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC; BIÊN CHẾ, HỢP ĐỒNG THEO NGHỊ ĐỊNH 68, 161; VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. THỰC TRẠNG

1. Về vị trí, chức năng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh qun lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ, đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 49/2015/QĐ-UBND ngày 20/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

3. Cơ cấu tổ chức

a) Lãnh đạo Sở: Có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, phân công phụ trách trên các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghcủa Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sphân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghhưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.

b) Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và chi cục thuộc Sở gồm:

- Văn phòng Sở: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ quản lý: Theo dõi tổng hợp công tác chỉ đạo điều hành, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, pháp chế, hợp tác quốc tế, hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, kế toán, công tác phục vụ, phòng chống cháy nổ và một số nhiệm vụ khác.

- Thanh tra Sở: Có chức năng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về thống kê - kế hoạch và tài chính, tài sản thuộc phạm vi quản lý của Sở.

- Phòng Tổ chức cán bộ: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ công chức, viên chức và qun lý hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức; quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức theo phân cấp; công tác cải cách hành chính,

- Phòng Quản lý xây dựng công trình: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng công trình chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân cấp, ủy quyn của y ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư.

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất đsản xuất nông nghiệp, phân bón, bảo vthực vật, kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn tỉnh.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh.

- Chi cục Kiểm lâm: Có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

- Chi cục Thủy sản: Có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về nuôi trồng, thức ăn thủy sản, chất lượng giống thủy sản, khai thác, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Chi cục Thủy lợi: Có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chng thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật.

- Chi cục Phát triển nông thôn: Có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng qun nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; kinh tế trang trại; kinh tế hộ; quy hoạch và bố trí, ổn định dân cư, di dân tái định cư; phát triển nông thôn; an sinh xã hội nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; cơ điện nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn.

- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: Có chức năng giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cp tnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyn, kinh doanh; chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và mui tại địa phương.

4. Biên chế công chức và hợp đồng lao động Nghị định số 68, 161

a) Biên chế công chức được UBND tỉnh giao năm 2022: 240 biên chế; đã tinh giản (giảm) 5,9% so với biên chế được giao năm 2015 (255 biên chế);

b) Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là hợp đồng lao động 68, 161): 23 hợp đồng.

5. Danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và biên chế theo từng v trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

TT

Vị trí việc làm

Biên chế và LĐHĐ theo NĐ 68

Ngạch công chức tối thiu

Biên chế CC

HĐLĐ

1

2

3

4

I

Vị trí việc làm thuộc nhóm nh đạo, quản lý, điều hành

120

1.1

Giám đốc Sở

1

Chuyên viên chính

1.2

Phó Giám đốc Sở

3

Chuyên viên chính

1.3

Chi cục trưng

7

Chuyên viên hoặc TĐ

1.4

Phó Chi cục trưởng

16

Chuyên viên hoặc TĐ

1.5

Trưởng phòng thuộc Sở

3

Chuyên viên

1.6

Phó Trưởng phòng thuộc Sở

4

Chuyên viên

1.7

Chánh Văn phòng

1

Chuyên viên

1.8

Phó Chánh Văn phòng

2

Chuyên viên

1.9

Chánh Thanh tra Sở

1

Thanh tra viên

1.10

Phó Chánh Thanh tra Sở

2

Thanh tra viên

1.11

Trưởng phòng thuộc Chi cục

31

Chuyên viên hoặc TĐ

1.12

Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục

21

Chuyên viên hoặc TĐ

1.13

Hạt trưởng thuộc Chi cục

12

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

1.14

Hạt phó thuộc Chi cục

13

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

1.15

Đội trưởng thuộc Chi cục

1

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

1.16

Đội phó thuộc Chi cục

1

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

1.17

Trạm trưởng thuộc Chi cục

1

Chuyên viên hoặc TĐ

II

Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

103

2.1

Quản lý Tổ chức - biên chế

1

Chuyên viên

2.2

Quản lý nhân sự và đội ngũ

2

Chuyên viên

2.3

Quản lý tài chính - kế toán

2

Chuyên viên

2.4

Quản lý quy hoạch - kế hoạch

4

Chuyên viên

2.5

Quản lý trồng trọt

2

Chuyên viên hoặc TĐ

2.6

Quản lý bo vệ thực vật

3

Chuyên viên hoặc TĐ

2.7

Kiểm dịch thực vật

1

Kiểm dịch viên thực vật hoặc TĐ

2.8

Quản lý ging và kỹ thuật chăn nuôi

2

Chuyên viên hoặc TĐ

2.9

Quản lý thuc và thức ăn chăn nuôi

1

Chuyên viên hoặc TĐ

2.10

Quản lý dịch bệnh

2

Chuyên viên hoặc TĐ

2.11

Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên

14

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

2.12

Theo dõi sử dụng và phát triển rừng

5

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

2.13

Xây dựng lực lượng

1

Chuyên viên

2.14

Thông tin tuyên truyền

3

Chuyên viên hoặc TĐ

2.15

Kiểm lâm

27

Kiểm lâm viên trung cấp

2.16

Quản lý nuôi trồng thủy sản

1

Chuyên viên

2.17

Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

0

Lãnh đạo phòng kiêm nhiệm

2.18

Quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ nghề cá

3

Chuyên viên

2.19

Quân lý kinh tế hợp tác xã và trang trại

1

Chuyên viên

2.20

Quy hoạch và xây dựng chính sách di dân, tái định cư

3

Chuyên viên

2.21

Quản lý cơ điện, ngành nghề nông thôn

1

Chuyên viên

2.22

Quản lý, bảo vệ đê điều

1

Kiểm soát viên TC đê điều hoặc TĐ

2.23

Phòng, chống thiên tai

1

Chuyên viên

2.24

Quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn

2

Chuyên viên

2.25

Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản

3

Chuyên viên

2.26

Quản lý chế biến và thương mại nông, lâm, thủy sản

1

Chuyên viên

2.27

Thanh tra

11

Thanh tra viên hoặc TĐ

2.28

Pháp chế

1

Chuyên viên

2.29

Qun lý xây dựng công trình

4

Chuyên viên

III

Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ

26CC, 33 HĐ68

3.1

Tổ chức nhân sự

0

Lãnh đạo phòng kiêm nhiệm

3.2

Hành chính tổng hợp

6

Chuyên viên

3.3

Hành chính một cửa

1

Chuyên viên

3.4

Quản trị công sở

0

Vị trí Công nghệ thông tin kiêm nhiệm

3.5

Công nghệ thông tin

1

Chuyên viên hoặc TĐ

3.6

Kế toán

8

Kế toán viên TC

3.7

Văn thư (kiêm lưu trữ, kiêm thủ quỹ)

4

Nhân viên hoặc TĐ

3.8

Thquỹ

1

Nhân viên

3.9

Lưu trữ

2

Nhân viên hoặc TĐ

3.10

Lái xe

3

19

3 biên chế, 19 HĐ 68

3.11

Nhân viên phục vụ

6

HĐ theo NĐ 68

3.12

Bảo vệ

8

HĐ theo NĐ 68

Tổng cộng (I) + (II) + (III)

249

33

6. Thực trạng đội ngũ công chức

Tổng số công chức hiện có tính đến ngày 31/8/2022 là 230 người. Cụ thể:

6.1. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Thạc sỹ: 53 người, chiếm 23,04%; Đại học: 174 người, chiếm 75,65%; Trung cấp: 03 người, chiếm 1,3%;

6.2. Về trình độ lý luận chính trị:

Cao cấp: 38 người, chiếm 16,52%; Trung cấp: 118 người, chiếm 51,3%; Sơ cấp: 57 người, chiếm 5,93%.

6.3. Về trình độ tin học:

Trung cấp trở lên: 7 người, chiếm 3,04%; Chứng chỉ: 223 người, chiếm 96,96%.

6.4. Về trình độ ngoại ngữ:

Đại học trở lên: 7 người, chiếm 3,04%; Chứng chỉ: 223 người, chiếm 96,96%.

6.5. Về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước:

Chuyên viên cao cấp: 01 người, chiếm 0,43%; Chuyên viên chính: 107 người, chiếm 46,52%; Chuyên viên: 121 người, chiếm 52,61%.

6.6. Về cơ cấu theo ngạch:

Ngạch Chuyên viên chính: 31 người, chiếm 13,48%; Ngạch Chuyên viên: 179 người, chiếm 77,83%; Ngạch Cán sự: 20 người, chiếm 8,69%.

(Cụ thể có Phụ lục s 01 kèm theo)

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Qua hơn 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 2486/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được nhng kết quả quan trọng. Cụ thể: Giúp cho Lãnh đạo Sở giám sát kết quả giải quyết công việc dễ dàng, thuận lợi hơn: thực hiện việc phân công nhiệm vụ từng phòng chuyên môn gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tránh được sự chồng chéo khi phân công giao việc. Việc sử dụng, sắp xếp, btrí và quản công chức, người lao động được thực hiện hợp lý, vị trí từng công việc được sp xếp phù hợp với chuyên môn, khung năng lực; đến thời điểm hiện tại công chức của Sở đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện đi với từng vị trí việc làm. Mặt khác, việc triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm giúp cho công chức thấy được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình, không đùn đẩy, thoái thác công việc. Khung năng lực giúp chỉ ra những năng lực và biểu hiện tương ứng mi công chức cn phải đáp ứng cho từng vị trí cụ thể. Việc so sánh giữa biu hiện thực tế và yêu cầu tiêu chuẩn của từng vị trí giúp đánh giá được mức độ phù hợp và hoàn thành yêu cầu công việc của vị trí đảm nhiệm của từng công chức.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt có những tồn tại, hạn chế trong quản , tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch công chức, cụ thể như: Khung năng lực của từng vị trí việc làm chưa quy định cụ thể một số nhóm ngành phù hợp với vị trí việc làm; ngạch công chức tương ng với từng vị trí việc làm chỉ quy định ... ngạch công chức ti thiu” nên không có cơ sở đxác định số lượng từng ngạch công chức của cơ quan; ...

Phần III

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BIÊN CHẾ; BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC, KHUNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành: 17 vị trí.

1.1. V trí Giám đc S: 01 vị trí

Vị trí Giám đc S: Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, quản lý điều hành mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức thuộc quyn theo phân cấp qun và theo quy định của pháp luật; phụ trách chung và trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác: Tổ chức, cán bộ, kế hoạch, tài chính, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác quốc phòng - an ninh, Chương trình xây dựng nông thôn mới; là Chủ tài khoản và người phát ngôn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2. Vị trí Phó Giám đc Sở: 01 vị trí

Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực:

- Lĩnh vực nông nghiệp: Chăn nuôi - Thú y, Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác giảm nghèo cho nông dân, công tác thông tin tuyên truyền, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, quản lý chất lượng nông sản;

- Lĩnh vực thủy sản: Khai thác, bảo vệ nguồn li, chế biến, nuôi trồng thủy sn, cơ khí tàu thuyền, quản lý cảng cá, khu neo đậu tàu cá, qun lý chất lượng thủy sản, kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong lĩnh vực thủy sn;

- Lĩnh vực thủy lợi: Thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

- Tham gia thành viên các Ban Chỉ đạo, tổ chức tư vấn của tỉnh, thành viên các Hội đồng của Sở, tham gia các tổ chức hội, đoàn thể của Sở;

- Tham gia các dự án chuyên ngành do UBND tỉnh và Giám đốc Sở phân công;

- Thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc Sở ủy quyền.

1.3. Vị trí Chi cục trưởng: 01 vị trí

- Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Là người đứng đu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn tỉnh.

- Chi cục trưng Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Là người đng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng qun lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tnh.

- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm: Là người đứng đầu Chi cục, chu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; giúp Giám đốc Sở tham mưu cho y ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản: Là người đứng đu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về nuôi trồng, thức ăn thủy sản, chất lượng giống thủy sản, khai thác, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi: Là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật.

- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn: Là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; kinh tế trang toại; kinh tế hộ; quy hoạch và b trí, n định dân cư, di dân tái định cư; phát triển nông thôn; an sinh xã hội nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; cơ điện nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn.

- Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: Là người đng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục; giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sut quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo qun, vận chuyển, kinh doanh; chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương.

1.4. Vị trí Phó Chi cục trưởng: 01 vị trí

Phó Chi cục trưng là người giúp Chi cục trưởng, được Chi cục trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và cấp trên, trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền.

1.5. Vị trí Trưởng phòng thuộc Sở: 01 vị trí

- Trưởng phòng là người đứng đu của phòng; chịu trách nhiệm quản lý điều hành công việc của phòng, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với công chức và người lao động thuộc phòng quản lý; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở phụ trách và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, Trưởng phòng có nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng theo quy định;

+ Xây dựng, trình lãnh đạo Sở xem xét để trình UBND tỉnh các dự thảo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND tỉnh trong lĩnh vực tư pháp; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch có liên quan thuộc lĩnh vực công tác được giao;

+ Chủ động phối hợp với các phòng trong Sở về việc cung cấp thông tin và trao đi nghiệp vụ để giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng. Những vấn đề không thuộc thẩm quyền, trưởng phòng phải báo cáo lại lãnh đạo Sở phụ trách phòng xem xét, quyết định;

+ Rà soát nội dung văn bản của phòng tham mưu trước khi trình lãnh đạo Sở ký ban hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở phụ trách về thời gian, tính chuẩn xác và việc thực hiện các quy định hiện hành trong quá trình giải quyết công việc của phòng;

+ Thông tin kịp thời cho phó trưởng phòng, công chức và người lao động của phòng về chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở liên quan đến lĩnh vực công tác của phòng, đơn vị. Được ủy quyền cho phó trưởng phòng giải quyết công việc của phòng khi vng mặt;

+ Thực hiện quản lý công chức và người lao động theo quy định, chỉ đạo việc chấp hành nghiêm kluật, kcương hành chính và nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; thực hiện quản lý tài sản, phương tiện làm việc giao cho phòng sử dụng.

1.6. Vị trí Phó Trưởng phòng thuộc Sở: 01 vị trí

Giúp các Trưởng phòng chuyên môn phụ trách một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng:

+ Quản lý, định hướng hoạt động của phòng về một số nội dung trong lĩnh vực công tác: Tổ chức bộ máy, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, tiền lương, chế độ chính sách; thực hiện quy chế dân chủ, dân vận của cơ quan.

+ Quản lý, định hướng hoạt động của phòng trong lĩnh vực công tác Quy hoạch, kế hoạch, tài chính, tài sản.

+ Quản lý, định hướng hoạt động trong lĩnh vực công tác Quản lý đầu tư xây dựng công trình.

1.7. Vị trí Chánh Văn phòng: 01 vị trí

Phụ trách chung hoạt động của Văn phòng; trực tiếp tham mưu giúp Giám đốc Sở các chương trình, kế hoạch công tác của Sở; điều phối hoạt động của Văn phòng Sở theo chương trình, kế hoạch công tác; công tác quản trị, hành chính; công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan; quản lý công chức, viên chức và người lao động của Văn phòng Sở.

1.8. Vị trí Phó Chánh Văn phòng: 01 vị trí

Tham mưu giúp Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, trực tiếp phụ trách Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế 01 cửa và công tác phòng cháy, chữa cháy; thực hiện công tác pháp chế, công tác quản trị và văn hóa công sở; tham mưu tng hợp, xây dựng chương trình công tác hàng năm của Sở, Văn phòng Sở.

1.9. Vị trí Chánh Thanh tra Sở: 01 vị trí

Chánh Thanh tra là người đứng đầu Thanh tra Sở; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Sở; điều hành công việc chuyên môn của thanh tra Sở; trực tiếp tham mưu cho Giám đốc Sở để chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xây dựng kế hoạch thanh tra hng năm và tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch; công tác tổ chức cán bộ; công tác tổng hợp, báo cáo của Thanh tra Sở; công tác thi đua khen thưởng; lãnh đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện nhiệm vụ, quyn hạn theo quy định của Luật Thanh tra.

1.10. Vị trí Phó Chánh Thanh tra Sở: 01 vị trí

Phó Chánh Thanh tra Sở giúp Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám đốc Sở và Chánh Thanh tra Sở về những nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ ở từng lĩnh vực được phân công;

- Giúp Chánh thanh tra Sở thực hiện công tác về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; công tác cải cách thủ tục hành chính; chỉ đạo tiến hành thanh tra, xác minh khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực được phân công theo dõi, phụ trách;

- Trực tiếp làm trưng đoàn thanh đối với các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành ở lĩnh vực được phân công;

- Chủ trì phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở trong thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công, theo dõi, phụ trách.

1.11. Vị trí Trưởng phòng thuộc Chi cục: 01 vị trí

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của phòng; phụ trách chung, quản lý điều hành hoạt động của phòng; có trách nhiệm phân công nhiệm vụ và đôn đốc công chức trong phòng đảm bảo hoàn thành tt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm được giao.

- Chỉ đạo điều hành, đôn đốc thực hiện công việc, thẩm định các hồ sơ do công chức thuộc phòng trình và chịu trách nhiệm các nội dung tham mưu cho lãnh đạo Chi cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao cho phòng.

- Chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm liên quan đến công tác chuyên môn của phòng.

- Báo cáo tổng hợp các nội dung thuộc chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.

1.12. Vị trí Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục: 01 vị trí

Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Chi cục và Trưởng phòng về lĩnh vực công tác được giao. Theo dõi, quản lý, định hướng các hoạt động của phòng trên các lĩnh vực được phân công; tham mưu thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.

1.13. Vị trí Hạt trưởng thuộc Chi cục: 01 vị trí

Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lâm sản trên địa bàn huyện. Là người đứng đầu Hạt Kiểm lâm, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Hạt Kiểm lâm.

1.14. Vị trí Hạt phó thuộc Chi cục: 01 vị trí

Giúp việc cho Hạt trưởng, được Hạt trưng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, phụ trách một số địa bàn, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hạt trưởng về những quyết định của mình; theo dõi, quản lý, định hướng các hoạt động của Hạt trên các lĩnh vực, địa bàn được phân công; tham mưu thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.

1.15. Vị trí Đội trưởng thuộc Chi cục: 01 vị trí

Giúp Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng phụ trách các hoạt động của đơn vị: Tổ chức truy quét, chống chặt phá rừng; phòng cháy chữa cháy rừng (theo phân cấp). Là người đứng đu Đội Kim lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Chi cục Kim lâm và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đội.

1.16. Vị trí Đội phó thuộc Chi cục: 01 vị trí

Giúp việc cho Đội trưởng, được Đội trưởng phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, phụ trách một số địa bàn, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đội trưởng vnhững quyết định của mình.

1.17. Vị trí Trạm trưởng thuộc Chi cục: 01 vị trí

Vị trí Trưởng Trạm Kim dịch động vật, thuộc Chi cục Chăn nuôi Thú y: Phụ trách chung, quản lý điều hành hoạt động của Trạm; phân công nhân sự đảm bảo hoàn thành tt nhiệm vụ thuộc trách nhiệm được giao. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Kiểm dịch động vật do Chi cục trưởng phân công và theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Chi cục về thực hiện nhiệm vụ công việc được giao và những nội dung tham mưu, đề xuất của Trạm.

2. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành: 22 vị trí.

2.1. Vị trí Quản lý trồng trọt: 01 vị trí

Giúp Trưởng phòng Trồng trọt tham mưu cho Chi cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

2.2. Vị trí Quản lý bảo vệ thực vật: 01 vị trí

Giúp Trưởng phòng thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực BVTV; An toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV.

2.3. Vị trí Kiểm dịch thực vật: 01 vị trí

Giúp trưởng phòng tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát thực nghiệm, phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn tỉnh; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại; xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dữ liệu và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại; tham mưu công tác mã số vùng trồng.

2.4. Vị trí Quản lý ging và kỹ thuật chăn nuôi: 01 vị trí

Tham mưu cho lãnh đạo phòng công tác quản lý chăn nuôi (về kỹ thuật, giống vật nuôi, môi trường chăn nuôi), kế hoạch phát triển giống vật nuôi; danh mục giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

2.5. Vị trí Quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi: 01 vị trí

Thực hiện công tác quản lý thuc và thức ăn chăn nuôi theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, trực tiếp kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y.

2.6. Vị trí Quản lý dịch bệnh: 01 vị trí

Tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, quản lý mạng lưới thú y cơ sở và vệ sinh môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Giám sát, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

2.7. Vị trí Kiểm dịch động vật: 01 vị trí

Thực hiện nội dung kiểm tra, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật theo quy định;

2.8. Vị trí Quản , bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên: 01 vị trí (tại Phòng Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, các Hạt Kim lâm huyện)

Giúp lãnh đạo phòng, các Hạt Kim lâm tham mưu lãnh đạo Chi cục thực hiện: Dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, cha cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng; hướng dẫn việc tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý; tham mưu quản lý các khu rừng đặc dụng, khu bảo tn đa dạng sinh học, các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý vi phạm trong hoạt động gây nuôi, trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã và bảo vệ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

2.9. Vị trí Theo dõi sử dụng và phát triển rừng: 01 vị trí

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án điều chế rừng tự nhiên, phương án quản lý rừng bn vng, kế hoạch khai thác gỗ, lâm sản khác và chế biến lâm sản; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng; thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và phát triển hệ thống vườn giống, rừng ging cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.10. Vị trí Kiểm lâm: 01 vị trí

Giúp lãnh đạo đơn vị tham mưu lãnh đạo Chi cục trong công tác xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; đề xuất việc quy hoạch diện tích sản xuất nương rẫy và kiểm tra việc thực hiện; hướng dẫn công tác giao rừng; xây dựng các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR; huy động dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc PCCCR, phòng, chống phá rng trái phép, phòng trừ sâu hại rừng; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; xác nhận nguồn gốc gtheo quy định của pháp luật.

2.11. Vị trí Quản lý nuôi trồng thủy sản: 01 vị trí

Tham mưu thực hiện công tác quản lý, tuyên truyền, phbiến, hướng dẫn quy định pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tham mưu hướng dẫn mùa vụ, đối tượng và cơ cấu thủy sản nuôi trồng tại địa phương, quy trình sản xuất, thu hoạch thủy sản nuôi; tham mưu công tác chỉ đạo sản xuất NTTS hàng năm. Tham mưu thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, việc thuê, gia hạn, thu hi đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định. Tham gia thực hiện phòng, chng và khắc phục hậu quả dịch bệnh trong sản xuất, nuôi trng thủy sản; công tác quản lý môi trường và chất lượng nước các vùng nuôi trồng thủy sản, thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, phân loại, công bkết quả kiểm tra cơ sở, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, sản xuất, kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường thực hiện điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Thống kê, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản thực hiện quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc và chất lượng ging thủy sản. Thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và công bố kết quả kiểm tra; hướng dẫn thực hiện quy định sản xuất, kinh doanh và chất lượng thức ăn thủy sản, thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản. Tiếp nhận và gii quyết thủ tục hành chính và tham mưu cấp các loại giấy tờ thuộc thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

2.12. Vị t Quản khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 01 vị trí

Thực hiện công tác quản lý, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bo tn, bảo vệ, phát triển; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, đa dạng sinh học thủy sản; các quy định về phương pháp khai thác, nghề, phương tiện, mùa vụ, khu vực khai thác để bảo vệ và phát trin nguồn lợi thủy sản. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về vùng, tuyến khai thác thủy sản, thực hiện quy chế vùng khai thác thủy sản, ở sông, hồ, đầm, phá và vùng nước tự nhiên thuộc phạm vi quản lý. Tham mưu bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác chưa có trong danh mục quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện, tiếp nhận, xử hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng bin xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg. Tham gia, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá. Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan; tham mưu cấp các loại giấy tờ thuộc thủ tục hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản; cấp giấy phép KTTS, chứng nhận, xác nhận thủy sản theo quy định và và cấp sổ danh bạ thuyn viên.

2.13. Vị trí Quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ nghề cá: 01 vị trí

Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Tham mưu, tham gia công tác thẩm định, đánh giá tác động của các dự án đầu tư, quy hoạch trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ. Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật; các quy định về phân cấp quản tàu cá, cng cá, bến cá, chợ thủy sản đầu mi, khu neo đậu trú bão của tàu cá; đăng ký tàu cá theo phân cấp và phạm vi quản lý của Chi cục. Tham mưu, thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đối với tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên, cảng cá. Theo dõi, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát hành trình tàu cá. Tham gia, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá.

2.14. Vị trí Quản lý kinh tế hợp tác xã và trang trại: 01 vị trí

Triển khai các hoạt động tuyên truyn, phổ biến các văn bản liên quan; điều tra; khảo sát, tng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, gia trại, kinh tế vườn, kinh tế hộ, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và xây dựng triển khai các đề án, dự án, kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật và các chủ trương, đường lối chính sách đồng thời đề xuất sửa đổi bổ sung chế độ chính sách về các lĩnh vực trên theo chức năng, nhiệm vụ của nhóm hoạt động kinh tế nông thôn thực hiện.

2.15. Vị trí Quy hoạch và xây dựng chính sách di dân, tái định cư: 01 vị trí

Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bn liên quan; điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 590/QĐ-CP ngày 18/5/2022; Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam; công tác bố trí sắp xếp ổn định dân cư; Dự án ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện; Xây dựng kế hoạch và theo dõi thực hiện công tác Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; xoá bỏ và thay thế các cây có chứa chất ma tuý.

2.16. Vị trí Quản lý cơ điện, ngành nghề nông thôn: 01 vị trí

Triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan; điều tra; khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về ngành nghề nông thôn, làng nghề, nghề truyền thống, môi trường, cơ giới hoá đồng ruộng; Phân loại, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề của địa phương; Quản lý và công nhận làng nghề đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, định mức kinh tế, kỹ thuật và đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, định mức kinh tế, kỹ thuật các chương trình trên.

2.17. Vị trí Quản lý, bảo vệ đê điều: 01 vị trí

Tham mưu tổ chức thực hiện pháp luật về đê điều; thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về đê điều trên địa bàn tỉnh; tham gia thực hiện kế hoạch tu bổ, nâng cấp đê điều khi được cấp thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của lãnh đạo Chi cục; tham gia đánh giá hiện trạng đê điều, cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở; tham mưu về hoạt động có cấp phép liên quan đến đê điều theo quy định; tham gia thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý đê điều.

2.18. Vị trí Phòng, chng thiên tai: 01 vị trí

Tham mưu cấp thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật phòng, chống thiên tai và các quy định của Nhà nước liên quan hiện hành thuộc phạm vi quản lý; xây dựng phương án ứng phó thiên tai hàng năm và Kế hoạch Phòng, chống thiên tai 5 năm, hàng năm của tỉnh theo quy định; các biện pháp huy động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chng, khc phục hậu quả thiên tai (bão, lũ, hạn hán, úng, ngập, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, bờ biển ...) gây ra; xử lý sự c công trình thủy lợi, đê điều và công trình phòng, chống thiên tai; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

2.19. Vị trí Quản công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn: 01 vị trí

Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về thủy lợi và nước sạch nông thôn các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên có liên quan; thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư xây dựng các công trình Thủy lợi thuộc phạm vi quản lý; trình cấp thẩm quyền ban hành quy trình vận hành, phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; tham mưu tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; theo dõi, tổng hợp diện tích tưới trên địa bàn tỉnh và tham mưu cho lãnh đạo Chi cục về giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi; tham mưu về thủ tục cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải vào hệ thống thủy lợi theo quy định của pháp luật; tổ chức thm định hoặc tham gia thẩm định các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn khi được cấp có thẩm quyền giao.

2.20. Vị trí Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản: 01 vị trí

Trực tiếp theo dõi, tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện công tác Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh: kiểm tra, thanh tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản và muối, thực hiện các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Chi cục, Lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm theo quy định.

2.21. Vị trí Quản lý chế biến và thương mại nông, lâm, thủy sản: 01 vị trí

Trực tiếp theo dõi, tham mưu và triển khai thực hiện quản lý nhà nước về chế biến thương mại Nông lâm sản và thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh theo quy định: theo dõi tình hình chế biến nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh, tình hình thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến, bảo quản nông lâm thủy sn và muối theo quy định; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, điều kiện an toàn sản xut của các cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản và muối.

2.22. Vị trí Quản lý xây dựng công trình: 01 vị trí

Thực hiện công tác thẩm định hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, lập báo cáo theo quy định; thực hiện công tác thẩm định dự toán, lập báo cáo theo quy định; tham mưu thực hiện công tác kiểm tra chất lượng đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn tỉnh theo phân cp, ủy quyn của UBND tỉnh; thẩm định các nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế kỹ thuật: Thực hiện công tác thẩm định các nội dung của Báo cáo nghiên cu khả thi, Báo cáo kinh tế kthuật chuyên ngành; thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế xây dựng và dự toán chuẩn bị đầu tư xây dựng; tham mưu các văn bn hướng dẫn công tác qun lý đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành thuộc thẩm quyền của Sở; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành.

3. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hoạt động chuyên môn dùng chung: 14 vị trí

2.1. Vị trí Quản lý Tổ chức, biên chế: 01 vị trí

Theo dõi, tham mưu thực hiện về tổ chức bộ máy; theo dõi, quản lý, sử dụng biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; theo dõi, quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức; quản lý công tác thanh niên; quản lý các Hội trực thuộc Sở; công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ, cải cách hành chính của Sở.

2.2. Vị trí Quản lý nhân sự và đội ngũ: 01 vị trí

Theo dõi, tham mưu thực hiện về công tác tiền lương, công tác chuyn ngạch, nâng ngạch đối với công chức, viên chức; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; công tác thi đua, khen thưởng; công tác kỷ luật; công tác thực hiện chế độ, chính sách cho công chức, viên chức; công tác báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; công tác tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển thuyên chuyển công chức, viên chức; thỏa thuận hợp đồng lao động cho các đơn vị thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.3. Vị trí Quản lý tài chính - kế toán: 01 vị trí

Trực tiếp tham mưu xây dựng các Kế hoạch, dự toán thu chi NSNN của các Chương trình, dự án... có liên quan đến chế độ chính sách, kinh phí NSNN hàng năm; phi hợp, tổng hợp báo cáo, công tác tài chính của các đơn vị hành chính - sự nghiệp sử dụng NSNN và Ban quản lý thuộc sở; tng hợp báo cáo quyết toán nguồn vốn NSNN thuộc các đơn vị hành chính - sự nghiệp và Ban Quản lý thuộc Sở (hàng năm); tham mưu phân bổ và giao dự toán thu, chi NSNN hằng năm và các Thông báo thẩm tra, xét duyệt quyết toán kinh phí hành chính, sự nghiệp hàng năm các đơn vị sử dụng NS trực thuộc Sở; hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về chi tiêu theo dự toán đã giao, quy chế chi tiêu nội bộ, báo cáo quyết toán định kỳ, các báo cáo khác có liên quan và công tác hạch toán kế toán theo quy định; tham mưu công tác mua sắm, quản lý sử dụng, điều chuyển, thanh lý tài sản công thuộc trách nhiệm quản lý của Sở.

2.4. Vị trí Quản lý quy hoạch - kế hoạch: 01 vị trí

Tổng hợp, tham mưu đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch; xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế - xã hội, Đầu tư phát triển... ; xây dựng các Chương trình, chuyên đề, đề án thuộc lĩnh vực Sở quản lý; rà soát, đề xuất lập các quy hoạch và tham mưu quản lý các quy hoạch đã được cấp thm quyền phê duyệt; tham mưu việc triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025; thống kê, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch đnh kỳ theo tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, ước cả năm theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT; phối hợp báo cáo tình hình giám sát các dự án đầu tư XDCB; tham mưu về lĩnh vực khoa học - công nghệ của ngành; xây dựng kế hoạch Hội nhập kinh tế quốc tế và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện (hằng năm).

2.5. Vị trí Xây dựng lực lượng: 01 vị trí (Chi cục Kiểm lâm)

Giúp lãnh đạo phòng tham mưu lãnh đạo Chi cục trong công tác tổ chức cán bộ, quản lý biên chế, đào tạo, tuyển dụng, vị trí việc làm, kế hoạch tiền lương, các hợp đồng lao động theo quy định, công tác quy hoạch lãnh đạo quản lý, lưu trữ hồ sơ công chức, viên chức Kiểm lâm và hợp đồng lao động theo quy định; giải quyết chế độ nghphép hàng năm; thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước đối với công chức, viên chức, hợp đồng lao động. Lập kế hoạch mua sm, cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ Kim lâm; công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rng tại địa phương.

2.6. Vị trí Thông tin tuyên truyền: 01 vị trí (Văn phòng Sở và Chi cục Kiểm lâm)

Thực hiện các thể loại truyền thông, tuyên truyền trên chuyên mục truyền hình Nông nghiệp - Nông thôn phát sóng trên đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi; viết tin, bài cho Cổng thông tin thành phần của Sở; viết tin, bài và tham gia biên tập nội dung cho Bản tin Thông tin Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm; đưa tin các hoạt động của Sở; xây dựng các đĩa phim tài liệu, phim khoa học thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.7. Vị trí Thanh tra: 01 vị trí (Thanh tra Sở, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy sản (thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản và kiêm công tác kiểm ngư), Chi cục Quản lý cht lượng Nông lâm sản và thủy sản)

Tham gia thực hiện công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; công tác giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra; công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư.

2.8. Vị trí Pháp chế: 01 vị trí

Rà soát, hệ thống hóa, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng kế hoạch và tổ chức ph biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Theo dõi công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

2.9. Vị trí Hành chính tổng hợp: 01 vị trí (Văn phòng Sở, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý cht lượng Nông lâm sản và thủy sản)

Tổng hợp các báo cáo định kỳ, chuyên đề, đột xuất. Triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chng lãng phí. Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.

1.10. Vị trí Hành chính một cửa: 01 vị trí, kiêm nhiệm (Văn phòng Sở)

Theo dõi công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác kiểm soát thủ tục hành chính và bộ phận nhận và trkết quả theo cơ chế 1 cửa.

1.11. Vị trí Quản trị công sở: 01 vị trí, vị trí Công nghệ thông tin (Văn phòng Sở) kiêm nhiệm.

Tham mưu công tác hành chính quản trị, công tác mua sắm; công tác sửa cha bảo trì, bảo dưỡng tài sản, nhà cửa, phương tiện, trang thiết bị làm việc của Khối cơ quan Văn phòng Sở.

1.12. Vị trí Công nghệ thông tin: 01 vị trí (Văn phòng Sở)

Triển khai thực hiện các ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan; quản trị hệ thống mạng nội bộ; Cổng thông tin thành phần của Sở; thực hiện công tác báo cáo; xây dựng các chương trình, kế hoạch về công nghệ thông tin.

1.13. Vị trí Kế toán: 01 vị trí (Văn phòng Sở, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật: Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng Nông m sản và thủy sn).

Xây dựng các kế hoạch, dự toán ngân sách; kế hoạch mua sắm, sửa chữa; Thực hiện công việc tài chính, kế toán, thanh toán các chế độ, chính sách cho công chức, viên chức và người lao động của cơ quan.

1.14. Vị trí Văn thư, lưu trữ (kiêm thủ quỹ): 01 vị trí (Văn phòng Sở, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Kim lâm, Chi cục Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản)

Tiếp nhận, xử lý văn bản đến, văn bản đi. Tham mưu thực hiện công tác lưu trữ, quản lý việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ, thủ kho, cơ quan theo quy định.

4. Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ: 03 vị trí, 23 LĐHĐ theo NĐ 68, NĐ 161.

4.1. Vị trí Lái xe: 01 vị trí, 18 HĐ theo NĐ 68, NĐ 161 (Văn phòng Sở 01, Chi cục Chăn nuôi và Thú y 01, Chi cục Kiểm lâm 14 (02 người tại Văn phòng Chi cục, 12 người tại các Hạt Kim lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR), Chi cục Thủy sản 01, Chi cục Thủy lợi 01)

Thực hiện nhiệm vụ lái xe, đảm bảo hoạt động và lịch công tác của lãnh đạo cơ quan. Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng xe ô tô của cơ quan, chủ động kiểm tra, phát hiện và báo cáo đề xuất sửa chữa kịp thời hệ thống xe ô tô khi có dấu hiệu hư hỏng.

4.2. Vị trí Phục vụ: 01 vị trí, 04 HĐ theo NĐ 68, NĐ 161 (Văn phòng Sở 02, Chi cục Chăn nuôi và Thú y 01, Chi cục Kiểm lâm 01)

Thực hiện công tác phục vụ, hành chính; đảm bảo hoạt động của cơ quan.

4.3. Vị trí Bảo vệ: 01 vị trí, 01 HĐ theo NĐ 68, NĐ 161 (Chi cục Kiểm lâm 01)

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài sản, an ninh trật tự của cơ quan.

II. BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO NGHỊ ĐỊNH 68, 161

Dự kiến biên chế công chức, hợp đồng lao động theo Nghị định 68, 161 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023 như sau:

TT

Vị trí việc làm

Ngạch công chức tương ứng

Biên chế công chức và HĐLĐ theo NĐ 68, 161

Ghi chú

Biên chế công chức

HĐLĐ theo

1

2

3

4

5

6

I

Vị trí việc làm thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành

101

1.1

Giám đốc Sở

Từ Chuyên viên chính trở lên

1

1.2

Phó Giám đốc Sở

Từ Chuyên viên chính trở lên

4

1.3

Chi cục trưởng

Từ Chuyên viên hoặc TĐ trở lên

7

1.4

Phó Chi cục trưởng

Từ Chuyên viên hoặc TĐ trở lên

9

1.5

Trưởng phòng thuộc Sở

Từ Chuyên viên trở lên

3

1.6

Phó Trưởng phòng thuộc Sở

Từ Chuyên viên tr lên

4

1.7

Chánh Văn phòng

Từ Chuyên viên trở lên

1

1.8

Phó Chánh Văn phòng

Từ Chuyên viên trở lên

2

1.9

Chánh Thanh tra Sở

Từ Chuyên viên hoặc TĐ trở lên

1

1.10

Phó Chánh Thanh tra Sở

Từ Chuyên viên hoặc TĐ trở lên

1

1.11

Trưởng phòng thuộc Chi cục

Từ Chuyên viên hoặc TĐ tr lên

19

1.12

Phó Trưởng phòng thuộc Chi cục

Chuyên viên hoc TĐ

22

1.13

Hạt trưởng thuộc Chi cục

Từ Kiểm lâm viên hoặc TĐ trở lên

11

1.14

Hạt phó thuộc Chi cục

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

13

1.15

Đội trưởng thuộc Chi cục

Từ Kiểm lâm viên hoặc TĐ trở lên

1

1.16

Đội phó thuộc Chi cục

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

1

1.17

Trạm trưng thuộc Chi cục

Từ Chuyên viên hoặc TĐ trở lên

1

II

Vị trí việc làm thuc nhóm công việc nghiệp vụ chuyên ngành

72

2.1

Quản lý trồng trọt

Chuyên viên hoặc TĐ

3

2.2

Quản lý bảo vệ thực vật

Chuyên viên hoặc TĐ

2

2.3

Kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch viên thực vật hoặc TĐ

1

2.4

Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi

Kiểm dịch viên động vật hoặc TĐ

2

2.5

Quản thuốc và thức ăn chăn nuôi

Kiểm dịch viên động vật hoặc TĐ

1

2.6

Quản lý dịch bệnh

Kiểm dịch viên động vật hoặc TĐ

2

2.7

Kiểm dịch động vật

Kiểm dịch viên động vật hoặc TĐ

1

2.8

Quản , bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

14

2.9

Theo dõi sử dụng và phát triển rừng

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

3

2.10

Kiểm lâm

17

-

Kiểm lâm

Kiểm lâm viên

12

-

Kiểm lâm

Kim lâm viên trung cp

5

2.11

Quản lý nuôi trồng thủy sản

Chuyên viên

1

2.12

Quản lý khai thác và bảo vnguồn lợi thủy sản

Chuyên viên

2

2.13

Quản lý tàu cá và cơ sở dịch vụ nghề cá

Chuyên viên

2

2.14

Quản lý kinh tế hợp tác xã và trang trại

Chuyên viên

3

2.15

Quy hoạch và xây dựng chính sách di dân, tái định cư

Chuyên viên

3

2.16

Quản lý cơ điện, ngành nghề nông thôn

Chuyên viên

2

2.17

Quản lý, bảo vệ đê điều

Kiểm soát viên đê điều hoặc TĐ

1

2.18

Phòng, chống thiên tai

Chuyên viên

1

2.19

Quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn

Chuyên viên

2

2.20

Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản

Chuyên viên

3

2.21

Quản lý chế biến và thương mại nông, lâm, thủy sản

Chuyên viên

2

2.22

Quản lý xây dựng công trình

Chuyên viên

4

III

Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc nghiệp vụ chuyên môn dùng chung

67

3.1

Quản lý Tổ chức - biên chế

Chuyên viên

1

3.2

Quản lý nhân sự và đội ngũ

Chuyên viên

2

3.3

Quản lý tài chính - kế toán

Chuyên viên

3

3.4

Quản lý quy hoạch - kế hoạch

Chuyên viên

3

3.5

Xây dựng lực lượng

Kiểm lâm viên hoặc TĐ

1

3.6

Thông tin tuyên truyn

2

-

Thông tin tuyên truyền

Kiểm lâm viên

1

-

Thông tin tuyên truyền

Chuyên viên

1

3.7

Thanh tra

Chuyên viên hoặc TĐ

25

3.8

Pháp chế

Chuyên viên

1

3.9

Hành chính tổng hợp

9

-

Hành chính tng hợp

Kim lâm viên

1

-

Hành chính tng hợp

Chuyên viên

8

3.10

Hành chính một cửa

Chuyên viên

KN

3.11

Qun trị công sở

Chuyên viên

KN

3.12

Công nghệ thông tin

Chuyên viên

1

3.13

Kế toán

Kế toán viên

10

3.14

Văn thư, lưu tr(kiêm thủ quỹ)

Văn thư viên hoặc TĐ

9

IV

Vị trí việc làm thuộc nhóm công việc hỗ trợ, phục vụ

23

4.1

Lái xe

Nhân viên

18

4.2

Phục vụ

Nhân viên

4

4.3

Bảo vệ

Nhân viên

1

Tổng cộng (I)+(II)+(III)+(IV)

240

23

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2026 theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp có thẩm quyền; chủ động bố trí biên chế công chức được giao từng năm theo vị trí việc làm đã được phê duyệt.

III. BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Công việc cụ thể của từng vị trí việc làm được mô tả theo nhiệm vụ, mảng công việc chính, có xác định tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc, tỷ trọng thời gian thực hiện bình quân hàng năm và số lượng đầu ra của mỗi nhiệm vụ chính

(Bảng mô tả công việc của từng vị trí việc làm theo Phụ lục s 2 đính kèm)

IV. XÁC ĐỊNH KHUNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Khung năng lực của từng vị trí việc làm được xây dựng trên cơ sở yêu cu thực hiện công việc, được phản ánh trên Bảng mô tả công việc tương ứng, gồm các năng lực, trình độ, kỹ năng và các tiêu chuẩn, điều kiện khác cn phải có đhoàn thành các công việc, các hoạt động nêu tại Bảng mô tả công việc ứng với từng vị trí việc làm.

(Khung năng lực theo từng vị trí việc làm cụ thể theo Phụ lục 3 đính kèm)

V. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC

1. Công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương (nếu có): 05 người, chiếm tlệ 2,08% so với tng s;

2. Công chức giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: 60 người, chiếm tỷ lệ 25% so với tổng số;

3. Công chức giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương: 170 người, chiếm tỷ lệ 70,84% tổng số;

4. Công chức giữ ngạch cán sự hoặc tương đương: 05 người, chiếm tỷ lệ 2,08% tổng số.

(Tng hợp cơ cấu ngạch theo Phụ lục s 4 đính kèm)

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Đề án được duyệt; sắp xếp, bố trí công chức giữa các phòng thuộc Sở để phù hợp với từng vị trí việc làm; quản lý, sử dụng biên chế, thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm công chức, đảm bảo nâng cao được chất lượng đội ngũ công chức, phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong thực thi công vụ.

2. Sau khi Bộ Nội vụ và các bộ, ngành Trung ương ban hành hướng dẫn đầy đủ về vị trí việc làm, định mức biên chế công chức, xác định cơ cấu ngạch công chức, Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, tổng hợp để tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh hoặc ban hành lại Đề án vị trí việc làm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

II. QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP

1. Quy định về chuyên ngành đào tạo đối với vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung theo Đề án:

Trường hợp công chức được tuyn dụng từ năm 2022 trở về trước có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận theo Đề án thì vẫn được tiếp tục thực hiện. Đối với công chức được điều động từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan, tổ chức khác có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm dự kiến được đảm nhận thì phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm sẽ được đảm nhận.

2. Thực trạng ngạch công chức dôi dư so với Đề án: Lộ trình đến năm 2025 thực hiện sắp xếp, bố trí đúng cơ cấu ngạch công chức theo Đề án được phê duyệt. Riêng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính thực hiện sắp xếp, bố trí đảm bảo không vượt quá số lượng được phê duyệt theo Đề án.

3. Để đảm bảo nhân lực làm công tác bảo vệ rừng, ngoài số lượng biên chế công chức giao hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước (năm 2022 giao 59 người) cho Chi cục Kiểm lâm để btrí lực lượng làm nhiệm vụ theo quy định, khi nào Trung ương có cơ chế, chính sách mới sẽ thực hiện theo quy định.

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1367/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.299

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.239.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!